Cùng viết: Tony & Rainy
TẬP BẢY: LUẬN VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
Để cho thơ được chiêm bao thấy người( Thơ Hạt Dưa)
Sau khi rời Lan gia trang hai huynh đệ họ lại sóng đôi như trước khi lên đỉnh Ngọc Linh, đi một quãng đường dài Rainy thư sinh chợt nhớ ra là y đang hờn Tony công tử vì vậy y bước chậm lại để tạo khoảng cách với vị tiểu huynh của y, trong khi Tony không để ý, y dở khinh công lướt nhanh như gió, chỉ mấy canh giờ họ đã đi qua các tỉnh Khánh Hòa , Bình Định hai tỉnh nầy đều là các tỉnh duyên hải có bờ biển đẹp họ lướt qua những hàng dương liễu xanh um, những hàng dừa bát ngát, gió biển lan man trên mái tóc họ. Đây cũng là biển, biển đẹp nhưng chủ ý của Tony công tử không dừng lại nơi đây, chỉ khi đến địa đầu của tỉnh Quãng Ngãi gặp một đám đánh nhau Tony công tử mới dừng lại, trước mặt họ là ba người đang dùng những dao nhọn lăm lăm trong tay để uy hiếp một thanh niên không có vũ khí. Nhìn dáng đi liêu xiêu của ba người nọ thì hình như cả ba đang say rượu nên họ liên tiếp phóng dao mà người thanh niên đều né tránh được, bực tức vì ném sai mục tiêu họ xí xa xí xô ấm ỉ . Nghe tiếng nói họ Tony công tử nỗi khùng:
-Bọn này thật là mặt dạn mày dày đã tha hương cầu thực còn không tôn trọng người chính xứ.
Dứt lời, y lượm ba viên sỏi theo thế Mân Côi liên thủ tung thẳng vào chân của ba gã say rượu kia. Ba viên đá không lớn nhưng dựa vào nội lực phi thường của Tony công tử nên lao vun vút, ba gã say đang khua môi múa mỏ bỗng rú lên quay lại nhìn thấy hào khí ngất trời của Tony công tử mấy gã thất kinh, khập khiểng chạy trốn.
Vừa lúc Rainy thư sinh trờ tới, y vỗ tay lia lịa:
– Thủ pháp đại huynh kỳ diệu lắm, bội phục
Người thanh niên thoát nạn ba gã say rượu ngõ lời cám ơn huynh đệ Tony và y khẩn khoản mời hai người về nhà mình chơi. Trên đường đi, y cũng kể thân thế mình cho hai bằng hữu mới quen tường tận. Thì ra y là một Thầy Lang ngoài hải đảo, sáng sớm hôm nay y vào đất liền để mua dụng cụ thuốc men cho ngư dân trên đường về gặp ba gã say rượu nghênh ngang chận đường, ngôn ngữ bất đồng lại thêm ba gã đang say ỷ thế hống hách quyết dồn y vào thế bí may nhờ Tony giải cứu.
Rainy nghe chuyện với thái độ hời hợt, y lẩm bẩm:
– Hải đảo chỉ có nắng và gió chứ có gì vui mà đại huynh thích dữ vậy.
Cả ba người giới thiệu về nhau. Thầy lang có tên là Trần Tuấn, y đưa hai người đến bến cảng Sa Kỳ , một trong năm bến cảng đẹp của tỉnh Quãng Ngãi, cảng nằm ở địa bàn xã Bình Châu của khu kinh tế Dung Quất, thuộc huyện Bình Sơn
Trần Tuấn mua ba chiếc vé ra đảo Lý Sơn. Cả ba người ngồi trên tàu cao tốc đi ra đảo, nước biển xanh trong veo từ tàu nhìn xuống có thể thấy đáy biển. Một bà lão thấy người quen vồn vã chào Trần Tuấn:
-Chào Bác Sĩ, Bác Sĩ mới lên phố hôm qua nay lại về cù lao Ré rồi!
Trần Tuấn cúi chào:
-Tôi mua ít thuốc về cho bà con ở đảo thôi nên đâu cần ở lâu trên phố.
Sau 45 phút thì tàu cập bến vào Đảo Lớn nhất (Lý Sơn, cù lao Ré),
Lên bờ , Trần Tuấn diễn giải cho hai bạn đồng hành :
Phía Bắc cù lao Ré cách hơn một hải lý là đảo Bé còn gọi cù lao Bờ Bãi.
Phía Đông của đảo Lớn.là hòn Mù Cu ,
Rainy thắc mắc:
-Sao gọi Lý Sơn là Cù Lao Ré hỡ huynh?
-À vì khi xưa nơi nầy trồng toàn cây Ré tức cây Thảo Đậu khấu, giống như cây gừng nhưng mùi thơm dễ chịu hơn và hoa rất đẹp. Bây giờ vì giá trị kinh tế không cao nên loài cây nầy bị phá chỉ còn một vài gia đình trồng làm cảnh.
Đón Trần Tuấn là hai nữ y tá đó là Sương Mai và Trương Thúy Bình, hai cô đều xinh xắn và duyên dáng, nắng biển làm đôi má hai người nữ phơn phớt hồng rất đáng yêu. Cả năm người cùng đi về bệnh viện của đảo dọc bên đường là màu xanh mơn mởn nhìn xa như những cánh đồng lúa lại gần mới biết đó là màu xanh của các loại cây gia vị: cây hành , cây tỏi và cây ngò. Thì ra cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Hỏa sơn còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho các loại cây gia vị điển hình là tỏi, hành và ngò….
Hai cô Sương Mai và TrươngThúy Bình vừa được giới thiệu tỏ ra hảo cảm với hai vị khách mới, hai cô niềm nỡ :
-Trưa nay mời hai vị thưởng thức gỏi Tỏi một đặc sản độc đáo của cù lao Ré.
Cô Sương Mai và Rainy ra vườn thảo dược của bệnh viện nhổ tỏi, cô hướng dẫn Rainy cách nhổ tỏi :
Tỏi làm gỏi phải là tỏi đực, tỏi đực có củ nhỏ xíu chứ không có múi có tép như các cây tỏi bình thường. Củ tỏi đực thẳng đuột như củ kiệu, bộ rễ thì dài thon và trắng phau. Không nuôi củ nên thân và lá tỏi đực mới to khỏe và xanh mãi . Cô và Rainy nhổ được khoảng hai mươi củ tỏi thì cả hai vào nhà cô cắt bỏ rễ và phần lá ngọn. Dùng dao cắt phân thành từng đoạn vừa rồi chẻ ra làm hai làm ba. Cho tỏi vào thau nước lạnh ngâm khoảng 10 phút cho sạch mủ, ngâm xong bắc lên bếp trụng vừa chín tới, vớt ra rổ để nguội và ráo nước.Trụng để khử đi mùi nồng của tỏi.Trong lúc dó, Trương Thúy Bình quạt lò than và nướng bánh tráng, xong cô bắt đầu thái cà chua và bằm tôm làm nước sauce. Tony công tử nhìn cô làm việc vừa ngắm mấy bức tranh sơn dầu treo trên tường mỗi bức họa ký chữ TTB, có bức lại viết SM, y gật gù :
– Hai cô nầy có năng khiếu về hội họa, vẽ cũng có hồn lắm .
Trương Thúy Bình và Sương Mai bày biện bàn ăn, vừa lúc đó có một kỷ sư nông nghiệp là Hải Đăng đến chơi, họ mời luôn vào bàn. Gỏi tỏi ngon là nhờ gia vị đều tay lượng nước mắm, đường ớt vừa phải, bánh tráng dòn rụm với men tỏi cay cay chấm với nước sauce chua chua ngọt ngọt cứ tan nhẹ vào đầu lưỡi rất sảng khoái. Rainy khen gia chủ;
– Món gỏi tỏi thật độc đáo, chưa ăn đã háo hức , ăn rồi không thể nào quên, vừa ngon, vừa khỏe..
Sương Mai chỉ hủ rượu tỏi trên đầu tủ:
-Còn một món biệt dược về tỏi rất đặc sắc là “rượu tỏi” nữa kìa, nhưng rượu nầy không uống xả láng như rượu thông thường , mỗi buổi sáng chỉ cần uống một muỗng cà phê là thân tâm an lạc, bách bệnh tiêu tan.
Hải Đăng nói thêm:
-Tỏi để ngâm rượu nầy không phải là tỏi thông thường, đây là đặc sản của đặc sản , loại “tỏi cô đơn” nầy chỉ duy nhất ở cù lao Ré mới có.
Cả Tony và Rainy đều ngắm nhìn hủ rượu Tỏi Cô Đơn, đúng là tỏi đặc biệt duy nhất chỉ một tép tỏi tròn như củ hành. Để có được loại Tỏi Cô Đơn hay còn gọi là Tỏi mồ côi người dân ở đây phải lấy đất bazan của núi lửa trộn với cát trắng tinh của biển Lý Sơn làm thành ruộng tỏi. Nước dùng tưới tỏi là nước ngọt được lấy từ miệng núi lửa lớn nhất trên đảo, thường tưới vào sáng sớm.Tỏi Cô Đơn chỉ xuất hiện trên ruộng tỏi vào mùa thất. Mỗi hecta đất trồng tỏi chỉ có khoảng 2 kg tỏi cô đơn, khi thất mùa người trồng tỏi vẫn thu được sản vật hấp thụ tinh khí đất trời Lý Sơn mang tên tỏi cô đơn. Được hình thành bởi lẽ tự nhiên nên nông dân Lý Sơn có muốn tăng sản lượng hay trồng riêng Tỏi Cô Đơn cũng không thể. Vì vậy, tự bản thân nông dân trồng tỏi Lý Sơn còn xem Tỏi Cô Đơn là sản vật trong sản vật.
Hải Đăng vừa nói vừa liếc nhìn Sương Mai:
-Tôi đang nghiên cứu một phương pháp để tỏi một tép nầy thành tỏi hai tép và khi nào có kết quả sẽ đặc tên là Tỏi Chúng Mình
Trương Thúy Bình chiêu dụ anh hào:
– Chiều nay sẽ đãi hai vị món tôm hấp nước dừa, cũng là đặc sản của cù lao Ré nầy.
Nhưng bửa ăn vừa xong , thì có hai thiếu nữ đi vào mặt xanh như tàu lá, hổn hển nói:
-Tỷ tỷ ơi! tàu gia phụ bị bọn hải tặc bắn tơi tả , may mà cố gắng lắm mới vào được bờ. Chuyến này sự nghiệp tiêu tan.
Không kịp giới thiệu nhau, mọi người cùng tiến ra bãi cá. Con tàu dài gần 50m rộng hơn 7, mét, chiều cao mạn tàu hơn 4 mét … Đây là con tàu cá vỏ sắt có công suất và trọng tải lớn nhất gần 600 tấn trang bị radar và các máy móc hiện đại, ngày khởi hành huy hoàng biết bao nhiêu thì ngày về tang thương chừng ấy, khắp thân tàu lỗ chổ những vết dạn chi chít chứng tỏ dã tâm của bọn hải tặc hiểm độc, trên bãi biển các ngư dân phẫn uất trước tàu cá của đồng bào mình bị uy hiếp, bởi vì đây chính là lẽ sống là tương lai và ánh sáng của cuộc đời con cháu họ. Trên những nét mặt khô khốc sạm nắng vì muối biển vẫn còn ánh mắt căm hờn của những con người vốn chất phát hiền lành.
Sương Mai và Trương Thúy Bình vỗ về hai người bạn nữ:
– Minh Dung và Ngọc Dung yên tâm trời không phụ người lành.
Họ dìu hai cô về bệnh xá, Tony công tử cầm lòng không đậu trước vẻ tiều tụy của hai thiếu nữ y rút trong túi củ Sâm NgọcLinh 50 tuổi , bảo Trương Thúy Bình cô nương gọt sạch vỏ ngâm nước vo gạo rồi nấu nước cho hai vị cô nương bồi bổ , nhưng Ngọc Dung vội nói:
– Không , gia phụ đang đau khổ vô cùng, người không ăn uống gì cả từ trưa đến giờ, đa tạ hảo ý công tử, tiện nữ xin dành ân huệ nầy cho người .
Hai cô nương về rồi, không khí bỗng kém vui. Tony công tử cau mày:
-Không thể nào bọn hải tặc khinh thường chúng ta được. Là con cháu của anh hùng dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, vua Quang Trung… chúng ta phải nối gót tiền nhân đem hạnh phúc và ấm no cho ngư dân. .
Trần Tuấn, Hải Đăng, Trương Thúy Bình và Sương Mai hưởng ứng. Họ kể nỗi đau khổ của ngư dân trong mấy tháng nay, lửa căm thù chất đầy trong ánh mắt mọi người, Sương Mai ngạc nhiên khi thấy Rainy thư sinh đứng tách rời ra không hòa nhập khí thế yêu nước chung với mọi người, cô hỏi:
– Hình như huynh Rainy không xót xa trước nỗi đau của đồng bào ruột thịt,
Rainy gật đầu:
– Vâng , tại hạ chỉ có thương yêu chứ không biết hận thù.
Tất cả đều kinh ngạc :
-Úy trời!
Tony hỏi tiếp:
– Hồi đi học, các thầy cô giáo bộ môn Lịch Sử không giáo dục cho đệ lòng yêu nước hay sao?
– Bộ môn Sử là bộ môn đệ ghét nhất, toàn năm tháng, số liệu, mặt trận, chiến sự…nhưng luôn luôn đệ có điểm cao nhất lớp.
Trương Thúy Bình chúm chím cười:
-Huynh lật tài liệu phải không?
-Không, nhờ thân mẫu tại hạ soạn bài tóm tắt ý chính, mốc thời gian của lịch sử thế giới và Việt Nam gói gọn trong đại gia đình của tiểu đệ.
– Nghĩa là sao ?
Ví Dụ : chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài từ 1939- 1945, năm 1939 là năm ông Ngoại của đệ làm ăn thua lỗ, năm 1945 kết thúc chiến tranh là năm bà Ngoại sinh dì Hai dì lớn nhất của ông Ngoại, hiệp định Geneve ký 20/7/1954 thì trước đó hai ngày mẹ của tiểu đệ được sinh ra đời.
Mọi người tức cười trước cách học Lịch Sử của Rainy thư sinh.Tony công tử hỏi tiếp:
-Đệ có ngưỡng mộ vua Hàm Nghi, vua Duy Tân đã từ bỏ cung vàng điện ngọc đẻ làm cách mạng dành độc lập cho Tổ Quốc không ?
– Người đứng đầu một nước phải mang trọng trách lo cho dân cho nước chứ?
– Huynh biết đệ chắc yêu ngôi nhà của mình, yêu mẫu thân của đệ dúng không?
Rainy gật đầu.Tony khẳng định:
– Nếu đệ yêu rộng thêm một chút khu phố mình ở , con đường đệ đi, vùng đất mà bà con đệ sống bao lâu nay thì đó chính là khởi đầu cho lòng yêu nước.
Gia đình là một tế bào của xã hội, yêu gia đình yêu quê hương chính là yêu đất nước, nhờ lòng yêu nước mà những người con của tổ quốc đã hy sinh tất cả để dân tộc độc lập và người nào có công lớn nhất trong công cuộc đấu tranh nầy chính là anh hùng dân tộc
Rainy vẫn còn mơ hồ hoang mang. Tony ráng hỏi tiếp:
– Thôi thì đệ cứ đứng bên lề cuộc đời đi, nhưng nếu mai nầy huynh chiến đấu và bị tên giặc ác ôn giết chết, đệ có hận kẻ đó có trả thù cho huynh không ?
Rainy ôn tồn nói :
– Nếu huynh chết thì đệ sẽ chết theo. Đệ cám ơn kẻ giết huynh chứ sao lại hận, người đó tạo cơ hội cho huynh đệ ta được chết trong một ngày khỏi ai phải nhớ tiếc ai ?
Tài liệu tham khảo:
http://www.caidinh.com/trangluu/vanhoaxahoi/vanhoa/diadanhthaomoc.htm
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_S%C6%A1n
http://toilyson.net/Tin-tuc/2384344/3/Hiem-la-toi-co-don-Ly-Son.html
http://lyson.gov.vn/lich-su-hinh-thanh-ly-son.html
http://laodong.com.vn/xa-hoi/tau-trung-quoc-dam-hong-tau-ca-ngu-dan-quang-ngai/117796.bld
aodong.com.vn/xa-hoi/tau-trung-quoc-rut-sung-bat-giu-6-ngu-dan-viet-nam-nuoc-mat-sa-huynh-222256.bld
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/hiem-la-toi-co-don-ly-son-20121116050321174.htm
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sa