Cứ mỗi sáng O gánh gạo ra chợ bán, trưa về cơm nước xong lại
quảy gánh đi mua lúa trong xóm, có khi xa hàng chục cây số chiều về O
làm thành gạo sáng mai lại ra chợ bán cứ thế nhịp sống đều đặn nối
tiếp nhau. Ở Huế những năm 1940 đến 1950 chưa có máy xay gạo nên những
người không có ruộng đất thường làm nghề mua lúa rồi về làm ra gạo đem
bán được gọi là nghề ‘hàng xáo’ lấy công làm lời kiếm cám nuôi heo
O buôn bán đều đặn, có những hôm gặp dịp chị Hai về O được nhiều
người làm giúp. Chị Hai là dâu đầu trong nhà,chị theo chồng ở xa thỉnh
thoảng mới về thăm mẹ vài tháng rồi ra đi. Chị rất thông thái hiểu biết
sâu rộng trong xóm có người đau ốm chị chỉ thuốc cho mua uống đều lành
xóm làng rất nể trọng chị. Chị rất thông minh các sách báo truyện chị
đọc một lần là nhớ mãi mãi ( hồi đó chưa có phương tiện truyền thanh,
truyền hình). Những buổi đêm về chị Hai thường kể chuyện Địch Thanh
chinh Đông, Địch Thanh chinh Tây, Tam diễn nghĩa, Phàn lê
Huê..v…v…
Với giọng văn mượt mà lời kể truyền cảm chị đã tạo cho cả xóm
nghe đến say sưa, những hôm ấy O được mọi người làm giúp có khi vui
vui mấy O cùng hò giả gạo rất là nhộn nhịp nhất là những đêm trăng
Rồi thời gian qua mau, một chiều mùa thu bầu trời êm ả nắng cũng
sắp tắt O đã quen một người trên đường mua lúa về. O đã thấy lòng mình
rung động mênh mang. Đó là chú Tân nhà cũng nghèo có bốn anh em. Qua
mai mối gia đình chú Tân đã đồng ý cho chú ở rễ và gia đình bên O miễn
giảm cho làm rể hai năm, thay vì sáu năm theo tục lệ ở Huế hồi đó gia
đình O chỉ có một mẹ một con, hai anh trai đi làm xa tận trong Buôn
Mây Thuột
Hai năm sau một đám cưới đơn sơ đầm ấm diễn ra nhưng đôi vợ chồng
thật hạnh phúc. Bốn tháng sau hương lửa đang đậm nồng chú tình
nguyện đi Vệ quốc Quân, rồi kháng chiến bùng nổ chú lên hẳn chiến khu
để công tác O ở nhà cùng mẹ già. Thời gian thấm thoát năm sau O nhớ
chồng quá O hỏi thăm lên chiến khu tìm chồng, nhưng khi O lên thì chú
Tân có dịp công tác về nội thành O ở lại một ngày chờ đợi, quá sốt
ruột O quay về, vừa đến nhà mới biết chú Tân vừa đi O đau đớn một nỗi
buồn hụt hẩng nặng trĩu như mất mát điều gì? O nhớ đến ánh mắt yêu
thương trìu mến dịu dàng ngày nào đã gieo vào lòng O một tâm tình
thuần khiết ngọt ngào êm dịu như gió mùa thu O đợi chờ,đợi chờ mãi đến
một hôm, hôm ấy O đi bán gạo ở chợ Truồi, cách làng O ở bảy cây số,
đang buôn bán thì có tin nhắn chú Tân về và đang đợi ở nhà.
O mừng quá hối hả bán gạo sỉ cho các quán, mua vội ít đồ ăn rồi
lật đật quay về. Trên đường về O cứ miên man suy nghĩ trông mau về đến
nhà Bất chợt O mơ đến chuyện cổ tích anh chàng được Thổ Địa thâu đường
đất chị Hai kể cho O nghe
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
Vừa đi O vừa nhớ lại giọng kể đều đều hấp dẫn đến mê người của chị Hai
‘ Ngày xưa một nhà phú hộ có cô con gái xinh đẹp, đến tuổi cập kê
có ba chàng trai đến cầu hôn, ba chàng đều có tài ông giao cho người
bắn giỏi phải bắn trụi lá một cây , chàng làm thơ phải làm một trăm
bài thơ và chàng đi nhanh phải đi ba trăm dặm để lấy trống về cho ông,
tất cả đều phải xong trong ngày, ai hoàng thành trước sẽ được ông gã
con gái cho, chàng làm thơ được chín chín bài thì giờ còn nhiều thấy
chắc ăn quá mới mời cô gái ra pha trà đối ẩm Nhung anh chàng đi lấy
trống được Thổ Địa thâu đường đất,đem trống về đánh ba tiếng
bùm…bùm…bùm anh chàng làm thơ quýnh quá còn một bài nghĩ mãi không
ra đành mất vợ’
Cũng nhờ miên man suy nghĩ mà đến nhà lúc nào không hay O mừng quá
chạy vụt vào nhà.
Nhưng hởi ơi! Chú Tân đã đi rồi vừa mới đi O sửng sờ bầu trời chao
đảo O hấp tấp chạy theo ra bến sông vì thường qua đò là đường lên
chiến khu. O nhìn bên kia bờ, đò vừa cập bến bóng dáng chú Tân đang đi
giữa những người đồng đội.
O khóc ngất rồi ngồi bệt xuống đất, hơi thở đứt quãng cả không
gian vỡ òa, sôi réo, trong tiếng rên, tiếng gào, tiếng khóc tuyệt
vọng. Từ trong sâu thẳm nỗi nhớ nhung dần dần hiện về tất cả im lặng
như chìm vào vô thức. Trái tim O nhói lên bao nỗi niềm day dứt Trước
mắt là cuộc sống những ngày tháng dài dằng dặc đầy lo âu bất trắc và
đợi chờ………{jcomments on}