Sớm mai tinh khôi
mình tôi ở lại
theo dấu chân người
dẫu đã xa, đã về, đã tới … Continue reading
Trở về từ chuyến viếng thăm quê hương, nhiều bà con bạn bè ân cần thăm hỏi. Một số còn tò mò hơn về những món ăn bên nhà, nhất là những “đặc sản” từng vùng.
Nói về “đặc sản”, tức là những sản phẩm đặc biệt, mà riêng về miếng ăn thức uống, Việt Nam bây giờ không thiếu chi sơn hào hải vị quí hiếm. Sơn hào có thịt khỉ thịt voi thịt gấu thịt cọp thịt heo rừng thịt cheo thịt trút thịt trăn thịt rắn … Hải vị có rắn đẻn cá óc-nóc nhum đồn đột hải sâm hải mã … Còn phải kể “quí vị” ruộng rẫy cào cào châu chấu chim sâm cầm kỳ nhông cắc kè … không xiết !
“Đặc sản” nếm trong đời, hẳn nhiều người lưỡi từng tê tân khổ. Dở ngon, ít nhiều, không quan trọng. Điều đáng kể là có nhiều miếng ngon chẳng phải hiếm hoi trân quí, nhưng một khi đã thấm đậm khẩu vị cùng tâm ý, còn nhớ mãi cả đời.
Miếng ngon quê hương của tôi, có ba món đáng gọi là “đặc sản.”
Chuyện kể
của
Trần Thị LaiHồng
(tiếp theo hai kỳ trước)
trong loạt
MANOR/MONA/MANỒ
Ngày bắt đầu từ giờ Tý canh ba. Nửa đêm. Yên ắng. Tĩnh lặng. Mọi người đều say nồng, có thể mộng bình thường hay ác mộng, nhưng vẫn đi vào tĩnh lặng, Tuy nhiên, hầu hết các cửa phòng đều mở ngỏ, nên nghe rõ từng tiếng động. Có người trở mình. Giường khung thép khung nhôm, ken két từ mấy món phụ tùng bắt gắn thêm để điều khiển nút bấm cao thấp lên xuống, co cẳng, nâng chân, dựng đầu. Mỗi giường có riêng một TV và có người mở máy cả đêm chỉ để nghe có tiếng, hoặc quên tắt khi đi vào giấc ngủ.
Phòng đối diện có ông đêm ngủ cù cưa kéo gỗ rừng khuya, lâu lâu lại mớ hoặc nói chuyện:
– Oh my dear! My dear! I want to be home! I want to go fishing! I miss my yatch! That’s my yatch, runs good, runs fast. Just 50 miles! I love the navy blue open sea and the beautiful blue sky. Oh dear! Enjoy the sunshine, but don’t forget your sunglasses. ( Ôi em ơi! Em ơi! Anh muốn về nhà! Anh muốn đi câu! Anh nhớ cái du thuyền! Cái thuyền của anh, chạy tốt, chạy nhanh. Mới có 50 dặm thôi! Anh yêu biển xanh dương và bầu trời xanh ngát. Ôi em! Vui với nắng nhưng đừng quên cặp kính mát nhé!)
Một lát lại nghe càu nhàu, không biết mắng nhiếc ai:
– Damn it! Shit!
Nghe rồi cười thầm. Nếu có mèo, đêm về với vợ tóc nâu hạt dẻ mà mớ Em yêu ơi! Anh yêu mái tóc bạch kim của em óng ánh nắng gió biển xanh …thì chắc cũng nồi niêu soong chảo tan tành như ai
Chuyện kể
Trần Thị LaiHồng
(tiếp theo)
Vài nét nguệch ngoạc của Võ Đình tại Trung tâm Phục hồi
Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi ManorCare có tầng trệt và tầng lầu, trang trí đầy tranh vẽ đa số cảnh bờ biển và dừa lả ngọn, cát trắng nước xanh. Mỗi tầng gồm ba hành lang, mỗi hành lang trên dưới hai mươi giường, một phòng ăn và nhiều phòng sinh hoạt. Tầng trệt có bốn khu tập luyện trị liệu phục hồi. Tầng lầu có khu sinh hoạt tập thể, đọc sách báo, chơi bingo, ô chữ, đánh banh, nghe nhạc, hát Sing-a-Long, vẽ và làm thủ công … lâu lâu lại có trò ăn kem, ăn bánh uống trà mạn đàm …
Phòng ăn tầng trệt rộng rãi thoáng mát, nhiều cửa sổ trông ra khoảng hiên rộng nhiều bồn bông Trang hồng và cây lá màu quanh những gốc Thiên tuế le te xòe đuôi phượng. Sát tường là những cây kè cao vút có tàng lá sát mái nhà, nơi cư ngụ của lũ bồ câu và chim sâu. Đặc biệt có một bồn rau khoảng bốn thước vuông, cả trăm cây ớt chen chúc chật chội nên chỉ ba cây đơm hoa, còn lại còm cõi bên cạnh đám rau diếp, cải và bắp su. Hai cây cà chua dù sát cánh èo uột cũng quằn quại ráng đơm được mấy hoa vàng cạnh cả chục cây đậu peapod, nấp dưới ba bốn cây bắp vươn cao dành ánh sáng trổ được mấy bông đong đưa chòm râu nâu đỏ. Người chăm bồn rau này là một bệnh nhân người Mễ bị máu đường nặng ăn cụt cả hai chân lên tận gối, phải ngồi xe lăn liên tục, nhận săn sóc để giải khuây nỗi nhớ vườn nhà.
* Một bài thơ viết về Mạ 1992
Có những sợi chân tơ
buộc hờ đời cọng cỏ
để mặc gió đong đưa
lửng lơ tờ cánh mỏng
tận đáy mắt cầu vồng
mộng càn khôn thu hẹp Continue reading
Matisse’s Model, 1991
Tranh vẽ của nữ họa sĩ da đen Mỹ Faith Ringgold chuyên ghép quilt
Acrylics on canvas, Baltimore Museum of Art
Tháng mười chưa cười đã tối! Nhưng tháng mười dương lịch, mới 7 giờ chiều cũng đã là tối rồi, nhất là phải dọn đến một chỗ lạ, chưa hề có kinh nghiệm sống một nơi như thế này. Di chuyển trên xe còi hụ đèn chớp hãi quá chừng chừng mà ráng làm mặt lì và ráng nở nụ cười vì nhớ lời khuyên của Doug Horton “ Smile! It’s free therapy!”
Chỗ đến là một Trung tâm vừa Dưỡng lão vừa Phục hồi, không xa nhà thương bao nhiêu và cách nhà cũng vừa khoảng 20 phút lái xe. Chuyện chính là vấn đề phục hồi, phải làm physical therapy, occupational therapy và speech therapy. Chưa kể còn nhiều sinh hoạt linh tinh liên hệ để sống như trong một xã hội bình thường.
Đó là HCR ManorCare Center. Một Trung tâm có dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi kể cả người trẻ cần phục hồi sức khỏe, gồm hai tầng trong một khu đất rộng trên mười mẫu cây cỏ xanh mượt, có đến 120 giường và cả một hệ thống điều hành theo khả năng tài trợ của Bộ Y tế Liên bang, dưới chương trình Medicare, Medicaid và các bảo hiểm y tế khác. Continue reading