Con chim đã bay đi từ buổi sớm.
Trời mênh-mông nhỏ xuống giọt sương hồng.
Bánh xe đó vô-tình quay chẳng chậm,
Nên một đời đang có biến thành không.
Nơi cuộc lữ, cha là người khách lạ.
Trong gian-nan khốn-khó vẫn tươi cười.
Đường xa tắp dẫn về trăm vạn ngả.
Tình yêu người thành rượu uống mềm môi.
Đôi giầy vải nơi góc nhà đã hỏng.
Thanh gươm mòn để lại dưới lều hoang.
Nhưng lời cha bên con còn vang-vọng:
“Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong”.
Có chiếc lá trên cây già đã đỏ,
Chợt lìa cành theo gió rụng chiều nay.
Ánh sao biếc trên trời thôi sáng tỏ.
Đêm cô-đơn lạnh-lẽo bóng trăng gầy.
Người tiễn người, những vòng tay nối lại.
Hát một lần…,lần nữa… tiễn cha đi.
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi.
Sao trong con chất-ngất lúc phân-kỳ?{jcomments on}
Người tiễn người, những vòng tay nối lại.
Hát một lần…,lần nữa… tiễn cha đi.
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi.
Sao trong con chất-ngất lúc phân-kỳ?
Buổi chia ly, buồn thấm thía
Kính thưa chị,
Chân-thành cám ơn chị đã là người thứ nhất góp ý.
Kính chúc chị luôn an-mạnh
Nhưng lời cha bên con còn vang-vọng:
“Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong”.
……..
Người tiễn người, những vòng tay nối lại.
Hát một lần…,lần nữa… tiễn cha đi.
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi.
Sao trong con chất-ngất lúc phân-kỳ?
Bài thơ hay và cảm động lắm, anh à!
Anh Trần Văn Thơ thân mến,
Lâu lắm không được “gặp” anh và cũng không được đọc thơ anh.
Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ có lần sau khi đọc thơ anh, tôi có một buổi sáng đầy đủ và không muốn viết gì cả. Thơ của anh như vậy làm sao mà quên được.
Cám ơn anh đã có lời góp ý với NHLD
Anh Nguyễn Hoàng Lãng Du mến, TVT vẫn nhớ tình cảm đó của anh mà.
Chúc anh mạnh khỏe và sáng tác đều nhé!
Nhưng lời cha bên con còn vang-vọng:
“Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong”.
………………….
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi.
Sao trong con chất-ngất lúc phân-kỳ?(NHLD)
Bài thơ thật xúc động & hay lắm NHLD !Chúc sức khỏe!
Cám ơn chị nhiều.
Chúc chị luôn an-vui.
NHLD
Người tiễn người, những vòng tay nối lại.
Hát một lần…,lần nữa… tiễn cha đi.
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi.
Sao trong con chất-ngất lúc phân-kỳ?
Cảm ơn NHLD đã cho thưởng thức một bài thơ đầy cảm xúc và rất hay, chúc NHLD sức khỏe -an lành nhé.
Chân-thành cám ơn đã đọc thơ và góp lời phẩm bình.
Anh viết thơ thay cho những người con gởi cho những người Cha dâng đời mình cho lịch sử. Lịch sử đời nào cũng có anh hùng và cũng có đạo tặc, gian tà. Tiếc thay, gian tà thường thắng và trụ với thời gian để cho người đời nguyền rủa còn anh hùng thì sáng đến, chiều đi để cho đời mãi mãi tiếc thương. Nhưng cái chính không phải là được ngồi đó để gậm nhấm nỗi buồn mà ra đi để còn nghe lời nhắn nhủ. Như lời thơ của Anh, đọc lên cứ như đang nghe một khúc khải hoàn ca: dõng dạt, hiên ngang, và đầy khí phách. Và một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ bắt gặp hình ảnh người anh hùng đó ở đâu đây, và không biết chừng họ đang hiện diện quanh ta. Anh nhớ có lần mình gởi Anh bài thơ có câu:
Đêm ngủ trong chòi em mơ ngày gió lớn
Giòng cuồng lưu bật rễ gốc sim gìa
Dậy trùng dương sóng bủa ghềnh đá dựng
Lũ thú rừng đổi kiếp hóa người ta…
Người anh hùng trong thơ Anh đã hiện về trong giấc ngủ của người em gái. Chàng thi sĩ họ Phan đọc bài thơ này của Anh chắc là rung đùi khoái chí.
Chúc Anh vui và mãi mãi thắp sáng ngọn lửa hy vọng thế này cho đời bớt tối tăm.
NL
Anh Nguyên Lương,
Anh nhắc đến một bài thơ của anh viết cho người em gái, làm tôi xúc động. Không chỉ có bài này mà còn nhiều bài khác. Anh viết cho gia đình, cho quê hương làm người nghe, người đọc ngậm-ngùi và lòng họ mềm đi trong niềm thương nhớ…
Chúng ta viết văn,làm thơ cũng có phần nào mong tình Yêu Thương lớn rộng hơn, mong thắp sáng ngọn lửa hy vọng cho người khốn cùng
Cám ơn những góp ý của anh . NHLD
Bửa hôm đó chia tay là vĩnh quyết
Nghìn dặm quan san mất dấu ba rồi
Nay mới biết đời phân nhiều đoạn khúc
Bước ngoặt nào cũng đẫm nước mắt rơi
Có chiếc lá buồn hiu trên sông vắng
Xuôi theo dòng đến bến lạ bờ xa
Con ra đi không một lời hẹn nhắn
Buổi trở về để hạnh phúc ra hoa
Có đôi khi con thành người hoang tưởng
Hình như cha đang canh cánh kề bên
Thương nhớ quá bửa cơm chiều đạm bac
Tìm đâu ra giữa trời đất vô cùng
Lời dặn cũ làm hành trang thiên lý
Dù ở đâu vẫn nhớ đạo làm người
Giữ tâm sạch như ba từng hoài bão
Nơi xa xôi ba có một nụ cười
Ba ra đi tiếc thương đời ngắn ngủi
Mộ chí đơn sơ trong nghĩa trang buồn
Cõi người ta cuối cùng đều cát bụi.
Mà ba ơi! con…rất đỗi ngậm ngùi
Hay quá R Xưa ơi!
R Xưa thân mến,
Không cần nói nhiều khi đọc thơ của R Xưa. Thôi, đành cám ơn qua hai chữ: TUYỆT VỜi!
Có chiếc lá trên cây già đã đỏ,
Chợt lìa cành theo gió rụng chiều nay.
Ánh sao biếc trên trời thôi sáng tỏ.
Đêm cô-đơn lạnh-lẽo bóng trăng gầy.
Người tiễn người, những vòng tay nối lại.
Hát một lần…,lần nữa… tiễn cha đi.
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi.
Sao trong con chất-ngất lúc phân-kỳ?
Vốn vẫn biết cuộc đời là hư vô, là cát bụi. Vẫn biết qui luật của đời người là sinh , lão , bệnh, tử nhưng lòng vẫn ngậm ngùi khi tiễn biệt người thân , tiễn biệt người Cha thân yêu đã một đời chịu bao gian khổ.Tiễn Cha ra đi bỏ lại đứa con cô đơn giữa cuộc đời và trong con còn vang vọng lời cha “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong”.Bài thơ cảm động lắm anh NHLD ơi!
Chân-thành cám ơn cô giáo
Tôi chưa hề viết xuống những ý nghĩ của tôi khi Cha tôi qua đời.
Nhỡ mai này, khi đổi sang viết truyện, có lẽ phải mượn những hàng phẩm bình cuối của cô. Xin phép trước.NHLD
Người. Đi kẻ ở thật ngậm ngùi
Chị Mộng Cầm,
Chỉ một vài chữ, chị đã tóm tắt ý nghĩa của cả bài thơ dài
Cám ơn chị
Một người cha luôn là cái bóng lớn sừng sững trong tâm hồn những đứa con, dù còn tại thế hay đã khuất núi.
” NƠI CUỘC LỮ, CHA LÀ NGƯỜI KHÁCH LẠ
TRONG GIAN NAN KHỐN KHÓ VẪN TƯƠI CƯỜI”
Khí phách như thế mới có thể làm điểm tựa cho đời con.Tiễn cha về miền cát bụi, dù biết lẽ vô thường, trong con vẫn chất ngất nỗi đau và cảm thức bơ vơ khi xa rồi dáng núi!
Bài thơ gợi thật nhiều cảm xúc.
Thưa chị Trần Thị Cổ Tích,
Vâng thưa chị, những bậc cha mẹ có trách-nhiệm và yêu thương con cái hết lòng thì con cái dù có hiếu đến đâu cũng không bao giờ baó đáp được cái tình như núi lớn, như biển rộng đó.
Cám ơn chị nhiều
Người tiễn người, những vòng tay nối lại.
Hát một lần…,lần nữa… tiễn cha đi.
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi.
Sao trong con chất-ngất lúc phân-kỳ?
Biết cha ra đi là vì nghĩa lớn nhưng sao phút tiễn đưa vẫn cứ ngậm ngùi. Bài thơ thật xúc động, hay quá anh Nguyễn Hoàng Lãng Du ơi!
Được cô giáo Việt Văn của Hương Xưa phẩm-bình là một điều hân-hạnh.
Xin chân-thành cám ơn chị
Anh Nguyễn Hoàng Lãng Du ơi, QT chỉ là cô giáo dạy tiểu học anh à.
Thưa chị Quốc Tuyên,
Sứ-mạng của giáo-chức là phát-triển con người, là yêu-thương học trò mình không phải là dậy ở cấp nào, trường nào.
Tôi ngả nón chào chị, cô giáo Việt Văn, đã đưa các em vào con đường chữ nghĩa của dân-tộc.
Có lẽ do ngại khó, chúng ta đang viết quá nhiều về tình trai gái, viết ít về mẹ, và quá ít về cha. Chúng ta gần như bỏ qua đề tài cha. Ở đây anh Nguyễn Hoàng Lãng Du đã dừng lại và chọn. Mượn những hình ảnh ước lệ – bánh xe quay, chiếc lá lìa cành, ánh sao thôi tỏ, bóng trăng lạnh gầy – và ít kỷ vật thân thương của cha – thanh gươm mòn, đôi giầy vải – ngoài ý vô thường, tác giả đã diễn tả rất xúc động lòng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương cha chất ngất ngậm ngùi.
Dù muộn màng, Ánh xin chia buồn với anh Nguyễn Hoàng Lãng Du. Chúc anh có nhiều nghị lực mới.
Chân thành cám ơn lời phẩm bình nhiều ưu ái và lời chia buồn của a/c.
Lời phẩm bình của anh/chị xúc tích lắm!
Bánh xe đó vô-tình quay chẳng chậm,
Nên một đời đang có biến thành không.
Thật là sâu sắc và rất hay.
Chân-thành cám ơn chị Dạ Lan đã đọc và phẩm bình
Đôi giầy vải nơi góc nhà đã hỏng.
Thanh gươm mòn để lại dưới lều hoang.
Nhưng lời cha bên con còn vang-vọng:
“Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong”.(NHLD)
Đời như áng mây chiều- rồi sẽ tắt
Chỉ còn lưu những kỉ vật một thời
Lời thiêng liêng- còn mãi ngân trong vắt
“Đời chông gai- nhưng tâm phải sáng ngời”(SS)
SS gởi anh NHLD tấm lòng ngưỡng mộ qua lời họa. Anh đọc vui. Chúc anh khỏe
Được tác giả “Cống Chìm” phẩm-bình là một điều hân-hạnh.
Chị là người tài-hoa. Chỉ một bài thơ mà chị khiến cả vùng Hương chen-chúc, nhộn-nhịp. Chúc chị may-mắn chon được đúng người
😛 😳
Anh Nguyễn Hoàng Lãng Du Thân mến!
Tôi vừa sửa xong CPU chiều nay, vào đọc Nhớ Lúc Phân Kỳ. Cuộc đời bao giờ cũng là một sự chi ly . Nỗi sầu đứt rưột từng cơn.
Ai đã hiểu được cha của anh là ai?
“Nơi cuộc lữ, cha là người khách lạ.
Trong gian-nan khốn-khó vẫn tươi cười.
Đường xa tắp dẫn về trăm vạn ngả.
Tình yêu người thành rượu uống mềm môi.”.
Tôi là người lang thang khắp chốn phố phường khi Hà Nội nằm trong vòng đói khổ. Dân Hà Nội nếu không có sự cứu trợ Miền Nam thì đã chết đói từ lâu rồi. Cho nên bao giờ người cha cũng bao dung:
“Nhưng lời cha bên con còn vang-vọng:
Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong”.”.
Xin cảm ơn anh, người con có giáo dục, có mạch nguồn văn hóa từ ngàn xưa.
Anh Nguyễn Hoàng Lâm Ni thân mến,
Cám ơn anh đã quá khen cũng mừng anh đã sửa xong máy.
Bài học mà tôi được học có vẻ đơn giản nhưng khó quá:”Đừng chỉ là một công-dân tốt của thế-giới mà còn phải là một người Viêt tốt”.
Anh Nguyễn Hoàng Lãng Du thân mến!
Viết tốt là tùy khả năng của mỗi người. Nhưng chắc chắn tôi là một công dân tốt. Chúc anh luôn bình yên.
Thân mến
NHLN
Thưa anh,
Người Việt(Việt Nam) tốt, không phải người viết tốt . Chữ bị mất dấu
Thân mến
NHLD có bài thơ đáng được mọi người khen ,đồng cảm , chia sẻ như bài của RXUA kẻ tám lạng người nửa cân . không biết ai ngày xưa nói : nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ mới là trung hiếu còn nuôi được chí của cha mới là đại hiếu . Đọc bài thơ trên biết NHLD đạt đại hiếu rồi .
Thưa anh Đinh Văn Quế,
Cám ơn anh đã ưu-ái trong lời chia sẻ.
Tôi ái-mộ những việc cha tôi làm nhưng không bao giờ theo kịp ý ông. Ông it khi dậy-dỗ qua lời nói nhưng bằng việc làm: hy-sinh, yêu thương, tận-tụy, giúp-ích, khiêm-tốn, nhẫn nại, trong sạch,…
Khi lớn lên, tôi mới hiểu cái triết-lý Á Đông là triết-lý của đời sống.
Đa-tạ anh đã đọc thơ và phẩm-bình.
Chào anh Nguyễn Hoàng Lãng Du!
“Nhớ lúc phân kỳ” của anh đọc thật thấm thía cái anh linh khí khái của “Cha” bàng bạc…hồn sông núi,thật xúc cảm, xin chia sẻ cùng anh:
_”Có chiếc lá trên cây già đã đỏ,
Chợt lìa cành theo gió rụng chiều nay.
Ánh sao biếc trên trời thôi sáng tỏ.
Đêm cô-đơn lạnh-lẽo bóng trăng gầy…”(NHLD)
_ “Quê cha đó!
Hồn thiêng xanh um màu nắng trải
Mảnh trăng gầy soi thấu cuộc phân ly
Mộng nhàu phai con nước bạc kinh kỳ
Bão lũ quét những ngày đông thiếu gạo…
Về đi anh!
Ta nối lại chiếc cầu xưa vỡ lỡ
Để mỗi chiều cùng đứng ngắm quê hương
Để đôi bờ bắc nhịp võng bình yên
Xanh trong mắt em thơ,lời cha qua hơi thở…(NNT)
Anh Nguyễn Ngọc Thơ thân mến,
Thơ của anh là những lời réo gọi. Thơ hay quá!
Vật đổi, sao dời. Cái đời tụ, tan.
Nhiều khi trong đêm thức giấc nghĩ đến 2 câu thơ của Trần Tế Xương mà thấm thía:
Đêm nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
Bây giờ lại thêm thơ anh!
Con chim đã bay đi từ buổi sớm.
Trời mênh-mông nhỏ xuống giọt sương hồng.
Bánh xe đó vô-tình quay chẳng chậm,
Nên một đời đang có biến thành không.
Nơi cuộc lữ, cha là người khách lạ.
Trong gian-nan khốn-khó vẫn tươi cười.
Đường xa tắp dẫn về trăm vạn ngả.
Tình yêu người thành rượu uống mềm môi.
Vào trễ nên mọi người đã phẩm bình hết rồi.
Bài thơ của anh thật cảm động, không là nỗi đau thống thiết cần phải chia xẻ, không là sự ray rức tâm hồn khi cha đã di mà mình ở lại, không là tiếc nhớ vô cùng khi người cha đã đi vào miên viễn.
Lời thơ chầm chậm đều đều, nhưng rất súc tích, nỗi buồn đã lắng sâu trong lòng, như bên dưới mặt biển rộng, những dòng hải lưu đang cuồn cuộn chảy. Ý thơ đã toát lên được
“Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong”.
Chí khí của người cha đã được tiếp nối bởi tâm hồn rộng mở của người con
Người tiễn người, những vòng tay nối lại.
Hát một lần…,lần nữa… tiễn cha đi.
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi.
Sao trong con chất-ngất lúc phân-kỳ?
Chị vào trễ nhưng lời phẩm-bình không trễ.
Cha tôi là người cha tốt, là người thầy đậy học trò bằng việc làm của mình, là người bạn lắng nghe và chia sẻ … Vâng, ông là cha, là thầy, là bạn của tôi ..
Khi ông qua đời, người ta làm một vòng tay lớn nối lại tiễn ông đi. Đứa con xa không có mặt trong vòng tay đó!
Chân-thành cám ơn cô giáo