“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua “
( Vũ Đình Liên )
Ông nội tôi mất ở tuổi 85 ( 01/06/1975 ). Ngày ông ra đi trong sự khó khăn, bộn bề của đất nước cũng như sự nghèo khổ của gia đình bác hai tôi – một nhà giáo đông con – Ông nằm xuống sau 2 năm nằm liệt và một tháng mòn mỏi chờ đợi 3 cha con chúng tôi trở về. Trước mộ ông vừa chôn được 2 ngày, tất cả chúng tôi mỗi người một tâm trạng, nỗi buồn riêng. Nhưng với tôi là làm sao đưa ông về cạnh mộ bà như lúc sinh thời ông đã dặn.
Theo lời ba tôi, lúc thiếu thời ông được cho xuống tỉnh thành ăn học. Ông cũng từng lều chõng vàoTrường Thi Bình Định dự thi những khóa cuối chữ nho. Sau đó làm thầy dạy học. Tại đây ông đã gặp bà nôi tôi, sống với gia đình trong một căn nhà khang trang ở phố. Ngoài ra, ông cũng là ông đồ khi tết đến, xuân về, hay dịp lễ, ma chay, có aI cần ông đều viết giúp.
Rồi trong cái buổi :
” Cái học nhà nho đã hỏng rồi
Mười người đi học, chín người thôi “
( Trần Kế Xương )
Ông tôi thất nghiệp, phần lo các bác, cô , ba tôi ăn học nên phải bán căn nhà về quê sinh sống. Từ đó, ông chuyển thành thầy thuốc Bắc. Các con ông vì kinh tế quá khó khăn nên cũng bỏ làng ra đi lập nghiệp nơi xa.
Cuộc đời của ông vào buổi gần tàn của chế độ phong kiến, chữ nho đã hết thời, nên đời sống vật chất của gia đình thiếu thốn, cộng thêm chỗ ở không ổn định. Hai, ba lần cất nhà, không cái nào tồn tại lâu dài. Lúc thì xóm trên bị cháy, lúc làng dưới lũ lụt. Cuối cùng cũng tạm yên trong căn nhà nhỏ dược dòng tộc tạo dựng nên.
Sỡ dĩ hai anh em tôi được ông nuôi dưỡng từ nhỏ, vì ba mẹ tôi đã chia xa, ông sống một mình, nhà cạnh trường Tiểu học, rất thuận lợi cho việc học của anh em tôi.
Căn nhà lợp tranh, vách đất. Phía trước là con đường nho nhỏ, có dòng sông Côn. Phía sau là cánh đồng lúa, nhiều căn nhà liêu xiêu bên lũy tre xanh, mương nước, ngôi chùa nhỏ trên đồi. Cuộc sống anh em tôi quanh quẩn với đồng lúa, hồn nhiên, ăn học, vui chơi.
Cuộc sống nghèo khó nên ông sống tiết kiệm. Thường thì cơm có rau, khô cá, thay đổi vài loại mắm. Thi thoảng tôi đi bộ vài dăm cây số xuống thị trấn, vừa hốt thuốc cho ông, vùa ghé chợ mua thúc ăn dành cho vài ngày. Anh em tôi tự phân công làm việc nhà. Lâu lâu được bồi dưỡng thịt gà, thịt vịt trong vườn ông nuôi hoặc cá tươi do tôi bắt được khi đi theo bờ mương, đi câu hoặc theo thuở ruộng lúc cày bừa.
Sống với ông,chúng tôi cảm thấy đầm ấm. Khi nào rảnh rổi ông dạy thêm cho tôi chữ nho, khi học văn có câu chữ nào không hiểu, tôi nhờ ông giải thích. Tưởng cuộc sống êm đềm của ông cháu tôi sẽ dài lâu, cho đến khi anh em tôi khôn lớn. Nhưng chiến tranh, vùng quê tôi nhiều bất ổn. Thế là ba ông cháu tôi chia xa, mỗi người một nơi. Từ đấy, ông sống tạm bợ, không nơi nào ông ở lâu dài. Anh em tôi cũng như ông, lưu lạc khắp nơi nhưng rất may là việc học không bỏ dở.
Sống ở thôn quê cùng ông, dù thời gian ngắn ngủi, nhưng tôi học ở ông nhiều bài học về nhân cách, đao đức. Ông sống khiêm tốn, giản dị, tử tế với mọi người. Anh em tôi chưa một lần bị đánh hay chưởi mắng. Nếu có sai phạm, ngỗ nghịch ông phân tích, khuyên bảo bằng lời lẽ nhẹ nhàng nhưng thấm vào tim. Ông dạy cho tôi tinh thần tự lập, tự giác. Tôi học ở ông cách cư xử ở đời là làm nhiều điều tốt, lời hay, lẽ phải. Tất cả là hành trang, hoài bão giúp tôi tự tin bước vào đời ngay cả những lúc túng bẩn, khổ cực, tuyệt vọng nhất
Đã gần 40 năm. Các gia đình anh em tôi may mắn làm ăn ngày càng khá giả hơn. Các con, cháu đều được ăn học tử tế. Tất cả đã trưởng thành, đều tốt nghiệp Đại học hoặc cao hơn. Nhưng quan trọng là các cháu biết thương yêu nhau, đùm bọc, dìu dắt nhau vào đời. Hầu hết các cháu đã lập gia đình và cuộc sống riêng tư tương đối ấm no, hạnh phúc. Nhìn lại quãng đời của ông và anh em tôi mà thấm thía… Thành quả ấy, theo tôi là phúc đức của ông bà để lại.
Thêm một mùa xuân nữa lại về. Cả gia đình chúng tôi cùng nhau về thăm mộ phần ông bà nội, ngoại như thường lệ hàng năm. Thắp nén nhang thơm, lòng kính nhớ, ngậm ngùi nhớ bài thơ Ông Đò của cụ Vũ Đình Liên
” Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? ”
{jcomments on}
người ông trong bài thật đạo đức ,hình ảnh đẹp như vang bóng một thời.
Cảm ơn thuydukhuc đã đọc bài viết. Chúc sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc song.
Bài viết như một lời nhắn nhủ cho những ai….
Chúc anh và gia đình An lành !
CẢm ơn Anhphuong nha . Mong đón nhận nhiều tác phẩm hay mới của AP.Chúc vui.
Bài viết như một bức thông điệp truyền lại cho thế hệ trẻ.
Tuy Chế độ phong kiến lạc hậu nhưng biết dạy con người cách sống và hòa hợp với tất cả. Rất tiết giờ đây hiếm có một gia đình biết yêu thương và đùm bọc nhau như thế.
Cảm ơn tác giả. Chúc tác giả an khang và an lành.
Chào chị Lâm Bích Thủy.
Hình ảnh của ông trong lòng 2 anh em chúng tôi là một hình ảnh đáng trân trọng mà không thể nào quên. Ông đã thay cha mẹ nuôi nấng ,dạy dỗ suốt tuổi ấu thơ cho hết bậc Tiểu học.Do vậy mỗi lần về quê tôi không thể cầm được nước mắt. Baì viết là nỗi niềm tâm sự , trang trải long mình mà không có một hàm ý nào khác. Cảm ơn chị đã ghé thăm và có sự đồng cảm. Trong thâm tôi có thẻ hiểu giữa gia đình chị và gia đình tôi có những người ông, người cha mẫu mực, đáng kính. Năm mới chúc chị cùng gia đình sức khỏe dồi dào và có nhiều tác phẩm hay cho bạn đọc.
Một gia đình nề nếp gia phong khởi nguồn từ người ông thật ngưỡng mộ.
Cảm ơn Dạ Lan thật nhiều. Bài văn trên là nỗi niềm tâm sư.mà khi viết xong tôi cảm thấy nhẹ lòng. Nghề giáo của ông không để lại sự giàu có mà chỉ để lại phúc đức mà chúng tôi được hưởng. Bản thân tôi chỉ cầu mong được như vậy. Chúc Dạ Lan năm mới AN KHANG – THỊNH VƯỢNG.
Ông nội tôi mất ở tuổi 85 ( 01/06/1975 ). Ngày ông ra đi trong sự khó khăn, bộn bề của đất nước cũng như sự nghèo khổ của gia đình bác hai tôi – một nhà giáo đông con – Ông nằm xuống sau 2 năm nằm liệt và một tháng mòn mỏi chờ đợi 3 cha con chúng tôi trở về. Trước mộ ông vừa chôn được 2 ngày, tất cả chúng tôi mỗi người một tâm trạng, nỗi buồn riêng. Nhưng với tôi là làm sao đưa ông về cạnh mộ bà như lúc sinh thời ông đã dặn.
Theo lời ba tôi, lúc thiếu thời ông được cho xuống tỉnh thành ăn học. Ông cũng từng lều chõng vàoTrường Thi Bình Định dự thi những khóa cuối chữ nho. Sau đó làm thầy dạy học. Tại đây ông đã gặp bà nôi tôi, sống với gia đình trong một căn nhà khang trang ở phố. Ngoài ra, ông cũng là ông đồ khi tết đến, xuân về, hay dịp lễ, ma chay, có aI cần ông đều viết giúp.(MT)
Lúc này thì SS đã hiểu cái lý do tại sao mỗi lần về Bình Định anh MT đều muốn đi thăm sông Trường Thi. Bài viết cảm động lắm anh MT ơi!
Chúc anh và G/Đ năm mới an vui, hạnh phúc.
Wow!Giờ SS mới hiểu. Hôm nhờ SS hướng dẫn, lần sau hai anh em cùng về. Hỏi thăm , người ta mới chỉ đi qua cây cầu. Nhìn dòng nước trong xanh chảy bên dưới mà thích quá.Vì trời hơi tối nên chưa cảm nhận hết phong cảnh nên thơ ở sông Trường Thi . Cuối cùng 2 anh em mới vào quán Cà phê My Lăng và nghĩ đến một thời ông đã sống nơi này. Có chút tâm hồn SS lúc nào thả bộ , anh nghĩ sẽ có cảm xúc làm nên bài thơ hayChúc khỏe.
Sống ở thôn quê cùng ông, dù thời gian ngắn ngủi, nhưng tôi học ở ông nhiều bài học về nhân cách, đao đức. Ông sống khiêm tốn, giản dị, tử tế với mọi người. Anh em tôi chưa một lần bị đánh hay chưởi mắng. Nếu có sai phạm, ngỗ nghịch ông phân tích, khuyên bảo bằng lời lẽ nhẹ nhàng nhưng thấm vào tim. Ông dạy cho tôi tinh thần tự lập, tự giác. Tôi học ở ông cách cư xử ở đời là làm nhiều điều tốt, lời hay, lẽ phải. Tất cả là hành trang, hoài bão giúp tôi tự tin bước vào đời ngay cả những lúc túng bẩn, khổ cực, tuyệt vọng nhất.
Anh Minh Triết thật diễm phúc, có một người ông quá tuyệt vời!
Đời nhà giáo của ông thật nghèo khó , đến nỗi không đủ nuôi hai đứ cháu , nhưng tinh thần thì phong phú. Bỡi vậy nên anh bây giờ hối tiếc là mình đã bỏ qua Sư Phạm sau khi hoàn tất bậc TH ở Qui Nhơn .Thôi thì đó cũng là số phân . Bài viết như một lời cảm tạ đến công ơn của ông. Chúc QT sức khỏe, đi du lịch nhiều…