Các bài đăng của tác giả Trương Văn Dân.



Paris, ngày trở lại

1.

Thời tiết Âu Châu vào tháng 5 rất đẹp và bầu trời của nước Ý thường được cho là “xanh nhất châu Âu”. Thế nhưng hôm chúng tôi về lại Milano thì trời mưa tầm tã và những ngày sau, rả rích. Màu trời xám xịt, u ám như giữa mùa thu. Mệt và buồn, hai ngày đầu tôi chỉ nằm nhà, và chỉ ra ngoài khi thật cần thiết.

Cũng như mọi lần, mỗi khi về lại Ý, việc đầu tiên của chúng tôi là đến nghĩa trang Lambrate để thăm mộ của mẹ Elena. Gọi là “mộ” nhưng thực ta chỉ là một trong rất nhiều chiếc hộc nhỏ đựng tro của bà hoả thiêu hơn mười năm trước.

Buổi sáng đó không mưa nhưng bầu trời vẫn còn u ám. Gió se se lạnh.

Continue reading

Chiếc áo dị kỳ

Nguyên tác: LA GIACCA STREGATA

Của: DINO BUZZATI ( Ý )

Chuyển ngữ: Trương Văn Dân

Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý. Với Sa mạc Tartari (1940), tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, ông đã trở thành một trong những tên tuổi lớn của thế kỷ 20. Nhiều truyện dài của ông đã được chuyển thành kịch bản sân khấu, phát thanh và truyền hình. Truyện Con chó gặp Chuá, đã được trình diễn trên đài truyền hình Pháp.

Ông viết nhiều tiểu thuyết nhưng hình như thể loại yêu thích của ông là truyện ngắn. Chủ đề quen thuộc của Buzzati là những ám ảnh và nỗi bất an của kiếp người, sự chạy trốn thời gian, định mệnh, sợ hãi đối với hư vô, thất bại của sự sống, mong manh của tình yêu, bí ẩn của nỗi đau và cái ác…”

Bằng bút pháp độc đáo ông dắt người đọc ra khỏi cuộc sống thường ngày để bước vào một thế giới khác, rồi đẩy họ vào những sự kiện nghịch lý, ly kỳ và đầy bí ẩn. Bí ẩn vì nằm ngoài cánh cửa của đời sống thường nhật nhưng cũng có thể đồng hiện hữu với diễn biến thường ngày mà chúng ta đã vô tình không nhận thấy để cuối cùng phải kinh ngạc, suy nghĩ… trong một niềm xúc động sâu xa.”

Mặc dù thích ăn mặc trang nhã  nhưng ít  khi tôi quan tâm đến cách phục sức và  áo quần  kẻ  khác.

Thế nhưng trong dạ hội tại nhà một người bạn ở Milano tôi đã gặp một người đàn ông, khoảng 40 tuổi,  đẹp lộng lẫy trong bộ quần áo  rất thời trang. Tôi chưa biết ông ấy  là ai vì gặp mặt lần đầu ; và điều thường xảy ra là rất khó nhớ tên người lạ mặt trong khi giới thiệu. Tuy thế cũng có  lúc chúng tôi tình cờ ngồi gần nhau rồi bắt đầu câu chuyện. Ông  ta  là một người hiểu biết, ăn  nói bặt thiệp nhưng trên  mặt  sao có vẻ buồn buồn. Rồi có lẽ trong một lúc thân mật quá đáng- Phải chi Chuá đã cản ngăn –   tôi đã khen lối cắt may tuyệt xảo về bộ đồ ông ta đang mặc và còn dám hỏi thêm ai là thợ may của ông ta. Continue reading

Thầy giáo, bạn văn

Một buổi sáng nắng nhẹ, trời trong. Anh giáo trẻ dáng dỏng cao bước
vào lớp đệ tứ, khẽ hất ngược mái tóc ra sau rồi nhìn các cô cậu học
trò :
“Hôm nay trời thật đẹp! Ngồi trong phòng mà học thì phí phạm. Nếu các
anh chị đồng ý, tôi sẽ xin thầy giám học, dẫn cả lớp đi du ngoạn, tìm
nơi nào yên tĩnh vừa vui chơi vừa giảng bài, được không? ”
“ Đồng ý ! ”
“ Hoan hô!”
“ Hoan hô thầy !” Continue reading

Người muôn năm cũ

Mùa Đông lạnh lẽo đang qua, nắng ấm mùa Xuân sắp đến, lòng chúng ta ai
cũng đang nao nức đón chờ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến
trong năm mới. Người nghệ sĩ, vốn dĩ mang tâm hồn nhạy cảm chính là
những người đầu tiên nhận biết được những tín hiệu của đất trời : văn
thi nhạc hoạ tha hồ nắm bắt cảm xúc của mình, từ tiếng kêu ríu ít của
cánh én dặt dìu, đến bóng chiều rớt trên giàn thiên lý, từ cánh hoa
mai vàng đang ướm nụ hoặc chồi đào sắp nở… Và cùng với nụ hoa đào
tươi thắm, ông đồ đã trở thành biểu tượng của mùa xuân.

Continue reading

Một ngày của Chuá

Chiếc Lexus màu đen bóng lộn dừng lại trước cổng một biệt thự sang
trọng. Một người đàn ông bệ vệ bước xuống. Trong khi gã tài xế loay
hoay đi tìm chỗ đậu, người đàn ông bước lên những bậc tam cấp, đẩy
cửa, bước vào nhà.
Bỗng, từ bên trong, có tiếng khóc ấm ức, phá tan khoảng không gian yên tĩnh.

Trong phòng khách, cô giúp việc đang cố dỗ một cậu bé ăn cơm, nhưng
cậu bé quá ngán ngẩm những sơn hào hải vị! Câu ham chơi nên nhất định
không ăn. “ Nè, bây giờ em thích chơi với cái này này”. Cậu chỉ tay
vào chiếc thiết giáp chạy bằng pile, có hai nòng súng giương cao đặt
trong tủ kính. Cô gái dịu dàng bảo : “ Chị không có chìa khoá. Lát ông
về rồi sẽ lấy xe để em chạy và nã súng sau nhé!” “ Nhưng em thích chơi
bây giờ cơ!”  Cô gái vẫn kiên nhẫn : “ Em đang có rất nhiều đồ chơi
đây này. Chơi tạm đi, lát ông về sẽ đổi sau. Em cố gắng ăn thêm một ít
nữa nhé!”  Vừa nói cô gái vừa  bám theo năn nỉ, “giỏi”, cố đút  thêm
một muổng thức ăn vào miệng nó. Continue reading

Gã lang thang tóc trắng

 

Gã lang thang tóc trắng

Ad Anna Pinna, con affetto.
Trương     Văn     Dân

Cơm nước đã dọn xong nhưng Maria vẫn chưa thấy đến.
Tôi sốt ruột nhìn đồng hồ, đã hơn tám giờ tối, rồi nhớ là  theo hẹn
chúng tôi sẽ gặp nhau sớm để có thể nói chuyện nhiều.
Thấy tôi bắt đầu mất kiên nhẫn nên vợ tôi vội gọi điện cho Maria,
nhưng hình như là ở nhà không có ai trả lời, còn gọi qua di động thì
đường dây tắt ngấm, không bắt được liên lạc. “Lạ thật! Hay lại xảy ra
chuyện gì?”. Tôi không nói gì, lòng đinh ninh là Maria  đang trên
đường đến đây và đang bị kẹt xe ở một nơi nào đó. Đường phố  vào mùa
nầy rất đông người. Continue reading

Huỳnh Kim Bửu và Tiếng hạc bay trên dòng sông Côn.

Tác giả: Trương Văn Dân

Giữa khu vườn thơ văn bề bộn, hoa và lá đua chen, hai quyển sách của
Huỳnh Kim Bửu xuất hiện với một phong cách đặc thù, một giọng nói
riêng đã vẽ lên một tâm cảnh rất khác.
Thoạt nhìn, tôi chú ý ngay đến tựa của hai tập sách: “Nơi con Sông côn
chảy qua”  và “Trong như tiếng hạc bay qua”  – cả hai đều có một chữ
qua – Có thể đó chỉ là một tình cờ, có lẽ không phải là dụng công của
tác giả, nhưng tôi thấy thật thú vị vì hai chữ qua đó đều nói về quá
khứ, về một thời đã mất… Continue reading

Ngôi đền giữa trời cao

Đi truyền thuốc về, tôi thấy cửa khép hờ. Bước vào nhà, nghe từ phòng
ăn có nhắc đến tên mình nên tôi dừng lại. Tôi nhận ra tiếng bác Thuận.
Có lẽ bác mới đến và hai người quên khép cửa.
-Bác thấy bệnh tình của Gấm ra sao ?
-Bác rất lo. Bác đã xem hồ sơ bệnh lý của Gấm. Bác thấy tế bào ung thư
của Gấm thuộc loại có nhân, rất khó chữa, vì di căn rất nhanh.
– Nhưng bác sĩ điều trị nói là sẽ  dùng loại thuốc mới nhất của hoá
trị liệu. Phương pháp này tốt chứ ?

Continue reading

Một áng mây bay

Câu nói của David đã ám  ảnh tôi một thời gian rất dài , và có thể cho
rằng từ lúc ấy quan niệm sống của tôi  đã dần dà thay đổi.Trước kia
tôi luôn luôn tất bật trong việc mưu sinh, toàn bộ thời gian đều dành
cho công việc.Tôi đã sống theo một thói quen, như một phản xạ, chấp
nhận một cách thản nhiên nhịp điệu đều đều của năm tháng và  ít khi
suy nghĩ vẩn vơ…Nhưng  biến cố  xảy ra cho  bạn  đã làm tôi kinh
hoảng nhìn lại mình và từ đó tôi thường hay thắc mắc và ưu tư về ý
nghĩa cuộc đời.

Continue reading

Bàn tay nhỏ dưới mưa: Trích đoạn 2

Trích đoạn 2        Ám ảnh

Tóm tắt: Sau một thời gian chung sống cực kỳ hạnh phúc thì “tôi chợt
hiểu  rằng hạnh phúc không phải là thứ mà ai cũng được quyền sở hữu.
Có hay không, đó là ý muốn của thần linh. Chỉ có các thần  thánh mới
có thể tạo nên điều hoàn hảo; còn con người, dù tài hoa cách mấy cũng
không được phép.” Và sự tồn tại tình yêu tuyệt vời của tôi và anh là
một sự xúc phạm. Mà một khi đã xúc phạm đến thần linh thì trước sau
cũng bị trừng phạt.”
Khi người đàn ông đi công tác, bị tai nạn và phải nhập viện ở xa. Và
cũng trong thời gian này Gấm lại phát hiện mình bị ung thư.

Đây là trích đoạn về nỗi ám ảnh và cơn ác mộng của Gấm:

Continue reading