Category Archives: Dã Sử

Đón giả vương, Càn Long trải gấm lót vàng.

Đầu tháng mười hai, được tin báo sứ bộ của Nguyễn Quang Hiển trở về, Phan Văn Lân cùng Nguyễn Văn Danh vội lên biên giới, sang Chiêu Đức Đài để tiếp nhận ấn tín và bằng sắc. Sau nghi lễ, Phan Văn Lân trao cho Phúc Khang An một bức thủ thư của vua Quang Trung và nói:

–  Xin ngài Tổng đốc chuyển gấp bức thư này đến tay Nguyễn Hoằng Khuông giúp cho.

Khang An hỏi:

–  Thư của ai mà gấp vậy?

–  Vì Quốc mẫu đang ốm nặng, quốc vương chúng tôi nghe nói nhân sâm qúy quốc rất tốt nên dặn Hoằng Khuông khi trở về tìm mua một ít để Quốc mẫu dùng.

Continue reading

Nhất Thống Sơn Hà – [tt]

NHẤT THỐNG SƠN HÀHồi thứ hai mươi chín


Về Kinh Bắc, vua Quang Trung yêu làn Quan họ

Sợ Tây Sơn, Thang Hùng Nghiệp tính chước cầu hòa

https://www.youtube.com/watch?v=g5zuHWvFWQs

Vào Thăng Long được vài hôm đã có thám báo từ biên giới phi ngựa về báo tin. Vua Quang Trung cho đòi vào hỏi:

– Tình hình biên giới thế nào?

Viên thám báo háo hức tâu:

– Muôn tâu Hoàng thượng. Hai vị Đô đốc Lộc, Đô đốc Tuyết và Hám Hổ hầu đã dàn quân càn quét toàn bộ quân Thanh về bên kia biên giới. Tôn Sĩ Nghị, vua tôi Lê Chiêu Thống đã chạy thoát sang Tàu, chỉ có bọn Lê Duy Chỉ lẩn trốn vào rừng sâu vùng Tuyên Quang chưa bắt được. Ba vị Đô đốc đang đóng quân dọc theo biên giới hai nước và tung tin sẽ tấn công sang đất Thanh để bắt vua tôi nhà Lê khiến dân Thanh lo sợ bỏ cả làng xóm di tản vào sâu trong đất liền, cả một vùng biên giới sâu mấy trăm dặm vắng ngắt không có một bóng người.

Vua Quang Trung nghe báo vỗ ghế cười ha hả nói:

– Làm hay lắm. Đây hẳn là kế rung cây nhát khỉ, đả thảo kinh xà của Nguyễn Văn Lộc phải không?

– Dạ, Hoàng thượng đoán việc như thần. Đúng là kế của Đô đốc Lộc.

Continue reading

Nhất Thống Sơn Hà – 3

Hồi thứ hai mươi bảy

Vì đại nghĩa, Nguyễn Nhạc thoái vị nhường ngôi

Thuận lòng dân, Nguyễn Huệ đăng cơ Hoàng đế.

*

Trần Văn Kỷ và Nguyễn Quang Hiển vào đến Quy Nhơn ghé về thành Chánh Mẫn thăm Nguyễn Lữ trước. Lê Văn Kỷ trình bày mọi diễn biến ở Thăng Long, đưa tờ bố cáo của Phú Cương, Tổng đốc Vân – Qúy cho Nguyễn Lữ xem, cuối cùng ông nói:

– Bắc Bình vương sai tôi và cháu Hiển vào Quy Nhơn tâu xin Hoàng thượng gửi viện binh để chống lại giặc Thanh nhưng có dặn phải ghé thăm Vương gia trước để nhờ Vương gia tâu giúp cho thì việc mới chóng thành công.

Nguyễn Lữ thở dài nói:

– Ta vừa bỏ Gia Định về đây, Hoàng thượng vì thế mà đã nổi cơn lôi đình, tuy người không bắt tội nhưng cũng khiến lòng ta rất hổ thẹn. Nghe nói Hoàng thượng vừa cho người mang thư ra Phú Xuân yêu cầu chú Huệ đem binh vào nam tiễu trừ Nguyễn Ánh, có lẽ thư chưa đến nơi thì ông đã lên đường vào đây phải không?

Continue reading

Tâm Sự Ngọc Hân Công Chúa

Tâm sự NGỌC HÂN CÔNG CHÚA

(Trích Hồi thứ 25 – Tiểu thuyết dã sử Nhất Thống Sơn Hà của Vũ Thanh)

Đêm Trung Thu năm Mậu Thân (1788) trăng vằng vặc sáng. Trong khi dân chúng khắp kinh kỳ Phú Xuân tưng bừng múa lân, rước đèn đón Tết Trung Thu, nơi vườn hoa cạnh Bắc cung, Nguyễn Huệ đang cùng Ngọc Hân thong thả uống rượu ngắm trăng bên bờ hồ bán nguyệt. Từ khi đưa Ngọc Hân công chúa về Phú Xuân, mặc dù rất mực yêu thương người vợ tài sắc vẹn toàn này, Nguyễn Huệ vẫn phải coi Bùi Thị Lan là chánh thất theo chỉ dụ của vua Thái Đức từ trước. Năm ngoái, khi Bùi Đắc Tuyên đưa được mẹ con Bùi Thị Lan và gia đình các tướng lãnh trốn thoát khỏi thành Hoàng Đế về Phú Xuân, Nguyễn Huệ để mẹ con Bùi Thị Lan ở hậu cung, phần Ngọc Hân, ông chọn một khu lầu các phía bắc, có khu vườn thượng uyển nên thơ dành riêng cho nàng và phong danh hiệu Bắc Cung vương phi. Ông cũng dành một gian nhà lớn cạnh Bắc cung để làm thư phòng cho mình. Nhìn người vợ trẻ đẹp như tiên dưới ánh trăng thanh, Nguyễn Huệ âu yếm nói:

– Trăng Trung Thu đẹp qúa, phu nhơn xuất khẩu tặng ta một bài thơ đi.

Continue reading

Én Liệng Truông Mây

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.

Quyển 2

Hồi thứ hai mươi mốt

Đất Tây Sơn một nhà sinh Tam Kiệt

Phú Lạc Vương giết cọp gặp minh sư

Thằng nhỏ bị lũ chó dữ rượt chạy một hồi vắt cả giò lên cổ mới thoát khỏi bị chúng cắn, ra tới ngoài cánh đồng trống khô khan khô khốc này nó mới yên chí lớn đi chậm lại, mũi không ngừng thở phì phò. Vừa lầm lũi bước đi những bước nặng chịch trên bờ ruộng dưới ánh nắng như thiêu như đốt, miệng không ngừng lầm bầm, hai tay làm những động tác phác họa theo dòng suy nghĩ trong chiếc đầu bé con của nó: “Xin ăn thì mấy lão nhà giàu không chịu thí cho còn chửi mắng. Cái lão Đốc Trưng cha thằng Đằng còn chơi ác hơn xua chó rượt mình. Ăn cắp đem về thì Mẹ biết nhất định dù chết đói cũng không chịu ăn, bảo là đồ ăn cắp là đồ phi nghĩa gì gì đó, không tốt. Có gì mà không tốt chứ? Mình thấy bọn nhà giàu chúng ăn thừa mứa đem cho chó heo ăn vẫn còn dư mà, mình có lấy trộm của chúng một chút cho qua cơn đói không được sao? Chả lẽ bao tử của những con chó của chúng còn hơn cái bao tử của thằng người như Lía mình à? Thật vô lý!!!

Continue reading

Én Liệng Truông Mây [Hồi 16]

ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY.

Hồi thứ mười sáu

Trăng vằng vặc soi tấm lòng nhi nữ

Đả lôi đài hào kiệt trả thù sâu.

Trăng Trung Thu.

Mùa trăng năm nay may mắn trời không một áng mây nên màu trăng thật rực rỡ. Lúc chiều Bạch Mai đã dẫn Hiền Nhi đi dạo khắp Giản Phố và sắm cho nàng đủ mọi thứ vật dụng cần thiết của một thiếu nữ. Họ xem hai đoàn múa Lân và múa Rồng diễn qua các phố lớn rồi mới trở về. Tối đến, Hữu Dụng vào mời mọi người đi uống rượu ngắm trăng nhưng Hồng Liệt và Bạch Mai bận ở luyện võ sảnh, Đại Bằng và Đại Kỳ đang say mê với việc huấn luyện bồ câu nên chỉ có Văn Hiến và Hiền Nhi nhận lời. Ở Giản Phố có dịch vụ cho thuê thuyền du ngoạn trên sông để khách ngắm trăng uống rượu. Ba người chọn một chiếc rồi cho thuyền bơi ngược dòng, vòng theo sông Sa Hà thong thả ngắm cảnh trăng nước mênh mông. Hiền Nhi nhìn ánh trăng thanh trên sông chợt nhớ về những đêm trăng trên cửa Hàn nên nói:

– Anh Hai, trăng ở đây đẹp thật nhưng em vẫn thích đêm trăng ở cửa Hàn của mình hơn.

Hữu Dụng hỏi:

– Vì sao?

Hiền Nhi đáp:

– Dạ, cháu cảm thấy màu trăng ở đây như thiếu một chút gì đó sự đầm ấm. Nó hơi nhạt đi một tí.

Hữu Dụng cười:

– Không phải màu trăng nhạt đi mà do trong lòng cháu đặt nhiều tình cảm cho màu trăng ở cửa Hàn hơn ở đây. Đó là sự khác biệt giữa quê nhà và đất khách. Nếu cháu có dịp sang tận Xiêm La hay Nhật Bản, cháu sẽ thấy màu trăng ở đó còn nhạt hơn trăng ở Giản Phố này rất nhiều. Continue reading

Én Liệng Truông Mây

Tác giả: Vũ Thanh

ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY

Hồi thứ mười

Dân biên tái tìm vui nơi chợ rượu

Cao Đường gia say đắm Ngọc Lan Hương

Sáng hôm sau họ rời trạm Long Phước sớm tiếp tục cuộc hành trình. Trưa hôm sau nữa họ đến Phù Ly thì biết Tôn Thất Dục và Đoàn Phong các người đã vào Quy Nhơn để chủ trì vụ xử án bọn Trần Đại Chí. Họ bèn lên đường vào thẳng phủ thành Quy Nhơn. Bọn lính canh đưa ba người vào qúan dịch ngồi chờ, một lát sau đã thấy Đoàn Phong cùng Ngô Mãnh đến, họ vui vẻ chào hỏi nhau. Đoàn Phong lên tiếng:

– Chúc mừng Bạch tiểu thơ đã hoàn thành tâm nguyện của mình.

Bạch Mai nhìn Ngô Mãnh bằng ánh mắt cảm ơn:

– Cũng nhờ Tôn thúc thúc và Ngô huynh đây giúp đỡ cho. Tiểu muội thật không biết nói gì hơn để bày tỏ lòng tri ân.

Ngô Mãnh gặp lại Bạch Mai trong lòng vui lắm nhưng tính chàng ít nói lại vụng về nên chỉ nói được mấy tiếng cộc lốc:

– Không có gì đâu. Bạch tiểu thơ đừng ngại. Continue reading

Đất Tây Sơn Hào Kiệt Luận Truông Mây.

 

…….Trong suốt mùa hè đó, lẻ tẻ từng chiếc một, các chuyến tàu
lương thực cứu trợ từ miền nam đã lén lút cập các bến An Dũ và Đề Gi
để đổ gạo rồi bốc đi những người dân muốn di cư vào nam. Tiết Đại thử
sắp đến nên khí trời oi bức không tả nổi. Người ta thường nói “nắng
tháng tám, nám trái bưởi” thật qủa đúng cho mùa hạ năm nay. Có điều ở
vùng Phù Ly và Hoài Nhơn năm nay chẳng còn trái bưởi nào để cho nắng
hun nám cả, mọi thứ đều bị đám người nghèo khó tập trung ở đây ăn ngấu
nghiến từ khi nó vừa già đủ để có thể ăn. Lương thực thiếu thốn, nắng
lại qúa gắt nên nhiều người già yếu chết  nóng vì không chịu đựng nổi.
Không chỉ riêng ở đây mà khắp các nơi tình cảnh cũng đáng thương và
kinh hoàng tương tự. Dân thì lang thang chết đói, trong khi đó triều
đình lại âm thầm chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn để chống lại bọn
cướp cạn Truông Mây, cái bọn cướp mà chính chúng  đã phải chia hai,
chia ba từng hạt gạo, hạt muối để cứu đói đám dân nghèo mà lẽ ra triều
đình phải có trách nhiệm lo lắng cho họ. Và để chuẩn bị cho cuộc chiến
đó, triều đình lại thu thuế nặng tay hơn để vét thêm lúa gạo, nhu yếu
phẩm từ đồng bào. Ngoài ra, phủ Chúa còn cho đúc thêm nhiều tiền kẽm
để có tiền cho triều đình chi dụng, bọn tham quan nhân cơ hội đó đã
đúc tiền một cách vô thưởng vô phạt, vô tính toán để có dịp bỏ túi
riêng tạo ra tình trạng lạm phát. Đó là chưa kể lượng tiền đúc lậu từ
miền nam do một số người Minh Hương chủ chốt. Đồng tiền trong nước bị
mất giá khiến người dân mất tín nhiệm, do đó họ không còn muốn giữ
tiền nữa mà giữ của. Nhà nông giữ lúa gạo, thương nhân chỉ muốn trao
đổi bằng hàng chứ không muốn thâu tiền. Từ đó nạn thiếu gạo trong nước
càng trầm trọng hơn và nạn đói càng gia tăng.  Nỗi thống khổ và oán
hận thật không còn chỗ nào để chứa trong những thân người gầy gò ốm
đói kia. Nhiều người đã giết cả đám quan quân đi thu thuế rồi tự tử
chết ngay trên đống lúa, hay nơi cữa hàng của mình. Người ta nói trời
hành không bằng người hành, nhưng người dân bây giờ đã bị cả trời lẫn
người hành thì đúng là chỉ còn có đường tự tử. Nhưng tự giết mình
không phải ai cũng có đủ can đảm để làm, do đó đại đa số chỉ còn biết
gồng mình chịu đựng và hướng về Truông Mây để cầu mong cho họ chiến
thắng cuộc chiến này càng nhanh càng tốt. Khắp nơi người ta ầm ĩ kháo
nhau một cách công khai nguyện vọng của mình thiên về phía bọn cướp
Truông Mây mà không còn e dè gì đến đám quan binh nữa. Người dân đến
lúc tận cùng thì họ đâm liều, họ không dám tự đâm họng mình để chết
nhưng họ không còn sợ bị giết bỡi quan quân triều đình. Bọn quan lính
mà làm qúa thì họ liều mạng để chết chung. Mà ngay cả bọn quan lính,
chỉ có một thiểu số vô lương lợi dụng cơ hội để đạp lên sinh mạng
người khác kiếm chát làm giàu cho mình, còn đại đa số họ thông cảm với
đồng bào ruột thịt, vì chính gia đình họ, những người thân, chòm xóm
của họ cũng đang ở trong tình trạng khốn cùng đó. Còn với người dân
trong hai huyện Phù Ly và Hoài Nhơn thì họ bày tỏ sự quyết tâm liều
chết theo nghĩa binh Truông Mây chứ nhất định không để cho đám binh
triều bén mảng vào vùng đất đầy tình thương yêu bảo bọc này. Người ta
khuyên bảo nhau ngoài chợ, trong quán ăn hay khi tình cờ gặp nhau trên
đường. Tinh thần đoàn kết nhất trí này của đồng bào hai huyện và nghĩa
binh đã làm cho Phú Xuân lo ngại và nhân dân những nơi khác bàn tán
xôn xao.

Continue reading

Én Liệng Truông Mây [ Chương 16]

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành

Hai câu lục bát luôn gợi nhớ về một hình ảnh đáng khâm phục

và đáng thương của một nhân vật lịch sử Bình Định ở thế kỉ XVIII

mà mỗi lần nhắc đến đều khiến người dân nơi đây ngùi ngùi xúc

động. Cuộc đời với những câu chuyện kể theo lối truyền miệng

của chàng Lía từ lâu đã sống động trong tâm hồn người dân Bình

Định., nay huyền thoại nầy lại được chàng nhạc sĩ đa tài Vũ

Thanh viết lại trong trường thiên dã sử  “Én Liệng Truông Mây “.

Mời quý thân hữu cùng thưởng thức.HX

*ANH HÙNG KHÍ ĐOẢN

….Nói về Lía và Thiên Tường sau khi từ biệt Trần Lâm cùng
bản Đá Vách, cả hai giục ngựa thật nhanh theo đường thượng đạo, vào An
Lão trở lại Truông Mây. Tối hôm đó thì họ đã về đến nơi. Đêm Truông
Mây im lặng như tờ. Các chòi canh phát hiện chủ tướng về liền báo vào
trại trung ương. Cha Hồ, Chú Nhẫn, Hồ Bân cùng Lam Tiểu Muội vội ra
đón. Mọi người không thấy Trần Lâm liền hỏi:

Continue reading

Áo Vải Cờ Đào- Chương 61—> Chương 62

Tác giả: Lam Hồng

(Áo Vải Cờ Đào – Phần 61 – từ câu 3235 tới 3266)

61. Di mệnh của vua Quang Trung

Xuân Nhâm tý nam kha dậy mộng
Bắc cung mơ lòng bỗng nao lòng
Mặt trời rụng giữa thu phân
Để đông giá buốt, để dân mãi còn
Đường thăm thẳm, mõi mòn trông ngóng
Ai dắt dìu, giữ mộng an bang
Tỉnh ra còn hãi mơ màng
Khấn cầu vọng thỉnh, bàng hoàng chỉ mơ Continue reading