Các bài đăng của tác giả Cô Trần Thị Lai Hồng.



Món quà đầu xuân

*Trần thị Lai Hồng chuyển ngữ

*Theo The Happy Prince của Oscar Wilde

Tượng Ông Hoàng Hạnh Phúc dựng trên một bệ đá cao nhìn xuống thủ đô.
Pho tượng dát bằng vàng lá, đôi mắt là hai hạt lam ngọc long lanh mầu
đại dương, và chuôi kiếm chói sáng một viên hồng ngọc lớn bằng ngón
tay cái.

Ai đi ngang qua cũng dừng bước ngắm nghía trầm trồ khen ngợi vẻ cao
sang lộng lẫy của tượng, nhưng cũng không thiếu gì người nghĩ sự cao
sang lộng lẫy đó chẳng thiết thực chút nào giữa xã hội loài người đầy
đau khổ.  Tuy nhiên, nụ cười tươi trên gương mặt sáng láng chan hòa
hạnh phúc của pho tượng cũng đã nhiều lần an ủi được một số người bất
hạnh.  Một chàng thất nghiệp lang thang đứng ngắm pho tượng, thốt lên:

–  A! ít ra ở đời cũng còn có ông là người hạnh phúc.  Dù ông là đá vô
tri, ta cũng cảm có niềm an ủi vì có người đã được hạnh phúc.

Continue reading

Mộc Hoa

Chuyển quý bạn hiền lời chúc đầu năm với  hình ảnh  Mộc hoa –
Quince (Chaenomeles japonica) và mấy câu thơ haiku Nhật :

* Hình ảnh : Lương -Vân Các

cánh hồng in nắng Xuân
sắc màu say đắm đẫm bụi trần
vô lượng cõi trầm luân
(Ngẫu hứng nhìn hoa)

{jcomments on}

Tung Mở Cửa Yêu Thương

Tung Mở Cửa Yêu Thương

Throw Open The ove Window

Nguyên tác : Mawlana Jalāl ad-Dīn Muhammad Rūmi

Trần thị LaiHồng chuyển ngữ

Có nụ hôn tha thiết ước ao
được đón nhận trọn đời :
nụ hôn tâm linh trên nhục thể

nước biển van xin viên ngọc trai
hãy phá vỡ vụn vỏ ngục tù

và hoa Huệ đam mê
cần cận kề một đóa hoa dại

Đêm về, em mở ngỏ cửa
mời vầng nguyệt xuống chơi
áp sát lên mặt em rưng rưng  rười rượi
phà hòa hơi thở vào người … Continue reading

Không Có Tình Yêu Hạnh Phúc

Không Có Tình Yêu Hạnh Phúc
Il n’y Pas d’Amour Heureux
There’s no happiness in love

*  Louis Aragon (1897-1982)

 

*Trần thị Lai Hồng chuyển ngữ

Không gì tạo dựng cho người.  Chính cả sức người
cả yếu đuối cả trái tim và cả khi ngỡ dang cả hai tay lại là bóng thập tự
và khi ngỡ ôm chặt hạnh phúc thì lại nghiền vỡ
đời chỉ là một vụ ly dị kỳ bí lạ lùng đầy đau khổ Continue reading

Đốn Ngộ

* Tranh ” Lò Cừ ” của Cố Họa Sĩ Võ Đình

*Tưởng niệm Chị Nguyên Mãn Tôn nữ Duy Thạnh
với hướng dẫn chiết tự của Chị Phùng Mai Nhứt Chi Mai

Trăng khuyết ba sao trải với người
Huyền phi tâm hứng dễ nào rơi
Sớm dậy tinh quang về tịnh độ
Đốn ngộ là câu giải đáp lời

Continue reading

Lá Rụng – Mùa Thu Chết

Thu về,  phải nhắc bản nhạc bất hủ của Thu
nổi danh thế giới là Les Feuilles Mortes /
Autumn Leaves, thơ Jacques Prévert (1900-1977),
Joseph Kosma phổ nhạc năm 1945.
Trình diễn đầu tiên và hay nhất do danh ca
Pháp Yves Montant trong phim Les Portes de la Nuit, năm 1946.

 

 

Chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, chúng ta có :
Mùa Thu Chết, thơ L’ Adieu ! (Guillaume Apollinaire-1880/1918),
Phạm Duy phổ nhạc với lời Việt, Julie Quang hát….

 

 

{jcomments on}

Đồng Dao và Trò Chơi Trẻ Con

* Chơi Chong Chóng tranh Võ Đình UNICEF 63

*Tranh minh họa dân gian của Henry Oger và Võ Đình

Đồng dao, đồng diêu: câu hát chơi, con nít hay hát.  Đó là định nghĩa
đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị,
cuốn tự điển đầu tiên của Việt Nam, xuất bản năm 1895 tại Sàigòn.

36 năm sau, Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo Việt Nam Tự
Điển, Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội năm 1931 và Nhà In Imprimarie Trung
Bắc Tân Văn phát hành, cũng định nghĩa ngắn gọn. Đồng dao:  câu hát
trẻ con.  Hơn thế kỷ sau, tức là cả 103 năm sau, Đại Từ điển Tiếng
Việt của Nguyễn Như Ý, do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ
và Văn hóa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin phát hành năm 1998, định nghĩa đồng dao: lời hát truyền
miệng của trẻ con.

Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có
khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền, và bị quên lãng.
Tác giả hẩu hết vô danh, hay nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả.

Continue reading

Khỏa Thân Đen

KHỎA THÂN ĐEN

Thơ Léopold Sédar Senghor

Cô Trần thị Lai Hồng thoát dịch

FEMME NOIRE

*  Léopold Sedar Senghor, [ 1906- 2001] vừa là thi sĩ vừa triết gia, vừa chính trị
gia lỗi lạc.  Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Sénégal, tác giả quốc
ca Sénégal.  Du học tại Pháp và dạy Đại học Pháp,  từng là đảng viên
Đảng Cộng sản Pháp năm 1945
Một trong những sáng lập viên cao trào Negritude – Ý  thức Da
Đen/Nhân văn Chủ nghĩa – được Jean- Paul Sartre hỗ trợ, coi là một hệ
racisme antiraciste – anti-racist racism- kỳ thị chống kỳ thị chủng
tộc.  Ông có trên 10 tập thơ và sách viết về chủ thuyết Nhân văn.

Bài Femme Noire trích từ tập thơ Chants d’Ombre, Ed. Le Seuil, Paris 1945.

Tại đám tang L.S. Senghor, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đọc điếu văn
tiếc « Nền thi ca mất một bậc thi tài, Sénégal mất một người lãnh đạo,
Châu Phi mất một linh tài, và nước Pháp mất một bạn hiền.»

 

 

 

*Tương nữ sĩ Phillis Wheatley

Công viên Commonwealth Avenue Mall, Boston

Em khỏa thân, em đen

Màu da em là đời, hình hài em là đẹp

Tôi lớn lên nương bóng em, dịu dàng bàn tay em ấp mắt tôi

Và kìa trong lòng Mùa Hè và Buổi Trưa nắng cháy

Tôi tìm thấy em, Miền Đất Hứa, từ đỉnh đồi vôi cao

Và nhan sắc em buốt suốt tim tôi

như ánh chớp cánh bằng lướt gió

Continue reading

Ngôn Hoài

Chuyển Ngữ: Lam Nguyên

言懷

空 路  禪 師

* Hình ảnh : Lương -Vân Các
Không Lộ Thiền Sư
(? -1119)
Thiền sư Không Lộ (? -1119) họ Dương, chưa rõ tên thật,
người hương Hải Thanh (nay thuộc tỉnh Nam Định), tổ tiên vốn làm nghề
chài lưới. Đến đời ông, bỏ nghề đi tu, trở thành thế hệ thứ 9, dòng
Thiền Quan Bích. Ông cùng Thiền sư Giác Hải đi nhiều nơi, sau dừng
chân lại chùa Hà Trạch, chuyên tu tập Mật-tông và Thiền-tông. Theo dư
luận trong dân gian thì Ngài Không Lộ có luyện được nhiều phép thần
thông. Sau ông về quê, lập chùa Nghiêm Quang và tiếp nhận môn đồ. Cuộc
sống của Ngài giản dị, điềm đạm, không màng danh lợi.Niên hiệu Hội
Tường Đại Khánh đời Lý Nhân Tông thứ 10 thì Sư viên tịch, môn đồ thu
xá lợi thờ tại chùa Nghiêm Quang. Và chùa Nghiêm Quang được đổi tên là
Thần Quang (1167) nguyên ở hữu ngạn sông Hồng nhưng vì bão lụt hủy
hoại nên năm 1630 Chư Tăng và Phật tử cũng như nhân dân đã dựng lại
chùa ở tả ngạn sông Hồng ở tỉnh Thái Bình, tục gọi là Chùa Keo dưới.

Continue reading