Xuân Cao Nguyên


Mùa xuân trên Cao nguyên cũng vui lắm. Tuy nơi đây dân khấp
nơi tụ về sinh sống, lập nghiệp nhưng tết nhứt cũng xôm trò. Khoảng 15
tháng chạp những cành mai rừng sum sê được người kinh, người tộc vác
đi bán đầy đường, mới đầu giá cả hô cao ngất trời nhưng cuối cùng còn
lại bán không đầy một nửa. Rồi những hàng hoa nhựa, giày dép, quần áo
dọn bán đầy đường. Những người dân, phần đông là người lao động vất vả
đi làm cho các xí ngiệp gỗ, nông trường càfe, nông trường cao su
khoảng 25 tết mới có lương khi ấy mới đi mua sắm hối hả vội vội vàng
vàng những chi dung trong nhà,
Phố núi nầy từ lâu đã được mệnh danh là ‘Đi năm phút trở về
chốn cũ’, nhưng bây giờ thành phố đã phát triển rộng lớn hơn, nhà cửa
san sát và nhiều nhà cao tầng đã được xây cất  ngang nhiên giữa khoảng
trời xanh.
Mười lăm tháng chạp chợ hoa tươi rải rác khắp nơi trên đường
phố, còn chợ chính ở giữa quảng trường 17 tháng 3, cây kiểng,  hòn non
bộ được  bán rất sớm. Những chuyến xe tải dài chở cây quất, cúc đại
đóa từ phương xa đến nườm nượp, hoa đào thì từ Hà nội, hoa hồng của
Tuy hòa, cúc mâm xôi vạn thọ từ Đồng tháp, hoa mai từ Bình định. Họ
nâng niu, trìu mến đem lên, thuê lô đất, căng bạt, mắc vỏng thức ngày,
thức đêm để bán hoa,
Năm này qua năm khác, những người bán hoa chẳng bao giờ tiên
đoán được chợ, chẳng ước lượng được số người mua. Có năm ban đầu ế ẩm
vội bán hạ giá, đến tối 30 lại bán chạy như tôm tươi cuối cùng ra về
với cái tết đầy nuối tiếc. Có năm thấy bán được neo giá gọi hàng thêm,
đến 11 giờ tối 30 xe đi dọn đường đành phải đổ hết, Những chậu mai thì
bán đổ bán tháo cho các chủ vựa, hoa cúc, hoa hồng thì bán lỗ vốn Thê
thảm nhất là cúc mâm xôi, vạn thọ đựng trong giỏ họ đành ngậm ngùi
nhin chúng cuồn cuộn trên trục xoay của xe đổ rác – những giỏ hoa mà
họ đã bao ngày nâng niu cưng như cưng trứng – Nhìn xe rác mang chúng
đi  họ bổng thở dài não nuột, hai hàng nước mắt ứa ra, một nỗi lo lắng
xoáy vào lòng. Rồi đây lấy gì lo trang trải nợ nần, lo tết nhất. Mỗi
người bán hoa mỗi  nét buồn mặt âu sầu, thảm não đành ra về trong nỗi
mất mát vô bờ.
Cao nguyên những tháng này thời tiết rất khắc nghiệt, nắng,
gió, bụi bặm và khô cằn. Nơi đây chịu ảnh hưởng bởi giá cả và sản
lượng càfe, tiêu, điều ,gỗ và cao su. Những năm được mùa từ chủ đến
người làm công đều sắm sửa tết đầy đủ sung túc. Những năm mất mùa họ
cùng gánh chịu mọi rủi ro, cùng mang nét mặt héo buồn.
Rộn ràng nhất là những ngày 28-30 tháng chạp, ngoài đường xe
cộ đông đúc, người đi mua người đi bán chạy ngược, chạy xuôi, chen
nhau nhất là chiều 30 xe như bươm bướm bay lượn, người nào nét mặt
cũng hối hả vội vàng toan tính. Đến tối, xe nào cũng chở hoa mản đường
hồng hoặc hoa hướng dương, loại hoa mà có thể để ngoài hè không sợ mất
và cũng là loại hoa đến giờ cuối của năm mới được bán ra. Tóm lại nhà
nghèo nhà cấp bốn mới chưng loại hoa ấy.
Nhưng đến ngày mùng một thì đường sá vắng vẻ đến lạnh lùng Những cặp
nam thanh nữ tú đi chơi xa, những cặp vợ chồng trẻ về quê thăm gia
dình lễ tết ông bà bỏ lại một Pleiku vắng vẻ u buồn
Ai đã lên xứ cao nguyên gió núi mây ngàn mới cảm nhận được
hết nét phong phú, nét thơ mộng của thời tiết lành lạnh, sương mờ
giăng giăng khắp lối, những buổi sáng, những buổi chiều như mùa đông,
như mùa thu suốt tháng quanh năm.{jcomments on}

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.