Các bài đăng của tác giả Trương Văn Dân.



Thiên Tính Nữ Trong Tập Truyện VÀNG TRÊN BIỂN ĐÁ ĐEN Của Elena Pucillo Trương

Tác giả: Nguyễn Thị Tịnh Thy

 

Phụ nữ viết văn, bao giờ cũng vậy, dù dịu dàng đằm thắm hay dữ dội bạo liệt, chất nữ tính vẫn len lỏi nơi ngòi bút, tạo nên trong văn của họ một thứ “mùi hương” làm say đắm hồn người. Tôi không muốn gọi những gì họ viết là văn chương của phái yếu, mà muốn gọi đó là văn chương của phái đẹp. Bởi vì, bằng tư chất trời ban, họ đã làm đẹp văn chương theo cách của riêng mình. Và, khi vốn liếng trời ban đó được kết hợp nhuần nhuyễn với tình yêu thiết tha, cái nhìn tinh tế, cảm nhận sắc sảo, nghệ thuật tuyệt vời… nhà văn nữ sẽ xác lập được một phong cách riêng có của mình. Phong cách đó vừa mang đặc điểm chung của một nửa thế giới, vừa thể hiện đặc điểm riêng về tâm hồn và bút pháp của cái “duy nhất” – mùi hương duy nhất khiến người đọc có thể nhận ra ngay tác giả. Đó là trường hợp của Elena Pucillo Truong trong tập truyện Vàng trên biển đá đen([1]). Thiên tính nữ chính là mùi hương lạ mà Elena mang đến cho văn đàn qua tác phẩm này. Continue reading

Bức Thư Của Người Mẹ Trẻ

Tác giả: Trương Văn Dân

 Con thương yêu,

Từ hơn tháng nay… mẹ biết có sự hiện diện của con bên trong thân thể mình. Mẹ con mình đã “quen” nhau dù mẹ chưa thực sự thấy hình dáng con như thế nào. Khuôn mặt con ra sao? Chiếc mũi, đôi mắt con thế nào? Đến giờ mẹ chỉ có thể tưởng tượng ra thôi… thế nhưng mẹ vẫn cảm nhận một nhịp đập khẽ khàng như hơi thở trong lòng mẹ, cảm nhận những máy động của con qua giác quan bén nhạy của tình mẫu tử… vì thế cho nên mẹ nghĩ là mẹ con mình đã bắt đầu biết và “hiểu” nhau…  Bây giờ đây mẹ biết là con đang thực hiện những bước chân nhỏ nhoi để bước vào thế giới loài người cùng với nhiều người khác; Có người gần gũi, có kẻ xa xôi nhưng dù muốn dù không con sẽ chia sẻ cùng họ một phần lịch sử làm người.

 Mẹ đang tưởng tượng đến đôi mắt của ba con lúc con mở mắt nhìn đời. Ánh nhìn vui sướng khi thấy con hiện diện. Ba sẽ nắm lấy bàn tay con, nghe con khóc tiếng đầu tiên khi chào đón cuộc đời mà ba mẹ đang đối diện. Nhìn ánh mắt tràn đầy yêu thương đó mẹ còn thấy trong đó có niềm vui nhưng cũng pha lẫn lo âu vì muốn được bảo bọc con về những điều mà lớn lên con phải gánh lấy. Continue reading

Cuộc phiêu lưu của đôi vợ chồng

Cuộc phiêu lưu của đôi vợ chồng

 

Nguyên tác : L’avventura di due sposi

Của  Italo Calvino ( Italia)

Trương Văn Dân chuyển ngữ

 

Italo Calvino (1923-1985) là một trong những nhà văn Ý quan tâm đến nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng đến chính trường, văn học  và văn hoá Ý vào những năm sau chiến tranh.

Sinh năm 1923 tại Santiago de Las Vegas, Cuba: Cha ông là một nhà nông học và mẹ là một nhà sinh vật học. Họ sống và mở một vườn thực vật nhiệt đới tại Cuba nhưng sau một trận bão (1925)  làm đổ nát nhà cửa và khu vườn này, họ quyết định quay về Ý và sống tại thành phố biển San Remo thuộc vùng Liguria, Italia. Continue reading

Về Một Ánh Sao

 

Khi một người nào đó mất đi luôn để lại chúng ta một khoảng trống. Nhưng khi mẹ mất, khoảng trống ấy mênh mông đến vô cùng. Bởi mẹ là tác nhân đưa ta từ cõi vô hình đến với thế giới hữu hình. Mẹ là chiếc cầu nối giữa ta và vũ trụ. Mất mẹ, sợi dây thiêng liêng kia đứt phụt.  Và những đứa con của mẹ chơi vơi. Hụt hẫng. Bềnh bồng …

Nhiều năm trước, khi thấy tôi hằng năm đều từ Ý về VN mà lần nào cũng chỉ quanh ở Sài Gòn, một người bạn mắng: “Mầy làm gì mà về VN hoài vậy? mà lần nào về cũng xớ rớ ở nhà…” Anh mắng là phải, mùa hè nào vợ chồng anh cũng đều chu du khắp Âu Châu, năm khi mười họa có về VN thì phần lớn thời gian đều dành cho những chuyến du hành Nam Bắc. Nghe mắng mà tôi chỉ cười huề, ít khi đối đáp. Duy chỉ một lần tôi từ tốn nói : “Đi đâu thì cũng thế! Nhưng tao chắc là trên thế gian này không có cảnh nào đẹp bằng nụ cười của mẹ tao!” Sau lần đó thì tôi không bị mắng

Continue reading

Hành Trang Nỗi Buồn Nhân Thế

* Viết bởi  Phạm Xuân Nguyên

 

Tôi gặp Trương Văn Dân khoảng dăm năm trước. Một phóng viên báo Đại Đoàn Kết giữ mục Nhịp cầu liên hệ với người Việt Nam ở nước ngoài gọi điện bảo tôi là có một cộng tác viên của báo ở Italia thường về nước, anh có viết văn, nên muốn giới thiệu với tôi để làm quen và giao lưu. Thế là tôi gặp anh Dân, hình như buổi gặp đầu tiên ở quán nước cạnh Viện Văn học cơ quan tôi trên phố Lý Thái Tổ (Hà Nội). Ấn tượng ban đầu anh Dân gây cho tôi là con người anh chất phác và đôn hậu. Cái chất người đó của anh hiển hiện tự nhiên ở dáng vẻ bên ngoài và ở cách trò chuyện. Sau này còn gặp nhau nhiều lần, khi một mình anh, khi có cả chị vợ anh người Italia, tôi càng thấy sự chất phác và đôn hậu đậm rõ ở anh Dân. Sống ở nước ngoài hơn ba mươi năm có lẻ, mà lại là ở những trung tâm văn hóa lớn của châu Âu, nhưng hình như cái chất dân quê ở người chuyên gia hóa dược đã qua tuổi tri thiên mệnh này chẳng hề phai nhạt, vơi giảm. Quen nhau rồi, mỗi lần gặp, anh thường đưa tôi một vài truyện ngắn, một vài bài viết lẻ, nói đọc chơi cho ý kiến, nói có thể đăng đâu đó được thì đăng, cho vui. Từ lần gặp đầu tiên anh đã nhờ tôi sắp xếp gặp một số nhà văn ở Hà Nội và sau đấy mỗi lần anh về nước ra bắc là Trung Trung Đỉnh, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà và tôi lại được hội ngộ cùng anh. Ngay từ đầu anh đã khiêm nhường không coi mình là nhà văn, chỉ là người thỉnh thoảng có viết văn như một nhu cầu thúc bách nội tâm, như một giãi bày tâm trạng, với chính mình trước hết. Giữa đám anh em văn sĩ ồn ào cười nói, vui đùa chọc quấy, nói đủ thứ trên trời dưới bể, bàn hết chuyện đông tây trong ngoài, anh Dân ngồi lẳng lặng nghe, bia rượu không uống, đồ mồi ít chạm, thi thoảng góp đôi ba câu chuyện nhỏ nhẹ, hiền lành. Cứ thế, anh đã thành bạn của tôi, của chúng tôi một cách tự nhiên, giản dị. Continue reading

Lỗi kết nối

Sợ trễ, tôi đi làm thủ tục sớm. Trên máy bay tôi đươc xếp ngồi giữa ở dãy ghế nằm bên phải. Như vậy là tôi có thể nói chuyện với cả hai người bên cạnh. Ưu điểm của ghế giữa là vừa được ngắm trời mây, vừa có thể dễ dàng đi lại.

Ngồi trên máy bay tôi chợt nhớ lại đoạn đường từ nhà thằng cháu đến sân bay.

Lúc hai cậu cháu khởi hành thì đã hơn 9 giờ sáng mà trên đường vẫn còn rất đông người. Tuy mồm mũi đứa cháu có bịt khẩu trang mà nó cứ nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất: Từ chuyện giá xăng tăng giữa thời kinh tế khó khăn đến trận đá banh kết quả không như ý, thua một chầu cà phê… Đang nói trời nắng đẹp rồi bỗng dưng bắt qua chuyện bầu cử ở Mỹ rồi nhảy sang chuyện thủ tướng Pháp ban hành cải cách để cứu nền kinh tế. Cái miệng nó huyên thiên, vừa chạy xe vừa giảng giải đủ mọi đề tài. Continue reading

Về với hư không

…Cùng với sự xuất hiện không được chào mời của cơn ho, tôi vừa được nhắc nhở rằng  cái ngày cuối cùng sắp đến. Giây phút hiếm hoi, chỉ xuất hiện một lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng của một kiếp người.

Có ai đó nói rằng một người sắp chết thường nhìn thấy toàn bộ cuộc đời của mình trong những phút giây chớp nhoáng cuối cùng. Còn tôi, tôi chẳng nhìn thấy gì rõ rệt. Chỉ thấy  những xáo trộn của một chuyển hoá, như những bức ảnh trong một cuốn phim quay nhanh mà không có hình thù nào rõ nét.

Tôi là ai? Continue reading

“Trở về mái nhà xưa”

Tác giả: Trương Văn Dân

Bài ca Napoli của anh em nhà De Curtis

Bài hát nổi tiếng “Trở về mái nhà xưa” (Torna a Surriento)  của  Ernesto de Curtis       (Ý)  được Phạm Duy viết lời Việt đã ngân vang từ nhiều năm nay và thường được hiểu như một bài ca về về tình hoài hương hay nói về tình yêu nhưng sự thực không phải thế.

Đó là bài hát của vùng Napoli ( Naples), được sáng tác từ năm 1902 bởi  hai anh em nhà De Curis, nhạc của Ernesto De Curis và lời  bằng tiếng địa phương Napoli (Napoletano) của Giambattista De Curis.

Vừa mới ra đời bài hát này đã trở nên nổi tiếng và cho đến nay đã được  hát bởi những ca sĩ lừng danh của Ý và trên thế giới :  Tito Schipa, Beniamino Gigli, Elvis Presley, Dean Martin, José Carreras, Plácido Domingo, Luciano Pavarotti, Meat Loaf, Mario Lanza, Franco Corelli, Robertino Loretti, Giuseppe Di Stefano, Francesco Albanese, Giuni Russo e Andrea Bocelli. Continue reading

Cuộc hội ngộ của những trái tim

1

Cũng như mọi lần, việc đầu tiên khi về lại Milano là đi viếng mộ mẹ Elena nhưng lần này thì thăm luôn cả mộ của cha nàng. Năm ngoái ông đột ngột mất mà tôi không về kịp. Như một lời tạ lỗi, tôi đứng nhìn di ảnh ông trong nhà mồ, nhớ lại những lần trò chuyện và học hỏi ở ông rất nhiều điều về cuộc sống.

Thời tiết năm nay bất thường. Rất bất thường là khác. Gần cuối tháng 5, mùa hè đã bắt đầu, thế mà trời u ám và lạnh lẽo như mùa Thu. Tôi xót thương nhìn những người ngoại quốc run rẩy ngồi xin tiền trước cổng nghĩa trang. Giấc mơ xuất ngoại của họ đã tan hoang. Cả Âu châu đang ngập ngụa trong cơn khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Nước Ý hiền hoà đang khó khăn, nghĩa trang là nơi dễ làm lòng người chùng xuống thế nhưng chẳng ai dừng lại. Elena bỏ vào chiếc mũ 2 Euro, người đàn bà bồng con cảm ơn và chúc phúc cho chúng tôi…

Continue reading

Thời hạn

Nguyên tác từ Ý ngữ : Equivalenza của Dino Buzzati

Bản dịch của      :    Trương Văn Dân

..” Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý. Với Sa mạc Tartari (1940), tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, ông đã trở thành một trong những tên tuổi lớn của thế kỷ 20. Nhiều truyện dài của ông đã được chuyển thành kịch bản sân khấu, phát thanh và truyền hình. Truyện Con chó gặp Chuá, đã được trình diễn trên đài truyền hình Pháp.

Ông viết nhiều tiểu thuyết nhưng hình như thể loại yêu thích của ông là truyện ngắn. Chủ đề quen thuộc của Buzzati là những ám ảnh và nỗi bất an của kiếp người, sự chạy trốn thời gian, định mệnh, sợ hãi đối với hư vô, thất bại của sự sống, mong manh của tình yêu, bí ẩn của nỗi đau và cái ác…”

Bằng bút pháp độc đáo ông dắt người đọc ra khỏi cuộc sống thường ngày để bước vào một thế giới khác, rồi đẩy họ vào những sự kiện nghịch lý, ly kỳ và đầy bí ẩn. Bí ẩn vì nằm ngoài cánh cửa của đời sống thường nhật nhưng cũng có thể đồng hiện hữu với diễn biến thường ngày mà chúng ta đã vô tình không nhận thấy để cuối cùng phải kinh ngạc, suy nghĩ… trong một niềm xúc động sâu xa.”

Với nụ cười dễ mến trên môi, ông bác sĩ ra hiệu cho vợ bệnh nhân rồi tiến ra phía cửa. Người đàn bà hiểu ý.

Ra đến hành lang, ông nghiêm mặt và nói bằng giọng thông cảm :

” Thưa bà, đây thực là một bổn phận không thể thoái thoát. Chao ôi, tôi phải trình bày sự thật với bà… ông nhà…”

“Nguy lắm sao?” Bà vợ hỏi.

“Thưa bà ” Ông ta nói:  “Rất tiếc là… Tình trạng đã đến lúc… Cần phải nhìn thẳng vào sự việc…”

“Chúa ơi, bộ bác sĩ muốn nói là …”

Continue reading