Tiêu-Dao
Tặng anh Lê Hữu Uy
Thuở xưa xin nước trên chùa.
Trăng mềm gối mộng ta đùa cùng ta.
Tỉnh ra giữa lúc xuân già,
Thành con bướm giữa đồi hoa chập-chờn.
Vẫn Có Trong Ta
1
Trong ta đó, gã đi đường mệt-mỏi,
Em thanh-xuân kinh sách giữa am mù.
Ta là khách trần-gian trong gió nổi,
Chợt giật mình tóc rụng muốn đi tu.
2
Trong ta đó, có một chàng thảo-khấu
Giừa chợ đời cờ nhân-nghĩa treo cao.
Tụi ươn-hèn mặt xanh không chút máu,
Ta cả cười lên núi hát nghêu-ngao.
3
Trong ta đó, có một ông hoàng-đế,
Mang yêu-thương đi phát chẩn từng nhà,
Áo đơn-sơ an-vui cùng trăm họ,
Cửa đền-đài trẻ nhỏ gọi tên ta.
4
Trong ta đó, còn một người đạo-sĩ,
Đem hào-quang, danh-vọng trả cho đời.
Nắng lung-linh, núi chiều xa hùng-vĩ.
Trăng một giòng ta tắm giỡn mây trôi.
5
Trong ta đó, con vượn già bị đạn,
Sáng tinh-mơ vang tiếng hú gọi rừng.
Cầm trái ăn mà lòng không hờn-giận,
Thương lũ người ngoài cũi lắm băn-khoăn.
Viết trong đêm say Việt học{jcomments on}
Từ gã đi đường mệt mỏi, một anh chàng thảo khấu, một ông hoàng đế, một người đạo sĩ và đến cả con vượn già bị đạn Ta đều thấy Ta trong đó mơ ước làm được nhiều việc cho đời, cho Ta…
Còn lắm nỗi niềm như thế làm sao Tiêu-Dao như ai kia vui đùa giữa đồi hoa bướm chập chờn hở chàng thi sĩ Lãng Du?
Aha…Cảm nhận của chị QT thật là bay bỗng, phiêu bồng… 😛
Nay mới thấy sự giới thiệu chàng lãng tử NHLD này lên HX rất là đúng. Chúng ta từ nay được đọc những bài thơ của một nhà thơ một chân đã còn ở cữa trần chân kia đã vào cữa thiền, nên đọc thơ anh có cái gì đó lâng lâng, muốn giúp mình thoát tục. Đọc thơ anh cho mình có cảm giác tội lỗi vì lòng mình còn qúa nhiều tục lụy. Khi gọi tiếng Em còn đầy tha thiết. Khi nghĩ đến chuyện cũ, không bao giờ quên hình ảnh người xưa. Biết như thế là chẳng làm gì nên tội. Nhưng đọc thơ Anh mình thấy muốn sám hối, ăn năn và:
“Chợt giật mình tóc rụng muốn đi tu”
Rồi một ngày mình sẽ đi tu khi phủi hết bụi trần, nhưng chưa làm, chỉ nghĩ thôi đã thấy lòng hiu quạnh qúa!
Thơ của Anh hay và thấm thía qúa NHLD ơi!.
NL
Lần này sao anh Nguyên Lương không kêu các cô giáo và cô út ra còm?
Bài thơ lần này không là nhớ về tuổi ô mai nữa mà lại là lãng đãng giữa đời. Từ gã đi đường mệt mỏi, một anh chàng thảo khấu, một ông hoàng đế, một người đạo sĩ và đến cả con vượn già bị đạn đều có ta trong đó thì:
Chợt giật mình tóc rụng muốn đi tu.
Có lẽ nên làm ông hoàng lãng du đi tiêu dao, chứ đi tu làm sao nổi???
Thưa hai chị Quốc Tuyên và Thu Thủy,
Để trả lời hai chị, tôi đưa ra tiểu-sử của NHLD
Tự truyện
Thuở xưa có giọt nắng hồng,
Tiêu-Dao gặp giọt sương trong trên đổi.
Bỗng đâu tiếng mõ tuyệt-vời.
Nắng, Sương kết-tụ thành người Lãng Du
Anh biết mấy cô giáo trẻ thế nào cũng vào đây mà ngậm ngùi cùng anh nên không gọi cũng vào mà. Loại thơ này nó làm anh thẫn thờ và chắc cũng có làm mấy cô thắc mắc. Đàn ông khó hiểu qúa phải không. Thật ra, không phải thế đâu. Nói gì, làm gì, ca cẩm thế nào thì cũng lảng vảng, lòng vòng quanh một chữ TÌNH thôi. Bài thơ của NHLD trên đây cũng không thoát khỏi vòng tục lụy, chỉ bề ngoài có hơi “bướng” một chút nhưng trong lòng lúc nào cũng “đậm mối tình si”.
Cô Út có đồng thế với anh trai không?
NL
Trong ta đó, con vượn già bị đạn,
Sáng tinh-mơ vang tiếng hú gọi rừng.
Cầm trái ăn mà lòng không hờn-giận,
Thương lũ người ngoài cũi lắm băn-khoăn.
Người và vượn có khác chi nhau ô hô .
Tiêu Dao rất là Tiêu Dao:
Thuở xưa xin nước trên chùa.
Trăng mềm gối mộng ta đùa cùng ta.
Phảng phất động hoa vàng đâu đây :
Tỉnh ra giữa lúc xuân già,
Thành con bướm giữa đồi hoa chập-chờn.
Hay quá .
Nguyễn Hoàng Lãng Du. Một cái tên rất đẹp (chưa rõ người thì sao?) nhưng giọng thơ rất…khẩu khí! Là thành viên mới à? Xin chào mừng & mong bạn ngày càng gắn bó, thân thiết với HX. “Sung” cùng HX (ý nói là sáng tác sung đó nghen, chứ còn…)
Nguyễn Hoàng Lãng Du là gã Trương Chi không biết hát giữa cuộc đời này . Thuyền của gã đã tan trong giọt nước mắt của người con gái đẹp,thơ của hắn tưởng như chết đuối trên giòng trăng may được cố-nhân tìm được đưa tới bến Hương Xưa .
Chân thành cảm ơn các anh các chị
NHLD là con chiên của Chúa, thơ của NHLD lại có thể dán ở cổng Chùa. Người đẹp của chàng vẫn đâu đó áo hồng, áo tím lảng vảng như mây. Và lòng chàng? Ôi ai mà biết được lòng của nhà thơ nó ngổn ngang thế nào. Ấy, gọi đúng tên em là lấy ra đúng phóc, không lẫn lộn áo xanh hay áo trắng. NHLD đã vào đúng cữa. Nhưng đây không phải là cữa Thiền, mà là cữa vào vườn Thơ. Vào rồi, ngụp lặng trong đó khó thoát ra lắm đấy, nhà thơ ơi!
NL
Bài thơ “vẫn có trong ta” giống như tiếng cười ngạo nghễ giữa trần gian .Thơ hay mà nổ quá.
Trong ta đó, gã đi đường mệt-mỏi,
Em thanh-xuân kinh sách giữa am mù.
Ta là khách trần-gian trong gió nổi,
Chợt giật mình tóc rụng muốn đi tu.NHLD
Anh NHLD vì thấy” em thanh xuân kinh sách giữa am mù” muốn vào chùa hay tâm đã giác ngộ : Ta là khách trần-gian trong gió nổi,người đọc nên hiểu kiểu gì đây?
Trong ta đó, con vượn già bị đạn,
Sáng tinh-mơ vang tiếng hú gọi rừng.
Cầm trái ăn mà lòng không hờn-giận,
Thương lũ người ngoài cũi lắm băn-khoăn.NHLD
Bài số 5 này, bằng chứng của sự giác ngộ, con vượn già thấy xa và rộng hơn người thợ săn. Người đọc đã hiểu được bài số 1.
thơ anh hay, cảm ơn anh đã cho đọc, chúc anh khỏe.
Nếu Nguyễn Hoàng Làng Du vì nhìn thấy cái tâm thanh-tịnh của người con gái dep rồi muốn đi tu, hắn có thể trở thành thiền sư; nếu hắn nhìn thấy nhan-sắc mà xiêu lòng đi tu, hắn có thể trở thành đầu đà . Tùy theo cái duyên thôi anh Phan Thanh Cương ạ
Anh nghĩ tôi sẽ thành người nào?
Thưa anh Phan Thanh Cương,
Tôi vội trả lời khi chưa hiểu hết ý thâm-thúy của anh.
Trong ta đó, có một chàng thảo-khấu
Giừa chợ đời cờ nhân-nghĩa treo cao.
Tụi ươn-hèn mặt xanh không chút máu,
Ta cả cười lên núi hát nghêu-ngao.
Đọc đến đây có cảm giác anh hùng Lương Sơn Bạc thấp thoáng trong thơ
TIẾC XUÂN
Hôm nao lạc mộng bên đường
Thấy em gánh nước mùi hương rợp trời
Nhìn em ngọc thốt hoa cười
Tiếc con bướm mộng qua thời xuân xanh
Chân thành cám ơn cho tôi được đọc bài Tiếc Xuân . Mong có dịp được đọc thêm nhừng sáng tác khác
“Thuở xưa xin nước trên chùa.
Trăng mềm gối mộng ta đùa cùng ta.
Tỉnh ra giữa lúc xuân già,
Thành con bướm giữa đồi hoa chập-chờn.”NHLD
Cả hai bài thơ đều hay, nhưng Minh Nguyên vẫn thấy thích thú với TIÊU DAO. Cảnh tiên trong cõi đời trần,Tuyệt lắm!