Các bài đăng của tác giả Cẩm Tú Cầu.



Bước Chân Phiêu Du

 

Con đường này tôi đã qua lại nhiều lần, nhưng sáng hôm nay tôi thấy nó mới mẻ và khác lạ vô cùng. Nó đã gieo vào lòng tôi một cảm giác bâng khuâng, đầy háo hức,đầy rộn rã trong lòng. Ra khỏi thành phố Pleiku mười cây số, trước mắt tôi là cánh đồng An Phú bát ngát xanh tươi, những thửa ruộng sát hai bên đường quốc lộ, người ta trồng hoa, những đám hoa huệ trắng xoá ngan ngát hương thơm, một mùi thơm làm mê hoặc lòng người, mỗi khi xe chạy ngang qua, mùi thơm cứ vương vấn nồng nàn mãi một đoạn xa. đối diện với hoa huệ trắng người ta trồng hoa cúc vàng, nhìn từ xa như một tấm thảm hoa vàng rực rỡ, đẹp vô cùng. sang trọng vô cùng. Cánh đồng nầy là vựa lúa của phố núi Pleiku, gạo nơi này rất ngon, ngoài ra còn cung cấp các loại cá đồng tươi ngon tuyệt vời, như cá rô đồng chiên giòn chấm với nước mắm gừng, ngon tuyệt, những con lươn vàng ươm, nấu lẩu rất ngon, có cua đồng nấu canh rau thập toàn, ăn vào mát cả ruột gan, cua đồng còn nấu lẩu với lá khổ qua, hoặc lẩu chua cũng ngon lắm. còn có cả trứng  gà, trứng vịt, do vịt ăn lúa và cỏ của đồng lúa này

Continue reading

Đôi Bờ Nỗi Nhớ

Em yêu dấu…..

Một buổi chiều, anh mãi mê nhìn theo bóng dáng gầy guộc của  em, đi trên con đường gập ghềnh,  quanh co  đầy nắng và những ngọn gió Lào hanh hao, rát bỏng thịt da, xung quanh chẳng có một mái nhà nào, chẳng có một bụi cây nào, ngả bóng mát, để em có thể trú chân, trong chốt lát.  Bóng em cứ nhỏ dần,  nhỏ dần,  trong mắt anh, rồi mất hút, anh chết lặng. Vừa mới gặp nhau đây, nhưng anh lại thấy như bao  nhiêu nỗi nhớ nhung cứ tràn về, tràn về xâm chiếm tâm hồn anh, anh ước ao được cùng em, nắm tay nhau đi trên con đường xa tít tắp ấy.

Continue reading

Thầm Thì Với Con [2]

Con ơi!  Hôm nay là ngày kị một năm con đã ra đi vĩnh viễn, mẹ mời thầy về  để làm lễ an vị cho con để đưa con lên gác, con ngồi bên ông bà, khi đưa bức ảnh của con lên, mẹ nhìn thấy đôi mắt con cứ nhìn mẹ chăm chăm, nhìn mãi, nhìn mãi đến khi khuất lấp… Con không muốn xa mẹ phải không con, con sợ lên gác xa rồi mẹ không thường xuyên để thăm con, phải không con? Chiều hôm trước mẹ đã mời thầy về  khai kinh, đạo hữu  rất  đông đến đọc kinh Địa Tạng, cầu cho linh hồn con, được an nghỉ nơi cỏi  vĩnh hằng, phiêu diêu nơi miền cực lạc.
Sáng hôm sau, thầy về cúng an vị, mẹ nhớ những lúc mẹ đứng bên bàn thờ con, mẹ thắp nhang thì thầm cùng con, mẹ kể chuyện trong ngày cùng con, mẹ nhìn khói nhang bay, như linh hồn con theo làn khói quấn quýt bên mẹ, chẳng muốn rời xa Continue reading

Những tấm lòng vàng

Tác giả: Cẩm Tú Cầu

Hôm nay  là sáng chủ nhật mùng mười tháng giêng năm Giáp Ngọ, ngoài kia  nắng xuân reo vui, chim chóc ríu rít, hoa lá mơn mởn, lung linh trong gió, tất cả như hân hoan,  rộn ràng, như vươn lên chào đón một mùa xuân an lành, trên cành cây những búp non mới nhú, cho những lộc biếc xanh tươi.
Tôi đang dự buổi tiệc đầu năm của hội đồng hương Thừa Thiên Huế, tại nhà hàng Trầu Cau đường Thống Nhất. thuộc thành phố Pleiku. Bỗng có tiếng điện thoại báo tin có khách từ Huế vào muốn gặp tôi, tôi rủ lên nhà hàng chơi, và họ đi tắc xi lên. Trước mắt tôi là hai cô gái nhỏ nhắn xinh đẹp, cô gái đi với cháu tôi là một cô gái rất trẻ trung, khó đoán tuổi, em tên là Tâm. Tiệc liên hoan của hội đồng hương có khiêu vũ, Tâm đã  đi những bước Tango, Cha cha, Rumba ..v…v thật điêu luyện và mượt mà, rất hoàn hảo….
Buổi chiều Tâm dẫn chúng tôi đến một cơ ngơi với hai mươi mẫu cà phê, một dãy dài nhà dòng to lớn khang trang, hai tầng, có vườn hoa, có hồ cá, có đồng lúa xanh non, có con đường bê tông trải dài, gần 500m, nối sân cỏ và rẫy cà phê, hai bên có hai hàng cau ngả bóng giữa buổi chiều vàng. Một khung cảnh nên thơ, làm xao động lòng người. Nơi này do soeur Liên khoảng trên 50 tuổi quản lý, thuộc dòng thánh Phaolo, cơ sở này nằm trên đường Trương Định thuộc thành phố Pleiku Continue reading

Tặng Qùa Mùa Xuân

 

Sáng nay, một buổi sáng đẹp trời, có những tia nắng vàng đang lung linh khoe sắc, bầu trời cao và mây trắng trôi lững lờ.

Vợ chồng tôi cùng vợ chồng một người bạn đồng hương, đi thăm trại tâm thần. Trại nằm dưới một sườn đồi, vì mùa này ở Cao nguyên là mùa khô, nên xung quanh trại cỏ như bị cháy nắng, xác xơ, vàng úa, những cây cafe cũng cằn cổi, phơi mình dưới nắng mai. Trại do hai vợ chồng một nhà hảo tâm sáng lập, người chồng tên Phước ( không biết Phước là tên thật hay tên của người làm phước ) lái xe chở gạch cát thuê, người vợ tên Hà, ở nhà lo cơm nước cho bốn mươi mãnh đời ngơ ngác.Trong số đó  có được vài người bịnh nhẹ có thể phụ giúp cơm nước cho chị. Nơi đây thuộc xã Hdrong, cách thành phố Pleiku khoảng 8 cây số, trên đường quốc lộ 14, có con hẽm rẽ về phía Tây, khoảng 1 cây số
Hai vợ chồng người hảo tâm, ở trong căn nhà lụp xụp, họ có hai con, một trai, một gái nhưng đều gửi các cháu ở với dì, bên họ chỉ có người mẹ già tám mươi lăm tuổi.

Cách nhà hai chục mét, về phía sau là trại tâm thần, đập vào mắt chúng tôi, là ba khu nhà, có hàng rào sắt kiên cố, bên phải là nhà ngủ cho các bệnh nhân, tương đối tỉnh táo. Ở giữa hai căn, cho người già, bên trái có hai căn, một bên nhốt đàn bà, một bên  đàn ông  những người ở đây đều bị bệnh nặng nhất, hay đập phá la hét. Những người  ở trong căn nhà nầy điều bị xích  hai chân, có người bị xích dính vào cột nhà.

Continue reading

Về quê cuối năm

 

Con đường này tôi đã qua lại nhiều lần, nhưng sáng hôm này, tôi có một cảm giác mới mẽ, nó lâng lâng thấm đẫm vào tận đáy tim. Tôi đi trên con đường Trường Sơn, hoa cỏ dưới chân tôi, còn đẫm sương đêm, còn đẫm những lớp mây mù, của thời tiết cuối đông, dưới chân tôi  những hoa dại nhỏ li ti, có màu tím hồng, màu vàng thắm, hoa mắc cở, hoa cỏ may tím sẫm, tôi nhìn về phía những rừng cao su, chúng đang thay lá, lá vàng, lá đỏ chen nhau, đẹp vô cùng, xa xa những dãy núi ngợp trong nắng vàng của buổi sớm. Tôi say sưa dừng lại ngắm cảnh thiên nhiên mà đất trời đã bạn tặng cho con người.

Continue reading

Nỗi kinh hoàng

Con đường  Huỳnh Thúc Kháng  ở Huế nằm sát bờ sông Đông Ba, con đường này trước kia người ta bán tranh tre, tre được thả nổi trên sông, nên được gọi là hàng bè, chạy dọc theo bờ sông xuống đến cầu Thăng Long, cách cầu sắt  khoảng hai cây số là Bao Vinh, nơi đây ngày xưa là bến cảng rất sầm uất, đó là từ thời vua chúa, còn bây giờ, chỉ là một xóm nhỏ ven sông, có chợ nhỏ, bán tôm cá rất tươi ngon, người dân ở đây quanh năm chịu không biết bao nhiêu là trận lụt, nhà cửa phần nhiều  ẩm thấp, đặc biệt nhà nào cũng có gác xép, một gác sát mái, để chứa đồ đạc mỗi khi nước tràn về. Continue reading

Đâu Là Hạnh Phúc?

Hân là giáo viên dạy địa ở một trường cấp ba, nàng đã trên bốn mươi tuổi, có con trai đi học đại học Sài Gòn và một con gái nhỏ đang học bán trú tiểu học, chồng nàng là một quan chức lớn, công việc rất bận rộn, họp hành công tác quanh năm, ít khi được ở nhà.
Nhà nàng là một căn biệt thự rộng thênh thang có vườn hoa cây cảnh rất đẹp, một mình Hân đi dạy, trưa về uể oải nhiều lúc một mình chẳng muốn ăn cơm. Mỗi trưa lái xe về cho xe vào gara rồi đóng cửa, nằm dài trên cái giường êm ái, sang trọng, rồi suy nghĩ vẫn vơ. Nhà có người của công ty nhà sạch đến dọn dẹp mỗi tuần hai lần, mỗi lần về nhà nàng thấy trống vắng, thấy như mình lạc lõng trong căn nhà rộng thênh thang của mình, nàng nhìn những cái lục bình bằng gỗ chạm trổ tinh vi, cao hơn nàng, chúng đứng trơ vơ im lắng như thách thức với nàng, trong nhà biết bao là đồ chạm trổ quí hiếm, bộ bàn ghế cẩn xa cừ lấp lánh, choáng một diện tích rộng lớn của phòng khách, nhìn nàng như kiêu hãnh, như khoe khoang, như nói với nàng nó không đơn độc.  Mọi thứ  vừa sang trọng, vừa đẹp mơ màng, nhưng sao quá xa cách. Nàng trông mỗi chiều con gái về, ôm vào lòng, âu yếm, cho bớt lẻ loi, cho bớt cô đơn, nhưng con bé thuộc tính hiếu động, mới cho nàng ôm ấp một chút, đã vội vã rời khỏi lòng nàng để chơi game, coi phim hoạt hình. Continue reading

Nỗi Lòng Người Đi

Mong chờ mãi rồi cũng đến ngày ra phi trường lên máy bay đi  Hoa Kỳ.  Điều mà anh háo hức gần cả năm nay, anh đi thăm ông anh, bà chị đã già không thể nào về Việt Nam được nữa.  Trưa chủ nhật tại phi trường Pleiku ồn ào náo nhiệt, người đi máy bay rất đông, tiếng người nói, tiếng kéo hành lý ồn ào, người đi tiễn cũng rất đông, rất náo nhiệt, trong niềm ngóng trông  đã lâu, giờ mới toại nguyện, anh loay hoay làm thủ tục rồi cân hành lí, phút chốc anh đã lên phòng cách li, anh đi, tôi và các con cháu  ai cũng vui mừng, trông cho anh đến nơi,  đến chốn bình an, rồi một tháng qua mau chóng lại trở về, anh vui lắm nụ cười không tắc trên môi, đôi mắt sáng ngời, nét mặt rạng rỡ, những cánh tay dơ lên chào tạm biệt.
Lần này anh đi chủ yếu là thăm người anh và chị dâu mà hơn mười năm qua vì đau yếu bệnh tật không về thăm quê hương được, nỗi nhớ quê hương  tha thiết của hai người, sẽ vơi đi phần nào khi có sự hiện diện của anh,  anh mang hơi ấm, anh mang lớp bụi mong manh của quê hương đến để sưởi ấm đôi trái tim xa xứ, mà chỉ còn đợi ngày lên đường về cuối chân trời. Luôn tiện có  họp lớp, cái lớp mà anh học thời sinh viên cách đây đã 50 năm, anh đến để tham dự, anh mang theo bao nhiêu niềm vui,  niềm nôn nao sẽ gặp lại nhiều bạn bè ngày xưa.
Hành trinh của anh đi từ Pleiku, đến Đà Nẳng rồi qua sân bay Incheon ở lại gần tám tiếng đồng hồ, anh được hãng máy bay cho xe chở đi dạo quanh thủ đô của Hàn Quốc. Anh cũng nhiều lần mơ về đất nước này, nơi mà được mênh danh là xứ sở kim chi.

Mười hai giờ khuya lên máy bay, anh cố gắng ngủ vì năm giờ hai mươi sáng mới đến sân bay Incheon, nhưng mới ba giờ anh đã trở dậy thao thức đợi chờ, cảm giác khoắc khoải lâng lâng, khi đến một đất nước mới mẻ, làm cho con tim anh rạo rực  khó tả. Rồi máy bay rung lên, rồi từ từ đáp xuống mặt đất, lúc này bên ngoài cảnh vật còn ngủ trong màn sương đêm, còn nhập nhòa chưa rõ hư thực. Rồi bầu trời sáng dần. Đập vào  mắt anh đầu tiên  là sân bay Incheon, nó hiện đại, tân kì, đẹp và tân tiến vô cùng. Sân bay Incheon cách Seoul bốn mươi ba phút xe chạy. Anh đi loanh quoanh ở tầng ba đến 7 giờ mới có người phục vụ, mới xuống tầng một làm thủ tục. Anh bắt đầu nhuốm cái lạnh đông về của xứ Hàn khi ra ngoài để lên xe đi thăm quan. Continue reading

Dâu hiền

Những ngày tháng lo lắng của tôi cứ kéo dài mãi, tôi đợi chờ, tôi trông mong, đó là những năm con trai đầu lòng của tôi đã hai tám tuổi và con trai kế tiếp hai sáu tuổi, tôi cứ sợ chúng ế vợ,  tôi mong mỏi, tôi trông chờ, ước mơ sao chúng lập gia đình, những ngày này trên tivi lại chiếu phim” tiếng chim hót trong bụi mận gai” cái phim mà kết cục cả nhà bảy anh em không ai có mái ấm gia đình, không ai được sống trong vòng tay êm đềm hạnh phúc, xem xong tự nhiên tôi thấy lòng buồn buồn nặng trĩu, mang nhiều cảm giác lạc lỏng chơi vơi, tôi cứ nghĩ về gia đình mình, nghĩ miên man. Mỗi khi ra đường bắt gặp cô gái nào có dáng dấp ưa nhìn là tôi cứ mơ ước phải chi được là con dâu mình, tôi thấy từng cặp chở nhau đi trên đường, tôi lại thèm phải chi con mình cũng có cặp có đôi, mặc dầu  nhà tôi chưa có chiếc xe máy nào. Lúc ấy gia đình tôi nghèo lắm, ở trong căn nhà nhỏ mà chung quanh phên vách đóng bằng gỗ bìa, trống trước, trống sau , con gái tôi phải lấy bao xi măng dán kín những kẻ hở, nhưng mỗi đêm về, gió vẫn lùa qua các kẻ hở của giấy, lạnh vô cùng, nhất là mùa đông, nhưng tôi cũng mong cho con mình có được mái ấm gia đình, vợ con đề huề, và tôi ao ước mình được có cháu để bồng, một nỗi ao ước cứ miên man…

Continue reading