Tình thơ Trương Chi Mỵ Nương

…Lệ tình nhân – ngọc tình quân

Bấy lâu chia cách nay gần bên nhau

Trải qua biết mấy bể dâu

Từ đây lệ-đá tròn câu chung tình…

Vũ Thanh

Khởi viết ngày 30-4-2010

LỜI THƯA

Sau khi vinh danh tấm lòng trung trinh và chung thủy của nàng chinh phụ Đoan Trang xứ Bình Định chờ chồng đến hóa đá trong trường thi Hòn Vọng Phu, hôm nay chúng tôi sẽ kể lại lần nữa – như chúng ta đã từng được nghe kể – cho các bạn nghe mối tình si của một chàng ngư phủ, tuy nghèo nàn xấu xí nhưng có một tình yêu thủy chung, sâu nặng đến độ khi chết đi rồi trái tim yêu kia đã hóa thành đá chờ đợi gặp lại cho được người mình yêu mới chịu tan biến đi bằng chính những giọt nước mắt của nàng.

Đó là chuyện tình Trương Chi – Mỵ Nương.

Cũng như những chuyện cổ tích khác, chuyện tình Trương Chi – Mỵ Nương được kể đi kể lại dưới nhiều chi tiết khác nhau, nhưng tựu trung cũng nói lên cái quan niệm tự do luyến ái của người dân Lạc Việt trong bối cảnh đời sống nông nghiệp thời sơ khai . Trai gái Lạc Việt tự do luyến ái, yêu thương nhau không phân biệt giai cấp, sang hèn (như chuyện công chúa Tiên Dung con Vua Hùng và chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử )… Tuy tự do nhưng bao giờ tình yêu của họ cũng cao đẹp, mãnh liệt và chung thủy . Nó phản ảnh đúng đắn quan niệm siêu việt trong tình yêu của nền Minh Triết Lạc Việt ở bờ nam lưu vực sông Dương Tử, với cuộc sống định cư nông nghiệp gần gũi với thiên nhiên, khác hẳn với nền văn hóa có tính du mục của Hán tộc ở hai bên lưu vực sông Hoàng Hà .

Tình yêu trai gái Việt nếu viên thành thì kết nên vợ chồng tạo dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, sống đời sống hiền hòa bên đồng ruộng, thiên nhiên. Nếu trắc trở không thành thì lòng chung thủy và sự mãnh liệt của tình yêu kia lại biến hóa đi dưới dạng khác, ở một chiều kích khác để hoặc tồn tại với không gian, thời gian, sánh cùng Nhật – Nguyệt như Đá Vọng Phu, như chuyện Trầu Cau, Trọng Thủy – Mỵ Châu … Hoặc hòa tan như trái tim chung tình đã hóa ngọc của Trương Chi hòa tan với những giọt lệ của Mỵ Nương để hòa nhập vào vũ trụ, đi vào cõi vĩnh hằng và bàng bạc khắp nhân gian.

Bằng nhiều thể thơ khác nhau, chúng tôi viết lại Tình thơ Trương Chi – Mỵ Nương để chi tiết hóa câu chuyện vốn đơn sơ mà dân gian thường kể lại . Những chuyện kể ở vài nơi khác đã nói đến các địa danh như sông Tương, chức quan Tể Tướng ..v..v .. nhưng thiển nghĩ dòng sông Tiêu Tương xa xưa nay đã không còn trên thực địa Việt Nam, và trong suốt dòng lịch sử dân tộc, chúng ta không hề có chức quan Tể Tướng mà chỉ có các chức tương đương như quan Hành Khiển..v.v..Những câu chuyện kể dùng tên gọi sông Tương và nhân vật Tể Tướng đã đưa đến sự lầm lẫn cho người nghe tưởng rằng đây là một câu chuyện của nước Tàu, vì dòng sông Tương bên Tàu đã ăn sâu vào nền văn học Việt từ xưa đến nay. Vã lại chính người Tàu cũng đã lên tiếng nhận vơ rằng chuyện tình Trương Chi – Mỵ Nương là của họ. Để tránh sự lầm lẫn đó, chúng tôi đã mạnh dạn thay đổi các chi tiết trên không ngoài mục đích xác định lại câu chuyện tình diễm tuyệt này cũng như niềm mong ước nâng câu chuyện tình diễm lệ và bi thương này lên một tầm cao hơn, thi vị hơn để kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam thêm phong phú. Chúng tôi cũng muốn dùng vẻ đẹp của câu chuyện tình này để mở đầu tập trường thi gồm nhiều tình sử: “Việt Nam – những thiên tình sử diễm tuyệt” mà đã từ lâu chúng tôi hằng ấp ủ.

Mơ ước thì nhiều nhưng tài sơ, trí thiển, chỉ mong bày tỏ tấc lòng của một người con xa xứ đối với quê hương, dân tộc. Còn mong được các bậc thức giả chỉ điểm thêm cho.

Cẩn bút

Vũ Thanh – Võ Thanh Quang

 

 

…Trường thi “Tình Thơ Trương Chi Mỵ Nương” dài gần một ngàn câu, được viết bằng nhiều thể loại thơ khác nhau, tùy theo tâm cảnh của diễn tiến chuyện tình, là một thi phẩm dài hơi, rất đáng kể của nhà thơ và cũng là nhạc sĩ Vũ Thanh.

Đặc biệt là, trong trường ca này, tác giả đã đưa ra giả thuyết mới về bước khởi đầu cũng như những diễn biến sau đó, của huyền thoại Trương Chi Mỵ Nương. Tác giả cho biết ông rất yêu chuyện tình đẹp tới nao lòng này, nên, có nhiều đoạn thơ ông viết với tất cả xúc cảm chân thành của một cá nhân, thông cảm và chia sẻ thảm kịch của hai nhân vật chính. Có lẽ vì thế mà, trong gần một ngàn câu thơ, người đọc sẽ bắt gặp khá nhiều đoạn thơ cảm dộng.

Ngoài ra, tác giả cũng cho thấy tính nghiêm túc và công phu của mình, khi ông có những chú thích đầy đủ, chu đáo về những danh từ riêng hay những điển cố, điển tích có trong trường ca…

Du Tử Lê

( Dutule.com  . Giới thiệu sách)

 

Phần 1

Tiếng hát trên sông

(câu 1-18)

*


Có một dòng sông chưa mang tên

Như cánh tay thon

Vươn ra từ sông Hồng Mẹ

Có một chiếc thuyền câu nhỏ bé

Từng đêm lặng lẽ

Chở nỗi buồn mênh mang

Trong não nùng tiếng hát

Trong khúc tiêu oán than

Thổn thức dưới trăng vàng

Hát Giang !!! Hát Giang[1] !!!

Vì đâu mà nhỏ lệ

Để tiếng tiêu sầu chạnh lòng nhân thế

Vì đâu mà quạnh quẽ

Để tiếng hát buồn trăn trở khách hồng nhan[2]

 


Đời đa đoan

Tình đa đoan

Tài hoa chết giữa cô đơn

Phù Dung rũ cánh lầu son úa tàn…

* * *


[1] Đoạn đầu của nhánh sông rẽ ra từ sông Hồng của sông Đáy ngày nay là sông Hát. Tên Hát Giang được Mỵ Nương và dân trong vùng đặt cho khúc sông này từ ngày có tiếng hát của chàng Trương Chi vang vọng trên sông mỗi mùa trăng.

[2] Khách hồng nhan: từ dùng để chỉ những người phụ nữ đẹp.

 

{jcomments on}

 

0 thoughts on “Tình thơ Trương Chi Mỵ Nương

    1. Quang Võ

      Chào Tuệ Minh. Đúng vậy. Nhưng Đao Đoan ở đây không phải bỡi con người muốn, mà do cuộc đời là bể trầm luân nên nó đắm chìm, đưa đẩy. Nhưng dù các nào đi nữa thì đú là “mang lắm lụy phiền”. Chúc Năm mới an vui.

      Reply
  1. Dạ Lan

    – Có một dòng sông chưa mang tên

    – Như cánh tay thon

    – Vươn ra từ sông Hồng Mẹ

    – Có một chiếc thuyền câu nhỏ bé

    – Từng đêm lặng lẽ

    – Chở nỗi buồn mênh mang

    – Trong não nùng tiếng hát

    – Trong khúc tiêu oán than

    – Thổn thức dưới trăng vàng

    Hay và buồn ghê gớm, tác giả ơi!

    Reply
    1. Quang Võ

      Cảm ơn Dạ Lan đã khen qúa khen. Đây là một tình sử tuyệt đẹp của người Việt mà người Tàu họ có ý đồ muốn coi như là của họ đấy. VT sợ mình còn chưa đủ trình độ để diễn đạt được hết vẻ đẹp của nó. Nghe Dạ Lan khen cũng thấy an ủi một chút. Chúc năm mới vui vẻ.

      Reply
  2. Sông Song

    – Đời đa đoan

    – Tình đa đoan

    – Tài hoa chết giữa cô đơn

    – Phù Dung rũ cánh lầu son úa tàn…(VT)

    Ái chà….hay thật là hay…! Đoạn trường chi lắm….?….Ơi tác giả ơi!

    Reply
    1. Quang Võ

      Không đoạn trường sao khiến ngàn đời sau người người vẫn nhỏ lệ Sông Song ơi. Cảm ơn lời khen. Chúc vui.

      Reply
  3. Nguyên Lương

    Không biết có phải tác gỉa Vũ Thanh, qua những tác phẩm văn vần cũng như văn xuôi, đều có một chủ đích: Chống lại cái giáo dục hà khắc, cưỡng chế, độc tài, ràng buộc… của Khổng Mạnh, du nhập vào nước ta từ mấy ngàn năm đô hộ. Trong truyện và thơ của họ Vũ, phảng phất những đả phá, ngầm chống lại cái cổ lệ nặng chất quan liêu, quyền lực của giới lãnh đạo nhu nhược, giới quan lại tham ô lên đầu cổ người dân nghèo. Quân xử thần tử…phụ xử tử vong…cho dù có là hôn quân, có là hèn phụ người con cứ phải nghe, người dân cứ phải thờ một cách mù quáng. Viết lại những pho truyện dã sử dài hàng ngàn trang chỉ để trút cái tâm sự của người sĩ phu bất đắc chí trước những thối nát, trái ngang. Anh muốn đập phá đi cái tượng đài Khổng Minh sừng sững trong đầu người dân Việt. Anh muốn ai đó có ý định làm sống lại cái học thuyết lỗi thời: quân thần, phụ tử , phu phụ để tiếp tục đè đầu cỡi cổ dân lành phải suy nghĩ lại. Ngàn xưa đã có những chồng đối ngầm từ dân gian qua các câu chuyện kể Trương Chi-Mỵ Nương, Hòn Vọng Phu, Chuyện Chàng Lía…mà nay Vũ Thanh cho sống lại như để nhắc nhở chúng ta đừng tiếp tục mù quáng nghe theo những tập tục, cổ lệ mà cúi đầu hèn nhục. Đọc chuyện xưa để nghĩ đến chuyện nay, để đưa câu chuyện từ bóng tối ra ánh sáng, để soi rọi trí tuệ con người đừng tiếp tục làm nô lệ cho trí thức cũ mọt. Sống là sống hiên ngang như chàng Lía. Yêu là yêu mãnh liệt như Chàng Trương, là cuồng nhiệt, là mặn nồng… là hết lòng với dân cũng như hết tình với người yêu.
    Phải chăng đó là thông điệp của Vũ Thanh qua các tác phẩm dã sử này. Chúc Vũ Thanh không cô đơn trên con đường mình đi. Cảm phục!
    NL

    Reply
    1. HNTín

      Trích đoạn tuyệt vời.Hay lắm Vũ Thanh ơi!Một chuyện tình cảm động được thi vị hóa bằng những câu thơ để đời.
      Lời nhận xét của anh Nguyên Lương về những Tác phẩm của Vũ Thanh vô cùng chính xác.
      Mình thấy thích lời và tiết tấu của Đoản thơ này.

      Reply
  4. Quang Võ

    Lời nhận xét của Anh Nguyên Lương đã soi thấu tâm can của VT rồi. Đạo lý Khổng Mạnh nguyên thủy rất nhân bản vì họ đề cao “Dân vi qúi, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là qúi nhất, sau đó là tổ quốc, Vua Chúa bị xem nhẹ). Ý nghĩa này đã được Khổng Tử góp nhặt từ các đạo lý trong nền triếy lý Việt Nho của dân Bách Việt. Cho nên Khổng Tử mới thú nhận rằng những sách vở học thuật của ông là “San Định” chứ không phải do ông đạt ra. Nhà Tần đốt sách, nhà Hán lên cổ xướng viết lại sách, ai viết được sách thì cho làm quan thế là Bách gia, Chư Tử xuất hiện, ai cũng viết sách, mà viết sách để được làm quan thì phải nịnh Vua. Từ đó cái đạo lý ban đấu của Khổng Tử đã bị đảo lộn. Thay vì Vua vi Khinh thì Vua vi Qúi. Đám Vua chúa nhà Hán thấy vậy sung sướng quá nên coi đó là quốc sách, đẩy bọn dân đen xuống hàng Dân Vi Khinh. Chưa đủ, họ còn đặt ra đủ thứ ràng buộc nào Tam Cương (Quân Thần, phụ tử, phu thê) và Ngũ Thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín), hướng mọi mục tiêu vào việc phụng sự triều đình.
    VT viết truyện, làm thơ không ngoài mục đích vựa lại nền minh triết Việt Nho nhân bản thuở xa xưa của dân Bách Việt, để xã hội Việt Nam mình ngày một an bình, tốt đẹp hơn. Đúng là nên sống hiên ngang và bác ái như Chàng Lía, yêu mặn nồng và mãnh liêẹt như chàng Trương Chi và nàng Mỵ Nương vậy.

    Cảm ơn bạn hiền nhé Ngọc Tín.
    Chúc hai người năm mới an bình.

    Reply
  5. Thu Thủy

    Có một dòng sông chưa mang tên
    Như cánh tay thon
    Vươn ra từ sông Hồng Mẹ
    Có một chiếc thuyền câu nhỏ bé
    Từng đêm lặng lẽ
    Chở nỗi buồn mênh mang
    Trong não nùng tiếng hát
    Trong khúc tiêu oán than
    Thổn thức dưới trăng vàng
    Hát Giang !!! Hát Giang[1] !!!…

    Một chuyện tình truyền thuyết ngày xưa, được một thi sĩ ngày nay viết lại bằng thơ. Nhưng mở đầu câu chuyện là những dòng thơ tuyệt tác, ngân vang mãi trong lòng người.

    Reply
    1. Quang Võ

      Chào Thu Thủy. Vì chuyện tình đẹp nên những dòng thơ mới ngân vang mãi trong lòng người như vậy đó, không phải do thi sĩ đâu. Chúc năm mới an vui.

      Reply
  6. Quốc Tuyên

    Có một dòng sông chưa mang tên
    Như cánh tay thon
    Vươn ra từ sông Hồng Mẹ
    Có một chiếc thuyền câu nhỏ bé
    Từng đêm lặng lẽ
    Chở nỗi buồn mênh mang
    Trong não nùng tiếng hát
    Trong khúc tiêu oán than
    Thổn thức dưới trăng vàng
    Hát Giang !!! Hát Giang[1] !!!…
    Những vần thơ mở đầu trường thi hay quá, QT cũng thích chuyện tình Trương Chi – Mỵ Nương, thương cảm khối tình si của chàng ngư phủ họ Trương lắm!

    Reply
    1. Quang Võ

      Thankyou lời khen nghen QT. Chuyện tình này Du Tử Lê đã nói “đẹp đến nao lòng” mờ.
      Chúc vui vẻ.

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.