Tình Sử Huyền Trân-Chương 6

TÌNH SỬ HUYỀN TRÂN-Chương 6

Giao tình lân quốc – Ước định lương duyên

Văn Quân hộ giá Trúc Lâm Đại Sĩ du hóa Chiêm Thành.

Định hôn ước cho Huyền Trân cùng Chế Mân

*

1.            Chập chùng muôn dặm sơn khê

2.            Đường sang Chiêm Quốc núi kề biển xanh

3.            Đèo cao khúc khuỷu gập ghềnh

4.            Mây che vách đá chênh vênh lưng trời

5.            Mịt mờ sóng nước ngàn khơi

6.            Hoàng hôn thấp thoáng bóng Hời[1] bên nương

7.            Đồng xanh dài những dặm đường

8.            Đê chiều Chiêm nữ váy buông lưng trần

9.            Lòng Đại Sĩ[2] bỗng trào dâng

10.          Một tình thương mến người dân Chiêm Thành

11.          Họ lam lũ sống hiền lành

12.          Yên bình dưới những mái tranh êm đềm

13.          Ngài mở rộng cữa trái tim

14.          Chứa hai dân tộc Việt Chiêm vào lòng

15.          Cho dù máu chảy khác dòng

16.          Mong tình huynh đệ hòa trong tiếng cười

17.          Bước đi trên đất nước nguời

18.          Mà nghe thân ái như nơi quê nhà


Tháp Bánh Ít – Bình Định

Tháp Bánh Ít – Bình Định

 

19.                  Cao cao vươn những tháp ngà

20.                  Kinh thành Phật Thệ[3] kết hoa đón mừng

21.                  Trống chiêng nhã nhạc tưng bừng

22.                  Vua Chiêm cùng cả triều thần tiếp nghinh

23.                  Từng tương trợ lúc chiến chinh

24.                  Hai Vua hội ngộ thắm tình lân bang

25.                  Chế Mân[4] phong thái rỡ ràng

26.                  Kiêu hùng khí phách, ngang tàng dáng đi

27.                  Mặt vuông mắt sáng thanh kỳ

28.                  Oai phong lẫm lẫm xứng vì Minh Quân

29.                  Đại Sĩ đẹp dạ khen thầm

30.                  Anh hùng này dễ cõi trần mấy ai

31.                  Sa trường Mông Cổ khiếp oai

32.                  An dân trị quốc rõ tài Quân Vương

33.                  Đưa đất nước đến phú cường

34.                  Muôn dân yêu mến biên cương thanh bình

*    *

35.                  Sau vài hôm tại đế kinh

36.                  Đại Sĩ muốn gặp dân tình bốn phương

37.                  Vân du nối gót hành hương

38.                  Giày rơm[5] dẫm khắp nẻo đường nước Chiêm

39.                  Rao truyền đạo lý con tim

40.                  Từ Bi hỉ xả để tìm an vui

41.                  Danh ngài truyền khắp muôn nơi

 


42.                  Đức Ngài cảm hóa lòng người Chămpa[6]

43.                  Chế Mân truyền khắp gần xa

44.                  Trai đàn chẩn tế, dâng hoa cúng dường

45.                  Hoá duyên suốt tám tháng trường

46.                  Với người bản xứ tình thương càng nhiều

47.                  Những điều ân oán tiền triều[7]

48.                  Làm sao giải kết bấy nhiêu hận thù

49.                  Bằng trái tim bậc chân tu

50.                  Đem tình thương xóa khổ đau dương trần

51.                  Trước khi từ biệt Chế Mân

52.                  Ngài đem ý nguyện kết thân hứa lời

53.                  “Gặp nhau đây cũng duyên trời

54.                  Để tình lân quốc đời đời không phân

55.                  Ta mong Công Chúa Huyền Trân

56.                  Sánh duyên cùng với Hiền Quân mai này

57.                  Tuổi Công Chúa còn thơ ngây

58.                  Đợi năm năm nữa chọn ngày cầu thân”

59.                  Vua Chiêm: “Vạn tạ thâm ân

60.                  Trộm nghe nức tiếng mỹ nhân trên đời

61.                  Trời Nam Huyền Ngọc sáng ngời

62.                  Chế Mân này được cùng người thành hôn

63.                  Xin dâng lễ vật hồi môn

64.                  Hai châu Ô – Lý đất vuông dặn ngàn

65.                  Làm cho danh phận đàng hoàng

66.                  Xứng ngôi Vương Hậu rỡ ràng Mẫu Nghi.”

*

67.                  Đường về trĩu nặng bước đi

68.                  Từ nghe bàn chuyện vu quy của nàng

69.                  Tim Văn Quân chợt vỡ toang

70.                  Tái tê một nỗi sầu tan tác sầu

71.                  Thôi rồi giấc mộng ban đầu

72.                  Từ lâu chôn kín tận sâu đáy lòng

73.                  Bỗng phút chốc thành hư không

74.                  Có còn gì nữa mà mong mà chờ

75.                  Còn gì nữa để mà mơ

76.                  Những niềm thân ái ấu thơ hết rồi

77.                  Những tiếng nói những nụ cười

78.                  Những cơn hờn dỗi những lời trách yêu

79.                  Còn bao nhiêu nữa.. bao nhiêu …

80.                  Nuôi tình len lén lớn theo dòng đời

81.                  Nay tất cả đành buông trôi

82.                  Xuôi theo định mệnh, theo lời hứa hôn

83.                  Hai Vua tính cuộc vuông tròn

84.                  Để tên thần tử héo hon cõi lòng

85.                  Nàng Công Chúa đi lấy chồng

86.                  Đẩy tên du tử vào trong giang hồ

87.                  Kiếp sông hồ trả sông hồ

88.                  Người Đế đô lại Đế đô trả về.

*   *    *

 


[

[1] Người Hời: tức người Chiêm Thành, Chăm pa, người Chàm.

[2]Tức Trúc Lâm Đại Sĩ Trần Nhân Tông.

[3] Kinh thành Phật Thệ: một tên gọi khác của Kinh thành Đồ Bàn của Chiêm Quốc.

[4] Chế Mân:Tức vua Chiêm Jaya Sinhavarman III (con sư tử chiến thắng) -1285-1307. Người đã lãnh đạo dân tộc Chiêm Thành chiến thắng quân Mông Cổ những năm 1284-1288.

[5] Trong suốt cuộc hành trình sang Chiêm quốc, Ngài Trúc Lâm không hề dùng kiệu mà đã cùng đi bộ với đoàn sứ giả với đôi giày bố bình thường, đúng với đạo hạnh cao thâm của một bậc chân tu

hiêm theo đạo Bà La Môn, coi đó như là Quốc Giáo.

[6] Trước kia người Chămpa theo Đạo Phật rất nhiều, về sau Ấn Độ Giáo lấn dần ảnh hưởng nên thời bấy giờ đại đa số người C

[7] Năm 982, vì Vua Chiêm Parames’varavarman I (Ba Mỹ Thuế )bắt giữ sứ giả của Lê Đại Hành nên Lê Đại Hành đánh Chiêm Thành, chém Ba Mỹ Thuế tại trận, phá hủy thành trì tông miếu. Đến đời Vua Jaya Sinhavarman II,(Sạ Đẩu) trị vì từ 1041 đến năm 1044. Vua Lý Thái Tông đã đánh thành Phật Thệ, chém được Sạ Đẫu, bắt các vợ và cung nữ của Sạ Đẩu, trong đó có nàng Mỵ Ê. Chế Củ lên ngôi vào năm 1061. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành bắt được Chế Củ. Chế Củ dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh. (BKTTmở)

{jcomments on}


0 thoughts on “Tình Sử Huyền Trân-Chương 6

  1. Bích Vân

    Bước đi trên đất nước nguời
    Mà nghe thân ái như nơi quê nhà

    Đúng là tấm lòng nhân , còn minh họa một đời thái bình thịnh trị .

    Reply
  2. TRANKIMLOAN

    ngài mở rộng cữa trái tim
    Chứa hai dân tộc Việt Ciêm vào lòng
    Cho dù máu chảy khác dòng
    Mong tình huynh đệ hòa trong tiếng cười
    Rất ấm áp tình huynh đệ dù không cùng dòng máu! Đúng là tấm lòng nhân …

    Reply
  3. Võ Thanh Quang

    Chào Bích Vân và Kim Loan, đó là tấm lòng nhân đức của người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, cho nên quyết định
    gả Huyền Trân về Chiêm cũng phát xuất tự tấm lòng Từ Bi đó . Người đời sau (ngay cã Sử gia Ngô Sĩ Liên)
    đã hiểu lầm hoặc không hiểu điều này nên mới lên án cuộc hôn nhân cao đẹp kia.
    Lệnh Hồ xung quả đúng là dân Tiếu Ngạo Giang Hồ, ở chương 4 có đánh kiếm rồi đó . Còn một trận long trời lở đất nữa
    trên đường Huyền Trân trở về Đại Viêt . Đón xem sau này. Còn nếu nóng ruột muốn đấu ngay thì hẹn lão Tạ Ôn Đình
    lên đỉnh Hoa Sơn mà đấu . hì ..hì …

    Reply
  4. Nguyên hạ_lê nguyễn

    Vũ Thanh ơi, nhìn thấy hình tháp bánh ít, nhớ quê Ngoại tui quá, những ngày tuổi nhỏ tôi sống gần Tháp bánh ít,
    mỗi lần được vào chôi trong chùa cạnh chân tháp…được ăn bữa cơm chùa và hái về những trái khế ngọt,
    nay nhìn lại hình tháp Bánh ít, nhớ quay quắt quê nhà và biết ơn người đã cho ta trở về ngày tháng cũ.
    cám ơn Vũ Thanh với công trình của bạnChúc vui và cho xin nhiều bài nữa nghen
    NHLN.

    Reply
  5. Huỳnh ngọc Tín

    Thơ không đọc mà nhìn tháp bánh ít chi trời!Chị nhớ quê chi làm tui cũng nhớ theo!Quê ngoại tui cũng ở Huỳnh kim!
    Cũng nhìn thấy tháp bánh ít.Hồi nhỏ tui có Cô bạn tên Lê bị tui ăn hiếp quài!Không biết bây giờ ở đâu!

    Reply
  6. Huỳnh ngọc Tín

    Thôi rồi giấc mộng ban đầu

    72. Từ lâu chôn kín tận sâu đáy lòng

    73. Bỗng phút chốc thành hư không

    74. Có còn gì nữa mà mong mà chờ

    75. Còn gì nữa để mà mơ

    76. Những niềm thân ái ấu thơ hết rồi

    77. Những tiếng nói những nụ cười

    78. Những cơn hờn dỗi những lời trách yêu

    79. Còn bao nhiêu nữa.. bao nhiêu …

    80. Nuôi tình len lén lớn theo dòng đời

    Mình thích mấy câu này!

    Reply
  7. Quốc Tuyên

    Đường về trĩu nặng bước đi

    Từ nghe bàn chuyện vu quy của nàng

    Tim Văn Quân chợt vỡ toang

    Tái tê một nỗi sầu tan tác sầu
    Tội nghiệp Văn Quân ghê !!!

    Reply
  8. Võ Thanh Quang

    Trước hết xin cảm ơn Mỹ Thắng đã đăng bài này rất dẹp, VT đạt biệt trang trọng trưòng thi này, không chỉ vì công sức bỏ ra mà vì òng yêu mến và tôn kính đối với Huyền Trân Công Chúa . Cảm ơn admin lần nữa.
    Tuệ Minh ơi, VT cũng có cùng sở thích với Tuệ Minh đó. Nhớ hồi mới sau 75, VT về quê ở Tân Hội – Phước Hưng có lập ra đoàn cải lương nhà quê và đã viết tuồng cho đoàn hát nữ đó. Ai chê mình quê thì chịu vậy đi. Cải lương là bộ môn nghệ thuật rất cao của VN mà .
    Cảm ơn các lời khen của chị Nguyên Hạ, Ngọc Tín và QT . Quê Ngoại của mình ở Định Thiện – Phước Quang, nhà người Cô ruột mình ở Lôc Ngãi,bên kia sông Côn của Tháp Bánh ít. Những năm 11-12 mình thường về đây vì ở đây mình có một mối tình quê rất đẹp. Giờ nhìn lại Tháp Bánh Ít mình cũng ngùi ngùi trong lòng.
    -Tín ơi, câu “nuôi tình len lén lớn theo dòng đời ..” này là VT chủ yếu để tỏ sự kính trọng đối với Huyền Trân. Vì trước khi lấy chồng Huyền Trân chỉ có một mối tình thơ dại vậy thôi, ngay cả Văn Quân yêu nàng cũng chỉ dám len lén thầm mơ, cả đôi bên chỉ ôm ấp Mối Đơn Phương thầm lặng.

    Reply
    1. Cỏ Úa

      Chị Thu Thủy nhớ ” Hận Đồ Bàn quá ” thì hát đi, nếu muốn thì Cỏ Úa hát cho chị nghe 😉

      Reply
  9. Bạch Liên

    Sử thi mà viết như Vũ Thanh :

    “Còn gì nữa để mà mơ

    Những niềm thân ái ấu thơ hết rồi

    Những tiếng nói những nụ cười

    Những cơn hờn dỗi những lời trách yêu “

    Thiệt là dễ thương đó nghe .

    Reply
  10. Võ Thanh Quang

    Thu Thủy ơi, Hận Đồ Bàn là bài hát tủ cùa VT đó, có dịp sẽ hát cho nghe . Mình song ca nghe Cỏ Úa.
    Cảm ơn Bạch Liên.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.