Ngày đầu tiên gia đình chúng tôi đến định cư Kelowna trong tháng mùa Đông tuyết lạnh lẽo đầu năm 1981, một thành phố lớn hàng thứ tư trong tỉnh bang BC, Canada với số dân chừng 40,000 người. Dân sống an bình với nhiều farm trồng nho và táo.
Hai năm sau trong sự rủi ro tai nạn làm việc, tôi rời chốn này với những kỷ niệm ! Đến Vancouver việc làm cũng ổn định hơn và con cái gần trường. Nhớ lại hồi ấy, đa số người Canada da trắng sinh sống ở đây, cũng có nhiều sắc dân khác đến lập nghiệp lâu đời từ Âu châu. Họ hiền hòa hiếu khách …Nên khi xa thành phố chúng tôi rất bịn rịn nhớ nhung.
Hồ Okanagan chạy dài từ Penticton đến Vernon, không đáy, thơ mộng có chuyện cổ truyền lại xưa người Native thấy một con thuồng luồng dưới nước. Dân cho rằng giống rồng tạc tượng đặt tên OGOPOGO đọc xuôi ngược cũng hiểu được!
Người bảo trợ, mainpower, nhà thờ đều làm công việc thiện nguyện giúp đỡ người mới đến rất nhiệt tình và chu đáo. Maxim dạy Anh văn, sau làm cordinator cho chương trình này trực tiếp giúp về mặt tìm việc làm. Sau đó anh Hảo, anh Oanh, anh Tấn đã qua đời! Có những gia đình đã chuyển đi nơi khác! Các gia đình sống ở đây được biết siêng năng làm ăn ổn định mọi mặt. Anh chị Hùng Ngân, gia đình Cúc, Huỳnh, Thanh, Mẹo… vẫn còn ở đây! Bao nhiêu gia đình đến sau nữa tôi chưa quen biết hoặc có gia đình khác mà tôi quên tên gọi, nhưng tất cả đều thân thiết dễ mến. Các cháu nhỏ giờ đây cũng thành danh! Di dời nhiều nơi vì cuộc mưu sinh trên đất nước người! Cách đây 12 năm tôi có trở lại thăm ngôi nhà cũ chúng tôi ở Ruthland, chẳng tìm đâu ra mà hỏi người láng giềng cũng chẳng biết ai! Hai mươi năm cách biệt thay đổi quá, kẻ còn người mất! Khó gặp lại! Dân số lại quá đông đúc nhà cửa xây dựng nguy nga!
“ Okanagan nỗi buồn viễn xứ
“ Đến rồi đi trong quá khứ nao nao!
…..
“ Có tiếng hạc kêu đêm cánh mỏi
“ Tâm hồn bay gió cuốn chim bay!”
Phan Nam ( Ngày Mai Đời Biết Ra Sao ).
Hai mươi năm tôi trở lại không gặp được những thân hữu xưa ! Chỉ có Cô Huỳnh, vợ chồng cô Năm Cúc mà thôi ! Năm qua chúng tôi có ghé thắp hương anh Tấn, thấy bà Huỳnh yếu đi nhiều có thể vì tinh thần! Cô vừa mất đứa con trai rồi tiếp chồng chết buồn lắm!
Ba mươi ba năm hơn có khác! Đi phía West site Okanagan, được ngắm lại phong cảnh hồ và núi non bao bọc, thăm lại Kelwona một chuyến! Xe chạy ngang khu nhà bà Petty, người đã tiếp chuyện năm xưa lớp chúng tôi tại nhà bà, nhưng nay quên hẳn số nhà và có thay đổi phố nữa! Đến địa điểm cắm trại chạy từ cầu hồ, Westbank đến địa điểm khoảng một giờ, cách Vernon 1giờ 45 phút lái xe. Mặt hồ nước rất trong suốt, lăn tăn gợn sóng nhỏ vỗ vào bờ! Mỗi site nhỏ cắm trại, khu du lịch này phải trả 30$ để qua đêm, thưởng thức gió núi mây ngàn! Nhìn mặt hồ và những cô gái trẻ chân dài đi vào vườn hoa, tôi nhớ lại thơ của Phan văn Dật:
“ Năm xưa ta đến chốn này,
“ Hồ thu nước biếc chau mày với Thu.
“ Nàng Dương mười bốn hái dâu
“ Hoa non đâu đã héo sầu vì Thu.
“ Qua năm ta lại chốn này
“ Nàng Dương tuổi đã tới ngày cài trâm,
“ Tuổi xuân hoen hoẻn trăng rằm
“ Con ong lén gửi thơ thầm ngoài hiên
“ Rồi năm ta lại chốn này
“ Ngựa xe chen bước dấu giày in sân
“ Phòng the cửa khóa mấy tầng
“ Chim xanh mỏi cánh mấy lần về không!
“ Năm sau ta lại chốn này
“ Nàng Dương mở cửa suốt ngày đợi tin
“ Thềm ba khách vắng rêu in
“ Cành hoa năm trước ai vin năm này!
“ Năm nay ta lại chốn này
“ Lầu cao chim vắng chim bay đường nào ?
“ Hỏi người để biết tăm hao
“ Láng giềng rằng có cô nào đâu đây! “
Thời gian thay đổi mà vô thường không tránh được, nàng đã chết đi!
Như mặt nước hồ đây chứng kiến biết bao tuế nguyệt! Qua mấy đời Thị Trưởng, Thủ Hiến mà hồ Okanagan nước vẫn thế thôi! Mấy lớp người đi không trở lại! Đại Úy Dun – Waters, ra người thiên cổ với 100 acre orchard nơi này! Ngôi nhà của ông ở xây 1910-1911, đã cháy 1924, ông sửa lại liền năm nớ, nay hiến cho thành phố làm chỗ du lịch thăm viếng! Vào cửa khách chỉ trả 5$ được xem triển lãm đủ những vật dụng thô sơ, kiểu cách … có thuở ban đầu, những con thú, đầu hưu cao cổ, gấu trắng gấu đen đủ các thú rừng!
Phía Tây Nam có thác nước phải bước lên 156 steps( feets) và 400 steps nữa mới thấy cảnh trí tuyệt trần ! Nhìn xuống Hồ và thành phố Kelowna đầy thơ mộng! Nhiều khách mang kính viễn vọng, camera lên núi xem đêm trời trăng sao, dưới núi thác đổ ! Một phong cảnh thiên nhiên rất nhiều ấn tượng tuyệt vời!
Ánh lửa trại bùng cháy sưởi ấm qua đêm, sáng ra hít thở không khí trong lành mát dịu tinh thần sảng khoái lắm. Lửa rất nhỏ mà khi tiếp cháy với củi cây lớn, lửa có lúc rất hiền cứu người, muôn sinh vật, cần sưởi ấm; nấu ăn để sinh tồn lửa cần phát xuất qua nhiều dạng thức. Lửa điện, lửa lấy từ gỗ cọ xát, từ đá chẹt ra, lấy từ ánh nắng mặt trời! Người sống nhờ lửa và nước! Lửa hiền và lửa dữ! Chơi với lửa có lúc phỏng tay! Lửa dữ nổi lên tàn cháy cả, núi rừng trước đây bị cháy hàng nửa tháng chưa tắt dập!Cây cối còn trơ gốc cháy sém, khô cạn dòng suối nước phát nguồn! Lửa giặc còn ghê tởm hơn! Đốt phá cả lâu đài kiên cố, làm tiêu tan cả triều đại! Châu U vương muốn thấy được nụ cười của Bao Tự mà truyền nổi lửa trên phong hỏa đài giỡn với chư hầu, để người đời sau có câu:
“ Nhất tiếu khuynh thành – 笑煩域
“ Nhị tiếu khuynh quốc”! 二 笑煩國
Một nụ cười làm nghiêng thành quách, một nụ cười nữa làm tiêu tan cả nước!
Khi có biến nổi lửa lần nữa thì chư hầu tưởng vua chơi giỡn không tiếp cứu !
Cả Triều đại đấy ư ! Châu U Vương chết, Bao Tự cũng biến luôn! !
Trận hỏa công Châu Du đánh Tào Tháo trên sông Xích Bích làm tan cả triệu quân Tào! Nhờ kế của Khổng Minh Gia Cát Lượng dùng hỏa công, Cầu gió “đông phong” đốt tan cả hàng ngàn chiến thuyền của Tào Tháo, thất thểu trốn chạy về Hà Bắc, từ đó bỏ ý định chinh phạt Giang Nam đất của Tôn Quyền!
Việt Nam ta có mùa Hè đỏ lửa tàn sát biết bao sanh linh năm 1972!
Nước dùng để uống khi khát, nấu ăn khi đói cần đến, nước cứu người! Giọt nước cứu người! Trên biển cả, rừng sâu, sa mạc mênh mông ta đói khát! Đời ta cũng cần tới nước:
“… Hồ xưa nước mát giữa trời,
“ Đổ mưa em hứng ngọt đời cho nhau !”
P.N.
Nước dữ kinh khủng, làm lở núi chài lấp cả làng mạc, đường sá ngập sập cả cầu cống, thành trì, nhà cửa tiêu tan vì nước! Trận Tsunami Thái Lan, Tích Lan, Katina ngập nước Lousiana Mỹ quốc!
Những dòng thác giết hại biết bao quân lính Thời Tam Quốc Chí! Vì thiên tai lửa, nước không nghĩ bàn!… Song le, vì tâm can của con người qúa ư dữ tợn, phá vỡ đê điều hại nhau khiến bao sinh linh đồ thán!…
Một chuyến về thăm lại đất Kelowna nhìn hồ Okanagan, rất ngỡ ngàng với sự phát triển vượt bực và dân số đông gấp ba, thấy mình lẻ loi cảm xúc mộc mạc! Chân thành xin có lời cám ơn trên, tri ân đất nước Canada, những người trong chánh quyền sở tại, quý vị bảo trợ, nhà thờ… đã giúp đỡ chúng ta trên bước đường lưu lạc qua đây! Đồng thời ghi nhớ các thân hữu và những người cùng chung cảnh ngộ trên vùng đất hứa này sau cuộc chiến tranh Việt Nam!Cũng không quên lời mừng vui gửi đến tất cả những nguời Việt sau 1975, đã định cư khắp đất nuớc này hay hải ngoại nói chung lời chúc phúc thành công cả thế hệ thứ hai và thứ ba nữa…!
Kelowna vào Hạ. Tân Tỵ
Phan Siêu
{jcomments on}
Bài viết “Ba Mươi năm trở lại Kelowna” của anh Phan Siêu đọc lên nghe dâng lên thật nhiều xúc cảm. Anh viết bằng một giọng văn bình dị, chân thành như kể chuyện cùng bạn đọc. Đọc bài viết của anh thấy được cái “tâm” của anh. Một con người nặng nghĩa, nặng tình và đầy lòng biết ơn với những con người anh đã gặp, với những nơi anh đã ở, anh đã đến, đã sống rồi ra đi!
Rồi những kỷ niệm trong anh cứ đi tràn lan theo với giòng ký ức, anh trích dẫn một vài câu thơ thật hay, thật dễ thương của anh:
“ Okanagan nỗi buồn viễn xứ
“ Đến rồi đi trong quá khứ nao nao!
…..
“ Có tiếng hạc kêu đêm cánh mỏi
“ Tâm hồn bay gió cuốn chim bay!”
Phan Nam ( Ngày Mai Đời Biết Ra Sao ).
Rồi anh cũng trích dẫn bài thơ của Phan văn Dật về nỗi nhớ “nàng Dương” gây cho ta thật nhiều cảm xúc, lòng quay quắt nhớ mong:
“ Năm nay ta lại chốn này
“ Lầu cao chim vắng chim bay đường nào ?
“ Hỏi người để biết tăm hao
“ Láng giềng rằng có cô nào đâu đây! “ (thơ Phan văn Dật)
Là một người có thủy có chung, nặng lòng với gia đình, bạn bè và quê hương nên những bài thơ, bài viết của anh đều đầy ắp những nỗi nhớ thương, lòng đầy vương vấn! Hơn 35 năm ở Canada anh đã tận tụy tham gia và phát triển Cộng Đồng, đem võ học Tây Sơn mà anh là một bậc” sư phụ chính truyền” – truyền bá rộng rãi trên quê hương thứ hai Canada với một ước muốn được đất nước sở tại thấy được cái hay cái đẹp trong truyền thống và văn hóa của người Việt Nam. Anh đã đào tạo nên một thế hệ học trò kế thừa truyền thống anh hùng áo vải Nguyển Huệ của quê hương Bình Định thân yêu…
Nói về Phan Siêu có lẽ không thể nào nói hết trong một lời cảm nhận này, nên tôi mong sẽ còn nhiều dịp nói về anh…Anh là một biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, mang nặng ân tình với bạn bè, với gia đình, với Bình Định và nhất là với quê hương Việt Nam…Một con người mà trong tôi không biết làm sao nói hết lòng quí trọng thương yêu và sự cảm phục: anh Phan Siêu!
Lê Công Dzũng.
Canada đất lạnh tình nồng đã sưởi ấm trái tim bao người viễn xứ.
Tuê Minh,
Cám ơn bạn đã chia xẻ với người viễn xứ!
Thân mến,
Phan Nam
Cám ơn Bạn Lê Công Dzũng, đã viết bài làm khích lệ tinh thần mình,Công Dzũng đã hiểu thấu tâm can mình rồi!
Mong có dịp gặp lại bạn hữu, chúc vợ chồng bạn khoẻ mãi và các cháu tiến đạt trong sự nghiệp như ý.
Cũng cám ơn TĐ đã đăng bài viết này!
Thân mến
PN.
Bài ký sự trở lại Kelowna của anh Phan Siêu khi đọc xong đã đọng lại trong lòng em những cảm xúc thăng hoa. Vẻ đẹp, tình người ở Kelwona đã hòa quyện vào vẻ đẹp văn phong của anh Phan Siêu làm cho bài bút ký của anh có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, bởi anh PS viết bằng một tình yêu chung thủy với những trải nghiệm của chính mình và những kỷ niệm khó quên trong đời mình: ” Ánh lửa trại bùng cháy sưởi ấm qua đêm, sáng ra hít thở không khí trong lành mát dịu tinh thần sảng khoái lắm. Lửa rất nhỏ mà khi tiếp cháy với củi cây lớn, lửa có lúc rất hiền cứu người, muôn sinh vật, cần sưởi ấm; nấu ăn để sinh tồn lửa cần phát xuất qua nhiều dạng thức. Lửa điện, lửa lấy từ gỗ cọ xát, từ đá chẹt ra, lấy từ ánh nắng mặt trời! Người sống nhờ lửa và nước! Lửa hiền và lửa dữ! Chơi với lửa có lúc phỏng tay! Lửa dữ nổi lên tàn cháy cả, núi rừng trước đây bị cháy hàng nửa tháng chưa tắt dập!Cây cối còn trơ gốc cháy sém, khô cạn dòng suối nước phát nguồn! Lửa giặc còn ghê tởm hơn! Đốt phá cả lâu đài kiên cố, làm tiêu tan cả triều đại! Châu U vương muốn thấy được nụ cười của Bao Tự mà truyền nổi lửa trên phong hỏa đài giỡn với chư hầu, để người đời sau có câu……..” (PS)
Cám ơn anh PS đã cho thưởng thức một bài ký rất hay. Chúc anh sức khỏe.
Cám ơn bạn Kim Đức đã dành thời giờ đọc và chia xẻ nỗi niềm riêng với những cảm xúc thăng hoa …
Mong gặp nhau những kỳ tới.
Thân mến
PN
Cám ơn BBT HX & các văn thi hữu trong HX
Chúc vui trong tuần.
PN