Tính Chuyên Nhất trong Tình Yêu của Người Đàn Bà Dân Dã Việt Nam

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Người Đàn Bà Việt Nam trong Dòng Sinh Mệnh của Dân Tộc

Ca dao phản ánh những cảnh huống thực tế về đời sống hằng ngày của người bình dân. Trong trường hợp không thực sự phản ánh thực tế hoàn toàn thì ít nhất ca dao cũng biểu trưng những mô hình lý tưởng cho lối sống mà người bình dân yêu chuộng và tán tụng như là khuôn thước cho một đời sống cao đẹp cần vươn tới.

Qua bài này, tác giả trưng ra những bằng chứng ca dao về tính chuyên nhất trong tình yêu của người đàn bà dân dã qua những giai đoạn: khi đã yêu, khi lấy chồng, lúc phân ly, và khi đợi chờ: một mô hình phản ánh những giá trị cao đẹp, nền tảng của xã hội Việt Nam truyền thống. Tính chuyên nhất này đã tồn tại vững bền suốt dọc dài lịch sử dòng Việt, thấm nhập và ăn sâu vào máu huyết của người dân. Những biến chuyển xã hội Việt Nam gần đây do sự thúc đẩy vô tình vì thiếu sức mạnh trí tuệ hoặc cố ý vì mưu đồ thâm độc phản dân tộc của chế độ chính trị duy vật hiện hành đã làm biến thể mô hình này và gây nên rất nhiều lo âu cho những thế hệ trẻ và cho tương lai của đất nước.

Mt Khi đã yêu

Theo truyền thống thì khi đã yêu rồi người đàn bà gương mẫu nhưng phổ quát nhất quyết không thay đổi tình yêu, mặc dù ý thức được rằng có những người đàn bà khác thay lòng đổi dạ, nhưng hình ảnh lý tưởng là nhất quyết trung thành với người mình yêu.

Đất có bồi có lở,
Người có dở có hay.
Em nguyền một tấm lòng ngay
,
Đinh ninh một dạ đến ngày trăm năm.

Bởi vì người đàn bà dân dã muốn xác định sức mạnh mãnh liệt và giá trị của tình yêu:

Yêu anh cốt rũ xương mòn.
Yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh.

Và một khi đã yêu một người thì người đàn bà nhất quyết chỉ lấy người yêu làm chồng mà thôi.  Người ta có thể thấy trong nhiều trường hợp đây là tiếng nói chân chất của tình cảm hơn là tiếng nói của lý trí vì có những trường hợp khách quan bắt người đàn bà phải đi lấy chồng như trường hợp cha mẹ giàn xếp hôn nhân hay tuổi của người đàn bà không còn cho phép chờ đợi lâu hơn được nữa. Tuy nhiên quyết định vẫn là:

Chừng nào muối ngọt chanh thanh,

Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng.

Để nói lên sức mạnh và tính miệt mài của tình yêu, thi ảnh sóng với gành đưa ra ảnh tượng siết chặt vào nhau là một tỉ dụ người đàn bà dùng để nói lên sự chuyên nhất của mình:

Chừng nào cho sóng bỏ gành,
Cù lao bỏ biển, em mới đành bỏ anh.

Đối với người đàn bà, một khi đã nói yêu thì hình như lời nói có giá trị vĩnh hằng. Lời nói có giá trị chắc chắn, chắc như đinh đã đóng vào cột, như nhát rìu đã chém vào thân cây. Người đàn ông không cần phải nghi ngờ vớ vẩn:  giàu sang phú quý đến mấy cũng sẽ không còn thay đổi được tình yêu của người đàn bà.

Lời em nói ra
Bằng ba lời thề thốt,
Như
đinh đóng cột,

Như rìu cốt vào cây.
Anh đừng ngại gió e mây,
Vàng cao ngất núi sao tày nghĩa nhân.

Lập trường của người đàn bà thật rõ ràng, minh bạch: Nếu người đàn ông thực sự yêu thì người đàn bà luôn luôn chung thuỷ, ngoại trừ trường hợp người đàn ông phản bội.

Anh thương em, thương chân thành,
Chừng nào anh ở bạc em mới đành bỏ anh.

Mặc dù nói là ngoại trừ trường hợp người đàn ông phản bội, nhưng ngay cả khi bị phụ bạc, người đàn bà cũng vẫn không trách người đàn ông mà trái lại tự trách mình vì đã quá yêu và có lẽ cũng không hiểu tại sao mình lại yêu quá như thế.  Phải chăng người đàn bà đã khám phá ra giá trị tuyệt đối của tình yêu và nhất quán trung thành với giá trị đó trên bình diện tri thức hay theo bản chất căn tính của người đàn bà tình yêu là tuyệt đối?

Ta không trách kẻ bạc tình,
Mà ta chỉ trách sao mình quá yêu!?

Và khi đã có tình yêu chân thật thì dù hoàn cảnh có ngang trái; dù bị xã hội kết án, người đàn bà cũng nhất quyết sẽ không bỏ người yêu. Đặc biệt nổi bật trong tình yêu này của người đàn bà là sự lo nghĩ đến an nguy của người mình yêu chứ không màng đến sự an nguy của chính bản thân.

Dẫu mà đan giỏ thả sông,
Trôi lên trôi xuống, em cũng không bỏ chàng.
Dẫu mà tội bắt lên quan,
Tội em em chịu, tội chàng em xin.

Thực ra, cuộc sống dân dã cũng có rất nhiều trường hợp cho phép tự do luyến ái hơn là cuộc sống của những gia đình nho giáo truyền thống, nên người đàn bà có cơ hội chọn lựa. Và một khi đã lựa chọn thì nhất quyết chỉ chọn người mình yêu dù có nhiều người khác theo đuổi.

Đôi tay cầm đôi ống tơ,
Dù năm ba mối, cũng chờ mối anh.

Và một khi đã được lựa chọn rồi thì ngay cả chuyện lỡ duyên vì phải chờ đợi quá lâu, đã quá tuổi lấy chồng, người đàn bà cũng nhất quyết chờ đợi người mình yêu.

Trăm năm tượng rách còn thờ,
Lỡ duyên chịu lỡ, quyết chờ đợi anh
.

Một khi đã yêu thì tình yêu đối với người đàn bà phải đổ ra ánh sáng rực rỡ, phải cao vòi vọi. Giàu nghèo hay khó khăn không thành vấn đề, người đàn bà luôn luôn một lòng chung thuỷ.

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Dốc nào cao bằng dốc Nam Vang
.
Đói no em chịu cùng chàng,
Xuống sông ra biển lên ngàn cũng theo
.

Một khi đã yêu rồi thì không kể nghèo khó hay cuộc sống gian nan, ngay cả khi bị phụ bạc, người đàn bà vẫn một lòng trung trinh.

Thương nhau bụi cỏ cũng ngồi,
Đám tranh cũng lội rừng chồi cũng băng
.
Nguyện cùng dưới nước trên trăng
,
Một trăm chốn cũ không bằng chỗ xưa
.
Gan khô ruột héo như dưa
,
Chàng đà bạc nghĩa, thiếp chư
a dứt tình.

Khi đã chung tình thì bất kể những lời dèm pha, miễn sao mình biết sự trong sáng của tâm hồn là đủ, cũng như chén nước trong cũng có khi bị gợn sóng. Ở đây hình như có sự mâu thuẫn trong tâm trạng của người đàn bà ở chỗ bình thường thì người ta thấy người đàn bà rất phục tòng những quy ước xã hội và rất sợ mang tai tiếng. Nhưng ở đây, người đàn bà tỏ ra bất cần sự phê phán của thiên hạ. Một khi đã yêu, một khi người đàn bà nhận chân được tình yêu chân thật và ý hội được sự trong sáng của lòng mình thì không còn quản ngại miệng tiếng thiên hạ nữa vì đó chỉ là những lời nói “dèm pha”, không phản ánh sự thật. Nói cách khác, khi người đàn bà tin là đã nắm chắc chân lý tình yêu thì không còn lo sợ gì nữa.

Bát nước trong còn gợn sóng rung rinh:

Đôi ta gá nghĩa chung tình,

Dầu ai dèm xiểm chúng mình mặc ai.

Sự chung thuỷ không những mang ý nghĩa nhất trí trong tình yêu mà còn chuyên chở tràn đầy ý nghĩa của sự trong trắng nên người đàn bà chung tình sẵn sàng thách đố bất cứ thứ gì có bản chất trong hơn cái trong của tình mình đối với người thương.

Nước nào trong bằng nước Sông Hinh,
Đố ai ăn ở chung tình bằng em
.

Khi đã ly chng

Quan điểm của người đàn bà dân dã về hôn nhân thật là đơn giản, chân chất, nhưng thật là chuyên nhất:

Không chồng đi dọc đi ngang,
Có chồng thì cứ thẳng một đàng mà đi
.

Cái quan điểm chân chất được thể hiện qua triết lý thực tế trong đời sống vợ chồng cũng rất đơn giản; nhưng cái đơn giản này — có nghĩa là không phức tạp, không rắc rối, hay cao siêu — không thiếu phần sâu sắc trên bình diện hiệu năng thực tế.

Đang khi chồng giận mình đi,
Hết khi nóng giận đến khi vui vầy
.
Ngãi nhơ
n như bát nước đầy,
ng đi mà đổ hốt rày đặng đâu.

Đi lấy chồng cũng thường có nghĩa là phải xa cha mẹ. Đây là một tranh chấp nội tâm lớn đối với người đàn bà Việt Nam. Trong xã hội truyền thống, trên nguyên tắc, lo lắng chăm sóc cho cha mẹ là bổn phận của người con trai, nhất là con trai trưởng. Nhưng trong thực tế, khi chưa lấy chồng, đàn bà là người thực sự săn sóc cha mẹ và khi lập gia đình thì lại lo săn sóc cha mẹ chồng. Cho nên, mỗi khi ra đi lấy chồng, người đàn bà bao giờ cũng nghĩ đến việc cha mẹ của mình không còn ai lo chăm sóc. Và sự giằng co nội tâm này được thể hiện qua những câu ca dao sau đây:

Vai mang khăn gói qua sông,
Cúi đầu lạy mẹ thương chồng phải theo
.
Thuyền bồng giờ lại về đông
,
Con đi theo chồng để mẹ cho ai?
Mẹ già đã có con trai
,
Con là phận gái dám sai chữ tòng.

Nhưng một khi đã lấy chồng rồi thì nhất quyết chỉ một lòng thuỷ chung:

Chỉ thề nước thắm non xanh,
Theo nhau cho trọn, tử sanh cũng đành
.
Trời cao biển rộng mông mênh
,
Ở sao cho trọn tấm hình phu thê
.
Trót đà ngọc ước vàng thề
,
Dù mà cách trở sơn khê cũng liều.

Sự chung thuỷ được diễn tả thật là nhẹ nhàng, nhưng thật là âu yếm qua hai từ láy “mình, mình” sau đây, như một nốt nhạc làm say dại người yêu. Ngoài âm điệu nhẹ nhàng, từ “mình” còn bao hàm ý nghĩa hoà nhập làm một, vì mình là chồng mà đồng thời cũng là chính bản thân.

Gò Găng có nón chung tình
Ở đây có một dạ với mình, mình ơi!

Một khi “miếng thuốc miếng trầu” đã chính thức hoá lứa đôi thì ý nghĩa vợ chồng đã kết tinh lại mãi mãi trong hai từ “tình yêu” và “ơn nghĩa”.

Nhớ khi miếng thuốc, miếng trầu,
Ngàn thu đọng mãi một câu ân tình.

Đạo nghĩa của chữ “tòng” – dù là văn hoá du nhập từ Trung Hoa hay là thực sự có căn nguyên từ truyền thống Lạc Việt không phải là điều quan trọng mà điều quan trọng là ý niệm “tòng” — có nghĩa là theo và phục vụ — hợp với bản chất của người đàn bà Việt Nam. Cho nên người đàn bà sẵn sàng phát biểu là trong cuộc đời này hay qua một kiếp khác đi nữa thì sự trung trinh của mình cũng sẽ không bao giờ thay đổi.

 

Trăm năm, giữ vẹn chữ tòng,

Sống sao thác vậy một lòng mà thôi.

 

Định vị được vị thế ưu tiên của tình yêu cao hơn tiền của, người đàn bà xác định lập trường là người yêu quan trọng hơn tiền bạc. Nói cách khác không phải vàng bạc là không quan trọng, nhưng tình yêu quan trọng hơn. Có được tình yêu thì bất cứ việc gì cũng đem lại niềm vui. Tiếng người đàn bà dệt cửi phản ánh một hình thái lao động đơn điệu mà cũng reo lên niềm vui của hạnh phúc:

Được vàng được bạc trên tay,
Em không mừng rỡ bằng nay gặp chàng.
Trèo lên khung cửi dệt hàng,
Cửi kêu lăng líu, dạ thươ
ng chàng líu lăng.
Lời nguyền dưới nước trên trăng
,
Trăm năm không bỏ đạo hằng cùng anh.

Dù cho cảnh sống có tẻ nhạt đi nữa, dù cho không gian của người vợ chỉ giới hạn trong cảnh suốt ngày nhìn đàn cá ở bờ sông và vài con chim cất tiếng gù buồn thảm, đơn điệu, trong lúc bao nhiêu người đàn bà khác sống cảnh đời phồn hoa, người đàn bà dân dã vẫn chấp nhận số phận vì đã lấy chồng thì không còn thay đổi nữa.

Làm nhà ở cạnh bờ sông,
Đêm nghe cá quẫy, ngày trông chim gù.
Em có chồng rồi “xuất giá tòng phu”
,
i mô lên võng xuống dù mặc ai.

Mặc dù đời nhiều cám dỗ vì có nhiều người đàn ông quyến rũ, đeo đuổi hay người tình cũ muốn trở lại; người đàn bà một khi đã có chồng rồi thì không còn nghĩ đến phụ bạc.

Hò ơ… (chớ) Bớ người không quen ơi,
Nghe anh, em cũng mun thương nhiu;
Như
ng hoa đà  có  chủ …(ờ),
Hò ơ… (chớ) Như
ng hoa đà có chủ, khó chiều dạ anh.

Đối với xã hội Việt Nam, nhất là xã hội cổ truyền, việc sắp xếp hôn nhân là một thực tế thường xuyên. Tuy vậy tình yêu đôi lứa nẩy nở tự nhiên, nhất là trong giới bình dân, cũng là một hiện thực. Nhưng người đàn bà không thể đợi lâu mà không lấy chồng vì khi quá tuổi thì rất khó lập gia đình. Vì vậy nếu người yêu không lo cưới hỏi cho kịp thì người đàn bà thường phải chấp nhận đi lấy chồng, mặc dù chồng không phải là người mình yêu. Mà một khi đã lấy chồng rồi, dù có yêu hay không yêu, lập trường sắt đá của người đàn bà là không thể ngoại tình với người yêu cũ. Đây là một lập trường luân lý và một lập trường về trật tự xã hội.

 Anh cũng đã hay người ngay không quấy,
Gái chính chuyên em chẳng lấy hai chồng
.
Tiếc cho anh đi chậm, nên đứng ngoài phòng bơ vơ
.

Và một khi đã lấy chồng thì dù chồng mình có nghèo khổ trong lúc chồng người khác giàu sang, người đàn bà dân dã Việt Nam vẫn chuyên nhất yêu thương chồng mình.

Chồng người xe ngựa người yêu,
Chồng em áo rách, em chiều em thương
.

Có khi người đàn bà yêu chồng và chiều chồng đến độ quá đáng, ngay cả khi chồng hư hỏng chỉ biết ăn chơi:

Đi bán bánh bò,
Một vốn mà chín mười lời
.
Em biểu anh cứ việc ăn chơi
,
Để em đi bán kiếm đồng lời nuôi mẹ nuôi cha.

Việc lấy chồng có thể là một điều may mắn mà cũng có thề là cái rủi và khi là cái rủi — vì tính tình chồng không tốt hay hoàn cảnh kinh tế nhà chồng không khả quan — thì thế nào cũng có người bày khôn vẽ dại, nhưng nhất định người đàn bà không bao giờ thay đổi mà lấy chồng khác.  Có thể có người đặt lại vấn đề là phải chăng đây là một áp đặt của giới nho sĩ muốn bảo vệ quyền lợi của nam giới. Rất có thể tác giả đầu tiên của câu ca dao nguyên thuỷ là một nho sĩ, nhưng một khi đã được phổ biến và truyền tụng qua thời gian và không gian có nghĩa là đã được quần chúng yêu chuộng và thường đã được sửa đổi theo ý niệm dân gian thì Ca dao là sở hữu của giới bình dân ca tụng mô hình lý tưởng của mình.

 

Trăm năm, trăm tuổi, may rủi cũng chỉ một chồng;
 Dầu ai thêu phụng, vẽ rồng mặc ai.

 

Sự kiên trì trong hành động ngay cả khi bị ruồng rẫy làm nổi bật tính chuyên nhất trong tình yêu của người đàn bà.

Yêu em, em cũng như vy
Ghét em, em cũng như
ngày anh yêu

Cách bit

 

Trước cảnh huống của đất nước nghèo nàn, cách biệt chồng là một thông lệ mà người đàn bà phải chấp nhận. Vì cuộc sống khó khăn, người đàn ông phải đi buôn bán hay làm ăn nơi xa.

Chiều chiều én liệng bờ sông,
Hỏi thăm chú lái nào chồng em đâu?
– Chồng em lên ngọn Sông Ngâu,
Buôn bè Mạn hảo, năm sau mới về.

Hay vì đất nước liên tục bị ngoại bang xâm lấn nên người đàn ông phải tòng quân và đóng trú ở một đồn ải xa xôi, không biết ngày trở về.

Con ơi, con nín mẹ ru:
Cha con còn ở biên khu chư
a về.

 

Hay là

 

Nín đi con, mẹ cho con bú,
Cha con lúc này đi thú ải xa
.

Cách biệt chồng là một hiện thực thông thường suốt dọc dài lịch sử đất nước. Nếu không phải là chồng buôn bán nơi xa thì cũng là thi hành nhiệm vụ tòng quân giữ nước, và có khi vì lý do gì khác mà chính người đàn bà cũng không hiểu, nhưng đành phải chấp nhận, nhiều lúc trong tức tối, oan ức vì không một ai bênh vực:

Xa làm chi mà xa quanh xa quất,
Xa làm chi mà xa tức, xa tối,
xa vội xa vàng:
Không cho thiếp thở, chàng than đôi lời
.

Không những chấp nhận chồng ra đi, người vợ còn lo trước cái lo của chồng để chồng khỏi phải bận bịu và yên tâm mà ra đi:

Anh đi em ở lại nhà,
Vườn rau em tưới, mẹ già em trông
.

Người đàn bà còn khẳng quyết thêm là công việc chồng lo, thực ra, là bổn phận của chính mình. Do đó đã có một số học giả nước ngoài quan sát văn hóa Việt Nam đã phán quyết là sự thành công của người đàn ông Việt Nam là nhờ có người đàn bà đứng sau lưng.

Anh lo đi trẩy đường xa,
Phận em cung phụng mẹ già cho an
h.

Cách biệt là một thực trạng gây đau khổ mà người đàn bà không thể hiểu được nguyên do vì cái thuận lý của tình yêu, nhưng nghịch lý là chung đôi không hiểu tại sao lại bị phá vỡ bởi cái phi lý trong thân phận của người phải ở lại và kẻ phải ra đi.

Lụy nhỏ lúc biệt ly anh đi em ở,
Cái mảnh tình chung ai nỡ xé đôi
?

Dĩ nhiên là xa cách đưa đến sầu muộn, nhớ thương, và người đàn bà luôn luôn muốn được chồng ở bên cạnh mình. Mặc dầu vậy, người đàn bà nghĩ đến chồng hơn là nghĩ đến chính bản thân và sẵn sàng đánh đổi sự cô đơn của mình để dành lấy sự an nguy cho chồng:

Gió vàng hiu hắt đêm thanh,
Đường xa dặm vắng xin anh đừng về.
Mảnh trăng đã trót lời thề,
Làm chi để gánh nặng nề riêng ai!

Và dù xa cách trong không gian cả ngàn dặm và cả trong thời gian nước chảy đá mòn, tình người đàn bà vẫn đậm đà tha thiết:

Cầu mô cao bằng cầu danh vọng,
Nghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con
.
Ví dầu nước chảy đá mòn
,
Có xa nhau ngàn dặm cũng còn nhớ thương.

Người yêu ra đi, người đàn bà chấp nhận. Tuy nhiên, chỉ có một điều nàng muốn nhắc nhở là sự chuyên nhất trong tình thương yêu nhau: Khi yêu thì việc gì cũng ổn thoả, khi không yêu thì việc gì cũng xấu. Về phận nàng thì chàng không cần phải lo nghĩ có những người đàn ông khác đeo đuổi vì trong tim nàng chỉ có chồng mà thôi.

Chàng về trong nớ, thiếp ở ngoài ni,
Dặn chàng ba chữ nhớ ghi vào lòng
:
Hồi thươ
ng nước đục cũng trong,
Không thươ
ng nước chảy giữa dòng cũng dơ.
Thiệt như lời em nói em chờ
,
Ba bố
n nơi ti ngõ trao thơ, em không cầm.

 

Đi ch

Cách biệt mà chung thuỷ bao hàm ý nghĩa đợi chờ. Chờ đợi hầu như là một yếu tố gắn liền mật thiết với tình yêu của người đàn bà Việt Nam: Chờ đợi có nghĩa là lơ đi những lời cầu thân khác và chỉ chờ người yêu mà thôi.

Em thương anh, ít nói ít cười,
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng.

Vì trong tình yêu của người đàn bà đối với người yêu luôn luôn có chứa chất thực trạng ly cách và vì chung thuỷ nên phải đợi chờ. Yêu đương mà phải đợi chờ. Đợi chờ mãi chỉ thấy vạn vật đổi thay theo thời gian, nhưng hình bóng người thương là không bao giờ thay đổi.

Đồng nào sâu bằng đồng Thi Phổ,
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ.
Em thươ
ng anh, chín đi mười chờ,
Mía kia lên ngọn trổ cờ đã lâu.

Không những chẳng thấy chồng về mà mỗi khi nghe một người vợ lính khóc chồng trước ngôi mộ thì lại nơm nớp lo sợ cho số phận chồng mình:

Tiếng ai than khóc nỉ non,
Phải vợ chú lính trèo hòn Cù Mông?
Xa xa em đứng em trông,
Thấy đàn lính mộ, hỏi chồng em đâu?

Càng chờ đợi thì tình yêu lại càng sinh sôi nẩy nở, như hình ảnh kiên trì của mấy con tằm biến thể thành bao nhiêu là tơ, nên làm sao mà đành đoạn phản bội cho được.

Một nong tằm bằng năm nong kén,
Một nong kén bằng chín nén tơ
.
Em thương anh, tháng đợi năm chờ
,
Lòng nào dứt mố
i lìa tơ cho đành.

Nhiều khi chồng ra đi mà chẳng biết đi đâu, mình chỉ biết mình một dạ chung thuỷ và thủ tiết đợi chồng, mặc ai phản bội, chứ mình thì nhất định không và không ai hiểu được sự cô đơn của mình. Thôi đành chất vấn trời đất vậy: Trời sinh ra người, tại sao người lại bạc phước? Đất sinh ra cỏ cây, sao mà cây cỏ lại không có cội nguồn?

Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió,
Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình
:
Đoái nhìn sông Hươ
ng nước chảy thanh thanh,
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu.
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mư
a trong.
Mặc ai một dạ hai lòng,
Em ôm duyên thủ tiết loan phòng đợi anh.
Nước trong xanh bên thành con yến trắng
.
Thẳng cánh cò bay tới cõi xa xăm.
Anh đi mô không bóng không tăm,
Năm canh em đợi ruột tằm héo hon.
Thiên sinh nhơ
n hà nhơn vô lc,
Địa sinh thảo, hà thảo vô căn,
Một mình em ngồi giữa lòng thuyền dưới nước trên trăng.
Biết ai trao duyên gởi nợ cho bằng thế gian?

Cho nên không chịu khuất phục cái phi lý ấy, nên nàng phải vội vàng đi tìm cho được người thương hầu lấp đầy lỗ trống cô đơn.

Đói lòng ăn nữa trái sim,
Uống lư
ng bát nước đi tìm người thương.
Người thương ơi hỡi người thương
,
Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng
.

Mà có nhớ nhung lắm thì cũng chỉ nhỏ nhẹ cho chàng biết nỗi cô đơn của mình mà thôi:

Chàng về cho chóng rồi ra,
Kẻo em chờ đợi sươ
ng sa lạnh lùng.

Nhưng chờ đợi lại dâng buồn lên cao chất ngất. Cảnh vật càng xác tín cái chất ngất này: Núi non thì cao ngút ngàn, sông thì dài vô tận, trời đất thì mây giăng giăng, trăng thì khuyết vì người thương càng ngày càng xa vắng.

Ngày ngày em đứng em trông.
Trông non, non ngất, trông sông, sông dài.

Trông mây, mây kéo ngang trời,
Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa.

Mặc dù vậy, dù chàng có đi đến những nơi xa xăm tít mù nào đi nữa thì người đàn bà vẫn một lòng chung thuỷ đợi chờ, làm người ta liên tưởng đến hình ảnh của một Penelope biểu tượng cho giá trị tuyệt hảo của chân-thiện-mỹ.

Anh đi bên Xiêm cho tới bên Lào
Ngăn phòng không, em đợi bạc đầu thì thôi.

Người đàn bà tin là tình yêu của mình trong sáng, trong như nước ở thượng nguồn và nếu người đàn ông có bị mê hoặc mà ra đi thì nàng vẫn tin rằng chàng cũng sẽ trở về mà thôi, vì nàng tin ở sự son sắt của lời thề tình nghĩa vợ chồng, vì nàng tin vào số kiếp và thân phận.  Dù thực sự chàng có đành đoạn thì nàng cũng nhất quyết chăm sóc mẹ và kiên trì đợi chàng trở lại.

Anh muốn tìm nguồn nước trong nên đi ngược giòng Sông Cái
Hay vì bị bùa ngải
Nên anh bỏ bãi lên nguồn.
Thuyền anh dù thuận gió đi luôn,
Đến đầu Thác Ngựa cũng phải cuốn buồm trở lui.
Thề xưa lời đã nặng lời,
Anh cố xa em đi nữa,
nếu chẳng phải ý trời thời cũng khó xa.
Anh đi em ở lại nhà,
Biển sâu em lặn lội, nuôi mẹ già đợi anh.

Đt vn đ vi ngưi đàn ông

Nếu có thấy sự phi lý trong hành động của người đàn ông thì người đàn bà cũng chỉ nhẹ nhàng ám chỉ kiếp con tằm của mình xoay vần đơn điệu với thời gian trong lúc chồng mãi lo vui chơi ở đâu đâu, không hề màng đến mình.

Anh đi vui thú đâu đâu,
Để em ở lại hái dâu nuôi tằm!

Hay là:

Ngọn dền dền tía.
Anh về Bình Ðịnh chi lâu,
Bỏ em ở lại hái dâu một mình.

Nhưng tại sao người đàn ông lại không nhận thức oan trái này đến đỗi người đàn bà phải nhìn xuống và đặt câu hỏi về ý nghĩa hiện hữu của chồng mình và đánh giá là sự hiện diện của anh ta trên cõi đời này không đáng cái công mang nặng đẻ đau của mẹ, công dưỡng dục của mẹ cha, và không đáng để mình chung thuỷ vì sự chung thuỷ này thực sự đã trở thành “gánh” nặng.

Cha già con dại chờ mong,
Anh đi vui thú chơi rong một mình.
Uổng công cha mẹ sinh thành,
Uổng công gánh chữ chung tình của em.

Mà dù có thực sự là phải đi xa buôn bán đi nữa thì ít nhất thỉnh thoảng cũng nên về thăm em một lần chứ lý đâu cứ đi mãi không về.

Cần Thơ là tỉnh, Cao Lãnh là quê:
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải lo buôn bán không về thăm em
.

Tình yêu của người bình dân còn phát sinh từ việc đồng lao cộng khổ. Đành rằng chàng có bổn phận về kinh thành tòng quân giữ nước, và để có thể về kinh thành tòng quân, chàng cần phải có tiền bạc để ra đi. Muốn có tiền bạc thì chàng phải cùng vợ lao động như bao nhiêu gia đình chung quanh, nhưng nghịch lý là chàng ra đi để vợ ở nhà một mình với nỗi lo lắng lớn vì, một mình, không đương nổi ruộng vườn, để cỏ mọc lên cao. Nhưng nỗi ưu tư thực sự không phải là ruộng vườn vì chung quanh nàng có những gia đình dù ruộng vườn “cỏ cao, mạ úa” mà lòng vẫn vui vì cùng có nhau, trong lúc mình cô đơn, chiếc bóng, cộng thêm cái hoang vắng của cỏ mọc đầy sân càng làm cho lòng mình trống vắng hơn.

Ai cũng gặt lúa đỏ đuôi,
Chàng về mà đạp, mà phơi kịp ngày
.
Ai mà giã gạo ba chày
,
Giã sao cho trắng, gửi ngay cho chàng
.
Sẵn tiền mua bạc mua vàng
,
Sẵn tiền sắm áo cho chàng trẩy kinh
.
Sáng trời chàng mới tập binh
,
Em ngồi vò võ, một mình em lo
.
Ruộng nương không ai cày cho
,
Trâu bò, gà, lợn em lo dường nào!
Ruộng người cày cấy xôn xao
,
Ruộng nhà cỏ mọc lên cao lồng ngồng
.
Người ta có vợ có chồng
,
Cỏ cao, mạ úa nhưng lòng vẫn vui
.
Nhà ta chỉ có em thôi
,
Ruộng cạn mạ úa em ngồi em lo
.

Cũng như “Cái cò lặn lội bờ sông” trong câu ca dao sau đây: Chữ “cái” là mẹ, do đó hình ảnh mẹ cò miệt mài lặn cá để nuôi con được ví với hình ảnh người vợ miệt mài nuôi mẹ và nuôi con, một khuôn thước mà người đàn ông đòi hỏi như là bổn phận đương nhiên của vợ mình, cũng như bổn phận đương nhiên của người đàn ông là phải tòng quân.

Cái cò lặn lội bờ sông:  
Nàng về nuôi cái cùng con
,
Để anh đi trẩy nước non cùng người
.
Cho kịp chân ngựa chân voi
,
Cho kịp mọi người kẻo trễ việc quan
.

Chấp nhận bổn phận nặng nề của người chồng đối với quê hương, đất nước; nhưng người đàn bà không phải là sắt đá nên không thể dằn được cơn sầu muộn khi vắng bóng người thương. Trong hai câu ca dao sau đây, từ “ai” trong vế trước của câu thơ là một nỗ lực khách thể hoá người đi để tránh việc nói thẳng chồng mình là người đi, đã đi xa lắm, xa muôn dặm. Còn từ “ai” trong vế sau để dành cho người yêu tự tìm hiểu lấy con người phải chứa chấp nỗi buồn đó là người nào.

Ai đi gánh vác non sông,
Để ai chứa chất sầu đông vơi đầy
.

Không những cái cô đơn lạnh lùng xâm chiếm tâm hồn người đàn bà mà thôi, cảnh huống của người dân dã nghèo nàn còn thê thảm hơn.  Người đàn ông tòng quân còn có cơm ăn áo mặc do nhà nước cung cấp, chứ người đàn bà ở lại phải chịu cảnh cơ hàn một mình, nên không thể không tủi phận. Từ “mặc em” nói lên trong đau đớn cái chua chát của thân phận.

Anh đi đồn thú ải quan,
m vua áo lính, cơ hàn mặc em.

Cô đơn và bun

Tình yêu lứa đôi đối với người đàn bà chuyên chở nặng chất sầu muộn bởi vì xa cách, bởi vì đợi chờ, nhất là những lúc trời buốt lạnh. Người đàn bà thường phải xa cách chồng vì chồng hoặc phải đi buôn bán xa nhà hay phải tòng quân nhập ngũ, đồn trú ở một vùng quan ải hẻo lánh.

Heo may lành lạnh thổi về,
Thươ
ng người quan ải lòng tê tái sầu.

Dù chồng ra đi buôn bán, hay phải tòng quân giữ nước, hay vì lý do nào khác mà nàng cũng không biết. Nàng luôn luôn tin tưởng ở chồng. Nhưng cách biệt làm sao không buồn, mà có buồn thì cái buồn cũng không hàm chứa trách móc. Trái lại, cái buồn chỉ biểu hiện một ước vọng yêu đương thật là nhẹ nhàng, nhưng thật tha thiết:

Anh về ngoài đó, có nhớ em không?
Trong ni dạ tưởng, lòng trông anh hoài.

Hay là:

Chàng về ngoài nớ chi lâu,
Để em ra đứng bờ dâu trông hoài.

Nhưng trong cái xa cách đó, người đàn bà vẫn âu yếm, chăm lo cho chồng, không biết chồng mình có chịu được gió lạnh và đường sá xa xôi không, hơn là nghĩ đến cái cô đơn của chính mình.

a đêm gió lạnh bên ngoài,
Đường lên quan ải có dài không anh?

Trong nỗi buồn cách biệt, ngoài việc nhận chân nỗi cô đơn của mình, người đàn bà thường nghĩ đến nỗi khổ cực bôn ba đây đó của chồng. Vị tha là bản chất của người đàn bà Việt:  Nghĩ đến người thương nhiều hơn nghĩ đến mình, sẵn sàng cho hơn là nhận; một tình yêu đầy ắp tính tha nhân.

Chiều chiều én liệng ngoài khơi,
Thấy anh ba chốn, bốn nơ
i mà bun.

Thực không có gì buồn hơn tiếng dế ra rả suốt mùa đông và người đàn bà chung tình thấy tâm hồn mình rơi vào khoảng không gian trống vắng, một không gian mà trong đó tiếng dế kêu cùng những lời than nhớ thương đã quyện thành một hiện thực không còn phân biệt được là người hay là dế ngâm thơ buồn, khi không được ở cạnh người yêu và thương nhớ đem về những đêm trắng thao thức.

Dế ngâm sầu nhiều câu rỉ rả,
Nhớ anh chung tình thức cả đêm đông
.

Hay quang cảnh một đàn cò trắng bay lượn trên bầu trời mênh mông và ánh trăng lặn là tất cả những gì người đàn bà chung tình chứng kiến trong lúc xa vắng người thương. Thi ảnh trắng của đàn cò ấn lên bối cảnh nền trời xanh bao la nói lên cái mênh mang của nỗi buồn, cũng như ánh trăng tà điểm chỉ chiều đi xuống của tâm linh. Tình yêu và nỗi nhớ của nàng thật là da diết.  Cho nên nàng tự hỏi không biết người yêu có thương nhớ mình không, vì mình quá nhớ đi thôi. Ba tiếng láy “ai, ai…ai” trong câu “Nhớ ai, ai có chung tình không ai” thật là tha thiết như mong ngóng một sự gần kề đam mê, nhưng lời lẽ thật là nhẹ nhàng mà kiêu sa.

Một đàn cò trắng bay quanh,
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
.
Nước non một gánh chung tình
,
Nhớ ai, ai có chung tình không ai
.

Thì cũng cố gắng khuây khoả đôi chút, nhưng cơn sầu muộn luôn luôn trở lại xác định thân phận bị bỏ rơi lại đằng sau, một mình bơ vơ. Thật là cay đắng:

Hồi vui hò hát đôi câu,

Hồi buồn xao lãng biết đâu mà tìm.
Anh về xứ lạ một mình,
Bỏ em cay đắng sầu tình bơ vơ.

Trăng tà, trăng lu, tiếng dế mùa đông, tiếng ve kêu mùa hạ, mùa thu là những ảnh tượng dìu dắt tâm hồn đi vào cõi buồn miên man, nhất là tâm hồn của thiếu phụ ôm con chờ chồng, và không quên ví mình như tượng đá Vọng phu son sắt.

Mẹ bồng con lên ngồi cầu Ái Tử,
Gái trông chồng đứng núi Vọng phu
.
Một mai bóng xế trăng lu
,
Ve kêu mùa hạ, biết mấy thu mới gặp chàng!

Cũng có lúc chua chát quá nên đành phải nói thẳng, mặc dầu với một thái độ khuất phục và đầy chịu đựng:

Chàng đi Châu Đốc, Nam Vang,
Nỗi sầu em chịu đa mang một mình.

Và có lúc, vì không ai chia sẻ nỗi niềm, cũng phải trách móc. Nhưng trách móc ở đây cũng không mang tích cách khép tội hay kết án mà là một lời than mong mỏi được cảm thông cái cô đơn vắng lạnh ghê rợn của cảnh thiếu tình yêu:

Anh đi đâu đó, bỏ nhện giăng mùng,
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu.

Chng minh s son st của mình

Dù phải cách biệt, dù phải đợi chờ — đợi chờ cho đến bạc đầu, dù nhận thấy cái phi lý của chồng; người đàn bà vẫn luôn luôn chung thuỷ và rất hãnh diện về sự thuỷ chung của mình, sẵn sàng xác định quan điểm này như một thách đố:

Cá Trà Vinh xanh kỳ đỏ dạ
Gái xứ nầy không lang chạ đâu anh…

Và như một bảo kê an toàn cho sự son sắt mà người đàn bà muốn người yêu hay chồng mình tin chắc là khi nào nước sông mà khô cạn thì lúc bấy giờ mình mới có thể phụ bạc người yêu. Trong ý nghĩa bình dân, dĩ nhiên nước sông sẽ không bao giờ cạn ráo.

Cửa Tam Quan nước cạn bày cừ,
Sa Huỳnh khô tắt, em mới từ nghĩa anh.

Hay là:

Trăm năm giữ vẹn chữ tòng,
Sống sao thác vậy một chồng mà thôi
.

Để minh chứng sự son sắt của mình, người đàn bà trải lòng mình ra thành sông, thành biển, thành núi. Nhưng nhận thức được rằng sông, núi, biển rồi cũng biến đổi, chỉ thấy lòng mình là không thể đổi thay:

Sông cạn, biển cạn lòng ta không cạn,
Núi lở non mòn, nghĩa bạn không quên
.
Đường còn đi xuống đi lên
,
Ơ
n bạn bằng biển, ta đền bằng non.
Đường mòn duyên nợ không mòn
,
Chết thì mới hết, sống còn gặp nhau
.
Lời nguyền trước cũng như
sau,
Em không phụ khó tham giàu ở đâu
.

Lòng mình son sắt như thế, nhưng nếu người đàn ông vẫn nghi ngờ sự chuyên nhất của mình thì người đàn bà bình dân không còn biết trông cậy vào ai ngoài Phật, thánh:

lòng em như thạch, sạch như gương:
Anh chẳng thươ
ng thì chớ còn mang lòng ngờ.
Nếu em ngang tắt đi về
,
Anh đem xuống miếu Cậu, em thề cho coi
.
Ngay gian xin Cậu xét soi
,
Em gian thì Cậu gọt gáy bôi vôi em này!

Và nếu thực sự người yêu hay chồng vẫn không tin mà lại nghe người khác thì người đàn bà cũng chỉ lấy tấm lòng trung trinh của mình để làm bằng chứng xác thực nhất mà thôi.

Ai làm cho đó xa đây,
Cho chim chèo bẻo xa cây măng vòi!
Anh ơi nghĩ lạ
i mà coi,
Tấm lòng em ở gươ
ng soi nào bằng.

Không những người đàn bà xác định sự trong sáng của lòng mình mà chính người đàn ông cũng không ngờ là, trên thực tế, người đàn bà chung thuỷ chuyên nhất ngoài sức tưởng tượng của mình.

Cách mấy thu tưởng là em đi biệt,
Hay đâu em còn trực tiết đợi anh.

Dĩ nhiên không phải tất cả mọi người đàn bà đều chung thuỷ vì trong xã hội vẫn nhan nhản đổi thay. Tuy nhiên, chung thuỷ là một đặc tính mà người đàn bà yêu chuộng và luôn luôn tự đặt mình vào vai trò gương mẫu ước lệ đó:

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mư
a trong.
Dẫu ai ăn ở hai lòng
,
Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng
.

Nhưng cũng có lúc tiếc cho thân phận quý giá (tỉ dụ bụi quế thơm tho) của mình mà phải xa vời tất cả hưởng thụ, vì phải xa vắng người thương. Mặc dù vậy, khi đã có lời thề với nhau thì nàng nói với chồng là nhất quyết không bao giờ phụ bạc; trái lại mãi mãi ôm ấp những lời thề nguyền đó như những lời yêu đương tha thiết, ngay cả khi tỉnh cũng như trong giấc mơ. Nhưng nỗi thiếu vắng người thương chỉ được biểu hiện bằng một không gian trống: “Chiêm bao thì thấy, dậy sờ thì không”.

Tiếc thay bụi quế non vời,
Những lời người nói biết đời nào quên.
Bao giờ lở núi Tản Viên
,
Cạn sông Tô Lịch chẳng quên nghĩa người.
Nghĩa người em để trong cơi
,
Nắp vàng đậy lại để nơi em nằm.
Mỗi ngày sáu bảy lần thăm
,
Chiêm bao thì thấy dậy sờ thì không.

Quế là đặc sản quý và sau cả hàng trăm năm dù trụi hết cả lá, nhưng vỏ thì vẫn cứ bám chặt lấy cây nên người đàn bà ví cây quế với sự thuỷ chung của mình. Chung thuỷ mãi cho đến khi tóc trên đầu rụng hết mà lòng son sắt vẫn không bao giờ thay đổi.

Ở sao như quế trên non,
Trăm năm khô rụi, vỏ còn dính câ
y.

Và dù chàng có ra đi cách biệt đến tận nơi xa xôi nào đi nữa thì người đàn bà cũng sẵn sàng trung trinh chờ đợi cho đến ngày bạc đầu.

Anh đi bên Xiêm cho tới bên Lào,
Ngăn phòng không, em đợi bạc đầu thì thôi.

Xuyên qua những dòng ca dao giản dị nhưng mượt mà tình ý, người ta thấy bóng dáng người đàn bà dân dã Việt Nam như một mô hình lý tưởng biểu tượng cho giá trị trác tuyệt của tình yêu nói lên rõ tính chuyên nhất thách thức mọi biến đổi của thời gian và không gian,

Khi đã yêu thì nhất quyết chỉ yêu một người mà thôi và dứt khoát sẽ chỉ lấy người yêu làm chồng, không bao giờ thay đổi. Một khi đã lấy chồng thì tuyệt đối không bao giời nghĩ đến người đàn ông khác, dù cho người đàn ông đó là người yêu cũ; dù chồng mình không tốt, dù hoàn cảnh kinh tế của chồng mình khiêm nhường hay khó khăn đến mấy đi nữa, dù những người đàn ông khác giàu có đeo đuổi mình, dù những người đàn bà khác chung quanh mình lên xe xuống ngựa, dù phải xa cách chồng, dù phải mòn mỏi chờ đợi chồng mãi không thấy về, dù chồng chỉ biết vui chơi đàng điếm, tình yêu và lòng chung thuỷ của người đàn bà không bao giờ thay đổi.

Xã hội Việt Nam, trong một thời gian rất dài của lịch sử, đã tiếp nhận hiện thực này bằng con mắt hầu như dững dưng, xem như chuyện bình thường mà người đàn bà có bổn phận phải tuân thủ. Tuy nhiên, dù cho cách hành sử của người đàn bà trong liên hệ lứa đôi phản ánh bản chất sinh học bẩm sinh hay là một thói quen thủ đắc được do sự điều kiện hoá của luân lý cổ truyền, người ta vẫn thấy rõ một sự bất công trắng trợn, nhất là khi người đàn ông không cùng chia sẻ với người vợ những gánh nặng của gia đình, không nghĩ đến những tình cảm vui, buồn, thương yêu mà người vợ dành cho mình và muốn san sẻ với mình. Nhiều người đàn ông còn buông thả trong những hành vi bê tha, truỵ lạc, rượu chè, cờ bạc, trai gái, và có những trường hợp đánh đập vợ nữa. Tệ hại hơn nữa là nhiều người đàn ông nghĩ rằng hành động như vậy là quyền của mình. Dĩ nhiên là có rất nhiều người đàn ông hiểu biết, quý trọng vợ, chia sẻ gánh nặng gia đình, và đối đãi với vợ rất có tình nghĩa. Nhưng, không cần điều tra xã hội, người ta cũng thấy nhan nhản trong xã hội Việt Nam ngày xưa cũng như ngày nay những trường hợp đối xử bất công đối với người đàn bà.

Qua sự tiếp cận với thế giới ngày nay, nhất là qua hệ thống điện tử, ảnh hưởng của những trào lưu thế giới, tốt cũng như xấu, nhất là từ phương Tây, đang đi sâu vào hàng cùng, ngõ hẻm của đất nước. Vấn đề xây dựng đất nước tuỳ thuộc vào sự thanh lọc những trào lưu này để những ảnh hưởng tốt được phổ biến và phát huy. Một viên kim cương trong số những ảnh hưởng này là sự công bằng. Công bằng không có nghĩa là bằng nhau trong thể chất, trong khả năng, trong ý chí mà là không được có sự phân biệt đối xử và cơ hội trong mọi lãnh vực sinh hoạt phải đồng đều. Đã đến lúc một xã hội Việt Nam tiên tiến cần phát huy tính nhân bản bằng cách trả lại sự công bằng cho những hy sinh cao quý mà người đàn bà đã đóng góp vào việc giúp xây dựng nền tảng giá trị bền vững của dân tộc.

 

Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái, Ph.D.

Philadelphia, Ngày 10 Tháng 9 Năm 2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.