Cho Trọn Cuộc Tình!

Tác Giả: Trần Thị Hiếu Thảo

Một buổi sáng mùa thu nhưng bầu trời trong veo. Làm cho bà Ngọc Lan cảm thấy cảm thấy đôi mắt mình như muốn trong veo theo. Bà nhìn ra sân nhà và ngoài đường nhà theo lệ thường.

Mỗi sáng. Bà đón nhận người làm home care của bà, nhưng hôm nay bà thấy lạ. Mắt bà tốt mà? Sao bà nhìn gà hóa cuốc, hay bà ảo tưởng chăng? Bà dụi mắt nhìn kỹ thì cô gái đã xuống xe tiến vào nhà. Bà đang mở cửa. Ngọc Lan như còn ngỡ ngàng, cô gái đi nhanh khi bà mở cửa, cô thưa liền:

– Thưa bà con tên là Jinni là con của má Thục  Linh. Con xin làm thay cho má vài hôm vì má con bịnh.

Cả hai đi sâu vào nhà, bà Ngọc Lan chỉ vào ghế bảo:

– Mời cô ngồi, sao má bịnh mà không bảo cho công ty cho nghỉ. Họ sẽ điều người khác làm mà. Tội nghiệp cho Thục Linh.

– Dạ thưa, má con nói nếu người khác làm e chăng má sợ mất cơ hội nơi bà, mất một job nơi bà, nên má con tiếc… Sorry con đến bất ngờ bà ngạc nhiên lắm phải không? Nhưng mong bà vui lòng cho con giúp, thay má Thục Linh. Má con chờ hết bịnh độ vài ngày.

– OK không sao.

– Vậy đúng giờ rồi con bắt đầu làm việc được chứ?

– Cứ nói chuyện tý đã, sau đó cắt cho bà mấy loại trái cây. Then so, quét giùm cho bà cái nhà nơi phòng khách này. Rửa cho bà mấy cái chén, ly tách. Dọn phụ ngay ngắn nơi phòng ngủ bà tý thôi.

– Dạ.

-Tôi nói có vẻ lung tung nhưng làm thì nhẹ và gọn lắm.

– Dạ con hiểu.

– Cô trông trẻ quá, sinh ở đây hay VN mà biết nói tiếng Việt khá rành. Đó cũng là một vấn đề tôi ngạc nhiên thứ hai nha.

– Dạ cháu qua Mỹ lúc 9 tuổi. Cháu biết tiếng Việt một tý ty. Nhưng hay tiếp xúc với cô chú người Việt, và bà con cộng đồng người Việt nên cháu không quên tiếng Việt. (Không hiểu sao Jinni lúc đầu, nàng xưng con giờ nàng lại xưng cháu. Tuy nàng đâu có run rẩy gì đâu mà lúng túng. Thôi sao cũng được, xưng hô cấp dưới thôi mà. Jinni nghĩ thế.)

– Vậy là cũng đáng khen lắm. Có viết được tiếng Việt không?

– Dạ viết được nhưng không hay lắm. Cháu chỉ viết theo cách đơn giản, dễ hiểu. Gần đây cháu học lại văn phạm tiếng Việt nên cũng khá hơn.

– Wow, vậy  thì chúc mừng lắm, cháu lúc nãy có giới thiệu tên là Jinni phải không?

– Dạ phải.

– Cô tên là Ngọc Lan. Vậy Jinni theo Ngọc Lan xuống đây phòng kitchen. Cô đem trái cây từ tủ lạnh ra Jinni cắt trước sắp vào khay này cho cô nha. Cô thích kêu cô Ngọc Lan cho trẻ hơn một chúc nha Jinni. Được không?

– Dạ được, cháu thích thế.

Ngọc Lan vừa nói vừa dời chân đi, cô kéo cửa tủ lạnh đem ra các thứ trái cây để trên bàn cho Jinni. Và cô cũng lấy cái dao từ trong tủ ngăn hộc, bỏ ra cho Jinni dùng (Lẽ ra mẹ của Jinni làm thì Thục Linh biết nơi chốn để, và tự làm lấy hết.) Nhưng với Jinni thì khác nên Ngọc Lan phụ họa cho Jinni bước đầu.

Jinni đứng ngắm nhìn dưa hấu, nào đu đủ, nào bơ, nào thơm, nào cam, nào chuối, nào mango, nào apple. v.v… Chỉ một tí tắt thì Ngọc Lan đổi ý bảo:

– Thôi vào phòng Ngọc Lan trước, việc này làm sau cũng OK. Ngắm phòng ốc cô tý. Chăm cô thì phải biết phòng cô là việc đầu tiên chứ nè?

– Dạ cám ơn.

Jinni như bỏ ngang công việc sắp kề tay để làm. Jinni lại theo cô Ngọc Lan rẽ vào lối hướng, ngược lại phòng khách và rẽ phải thì phòng Ngọc Lan.

Phòng không rộng lớn lắm, tất cả các phòng trong nhà này Jinni đoán thế. Bước vào phòng Ngọc Lan một mùi nước hoa, lan tỏa nhè nhẹ huyền hoặc. Phòng chỉ độ dài 5 mét rộng 4 mét, Nhưng nhìn thoáng do cách trình bày và thu xếp gọn gàng. Một cái bàn để sau chân giường giáp ranh khu áo quần, móc treo, Jinni thấy toàn là mũ len được đan móc rất đẹp, và chúng có nhiều màu. Các màu: xám, trắng, nâu, xanh, tím, đỏ, vàng, tím được xếp từng lớp chất lên. (Một lớp chừng khoảng 8- 10 cái) Trên giường còn lở dở, một cái để đó đan chưa xong. Thiệt ra Ngọc Lan đã xếp cất hết trong thùng. Ngọc Lan chỉ muốn để một ít cái ở bên ngoài, cô nhìn lấy làm niềm vui mắt cho cô thôi, và để nó đem lại lòng ham muốn của cô thôi.

Jinni nhìn chợt bảo:

– Ôi mũ đẹp quá.  Cô Ngọc Lan đan chi nhiều thế cô.

– Cô đan cho đỡ buồn và là cũng một đam mê hữu ích. Cô gởi về VN cho những người lính chiến VNCH còn ở VN, vì điều kiện đi chưa được hoặc không đi bỡi những lý do này nọ.

– Ôi trong cô thật tâm ý tuyệt vời. Một người như thế cũng vĩ đại quá.

– Thanks Jinni. Ngọc Lan nói và nở nụ cười tươi nhìn Jinni. Cô lại nói thêm:

Vậy là đủ thấy căn nhà “căn phòng lý tưởng” của cô Ngọc Lan rồi phải không? Jinni ra cắt trái cây đi. Xong chúng ta đi… mua ít len cho cô nha. Khi chờ chút, cô móc thêm phần mũ nơi còn trên giường cho xong nha. Được không?

–  Dạ được chứ. Jinni nói và dời chân ra khỏi phòng, mắt như còn vướng đọng một vài tranh ảnh Ngọc Lan treo trên tường. Nhưng đi, cô phải đi làm là trước tiên! Jinni cảm thấy người khách má làm khá đặc biệt, cuộc sống và enjoy khá thú vị.

Nhìn dao nhỏ, thớt để sẵn. Trái cây có sẵn, nhẹ nhàng Jinni nắm lấy con dao vào bàn tay bé nhỏ của mình, cô giữ thật chắc và bắt đầu khai lễ cho trái dưa hấu (dưa hấu không lớn lắm)

Đến một trái đu đủ, một trái thơm nhỏ sau đó 2 trái bơ, 2 cam, 2 mango, 2 táo. Chuối là cái cuối cùng cô chỉ cắt cho một cái. Với một hình thức cắt trái cây, và sắp xếp cho đẹp thì Jinni rành lắm.

Vừa làm Jinni nghe lí nhí từ trong phòng cô Ngọc Lan vọng ra lời bài hát.

Móc xong cái mũ hoàn tất nơi tai. Ngọc Lan bước ra ngoài, nơi Jinni phụ làm trái cây cho mình. Ngọc Lan thích vô cùng khi thấy Jinni cắt trái cây quá đẹp, sạch sẽ, và trình bày còn sang hơn cả mẹ Thục Linh. Ngọc Lan bỡ ngỡ bảo:

– Jinni có hoa tay quá, có trường lớp không? Mà cắt trái cây và trình bày thật xuất sắc?

– Dạ cháu thường cắt.

– Thôi được rồi đem lại đây ngồi vào bàn phòng khách này, ta ăn một tý cho vui. Rồi đi công chuyện với cô Ngọc Lan nha.

– Dạ.

Jinni nói, và Jinni đi dẹp hết vỏ rác còn lại, rửa tay hết trơn tru, cho sạch sẽ hơn, Jinni bưng khay trái cây hình con cá lại bàn; cô lấy thêm vài cái nĩa cắm, và ít napkin để sẵn sàng. Jinni đặt xuống cạnh bàn. Ngọc Lan đưa tay ra hiệu cho Jinni ngồi xuống bên cạnh Ngọc Lan.

Ngọc Lan đang chờ một cái gì, cô hướng mắt nhìn tivi trước mặt phòng khách. Ngọc Lan bật lên tìm đài ca nhạc, có sẵn chương trình hộp Uno help giúp. Rồi bảo:

– Ăn đi con. Jinni có thích ca nhạc VN không? Ngọc Lan quay nhìn Jinni và hỏi như thế thân thiện hơn nữa.

– Dạ. Con thích nghe nhạc Việt Nam.

– Cô giải trí nhiều thứ, nhưng thích nhất vẫn là ca nhạc, dòng nhạc trước 75 ở VN. Vì cô có nhiều kỷ niệm ở thời điểm đó. Ngọc Lan nói với giọng xúc động hơn là vui.

– Vậy hả cô? Jinni nhìn Ngọc Lan hỏi cũng thân thiện vui vẻ.

–  Ồ con xinh đẹp quá. Nhìn con cô lại thêm nhớ tuổi trẻ của mình giờ đã trôi qua. Thời gian thật thắm thoát… Ngọc Lan như xúc động thêm nữa. Cô im tý sau đó. Rồi Ngọc Lan bảo:

– Ừa mà ăn đi Jinni. Cô sẽ ăn tý cho vui. Cắt ra như thế nhưng cô ăn vài hôm mới xong.

– Dạ.

Ngọc Lan lấy nĩa nhựa nhỏ ghim một miếng đu đủ ăn, và Jinni cũng bắt chước cầm ghim lên tay một miếng dưa hấu bỏ miệng mình thưởng thức.

Tivi đài vẫn ca nhạc. Ngọc Lan lấy thêm miếng dưa hấu, và Jinni ghim ăn thêm miếng apple mỏng. Ngọc Lan như vui lên cô thả chữ từ đôi môi mình:

– Nhạc hay lắm đó nhưng chắc chúng ta tạm ngưng. Đi công chuyện cho cô chút nha. Cô muốn đi mua vài búp len để đan thêm mũ gởi cho đợt này đã sắp tới ngày họ chuyển luôn… Có được không Jinni?

– Dạ được chứ. Thưa cô Ngọc Lan.

– Thôi được rồi, con bưng cất vào tủ lạnh đi. Cô đi thay đồ tý, cứ để ca nhạc ỏng ẻng nghe cho vui nha Jinni.

– Dạ Jinni nói và gật đầu.

Ngọc Lan nói rồi rời ghế vào phòng mình. Jinni làm như Ngọc Lan bảo, bưng khay trái cây cất cẩn thận. Cô gom gọn những nĩa, và napkin đã dùng cho vào trash. Rồi nàng tìm được chổi để trong góc gần máy giặt, máy sấy quần áo, Jinni cầm lấy quét nhà. Phòng khách và kitchen… Thật ra nhà có lẽ quét hằng ngày sạch sẽ. Nên không có chi bụi bặm hay rác nhỏ. Chờ Ngọc Lan, Jinni lại đi rửa thêm cho cô vài ít chén, vài cái ly, tách, đang có trong sink.

Xong đâu vào đó Jinni ra phòng khách ngồi đợi Ngọc Lan nữa. Ca nhạc thì ủng ẻng mặc kệ, Jinni chỉ lại bận lòng nghĩ đến Ngọc Lan. Jinni đang ngồi nghĩ về Ngọc Lan- Một người khách má Thục Linh làm rất dễ thương, tri thức… Tâm hồn bà có lẽ đẹp lắm… Dù mới gặp nhưng Jinni dám nghĩ như thế.

Vừa nghĩ tới đó Ngọc Lan đã ra phòng khách. Bà mặc một bộ váy dài xẻ ôm chân thật dễ thương, môi mắt Ngọc Lan đánh tý phấn hồng gợn, song không diêm dúa lắm. Bà nhìn đồng hồ đeo tay bà bảo:

– Thôi ta đi con nhỉ? Đến địa chỉ này con nhé.

– Cô đẹp quá. Jinni chớp mắt nhìn Ngọc Lan khen chân thành.

– Một thời thôi con. Cũng tạm gọi là OK thôi. Gặp con làm cô nhớ lại tuổi trẻ cô ngay từ đầu, cô yêu tuổi trẻ cô vô cùng. Nhưng đã đi qua, thôi để dịp khác cô vui kể. Bây giờ mình đi mua búp len đang nón mũ nha.

– Dạ. Jinni nói và hiểu ý ra xe. Ngọc Lan đi theo. Bà tắt ca nhạc ở chương trình Uno, và sẽ clock cửa nhà đi sau.

Jinni ra xe nổ máy chờ đợi. Nàng nhìn quanh quẩn khu vườn trước sau của Ngọc Lan. Có hoa hồng khá nhiều. Jinni thoáng nghĩ có ai ở chung với Ngọc Lan, và lo chăm sóc kỹ nên hoa mới xinh thế kia. Bấm máy chỉ đường, bản đồ để đi sẵn. Nơi này address vùng này Jinni chưa bao giờ đến. Tuy không xa Jinni nghĩ. Chắc độ 15 phút thôi theo map chỉ. Thoáng chốc Ngọc Lan đã ra kịp. Ngọc Lan lên xe. Jinni biết Ngọc Lan ưa nghe nhạc VN nhẹ. Nên CD có sẵn Jinni mở lên âm thanh ty tý. Ngọc Lan có vẻ ưng ý lắm khi bước lên xe nghe nhạc ri rỉ như vậy. Jinni gật đầu ra hiệu đi, và nắm tròn tay lái cho xe chuyển bánh… Ngọc Lan cũng nhoẻn miệng cười gật đầu, tay thì chỉ hướng mới ra, như một thói quen. Một buổi sáng mùa thu đẹp. Gió như gởi chút hồn nên thơ. Mây bay đâu đó chắc cũng đẹp lắm. Dầu lái xe Jinni khó nhìn thấy hết… Cô trong lòng cảm tưởng và thoáng nhìn bầu trời một thoáng thôi…

Chỉ một thoáng nghe chưa hết ba bài nhạc tình. Họ đã tới của hiệu. Cả hai xuống xe, bước vào shop len mang tên JOANN FABRICS and CRAFTS.

Phải nói rằng Jinni rất ngỡ ngàng khi nàng đến nơi này. Một nơi bán hàng len đan móc và vải vóc quá lớn, đẹp mắt làm sao. Ngọc Lan tự đi chọn kiểu len với màu sắc mình mong. Jinni thì theo sau đưa mắt nhìn. Jinni cứ trững lại nhìn riêng những hình quảng cáo, những tấm vải màu xanh, vàng, đỏ, tím, lam, trắng, cam, óng ánh đẹp quá. Và những cây vải hoa dài, cao ngất được sắp bày để đứng, cũng thật đẹp. Nàng đưa tay sờ chúng, như tìm thấy những báu vật quen thân, yêu kiều mà không có quyền cầm lấy đi hết, hoặc chuyển chúng… Chỉ nhìn thôi. Jinni hiểu ngầm là so sánh như thế.

Ngọc Lan tìm và mua cả mười búp, lớn nhỏ. Rồi Ngọc Lan kêu Jinni nhìn thêm búp cuối cùng.

Xong. Cả hai ra nơi cashier tính tiền để về. Đi bên Ngọc Lan Jinni nhận thấy cô rất minh mẫn thạo việc mua búp len lắm. Jinni chợt nghĩ một điều lạ lùng. Nàng đặt ra câu hỏi: Ngày trước chắc Ngọc Lan cũng có thể biết lái xe nhưng chắc một lý do nào đây bà tạm ngưng chăng? Người Ngọc Lan rất sáng láng thông tuệ khác thường, minh triết quá mà?

Hai người đã mua xong. Tính tiền xong. Họ rời shop ra về. Jinni tiếc mãi một không gian vải vóc búp len, và nhiều thứ vải khác nổi bật đẹp, hấp dẫn, rất mê hồn đối với Jinni ở shop JOANN FABRICS, CRAFTS này.

Lên xe Ngọc Lan tự nói:

– Ngày trước cô biết lái xe, nhưng đã ba lần vượt đèn đỏ. Và hai lần nơi cua quẹo, cô bị người ta chạy đụng hút hông xe, lý do đó nên con gái cô không cho lái nữa. Và cô đang bị bịnh cao huyết áp, huyết áp lên xuống không bình thường nên xin được chương trình này. Ngọc Lan có cơ hội, có người giúp đỡ chăm sóc cô thêm. Cám ơn con đã thay mẹ giúp cô hôm nay quá là niềm vui.

Để cho Ngọc Lan nói một câu dài cho trọn vẹn xong. Jinni lễ phép bảo:

– Dạ con với má Thục Linh cảm ơn cô đó chứ? Con xin thành thật nói thế.

Jinni nói và đang lái xe qua đoạn công viên thể dục mang tên “People workout” Có người bên trong, có người đi bộ cả bên ngoài.

Ngọc Lan đưa mắt nhìn bảo:

– Dừng lại đây tý con nè. Vô đây đi bộ tý cho vui cũng gần nhà mình đó. Cô cùng má Thục Linh con hay ra đây đi bộ ngắm cảnh vật, mỗi thứ hai đó Jinni…

– Ôi hôm nay là ngày gì mà bóng bóng treo khắp sân bãi thế cô Ngọc Lan nhỉ? Jinni nhìn những chùm bóng bóng vàng, đỏ, xanh, tím, treo cột và hỏi như thế.

–  Ừa có lẽ là sắp trung thu nên người VN, TQ, ĐH, TL, AL, CPC. v.v.. của Châu Á muốn làm lễ chi đó con.

– Tuyệt quá cô Ngọc Lan.

– Ừa.

Hai người xuống xe đi bộ quanh khu vực, một đoạn chừng 10 phút. Họ vào bên trong building ngắm, tắm mắt một hồi. Đúng là một quốc gia LHQ tự do và đủ cách enjoy. Và đặt biệt là thể dục thể thao ở đây rất nhiều kiểu, hấp dẫn, thu hút. Ngọc Lan bảo:

– Thôi nhân tiện cho con xem tý để biết, ta về thôi. Khi khác ta đến nhá.

– Dạ được cô ạ. Nhìn thấy bong bóng treo và cô Ngọc Lan nói, làm con cứ nhớ tết trung thu khi còn ở VN dù nghèo vẫn vui lắm, được chạy ra ngoài trời nhiều. Qua bên này, những năm đầu cũng khổ khó. Má con chỉ mua bánh trung thu ăn, uống nước ngọt hoặc trà trong nhà thôi…

– Vậy sao? Nghe con nói đến trung thu, ăn bánh trung thu. Ngọc Lan cũng nhớ đến quê hương mình. Bây giờ cô lìa xa, gần bốn mươi năm xa cách…

– Cô xa gần bốn mươi năm hã cô Ngọc Lan.

– Đúng vậy gần một nửa của thế kỷ con à. Nhớ quê hương lắm…

Hai người nói chuyện vãn một chốc. Cả hai trở ra xe để về nhà. Mọi khách ở đây họ hay nhìn nhau. Nhưng chỉ là nhìn tự nhiên, chứ chẳng chòng chòng như một số người Việt Nam cá tính còn lạc hậu, hoặc ưa nhìn người khác, để cho người phải ái ngại v.v…

Vô nhà lại Ngọc Lan bảo:

– Con có thể làm ơn cho cô ly cam vắt có sẵn trong đó rồi. Và lấy trái cây lúc nãy để ra bàn, mình ăn tiếp nói chuyện vui vẻ. Cô rất vui hôm nay gặp Jinni. Cô nhắc lại, cô Ngọc Lan rất vui đó…

–  Má con nói có thể giặt đồ cho cô. Và xếp cho cô nếu cô thấy mệt v.v..

– Thôi hôm nay không cần đâu.

Ngọc Lan vừa nói vừa vào trong phòng riêng cất búp len và thay đồ. Jinni sẽ trải lòng làm những điều cô Ngọc Lan vừa dặn. Tý tắt ly cam vắt được rót ra, khay trái cây cũng được mang đến, nĩa và napkin cũng đem tới sẵn sàng hơn.  Chỉ đợi chờ người thưởng thức!

Chờ Ngọc Lan bước ra phòng khách hơi lâu. Jinni đứng dậy đi vào phòng Ngọc Lan. Như má dặn: thấy cô vắng lâu một tý là phải đi theo dõi, coi cô liền nha. Kẻo đôi lúc cô bịnh tình, phải nhìn ngó, ngăn ngừa xảy ra, ý thức cho cô, phải biết lo sợ cho cô khi chạm tới nguy hiểm. Và nhất thiết phải biết cách làm tròn trách nhiệm…

Vô thấy Ngọc Lan thay đồ đã xong nhưng còn lục kiếm cái chi chi. Jinni nhìn, Ngọc Lan liền bảo:

– Hình lưu niệm của cô ngày xưa đó. Lúc cô 17, 18, 19, 20 tuổi đó. Con coi cho vui. Như tuổi con bây giờ.

– Dạ cám ơn cô chia sẻ.

Jinni nói và nhìn cầm quyển album từ tay Ngọc Lan đưa.

– Ra ngoài phòng khách đó, Jinni coi cho thoải mái. Cô có tới 3 quyển như vậy. Coi trước một quyển đi. Cô cất gọn lại mấy quyển rồi cô ra sau. Cái việc này cô làm được. Jinni không cần help đâu.

– Dạ. Cô nhớ ra uống cam vắt, con đem ra bàn nơi.

–  OK cô Lan sẽ ra.

Jinni nói rồi bước đi. Ngọc Lan cất 2 quyển album còn lại xong. Ngọc Lan nối đuôi theo sau. Ra đến phòng khách, Ngọc Lan đến bưng ly nước uống như đã khát đúng dịp rồi. Jinni uống nước lọc lúc nãy vừa mới xong.

Ngọc Lan để ly xuống bảo:

– Thanks. Coi đi cô vẫn thích có một vài bạn trẻ để chia sẻ cảm xúc quá khứ.

– Dạ con hân hạnh. Jinni đang ngồi bên cạnh Ngọc Lan. Nàng lật qua những trang album. Thấy Ngọc Lan vui vẻ cởi mở, Jinni dạn dĩ hỏi hơn, khi dừng lại một bức tranh rồi hỏi.

– Ảnh lính này của ai đẹp quá cô?

– Người yêu cô lúc đó đó.

Jinni lật tiếp tục thấy bức ảnh hai người ngồi bên nhau, bên cạnh hình chụp có đá leo, của bãi biển đẹp quá. Jinni mắt sáng lên nhìn và hỏi thêm Ngọc Lan:

– Cô và chú đó nữa nè? Ảnh chụp tình tứ đẹp ghê cô ơi. Chú hình như lính hả cô?

– Đúng rồi. Sao Jinni biết là lính hay vậy?

– Vì chú mặc đồ lính.

– Lỡ người ta mượn đồ lính thì sao? Hihi.

– Thì con đoán trật.

– Cô đùa thôi, chú ấy là lính 100%. Nhưng chú không còn sống nữa, đã chết lâu rồi.

Nói tới đây Ngọc Lan cảm thấy xúc động và nhớ chàng vô cùng, dù gần hơn 40 năm trôi qua. Dù người yêu duy nhất của nàng đi vào một giấc ngủ muôn đời, yên giấc nghìn thu… Ngọc Lan mím môi xong lại bảo:

– Mới biết Jinni hôm nay, nhưng như một cái gì mách bảo Ngọc Lan thích lắm. Khi nào cô kể thêm chuyện tình cô cho Jinni nghe. Thời đó yêu nhau chắc khác hơn bây giờ đó con nhỉ? Đúng không? Hôm nay cô muốn đi chơi một chút đi. Lâu quá cô không đến vườn hoa ở Atlanta và cảnh đẹp núi đồi ở Stone Mountain Park. Cô hơi nhớ… Đi được không Jinni? Cô rất muốn đi với Jinni. Nếu không thì thôi không sao.

– Đi thì dễ được mà. Jinni sẵn lòng cùng cô. Nhưng cô thấy khỏe trong người không? Đó là chuyện con cần phải biết?

– OK. Hôm nay cô vui nhiều hơn. Nên thích…

-Vậy thì ta đi cũng được, con lại muốn cô kể về chú lính này đi. Tại sao cô phải xa chú. Và chú phải chết không còn có mặt ở trần gian. Cô giữ hình kỹ vầy. Chắc cô yêu chú lắm phải không?

Ngọc Lan nghe Jinni hỏi thì bối rối xúc động thêm. Nhưng như cố gắng kìm chế. Ngọc Lan trả lời:

– Để hôm nào cô kể khi con xem vài quyển album nữa. Bây giờ cô chuẩn bị, Jinni và cô đi chơi đi. Định đi với má Thục Linh con lâu rồi, mà lại là duyên nơi con… Ôi thật định mệnh hay!

– Thôi được đi rong chơi cô sẽ kể nghen. Vì con chỉ làm thay má thời gian có thể 3, đến 5 ngày cô Ngọc Lan ơi.

– Ừa cô hiểu. Thôi được rồi. Thấy con tuổi trẻ như về lại… Giờ đã già, cô tiếc lắm. Một thời đã qua… Mà nào ai níu lại được thời gian con nhỉ? Cô sẽ kể… Vâng mối tình cô, vì sao cô yêu nhạc lính VNCH? Người nào có trong kỷ niệm thì khó quên trong kỷ niệm con à.

– Câu nói chót cô hay quá. Con thích câu đó.

– Đúng vậy mà.

– Con cũng là người chuộng văn chương câu nói nha.

– Dạ câu nói hay thì thích thôi cô ơi.

Im một chút Ngọc Lan nói tiếp:

– Thôi cô thay đồ nhanh, chúng ta đi chơi chứ.

– Dạ. Jinni vừa nói, vừa vui, vừa lễ phép ngồi chờ. Ngọc Lan đã thay đổi thêm bộ đồ mới. Cả hai uống thêm ly nước. Rồi họ ra xe, Ngọc Lan mang thêm một quyển album nhỏ hơn cái trước, trong ví đầm.

– …**

Ra xe. Jinni cho xe chạy và hỏi:

– Cô thích đi vườn hoa, hay Stone Mountain Park Cô Ngọc Lan?

– Tùy con.

– Vậy đi Stone Mountain Park thú vị hơn cô nha. Lâu quá con chưa trở lại nơi đó.

– OK tốt con ạ.

Suy nghĩ bâng quơ và cảm nhận bâng quơ, nhưng không huyền hoặc? Jinni cho xe chạy trong đường trong một ít, sau ra ngoài về hướng 78, và đi về phía Stone Mountain. Một vùng đồi núi trập trùng đẹp, hoa hai bên dọc đường vẫn còn nở giữa mùa thu lác đác. Ngọc Lan đón nhận thiên nhiên hoàn toàn, khi nhìn những rừng cây che chắn gió vi vu… Lá như hát thì thầm, trôi dọc theo dòng sông…

Ngồi trên xe Ngọc Lan cảm giác thi vị quá. Và đôi lúc cô mở kiếng cửa window thả xuống một tý. Cho gió lồng vào để hưởng trọn không khí trong lành của thiên nhiên. Song Jinni nhìn e ngại, đã tế nhị bảo:

– Cô Ngọc Lan. Cô ơi khó chạy xe khi gió lồng. Nên cô lên kiếng kín lại đi.

– Vậy sao? OK cô sẽ lên kiếng lại nếu không hạp với Jinni.

Thật sự Jinni sợ Ngọc Lan cảm lạnh. Thì lỗi này làm sao Jinni đền trả được. Nếu cô mang bịnh, không tốt cho chuyến đi chơi xa bỡi giới hạn tuổi tác, thì một cái sai đáng tiếc nơi mình. Chứ không phải là Jinni chạy xe vì gió thổi, sẽ không được. Đôi khi nói dối có lợi cho người nghe, vẫn là một việc hữu ích. Và mình phải biết hy sinh dù lời nói kia sai với lòng mình…

Jinni đưa Ngọc Lan đến trung tâm của Park Stone Mountain không quá nửa tiếng. Hai người lần lượt vô cỗng xuống xe. Cô có chính sách vé có sẵn, và cả parking xe nữa. Họ bắt đầu tham quan. Trước hết Jinnni và Ngọc Lan lấy “map” direction ngắm nghía coi lại toàn bộ khuôn viên ở đây để định hướng đi xem. Họ đã đến các con động vật hiện ra theo lối họ bước. Chúng rất bắt mắt Jinni, Ngọc Lan. Mặc cho chúng động vật giả tuy giả, được chế tạo bằng chất mủ đặc biệt nhưng rất giống. Miệng chúng mở và hú gầm y như thiệt. Ngọc Lan tựa một góc để nhìn quan sát kỹ, Jinni cũng nhìn theo. Cả hai chụp vài bô hình vào iPhone của Jinni để kỷ niệm… Cũng có một số người quan sát, và ghi hình không khác chi Ngọc Lan cùng Jinni.

Sau đó Ngọc Lan đưa tay chỉ biển hiệu mang tên Yellow Daisy Flower Glass Crafts Market. Ngọc Lan ra dấu thêm gật đầu. Jinni tinh ý quay gót đi nhanh về phía với Ngọc Lan, họ vào nơi đó. Đây là một nơi mà Ngọc Lan khá thích. Vì những dụng cụ bình, lọ, chén, bát, hoa, hũ, đĩa được thổi bằng kỷ năng tinh nghệ và màu sắc rất đẹp. Ngọc Lan không mua vì nhà cô đã mua khá nhiều lần nơi này. Jinni cũng thế không mua. Cả hai chỉ nhìn cho ưa mắt thôi. Chậm coi vài phút. Ngọc Lan cùng Jinni lại sang nơi thợ đang làm cho khách cần làm tại chỗ. Họ đang biểu diễn đơn đặt hàng của khách đứng nhìn chứng kiến, hoặc ngồi chờ đợi cái chi chi đó v.v… Ai cũng nghiêng người kính cẩn, ai cũng rất thú vị trong giây lát, với các nghệ nhân đặc biệt ở đây, không biết họ học ở đâu, tự bao giờ mà họ thành thạo quá, tay chân những nghệ nhân work mềm mại và thao tác như nước trôi. Rồi nơi khác như réo gọi, Ngọc Lan cùng Jinni ra đi. Ngọc Lan ngoái lại nhìn vị trí và biển hiệu như cố tìm ghi vào lòng mình một cái gì đó nhớ thương. Chốc chốc thì Ngọc Lan, Jinni nhìn map, Ngọc Lan, Jinni đi về phía đến viện bảo tàng. Và họ dừng lại rất lâu ở nhà lịch sử các tướng… Sau đó cả hai đi xem phim lịch sử xây dựng, cách cấu trúc của Georgia Stone Mountain State Park thuở xưa. Đã xem nhiều lần nên Ngọc Lan và Jinni vô ngồi xem một khoảng đã thấy đủ, không đầy 5 phút rồi lại đi ra. Với bao người khác cũng thế. Ai thích thì ngồi xem, không thích cứ lẳng lặng bỏ chiếc ghế mình cho khách mới đến sau. Nếu cần nơi khác cứ tự nhiên ra đi, không giờ giấc không vé ra vào. Cả hai Jinni Ngọc Lan sau đó ra trước mặt tiền sảnh đài bốn vị George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Họ ngắm thật lâu vào các vách đá khắc hình mà cảm xúc. Đó là quà tặng giá trị, họ như gởi một sự ngưỡng mộ của tâm hồn đối với bốn vị anh hùng kỳ tích bất tử. Rồi Ngọc Lan và Jinni cũng không bỏ sót vài bức hình để lưu dấu nơi đây. Jinni chụp cho Ngọc Lan, cô Ngọc Lan chụp lại cho Jinni. Thỉnh thoảng Jinni đã nhờ khách du lịch chụp cho nàng và Ngọc Lan đứng chung.

Rồi cả hai đi thăm nhiều nơi khác. Đi đã nhiều. Stone Mountain Park là một thắng cảnh nhất nhì của Geogia- Atlanta. Mà Ngọc Lan lâu lâu bà muốn đi thăm để đỡ nhớ. Đi như một người tình đi thăm một người tình lâu ngày vậy… Ngọc Lan cảm giác cũng xao xuyến, bâng khuâng hồi hộp lạ thường mỗi nơi! Nơi mà bà yêu thích nhất còn lại, đó là con nước bờ lake có dựng một tượng đài Carillon cao ngất mười mấy mét, chỉ làm bằng những thanh sắt cứng đứng sững sững, Khi đỉnh cao nó va chạm với gió, hổng hiểu sao nó lại phát ra những thanh nhạc tự nhiên thánh thoát, nghe đến lạ lùng, mà réo rắt đến du dương, ngân êm ru, đến lưu luyến đẹp, đánh vào tâm thức người nghe thật tuyệt vời, nơi của phía West lake (hồ) Ngọc Lan cũng thích ngồi lại nơi đây dăm phút lắng nghe. Và nhìn con nước gợn sóng rất dễ thương, hoặc được nhìn chúng vỗ về vào những ghềnh đá, lớn bé mép bờ, lách tách… như để nghe lòng mình thêm mơ hồ rung động xa xôi…

Họ đi cùng với bao người khác, nhiều dân tộc, với nhiều sắc tộc. Hôm đó Ngọc Lan, Jinni thấy người của China và Ấn Độ hơi bị nhiều đi bên mình.  Họ chụp hình qua các iPhone lấy làm kỷ niệm. Ngọc Lan cả Jinni vẫn làm như thế. Khi Ngọc Lan có vẻ mỏi. Ngọc Lan nhìn Jinni dừng lại. Jinni cởi mở với cô:

– Thôi ta dừng lại nghỉ tý đi cô Ngọc Lan. Cô kể chuyện con nghe đi. Uống nước thêm nữa cô ơi. Jinni nói và lấy chai nước có sẵn đưa cho Ngọc Lan. Ngọc Lan cầm lấy uống xong bảo:

– Thôi để hôm nào nghen Jinni.

–  Chúng ta ăn đi cô. Rồi kể… Hôm nào nữa cô? Jinni nói và đưa cái bánh mì bọc gói, bánh bông lan, bánh chocolate diet cho Ngọc Lan.

– Khi nào gặp lại mà! Ngọc Lan ra hiệu như chưa đói và đẩy bánh lại tay Jinni cất.

Jinni nhắc nhở:

– Cô hứa với con rồi mà. Có một câu nói “Không nên để sự việc cho ngày hôm nay qua ngày mai.” mà cô?

Ngọc Lan ngồi cười buồn. Ngọc Lan nhìn cây lá có vẻ ngơ ngác điều chi. Ngọc Lan chưa trả lời. Jinni thúc tiếp:

– Thôi cô kể con nghe đi. Coi chừng mê tham quan quên kể mất cô Ngọc Lan ơi?

Ngọc Lan làm thinh. Jinni nói tiếp:

– Con van nài. Xin cô kể đi cô Ngọc Lan. Biết đâu rồi. Chúng ta lại khó có thể gặp nhau như thế này. Con tha thiết hôm nay đi mà.

Lưỡng lữ nhìn mây trời một chút. Và cột trụ Carillon cao ngất kia Ngọc Lan bảo:

– Ô Vâng! Thôi cũng được cô sẵn lòng. Có thể con nói đúng. Duyên khởi, duyên đến, và duyên đi… Đời vẫn thế không cản được. Biết đâu rồi con không còn làm cho cô nữa… Cô cũng muốn có nhiều, hoặc một vài kỷ niệm với Jinni.

Jinni gật đầu như thán phục lời Ngọc Lan mà không nói nữa. Jinni hướng về mắt môi của Ngọc Lan đầy tâm trạng.

Đúng Ngọc Lan đang nghĩ. Jinni như hiện thân của Ngọc Lan thời tuổi trẻ. Không phải vì tâm hồn hay cá tính. Mà là tuổi thanh xuân của quá khứ, khiến Ngọc Lan chạnh lòng tiếc nuối thời gian. Có lẽ mỗi người chỉ sống được một lần và tuổi thanh xuân cũng chỉ băng qua cuộc đời một lần. Và vì một thời kỳ mà thôi…

Hai người đã ngồi xuống trước mặt cảnh núi, bên hông là dòng nước của hồ. Bên cạnh còn lại là một vài cụm tảng đá lởm chởm nghiêng ngã, cách cột Carillon mấy dặm.

Ngọc Lan bắt đầu kể.

Câu chuyện lui về quá khứ trải ra.

Lúc đó Ngọc Lan 17 tuổi là một nữ sinh trung học cô quen biết một sĩ quan Đà Lạt, tên là Nhật Nam. Một đêm đó biểu diễn văn nghệ. Đại nhạc hội cho chương trình kỷ niệm thành lập QĐVNCH tại rạp hát TV Quy Nhơn.

Ngọc Lan hát bài hát. Huyền Thoại Một Chiều Mưa. Rừng Lá Thấp. Và Nhật Nam hát hai bài Đa Tạ, Bông Cỏ May. Ngọc Lan còn hát chung với Nhật Nam qua bài Em Hậu Phương Anh Tiền Tuyến, Vườn Tao Ngộ…

(Xin được chép bài hát RLT vào đây)

Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi

Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì

Tôi là người đi chinh chiến dài lâu

Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu.

 

Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:

“Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà”

Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao

Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?

 

Sao không hát cho người giết giặc trên cầu

Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh

Trong khói súng xây thành

Mắt quầng thâm mất ngủ

tàn đêm khói lửa,

Giờ chỉ còn hai tiếng “mến anh”

 

Sao không hát cho những người còn mải mê

Lá rừng che kín đường về phồn hoa

Sao không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa

Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua.

 

Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh.

Đời lính quen yêu gian khổ quân hành

Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên

Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên

 

Lời hát xin gây rung động thật sâu.

Đừng hát như chim giữa rừng lá sầu

Xin thật lòng qua câu hát đầu môi

Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi.

và Nhật Nam hát bài: Bông Cỏ May. ( Xin được chép bài hát BCM vào đây)

Những ngày chưa nhập ngũ,

Anh hay dắt em về vùng ngoại ô có cỏ bông may.

Ở đây êm vắng thưa người, còn ta với trời,

Thời gian vào đêm, rừng sao là nến, khói sương giăng lối cỏ quen.

Tóc mây thơm mùi cỏ,

Đưa anh thoát xa dần vùng trần gian,

với những ưu tư,

cỏ may đan dấu chân tròn,

đường đi bước mòn,

Sợ khi người đi để thương, để nhớ

Tiếng yêu đương ai nỡ chối từ.

Đường hành quân, nắng cháy da người,

Tuổi vui thiếu niên, vẫn thương mình thương đời.

Nhiều khi trong giấc mộng một hồi kêu tên em,

kêu chỉ một tên.

Những ngày anh đi khỏi

Xin em chớ đi lại vùng tình yêu, lắm bẫy nhân gian,

để đêm khói thuốc tay vàng, tìm nhau thấy gần.

Ngủ trên cỏ may, thường khi vào tối,

nhớ hương may, nhớ cả người…

Vô tình những bài hát dành cho khán giả, nhưng dành cho nhau đó như định mệnh ký thác cho tình yêu họ.

Và tiếng hát Ngọc Lan xuất thần, xuất sắc quá. Khiến mọi người không ngớt tặng hoa khi cô hát xong. Nhật Nam lại tặng hoa và móc thêm một “lá thư tình” trên cánh hoa một cách tự nhiên của anh. Ngọc Lan đã phải lòng. Cô không trách cứ thắc mắc anh, mà cô cho là đáng yêu, ngoạn mục, hết sức dễ thương ấn tượng nữa là khác…

Thế là sau đó Nhật Nam, Ngọc Lan tiếp tục hẹn hò. Và họ yêu nhau thật sự cuồng đắm. Tại thành phố Quy Nhơn, bãi biển, nhà thờ nhọn, các rạp hát xinê, đại lộ Quang Trung như đã in dấu chân họ đến để lưu niệm vô hình…

Một cuộc nói chuyện mà Ngọc Lan không bao giờ quên, hay nói cách khác nàng nhớ nhiều nhất hôm đó Ngọc Lan hẹn hò với chàng, nàng y phục trong chiếc áo dài trắng nữ sinh và đội mũ kết trắng. Chàng thấy cười bảo, chọc Ngọc Lan:

“Mũ áo em trắng quá anh nhìn không ra” ‘Áo em…” Ngọc Lan giật mình hiểu, vui bỏ chiếc mũ xuống, còn chiếc áo dài nàng làm sao cởi? Nàng chỉ dấm dúi nơi cổ chàng. Nhật Nam biết thế, phải thả cười ha hả lắc đầu thật vui hơn. Nhật Nam là một người giỏi thơ. Hễ nàng mặc áo gì cũng có thể chàng lấy thơ thuộc, biến chuyển để ghẹo nàng. Ngọc Lan mắc cỡ. Tuy nhiên nhưng mà nàng lấy thích lắm…

Anh đọc thơ cho nàng nghe. Khi chàng làm trao về cho nàng. Nàng nghe rất là cảm động hai bài thơ. (Xin ghi vào đây)

Tóc em

Tóc em là một bài thơ,

Đẹp hơn tất cả trăng mơ sông dài…

Anh về ôm lấy hình hài

Ướp vào đêm mộng, hương lài thoảng thoang…

Như trong hun hút lối mòn

Ngẩn ngơ anh gọi chim non mềm lòng

Thương em sợi tóc em hong

Nhớ em sợi tóc chao lòng vấn vương

Ngày đêm khắc khoải canh trường

Em ơi có biết anh tương tư tình

Một thương mơ tưởng bóng hình

Mười thương mơ tưởng tóc xinh nơi nàng…

***

Bao mùa trăng anh xa

*/…

Bao mùa trăng anh xa

Mấy mùa trăng trở lại

Em vẫn đẹp mặn mà…

 

Thơm thơm đôi gò má

Tình tình con mắt em

Thon thon bàn tay nhớ

Nhè nhẹ tóc ôm mông…

 

Giữa trời đêm mênh mông

Một tiếng sáo đưa ngân

Thầm thì em mơ thấy

Đôi ta đã vợ chồng…?

 

Những ngày nhớ xa trông

 Là những ngày bão giông.

Là những ngày hôn lễ…

Chờ tình ý thêm nồng…

Nhật Nam đọc xong thơ. Ngọc Lan nghe rồi bảo:

– Thơ cho em hay quá. Có thưởng cho anh nè… nhắm mắt đi.

– Ừa anh thích em yêu!

Chàng nói xong, Nhật Nam nghe lời nhắm mắt. Nàng bỏ đi hoang mất tích. Thiệt lâu chàng mở mắt không thấy nàng đâu. Chàng la lên:

– Trời ơi tôi bị gạt. Oan khiên không ta?

Nàng lại cười giòn tan và núp đâu đó bay tới bảo:

– Đi hoang chút thôi mà. Giờ thiệt nè, nhắm mắt lại đi anh. Nhật Nam ngoan ngoản làm lại lần thứ hai theo ý nàng.

Nàng lại hôn chàng và vuốt chiếc mũi chàng. Chiếc mũi chàng đẹp lắm nàng thích. Ngọc Lan lại đeo cho chàng chiếc gương kính mát của mình. Làm chàng mở mắt lòng sung sướng hôn lại nàng. Tình yêu say đắm làm họ sướng thật.

Sau đó, Nhật Nam lấy kính nàng ra cầm tay. Anh lấy mái tóc nàng quấn mãi trên mũi chàng mà hít. Chàng thèm mái tóc nàng mỗi khi gặp lại, thật là đáng yêu lắm, như một món quà thiêng liêng đối với chàng!

Và rồi hai người lại tiếp tục đi bộ cho vui trên những vùng đá nhỏ lởm chởm. Nàng lại nhìn chàng trong quân phục thật đẹp trai.

Tự nhiên chàng đứng lại bảo:

– À em. Anh có quà này cho em coi hay lắm đây.

– Quà gì vậy anh Nam?

– Đố em đó.

– Khổ thiệt mỗi lần gặp em toàn cho quà đố. Làm cho em căng tim ra mà nghĩ. Nhưng đâu dễ dàng trúng được?

– Cứ nói đi. Trúng trật vẫn có giải mà em.

– Hổng nói đâu, trật quê lắm…

– Không nói thì anh show ra đây nè. Tấm ảnh thôi.

Ngọc Lan ngạc nhiên khi chàng đưa ra một tấm ảnh đen trắng, chàng cầm tay con bé dắt đi, bé đang nhìn chàng…

– Bé nào vậy anh? Nàng ngơ ngác hỏi.

– Con anh đó.

– Thiệt hôn đó anh đừng làm em đứng tim. Nàng nói và buồn nhìn qua mắt chàng.

Nhật Nam cười khỉ trả lời:

– Đùa với em thôi. Tuần rồi anh có đi công tác ngoài quận PM. Anh có đến thị trấn và chợ búa MQ- PM. Anh vô chợ nơi đó. Anh thấy một em bé đòi ăn bún cua chua. Người ngoại không đủ tiền, bà lo kéo đi, kéo tay bé đi về. Anh thấy tội nghiệp. Khi nhìn cảnh trông vậy, anh liền dắt cho bé tới ngồi ăn. Anh cũng ngồi ăn hai chén liền như bé…

Nghỉ một chút nhìn vào đôi mắt đẹp của Ngọc Lan. Chàng cảm động và lại nói tiếp:

– Mắm cua bún ở đó ngon lắm. Chắc anh phải nhớ cả đời. Rồi sau đó anh mượn người ta chụp hình bé làm kỷ niệm với anh thôi.

– Trời ơi. Sao anh rành vậy? Ngọc Lan cũng nhìn Nhật Nam đắm đuối và hỏi thiệt như thế.

– Anh thăm chợ, để biết cuộc sống dân tình sinh hoạt nơi đó ra sao? Anh còn làm công tác truyền thông truyền tin mà? Phải biết hiện thực chứ. Anh thấy bà ngoại bé, bán khoai mì, khoai lang. Khi bé đã thèm ăn, đòi đến hàng bún ngồi trước ở đó rồi…

– Trời ơi. Vậy sao?  Thật dễ thương và tội nghiệp cho bé nhỉ. Chắc nhà nghèo đó anh ơi?

– Thì có lẽ như thế nhưng bé kháu khỉnh. Xinh, xinh lắm… Có chút gì đó giống em.

– Đi đâu cũng cứ thấy ai cũng giống em? Con nít vẫn cứ thấy giống. Hihi. Mà làm sao con nít giống em cho được nè? Anh?

– Em không từng con nít rồi lớn lên đó sao?

– Hì… Nàng bẽn lẽn nhìn chàng. Và nàng lắc đầu vì chàng.

– Thì nhớ quá nên vậy đó mà.

– Ngọc Lan cười tươi bảo:

– Em hiểu rồi anh. Khi nào có dịp anh dẫn em đi về nơi đó. Em ăn một bữa bún cua chua thử nha. Thơm lừng lá gừng non phải không anh?

– Chắc vậy. Sao em cũng rành vâỵ?

– Em có nghe một vài người bạn kể món ăn đặc sản của chợ MQ- PM đó chứ.

– Em không lạc hậu chút nào về tầm nhìn văn hóa mỗi miền…

Không hiểu sao nàng vẫn còn nhìn tấm hình chăm chăm trên tay mình. Sau Ngọc Lan nghĩ ngợi đôi chút và bảo:

– Anh ơi.

– Gì em?

– Hì. Mình có thể cưới nhau anh. Em muốn có con với anh. Em thật sự mắc cỡ câu nói này. Nhưng em thích chúng ta là vợ chồng có con với nhau. Thì hạnh phúc nào bằng, sung sướng nào bằng. Anh nghĩ sao?

– Hi, thấy hình em bé đã ham nha. Anh cũng từng nghĩ như thế, song làm sao cuộc chiến tranh. Anh chỉ sợ “Sai một ly đi vạn dặm”

– Là sao vậy? Em chưa hiểu ý anh? Ngọc Lan có vẻ ngây thơ.

– Hừm! Anh vận dụng không chính xác. Nhưng ý anh nói mình cưới nhau, có con biết đâu rồi sai. Nếu như chinh chiến anh lỡ chết đi, con sẽ mồ côi. Chắc em sẽ buồn lắm. Đúng không?

–  Nói bậy hà, anh không chết đâu.

– Thiệt chứ. Không bậy đâu. Chiến tranh mà em?

–  Nhưng mà nói cho cùng có con, em không buồn đâu? Nếu như em có con với anh dù trong hoàn cảnh nào, em vẫn vui. Mà điều lớn nhất để mơ. Là em nghĩ một câu “anh sẽ sống bên em và con chứ”?

–  Đúng thế. Nhưng chiến tranh thường tàn khốc. Đời sống lính như nghìn cân treo trên sợi tóc. Vậy anh biết lắm, nên anh chờ. Và em cũng phải chờ…

–   Hừm, Thôi mà. Anh đừng bi quan vậy. Đừng nói “đời sống lính như nghìn cân treo trên sợi tóc” nghe anh? Em hổng muốn nghe câu đó…

–  Thiệt chứ. Anh đã mồ côi cha nên anh không muốn lặp lại vết xưa. Anh không muốn con anh mồ côi cha nữa. Nếu như trời thương tình, sau khi chấm dứt chiến chinh. Anh còn nguyên vẹn, anh sẽ về bên em ta cưới nhau. Rồi em sẽ có con. Anh nhắc lại vẫn không muộn chứ em Lan của anh? “Sẽ một ngày, sẽ một ngày anh cùng em không muộn đâu em” Chàng tự nhiên bắt giọng lên hơi như hát.

– Muộn tuốt luốt sao không muộn anh yêu? Ngọc Lan lại cười nhăn mặt nhìn chàng bảo thế.

– Hừm. Chàng nói tiếng một tự nhiên rồi nhìn nàng. Anh cười thêm.

Thiệt ra Nhật Nam đã mồ côi cha. Cha anh đã đi tập kết. Khi anh lên ba. Anh nhớ mang máng ba anh hôn anh và mẹ trước khi ra đi Bắc tập kết. Và ba không trở về sau khi một cuộc cãi vã chính sách, rồi bị kẻ hại mưu lấy làm xử tử, để hô báo ba anh bị bịnh chết. Nhưng tin đồn ra ai cũng biết. Anh rất ghét chiến tranh, con người làm mồi cho lửa khói, cho tham lam, cho hoạt tính. Nhưng làm trai thời loạn, trái đắng nào cũng phải nhai chứ? Làm sao không trả bổn phận khi chế độ nào cũng rêu rao: anh dũng, hy sinh, quật cường, chính nghĩa, công lý v.v… Anh mang dòng máu nghệ sĩ hơn là chính trị. Anh yêu vợ, yêu ca hát, yêu nghệ thuật văn chương hơn là chức vị, danh lợi… Nhưng đời không cho phép anh thỏa mãn ước mơ. Tuy nhiên từ khi gặp Ngọc Lan anh như bắt được một thứ, một thứ quý hơn vàng ròng. Tuyệt vời lắm…

Anh yêu Ngọc Lan, anh như yêu từng hơi thở của anh vậy. Và như yêu một mầm non trên thân sống. Anh sợ nỗi đau cho nàng nếu như… Nhật Nam là một khí khái bản tánh yêu đời, vẻ hồn nhiên, nhưng đâu phải anh không hiểu cho thế sự. Nên Nhật Nam dùng dằng trả lời với nàng như thế đó, dẫu anh trốn buồn làm vui.

Ngọc Lan nghe thì buồn lắm. Khuôn mặt tươi biến đâu mất. Nàng đẫn đờ. Ngọc Lan bảo:

– Thôi tùy anh hay có cô nào ngoài em?

– Trời ơi ghen bậy vậy. Anh chỉ có một mình em thôi. “Bông cỏ may” của Trúc Phương chỉ để dành hát cho em thôi. Anh không thề, nhưng mong chứng giám mà Ngọc Lan.

**

Lần ấy, một lần anh về quê thăm mẹ ở rồi ra anh kể lại. Khi anh về phép sinh nhật bà. Mẹ vốn là người kính mến yêu quý lớn nhất của Nhật Nam. Anh bảo:

– Má ơi con đem lòng yêu một cô gái cha mẹ gốc Huế tên là Ngọc Lan. Nhưng cô sinh tại Quy Nhơn, cô lớn lên tại Quy Nhơn đó má. Hình này nè má coi có vừa ý không?

– Đâu đưa đây má nhìn thử?

Nhật Nam đưa hình cho mẹ và anh còn bảo thêm:

– Cố ấy hát còn hay hơn má nữa đó.

– Những kẻ hát hay duyên phận hay bẽ bàng lắm con. Má sợ cho duyên tình tụi con. Như má đâu có gì lấy làm hạnh phúc. May ra con còn hiếu thảo là niềm an ủi cho má.

–  Má ơi. Nếu như trời thương miễn lính, hết chiến tranh. Con về, con ra đó cưới Ngọc Lan.

– Biết bao giờ hết con.

– Cũng có ngày chứ. Có bắt đầu thì có kết thúc mà má.

Mẹ anh nhìn anh, một người con trai duy nhất của bà, có đôi mắt đẹp mơ mộng hơn là con gái. Bà bảo Nhật Nam:

– Lẽ ra con phải là con gái đó?

– Sao vậy má. Má không thích con là con trai sao?

– Thích chứ nhưng ý má nói, con mắt con hợp với con gái.

-Hihi. Má thương thích con gái nói vậy thôi. Con là con trai hết 100 phần trăm mà.

– Tổ cha mày… Bà nói và hôn Nhật Nam trên tóc như còn trẻ thơ vậy. Bà thấy hơi vui vui trong lòng khi Nhật Nam về phép bên cạnh.

Rồi loay hoay với mẹ ít hôm nơi nhà. Sau đó thì anh nhớ ngày birthday của Ngọc Lan anh lại ra sớm hơn. Chia tay mẹ thật bịn rịn nhưng hồn anh đã gởi tận Quy Nhơn rồi…

Anh đã gởi thư cho nàng trước khi ra Quy Nhơn, lại thơ đi đúng ngày. Nhận được lá thơ Ngọc Lan cầm đọc, hôn lấy hôn để với những lời anh viết. Nàng tưởng chừng như tiếng nói hơi ấm của chàng hiện lên nơi đó.

Ngọc Lan quý nhất của anh

Anh về phép thăm mẹ. Rồi lại ra Quy Nhơn đúng ngày anh hẹn nha. Thơ đến trước nhé. Nhớ em trong từng hơi thở. Nhớ em trong từng nụ cười. Mãi mãi trọn vẹn trong tình yêu em. Anh yêu của em. Anh sẽ kể chuyện về má anh cho em nghe nữa.

Nhật Nam.

Anh ra Quy Nhơn nàng đến điểm hẹn. Nàng sửa soạn và hai đứa đi chơi. Nàng là con một duy nhất của một nhà buôn vật liệu xây dựng giàu có nhất, nhì Quy Nhơn. Cha mẹ khó, nên nàng lén lút hẹn tình với chàng mà chưa cho cha mẹ biết.

Hai đứa đi ăn mừng cho Ngọc Lan birthday cũng gần ngày sinh nhật của mẹ chàng, chỉ cách hai tuần với mẹ anh. Ngọc Lan chỉ thích ăn cơm phần. Hai đứa đi ăn cơm phần ngon nhất nhì ở Quy Nhơn, sau đó đi ăn kem ở một tiệm sinh tố mang tên “ AnhYêu em” Nhật Nam bảo:

– Ý anh quên tặng em cái này nè trong birthday của em chứ.

– Anh tặng gì cho em vậy?

– Nói đi. Em cứ làm nàng tiên thầy bói đi.

– Không nói đâu, sợ trật lắm…

– Trật trúng gì em cũng đạt giải mà.

– Thiệt hôn?

– Vậy nói nghen… Dây chuyền.

– Trời ơi trúng phóc luôn. Đúng là nàng tiên anh làm thầy bói loại một nha.

– Em thích nó nên nói thôi. Hihi.

– Đúng rồi dây chuyền nè. Nam nói và đưa ra sợi dây chuyền trong ví được bọc bỡi họp nữ trang màu hồng đẹp bên ngoài. Nàng cầm lấy thích lắm. Ngọc Lan cầm lấy ra, bỏ trên tay kia của mình để coi, nàng liếc nhìn cái mặt hình trái tim và có hai cái tên khắc viết tắc N&L Nàng lấy làm ngạc nhiên sửng sốt, đi kèm với sung sướng. Nàng nhìn chàng thật âu yếm đến mãnh liệt và biết ơn. Nhật Nam chỉ còn gật gật cái đầu. Cả hai cùng mỉm cười hạnh phúc. Ngọc Lan lại ngã đầu trên vai chàng, tỏ vẻ hơn niềm mến thích.

Sau đó thì Nhật Nam lấy lại cầm trên tay mình, rồi vén tóc nàng, đeo sợi dây chuyền đó vào chiếc cổ trắng ngần của nàng. Chàng ngắm nàng. Và nàng như thu hình hết gương mặt chàng, qua đôi mắt mình nhìn, để xúc cảm yêu thương vô vàn…

Rồi anh trả tiền, họ lại rời quán đi chơi. Nhường lại cho khách mới vào. Ra đường Nhật Nam bảo:

– Tối nay mình đi xem xine em nhé.

–  Phim gì anh?

– Thấy quảng cáo “Định nghĩa một tình yêu”

– Thôi em thích hai ta lội ra dạo biển, đi chơi ngoài bờ biển mát hơn. Khi về khuya ta coi cũng OK mà. Nhiều xuất mà anh?

– Tùy em.

–  Em nói đi học cua không đó? Ba má em không cho yêu như thế này đâu? Ba em nói nghe ram ram về hai chúng mình. Em bảo họ đồn ẩu thôi. Chỉ là mến nhau tiếng hát thôi.

– Có gả cho anh không chứ, mà em ham đám cưới.

– Yêu không cho, nhưng đám cưới thì cho.

–  Đất nước mình vẫn còn trong cái kén lạc hậu, nhưng anh nghĩ cũng hay mà.

– Vậy em yêu anh là sai? Hừm anh yêu? Nàng tỏ vẻ giận dỗi.

– Không, em lại nghĩ sai câu nói anh rồi.

– Em đùa chọc anh thôi. Em hiểu ý anh mà. Nếu mình yêu nhau chân chính. Ba má chỉ sợ em trao trái tim lộn người, vì trào lưu yêu trong loạn lạc say mê, nhưng hoang đường xảo trá thôi.

– Ồ anh hiểu mà.

– Anh hay quá hả anh, cứ như ở trong bụng dạ người lớn nha.

Nhật Nam chỉ gật đầu cười nhìn Ngọc Lan, chàng như muốn ngắm nàng mà không thèm nói cái chi nữa.

Ngọc Lan nhìn lại chàng và rồi bảo:

– Em cũng có thơ cho anh đây. Thưởng anh hôm nay đây. Anh thích không?

– Dĩ nhiên là thích chứ. Đưa anh xem, sao có đem theo không chứ? Nàng thơ anh lại biết làm thơ nữa sao?

– Biết chút chút birthday em. Mà em làm thơ tặng anh mới lạ đó nha. Đây nè nha anh.

Nàng nói và bỏ lên tay chàng, Nàng bảo:

– Đọc đi.

Nhật Nam cầm lấy đọc theo dòng chữ ngoằn ngoèo, lạ lẫm. Nhưng có vẻ đẹp phong-ta-gi của nàng.

Chàng đọc

Em yêu anh

Em yêu anh từ độ kiếp nào

Em yêu từ thưở sao chưa nền trời?

Vì yêu nên gió góp lời

Bóng Hằng Chú Cuội không đời chia hai…

Dù cho sông cuộn sóng dài

Trôi về biển cả Ngọc Trai ngậm hồn…

Lệ bàn chúc tụng sầu tuôn

Bao nhiêu ngọc lệ mấy truông cõng tình…

Dù thuyền rẽ lối linh đinh

Con thuyền định mệnh chung tình không phai.

Và bài thứ hai

Kiếp xưa. Kiếp này.

Kiếp xưa em một loài hoa

Anh là Hoàng Tử hay đùa với em…

Nắng lên sương đọng bên thềm

Giang tay không hái anh cười cợt hoa…

Nõn nà ngực xuyến em rung.

Tim anh khấp khởi, xanh trời mây tan…

Kiếp này em lại là nàng.

Để anh thao thức trăng tàn năm canh.

Ước gì anh một bức tranh

Cho em bỏ gối, gối tay anh mềm…

– Em làm thơ cũng tuyệt chứ. Ý tứ truyền thống lại có ý tứ tân kỳ, phải khen em mới được.

Thương anh nhớ anh nên làm vậy thôi, cho đỡ nhớ. Hổng hay vẫn mượt kệ.

– Hay mà em?

Ngọc Lan nói xong lại bẻn lẻn nhìn chàng. Nép người vào chàng.

Hai người lại cảm xúc không nói được. Thơ đã nói nhiều và hết rồi.  Giờ thì họ hôn nhau, mà lòng như chưa hết say đắm, với bao tình cảm thương yêu, tràn trề, dạt dào. Những con đường Quy Nhơn họ bước đi, như cũng chia sẻ được niềm hân hoan vô tận với trái tim họ…Và đưa họ dần lối ra, của những con đường đến biển, gần biển…

**

Biển Quy Nhơn hình như một điểm luôn là thắp sáng tình yêu họ. Ngọn hải đăng luôn là đèn thắp sáng giữ gìn sự huyền bí cẩn trọng trong tim họ. Và họ ưa ra nơi biển nhất về chiều cả về đêm, Sau thì hai kẻ yêu nhau. Một hôm. Hôm đó nàng không mặc áo dài mà mặc bộ complet, váy ngắn. Chàng thì không mặc quân y, mà đổi mặc xavin, quần tây màu cà phê sữa, áo sơ mi màu cam nhạt. Họ đã ra vùng biển chàng đi bắt còng cùng nàng, có không có còng họ vẫn cứ đi, dọc trên lộ bờ cát bồi về chiều. Ngoài kia sóng vẫn nhấp nhô vỗ về bờ cát. Và cả hai vui chơi, thích trò chơi này. Gió như hát, trăng như sắp về yêu hơn trên tóc, trên mắt, trên môi hai người… Vùng biển Quy Nhơn là nơi chứng kiến hứa hẹn, là nơi chứng kiến cho bao cuộc tình. Ngọc Lan và Nhật Nam đã có trong cuộc hành trình tình yêu mang nhiều kỷ niệm nơi đó.

**

Có một cuộc hành quân. Nhật Nam- Anh là truyền tin nhưng tham gia trong trận và có chiến đấu dữ dội của phía Bắc BS. Hai bên đã đánh bất phân thắng bại…

Tin thời sự chiến chinh được chiếu trên truyền hình TV- MNVN. Ngọc Lan ngồi xem mà nghe đau nhói con tim. Vì yêu Nhật Nam nên cô phải siêng đó, thỉnh thoảng cô coi tin tức về các trận chiến. Ngay sau đó Nhật Nam về thăm nàng. Hai người đi chơi với nhau, của những lần về thăm nàng. Anh kể lại trận chiến át liệt, anh có ngủ mơ một giấc mơ kỳ lạ… Trong tiền đồn anh đi tác chiến, anh bị đạn đối phương bắn xé, xối xả sát hại. Anh và nhiều đồng đội phải bị lăn lóc chết, anh bị thương sắp chết thôi, nhưng Ngọc Lan từ đâu đến ôm anh trong chiếc áo dài trắng nữ sinh, và dìu anh chạy dưới mưa đạn ngập trời, nàng đem anh đến một căn chòi xa, nàng để anh nằm xuống. Rồi Ngọc Lan băng bó vết thương cho anh… Thế giới chung quanh dịu êm, an bình… Mắt nàng thơ mộng ngấn lệ nhìn anh… Anh ôm nàng vào lòng và hôn. Anh kể tới đó. Ngọc Lan la anh.

– Anh đừng có mơ bị thương hay chết mà. Làm ơn đi em sợ lắm.

– Chẳng lẽ mơ thấy mà không kể em nghe.

Chàng nhìn nàng cười vui vẻ yêu đời, khiến nàng cũng nhìn chàng cười vẻ vui lại, bù trừ cho chàng chắc…

Rồi có một lần khác. Lần đó thì hai người lên lăng Mai Xuân Thưởng họ muốn viếng thăm vị. Mai Xuân Thưởng là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương, Nhật Nam rất tán thán. (Lần đó nàng vẫn không mặc chiếc áo dài trắng tinh, cũng không mặc complet, mà nàng lại đổi cách ăn mặc lạ, Ngọc Lan mặc áo các thiếu nữ TH, của con nhà khuê các khuê môn đi chơi. Đây là ý của chàng. Chàng thì cũng không mặc quân y đồ lính, cũng không mặc đồ thư sinh xivin- kiểu quần tây, áo sơ mi. Mà chàng mặc theo đồ đàn ông của người MT cho vui. Đối với chàng và nàng ăn mặc là một phong cách, một nghệ thuật giải trí, chứ không phải ăn mặc chốc lát, lại là để nô lệ cho tư tưởng của bộ đồ suốt cuộc đời. Tuy nhiên Ngọc Lan không đồng ý hết, nàng “hạ chiếu chỉ” chỉ chiều chàng phân nửa thôi. Nàng thì y phục như thế. Nhưng riêng chàng, nàng lại bảo:

– “Anh Phải y vận khăn đóng áo dài như một Hoàng tử Bảo Long đi. Vì đó vẫn là niềm tự hào dân tộc, của Bảo Long lúc đầu đăng quang đó anh? Để cho các em và cho toàn bộ người dân, họ có nhìn thấy cũng vui mắt mà không trách cứ xa xôi. Mình không phải phản loạn theo Phong Kiến Mãn Thanh. Vậy nhé anh”

Thế là chàng cảm thấy lời nói của Ngọc Lan không đến nỗi sai, Nhật Nam cũng để yêu lòng người yêu mình. Chàng đã y phục như nàng mong. Lúc hai người vào chợ lớn Quy Nhơn mua kẹo, mua bánh chuẩn bị trên đường đi. Và chàng đã mướn con ngựa, một mã y thành thục của một người luyện ngựa chạy đường xa.  Anh và Ngọc Lan từ Quy Nhơn đến lăng Mai Xuân Thưởng cầu lễ, với lòng mến mộ của hai cá nhân mình. Trên đường đi chàng gặp những em bé reo hò mừng rỡ khi thấy Nhật Nam, Ngọc Lan, cùng con ngựa khôn ngoan là lạ xuất hiện qua các nẻo  đường, lối đi… Đó vẫn không phải là cỡi ngựa như một kỵ binh mà chỉ là chiếc xe ngựa chuyên chở có hai bánh, có mái vòm dễ cho chàng lái ngựa cùng Ngọc Lan an toàn, ít gặp nguy hiểm hơn. Đồ đạc cũng được chở mang theo một ít. Có lúc chàng cầm dây cương giật giật, cho ngựa đứng, để tay thảy nhẹ kẹo bánh cho các em, các em hứng tay, mũ, nón, và cả vạt áo mở ra bốc lấy quà… Ngọc Lan đã mua bỏ sẵn trong thùng giấy, thùng thiếc kẽm mềm, và gồm những xách, hay bịch nhỏ được gói trong giấy kiếng bóng đủ màu, nàng làm theo kiểu đẹp cho chàng như thế. Đó là niềm vui cho các em thay vì lời chào chúc mừng họ. Nhật Nam và Ngọc Lan thích chơi một trò chơi, thú vị hữu ích này trong chuyến đi đường xa… Cả hai mỉm cười sung sướng cùng mấy em được quà thì rất là vui…)

**

Nhưng thời gian như gieo rắc bao thảm sầu. Thì anh không chết trong giao tranh đánh nhau, hoặc trong hành quân càng quét. Mà Nhật Nam chết vì một vụ ám sát lộn người, hay cố tình ám sát anh không biết.

Ngọc Lan nghe tin về như thế. Cô như chết nửa người, cô vật vã khóc than, nhịn ăn, nhịn uống ba ngày. Và quá đau đớn tiếc thương, Ngọc Lan nghĩ phải xin ba mẹ để nàng chịu tang chàng.

Riêng phần mẹ ruột Nhật Nam nghe được tin, bà uống thuốc tự vẫn, chết buồn bã liền theo sau đó. Vì không có người kịp thời cứu giúp, hay ngăn cản. Bà đang trong cơn sốc lớn cho thế cảnh nhà mình. “Cha Nhật Nam đi ra Bắc cũng chết yểu. Con bây cũng chết sớm… Cuộc đời bà còn gì buồn để có hơn, đơn độc hơn…” Nên bà đã quyên sinh không chậm.

Ngọc Lan thì để tang Nhật Nam hai năm, nàng năn nỉ ba mẹ mòn cả nước mắt mới được. Khi ông bà Lê Sinh không chấp nhận, nhưng vì biết Ngọc Lan quá tiếc thương Nhật Nam họ không cầm được. Thế là sau đó ba mẹ mới đồng ý cho tấm lòng nàng thỏa ý!

***

Qua năm thứ ba. Cô buồn bã muốn đi tu làm soeur cho xong chuyện, nhưng ba mẹ nàng không cho phép nữa. Ngọc Lan chỉ có quyền chọn đi dạy học, ba má tạm cho Ngọc Lan sở thích đó. Nàng dạy học trong các trường của nhà thờ.

Cuộc đời Ngọc Lan lại chuyển hướng. Nàng chuyên đi thăm các danh trại mồ côi của nhà dòng. Đúng như lời thề, nàng chỉ yêu duy nhất Nhật Nam. Chàng trong mối tình đầu, và là mối tình cuối của nàng…

***

Một ngày Ngọc Lan thưa với ba mẹ:

–  Con muốn được xin đứa con nuôi, con không muốn lập gia đình thưa ba má.

– Gia đình hôn nhân và hạnh phúc làm người rất quan trọng.

– Tư tưởng của con người mới quan trọng, chứ không phải sự kiện quan trọng ba ạ.

– Con đã biết lý luận rồi. Nhưng con có biết truyền thống của gia đình chúng ta. Họ hàng chúng ta chứ.

– Tạm thời là như thế. Con chưa có dự liệu gì khác hơn, con sẽ đến cô nhi viện xin con nuôi trước.

Mẹ Ngọc Lan, Lệ Cúc chỉ ngồi đó nghe chồng và cô con gái nói chuyện. Bà im như cái nhíp thôi. Ba Ngọc Lan bảo:

– Ba thấy xáo trộn về cuộc đời con nhiều, song ba không có tư tưởng rào cấm, khi con đang mang những tư tưởng cấp tiến, cá nhân và tự do. Ba thật sự có phần bất bình trong những lựa chọn của con Lan ạ.

– Dạ con xin cám ơn ba. Nhưng con vẫn tôn trọng lễ giáo của ba, trong mới cũ hòa hợp mà. Con chưa phải là đứa con hư, con chưa làm gì bất hiếu. Con mong ba hiểu con như thế… Những cuộc nói chuyện với ba mẹ Ngọc Lan thì tương tựa như thế, dù nhiều lần.

**

Sau đó Ngọc Lan đến cô nhi viện LT và nàng muốn xin con nuôi như quyết định.

Nàng làm thủ tục và đang nói với một soeur tên Mỹ Hoa:

– Sao cũng được. Soeur cho Ngọc Lan em nào thì Ngọc Lan sẽ nhận em đó.

– Tôi cho Ngọc Lan một em bé gái. Nhìn khá xinh xắn và có vẻ giống Ngọc Lan. Em bé lai.

– Cũng được thôi. Bé mấy tuổi rồi.

– Độ bốn tuổi. Bé khá giống cô. Tôi nhắc lại.

– Làm gì có bé giống tôi. Do soeur tưởng tượng thôi.

–  Giống thật đó, Ngọc Lan sẽ nhìn nha. Người giống người là thường mà.

– Nếu có được như vậy cũng mừng thôi.

– Vậy thì ngay hôm nay tôi có thể giao cho cô luôn được chứ. Thủ tục ở đây rất nhanh, nhằm tránh rườm rà lôi thôi.

– Tôi mong vậy. Cám ơn soeur.

– Sau đó Ngọc Lan đến gặp em. Và soeur Mỹ Hoa bảo với em bé khi Ngọc Lan đứng bên cạnh:

– Con theo người này. Cô này muốn làm mẹ con đó. Con ngoan ngoãn theo về nhà cô ta ở nha.

Ngọc Lan nhìn bé trong lòng vui lẫn buồn. Bé cũng thế ánh mắt bé vui cả buồn. Ngọc Lan nhìn bé thương lắm. Nàng hỏi:

– Bé tên gì thưa soeur?

– Bé tên Mai. Bé lanh miệng và tự biết giới thiệu tên mình như thuộc lòng.

– Vậy Mai sẽ về ở với cô. Cô sẽ là mẹ của Mai. Cô sẽ chăm sóc cho Mai nha.

– Dạ.

Bé dạ một tiếng có vẻ tươi hơn, Ngọc Lan tiếp đến bồng bé lên tay một chút, rồi cô để xuống. Hổng biết chuẩn bị từ đâu, Ngọc Lan có sẵn cái kiềng đeo tay bằng nhựa, đẹp óng ánh lắm, từ trong ví xách tay nàng lấy ra đeo cho em, và nàng lấy thổi chiếc bong bóng màu tím rồi cột dây đưa cho bé cầm luôn. Bé Mai cầm vui, pha chút ngỡ ngàng, có vẻ biết ơn nữa. Bé hớn hở hơn trong đôi mắt tuổi thơ mình.

Rồi Ngọc Lan cùng bé Mai giã từ soeur Mỹ Hoa, và giã từ trại mồ côi LT từ buổi hôm nay.

Giấy tờ thì nàng làm ký hết xong. Vả lại đúng là thủ tục ở đây cũng đơn giản nhanh chóng. Không rườm rà, hay thể thức chi lắm khe!

Giữa ban trưa ban ngày. Nhưng Ngọc Lan tưởng như đâu đó có vài sao trời lấp lánh đẹp… đang đổ xuống chân theo dấu hai người. Một mẹ một con bước đi…

Đó là của bầu trời LT năm Việt Nam 1973.

**

Nam Việt Nam đổi đi nhiều thế vị. Và cũng căng thẳng đi nhiều với chính phủ Mỹ. Sau năm 1975. Chính quyền Nam VNCH bại vong. Miền Bắc thắng thế chiếm MN.

Gia đình của Ngọc Lan là tư sản nên bị đánh phá gọi là đánh phá tư sản và tiểu tư sản ngoại bang lúc đó… Trước cuộc sống có nhiều thay đổi biến động. Ông Sinh ba Ngọc Lan đã nói với vợ Lệ Cúc ông nhân một hôm:

– Tôi thật chẳng sung sướng gì và cảm thấy khó thở trong cuộc sống này.

Bà Sinh. Lệ Cúc chớp cặp mắt an ủi chồng:

– Người ta sao mình vậy lo chi anh, vạn người triệu người mà anh Sinh?

Ông như không để lắm câu nói của bà, và bà khoan thêm mấy câu nói đã từng làm cho ông tối mặt:

– Nhưng cũng là do ông hết thôi… Ai biểu ông chi? Sự thật với tin tưởng…

Ông đang lẩm bẩm tiếng ông to dần lên âm thanh:

– Quốc Hữu hóa. Xã hội hóa. Họp tác hóa, xí nghiệp hóa, công nghiệp hóa, thủy nông hóa,  nông nghiệp hóa… Cái con khỉ khô hóa. Của người ta lấy hết. Chèn ép tước đoạt khống chế thì có, chứ con mẹ gì hóa hóa? Hừ…

Thấy ông buồn quá bà Lệ Cúc lại trấn an ông:

– Để rồi coi thử…  Thôi mình ơi… Anh nên yên tâm đã.

– Coi kiết cái gì? Nói một đường làm một nẻo? Chứ như chính sách thì cũng đỡ thở đi. Họ ép ai được thì ép. Có thân thế bao che. Có cây to bóng mát thì đỡ. Ô che dù lọng bao phủ sẽ khác hơn mình.

Bà Sinh vẫn điềm nhiên nhưng nói:

– Mà tại hồi đó rục rịch tứ phía khắp nơi. Tôi bảo ông đi xuất cảnh ông nói, ông yêu quê hương VN ông, thương cái đất nước hình cong chữ S này. Thì giờ phải chịu thôi…

Ông Sinh gục đầu im lặng suy tư điều chi như không để ý bà Sinh nói. Rồi sau ông nghĩ bảo:

– Chắc phải bằng lòng về với luật rừng đành chứ sao?

– Sụyt. Ông nói nhà có vách mách có chứng đó.

– Tôi mà sợ ai, người một lần chết chứ mấy. Khỉ khô, quá lắm lên núi sống cho quên đời cũng đủ rồi.

**

Thế rồi với giai đoạn đánh phá tư sản và tiểu tư sản. Quốc Hữu hóa. Xã hội hóa. Họp tác hóa. Cha của Ngọc Lan ông Sinh bị mất hết của cải sanh ra buồn phiền, nên ông có chí hướng từ trước. Lên non ở. Cùng với vợ Lệ Cúc lên núi ở như ở chùa trồng hoa, ngắm hoa nơi sơn cước mà vui sống. Quên của cải, bỏ bạn hữu, tránh kẻ hung đồ…

Riêng Ngọc Lan ở lại thành phố Quy Nhơn cùng bé Mai. Ngọc Lan suy tư cô không muốn cho trẻ thơ vào núi sớm. Tội cho con thơ.

Ai đâu ngờ chuyện đau lòng, sau đó cha của Ngọc Lan bị kẻ xấu hãm hãi giết. Mẹ nàng buồn cảm mạo mất đi luôn.  Mẹ chết, cách cái chết của ba Sinh không xa mấy. Sau ba tuần…

Đời nàng bây giờ đi nhanh và buồn bã thêm.

Ngọc Lan lại thương cha, khóc mẹ, nhưng cô phải về thành phố mà sống. Nàng đi làm trong một nhà hàng chạy bàn tại cảng Quy Nhơn. Nàng cùng bé Mai ở trong một căn nhà hẻm của xóm Ga Bàu lao động nghèo Quy Nhơn.

Một ngày nọ Ngọc Lan thấy người thương binh tàn tật cụt một cánh tay bên trái của hệ quả chiến tranh, của phía miền Bắc đi ăn xin. Trông anh ốm yếu, buồn khổ đến tội nghiệp, nao lòng. Ngọc Lan động lòng cảm xót, đem về nuôi, và làm anh em kết nghĩa với nàng, họ sớm hôm nương cậy có nhau. Thời gian đó miền Bắc tập kết tràn về. Như đàn chim về tổ. Quân dân miền Bắc của thắng thế 1975, trùng trùng điệp điệp đổ bộ vào khắp phố phường miền Nam. Quy Nhơn vẫn nằm trong biểu đồ đó, dòng chảy đó…

Thì chuyện xảy ra đau lòng với Ngọc Lan hơn thế nữa. Một anh cán chính, cán bộ miền Bắc “vai vế” có cỡ ra sức cua tán nàng, tấn công nàng. Cô không phải là Thị Hến, nhưng ông ta muốn mình là Quan Huyện chắc. Ông ta tên là Lai Đình Nhu. Ông đã có vợ hai con, và lủ khủ tình nhân ông muốn… Vậy mà một hôm ông đến nhà Ngọc Lan thấy người chung chiến hào của mình, chung giới tuyến ông, là Trần Hữu Nghĩa. Anh THN đang đứng làm một vật gì đó cho Ngọc Lan. Thì hắn Lai Đình Nhu rống lên, và hình như Lai Đình Nhu quên đi điều lịch sự tối thiểu. Hắn la lối om sòm, nhưng giọng thật hắn vẫn nhỏ thó the thé, thua con dế gáy canh chiều. Hắn bảo:

– Thằng này mi làm gì ở đây. Thân hình mày có đáng cho Ngọc Lan kề cận không chứ? Chỉ có ông này mới xứng đáng với dáng ngọc, thân ngà của nàng thôi. Mày không có quyền ở đây.

Bực tức khi nghe thấy thái độ Lai Đình Nhu lỗ mãng. Ngọc Lan phản ứng ngay:

–  Anh là ai mà vô đây nói năng thiếu tế nhị. Anh Hữu Nghĩa là anh em kết nghĩa với tôi. Anh đừng phát ngôn linh tinh, bừa bãi. Anh không thể nào có mặt trong trái tim tôi. Anh phải biết thế cho tôi nhờ…

– Dẫu sao anh có. Anh có chức có quyền, có địa vị. Còn thằng này có gì. À hahaha. Hắn Lai Đình Nhu lại cười điên.

Ngọc Lan ghê tởm lườm hắn. Lai Đình Nhu bảo tiếp:

– Nó chỉ có một thứ trên răng dưới g… Nhưng biết đâu Ngọc Lan này lại mê thứ của đó.

– Anh im ngay đi, đồ súc vật. Ông ăn nói không ra gì cả.

– Haha, đừng hỗn nha. Ông này nếu không ăn được thì cũng có cách làm cho mày trầy da tróc vảy đó. Nên nhớ nhé.

– Đồ bần tiện, đồ bẩn thỉu. Anh ra khỏi nhà tôi.

– Ha ha. Phụ nữ vùng lên hã mày. Tao muốn kẻ nào sống thì sống. Tao muốn kẻ đó phải chết, tất phải chết. Phải nhớ lấy câu này.

Chỉ có Ngọc Lan đối chấp với Lai Đình Nhu. Còn Hữu Nghĩa vẫn đứng trơ ra đó. Anh sợ hắn và anh im ru. Anh nhìn hắn Lai Đình Nhu đang hung dữ, như có vẻ tím mặt và lạnh lùng, tuy hắn cố gắng làm sôi nổi.

– Lính đâu vào đi kéo thằng này bắn bỏ xác cho tao hã giận. Tại nó mà người đẹp, Ngọc Lan đẹp này xài xễ tao.

Con bé Mai đi đâu về nép sát bên mẹ. Chắc đi chơi trong xóm với mấy đứa nhỏ. Nó nhìn chú Hữu Nghĩa nó thấy thương quá. Nhưng cũng ánh mắt đó, bé Mai liếc nhìn Lai Đình Nhu nó như sợ hãi và cả gớm ghiếc trong lòng nó.

– Anh không được người giết người vô tội. Ngọc Lan mạnh mẽ bảo thêm thế.

– Mày chịu lên giường với tao, thì nó Hữu Nghĩa sẽ được tha bổng.

– Không bao giờ. Thân ông như con heo bẩn thỉu, sao nằm trên giường với tôi mới được chứ? Quả là hồ đồ ngấy.

– Không ngờ Ngọc Lan quá hỗn. Thế thì nó phải chết. Liệu…

– Thôi để anh chết đi em Lan. Hữu Nghĩa nhìn Ngọc Lan bảo thế.

– Không được, anh phải sống anh Nghĩa. Vâng tôi bằng lòng mong ông tha cho anh ấy. Nhưng không nhất thiết, ông không phải cần tôi hôm nay chứ…?

Một tích tắc Ngọc Lan đã thông minh, nghĩ ra dự định trong lòng cô. Nhưng Lai Đình Nhu háu mắt mừng rỡ. Hắn sốt sắng nhìn về phía nàng. Hắn bảo:

Được thôi. Trong hai ngày tới. Tao Lai Đình Nhu có thể muốn bất cứ lúc nào.

– Tôi sẵn sàng cho ông toại nguyện. Một ngày tôi sẽ cho ông thỏa mãn… Ngọc Lan trả lời trong dịu dàng bi đát.

– Ha ha. Người đẹp Ngọc Lan còn biết điều lắm đó. Thân ngọc này sẽ là của tao, thuộc về tao ha ha…

Và hắn “cười dê” một tràng dài thêm một cách rùng rợn, thô lỗ, của kẻ thắng cuộc. Hắn như sống trong thế giới, một cõi của mình mà không ai biết. Tại sao trời lại sinh những con người ám khí như thế nhỉ?

Sau đêm bọn lưu manh ra về. Ngay đêm đó Ngọc Lan dự định rồi. Nàng cùng anh Hữu Nghĩa và con bé Mai thu gọn, bỏ nhà ra đi trốn vào miền Nam. Họ đi tàu trót lọt, dù sang nhiều tàu. Đâu đã vào đấy, hên nhiều… Và họ ba người tìm được một nơi, cuộc sống mới bắt đầu với họ. Họ chỉ mướn một cái nhà trại nho nhỏ, sống và buôn bán hàng vặt gần chợ XL.

Cả ba đùm bọc. Cuộc sống mới Hữu Nghĩa, Ngọc Lan cùng với bé Mai như một gia đình hạnh phúc, dù nghèo. Thực chất Ngọc Lan chỉ thương hại một quân nhân tàn phế, bị gạt ra lề. Và là bên kia giới tuyến của người yêu mình. Anh ta mất may mắn trong cuộc chiến. Anh là hậu quả của thương đau… Tuy nhiên nàng vì tình yêu lòng nhân đạo bao phủ, làm tan đi lòng thù nghịch giai cấp trong cô. Trong lòng nàng, lòng nhân đạo lớn hơn sự thù nghịch của ý thức hệ. Nàng không muốn nói là nàng cao thượng. Nhưng Ngọc Lan chỉ mong, mình làm một việc cho có đạo đức, có tình người lên trên hết.

Nhiều lúc nàng vẫn ước ao: Giá như Nhật Nam như thế này thì nàng vẫn có hạnh phúc hơn. Nhưng làm gì, nàng tìm được chàng đâu trên cõi đời này nữa. Chính vì niềm lưu luyến đời lính, lính nếu bất hạnh trên chiến trường dù bên nào, nên nàng lượm Hữu Nghĩa về nuôi, an ủi cho anh được phần nào… Còn chàng Hữu Nghĩa thì vẫn thương nàng như đứa em gái, nàng gặp phải lúc hiểm nghèo bất trắc, dù gia thế nàng từng con nhà giàu…

Song chẳng bao lâu bọn chúng săn lùng tìm ra.  Chúng độc ác kết thúc cuộc sống tốt đẹp chân tình của ba người Ngọc Lan, Hữu Nghĩa và bé Mai…

Bọn chúng bắt được, đem “làm thịt” anh Hữu Nghĩa vì lòng ganh tỵ. Hắn Lai Đình Nhu và hai người tay chân đồng bọn, đã dẫn anh vô núi và xử  bắn  ở  núi TL. Long Thành “Đời không trăm lần vui mà vạn lần sầu” Hữu Nghĩa mang gánh nhục trên vai nhưng trước cái chết anh có an bình tự tại… Anh nhận một tràng đạn AK, vì chúng nó bịt mắt anh, dắt đi để xử bắn một cách vô lý. Người chủ mưu sát hại Hữu Nghĩa là Lai đình Nhu một cán chính bụng bự kia.

Nàng Ngọc Lan khóc than nhưng vô ích không được gì. Theo chủ nghĩa cá nhân của Lai Đình Nhu đang tung hoành. Rồi nàng lại bị bắt về Quy Nhơn làm ngày “đại vui” cho tên Lai Đình Nhu. Nàng khóc lóc như mưa, vô cùng đau đớn.Mặc kệ Lai Đình Nhu vẫn thụ hưởng trên thân thể nàng như chẳng hề nghe tiếng khóc nàng than vãn… Trong lòng ông như mùa xuân, nhưng với nàng là một mùa tàn khốc. Lúc đó con bé Mai nhóc con, nghe mẹ khóc rú lên, nó biết và mang dao đứng phía sau. Nó toan muốn giết Lai Đình Nhu dễ như trong tay nó. Nhưng Ngọc Lan nhìn kịp ra bé Mai, và sợ rắc rối thêm. Ngọc Lan ra hiệu thầm cho con.

– Đừng con, hãy lui gót vào trong đi.

Bé khựng lại nhìn mẹ. Bé như hiểu lời mẹ trong ánh mắt. Bé rút lui.

Lai Đình Nhu hí hửng “hưởng thụ vui vẻ” và trả thù đời xong. Hắn mừng rỡ thì chạy xe ra đường nghênh ngang, không kể trời đất là gì nữa. Hắn bị một xe khác chở hàng hút mạnh, liếm nhanh vào xe hắn. Không ngờ một phút đụng xe, ì sèo trời đất. Lai Đình Nhu hồn lìa khỏi xác. Lai Đình Nhu không còn một cơ hội nào để than vãn. Thật chuyện đời không thể lường hết được cái chết…

***

Sau đó Ngọc Lan lên núi thăm mộ ba má. Nàng van vái ba mẹ cho nàng vào miền Nam trở lại.

Trở lại miền Nam. Nàng bắt đầu buôn bán hàng rau ngoài chợ. Lúc đó nàng cũng chỉ là bước vào trên tuổi hai mươi không xa. Mẹ con hẩm hiu mua bán. Cuộc sống Ngọc Lan và bé Mai lăn lóc song tạm ổn. Lan cho con ăn học. Bé đi học về cứ quấn bên mẹ, dù mẹ làm lụng vất vả để kiếm miếng cơm, bát cháo cho hai mẹ con. Mà mẹ luôn xinh đẹp và tươi tắn. Bé Mai cảm nghĩ…

Ngọc Lan luôn mua đồ mới, quần áo mới cho con nhiều, nếu nàng mua bán kiếm được lời có tiền trong ngày vượt trội. Ngọc Lan khuyên bé Mai phải siêng ăn học. Vì nàng rất quý ở con người phải có chữ nghĩa… Ngọc Lan từng bảo bé Mai:

– Con phải siêng học nha. Nhân bất học bất tri lý. Nhỏ không học lớn lên làm sao có ý chí.

– Là sao câu nói như thế hở mẹ.

– Hì hì… Lớn lên con sẽ hiểu nhiều. Bây giờ phải lo học thôi con.

– Dạ.

Và bé đã lớn dần. Bé đi học về nhà, nhiều khi buồn bé cứ bảo:

– Mẹ ơi có những đứa bạn không ưa con, ghét con, chúng kêu con. Mỹ Lai 12 lỗ đít mẹ à.

Ngọc Lan cười. Nàng an ủi bảo con:

– Đừng buồn con, tại nó không xinh đẹp bằng con. Nên tụi chúng ganh tỵ đó thôi.

– Hổng phải mẹ ơi.

– Hì hì. Tin mẹ đi. Không sao cả.

– Hừm mẹ ơi. Bé nói và nhìn mẹ Ngọc Lan, nó vẫn không vui. Bé nước mắt đổ dài, đôi khi lắm lét…

Nhìn con thấy thương. Ngọc Lan ôm bé vào lòng thương nó lắm, như chính nàng đẻ ra vậy…

Mẹ con Ngọc Lan, bé Mai sống một cuộc đời tha phương cầu thực, bỏ thành phố Quy Nhơn và đến nơi lập nghiệp. Một căn nhà nhỏ gần phố thị bán buôn lặt vặt Ngọc Lan đảm đang nuôi bé, giống như bao người phải xa quê, tìm đến cuộc sống sinh nhai cơm củ một nơi khác, tìm chút đủ sống ổn định. Hoặc có thời thì khá hơn chút, hoặc cứ dành lấy những định mệnh nghèo túng mãi. Hay nếu trời ban phất cờ đột ngột cũng không ai biết? Nàng với bé thì cũng bắt đầu đủ sống và có chút an nhàn hơn rồi.

Một ngày kia nàng nghe lịnh. Có chương trình “Mỹ Lai” Ai có Mỹ lai, ai sinh đẻ, hoặc nuôi lai sẽ được đi Mỹ. Và Ngọc Lan bồn chồn làm đơn thỉnh cầu. Câu chuyện Ngọc Lan kể còn dài nhưng Jinni chỉ ghi tới đây thế là khá đủ cho những gì Ngọc Lan cần san sẻ.

Cuộc sống Ngọc Lan ở Mỹ với những ngày sang Mỹ đầu tiên. Thì Jinni coi như không có gì để ghi chép. Chúng ta dễ thấy, dễ cảm, và dễ nhìn ra. Cuộc sống ban đầu bao giờ vẫn phải khó khăn vất vả, nhưng dần dà đi vào ổn định. Dành lấy thế mạnh đi lên v.v… Người Việt đa phần đến đất Mỹ đều là như thế, dù đi bất cứ ở diện nào…

Jinni ngưỡng mộ thật sự với cô Ngọc Lan, tâm hồn cô đẹp lắm. Jinni biết ơn trái tim nhân hậu đỉnh cao, cùng một mối tình đẹp nhịp thở cô đẹp, khó tìm một người như nơi Ngọc Lan. Và những gì đau khổ vây quanh, quấy rầy cô Ngọc Lan ở tuổi vẫn còn thanh xuân đáng yêu… Mà Jinni chỉ cần ghi thôi. Ghi để chia sẻ.

Thành thật viết ra để chia sẻ…

TTHT viết 2015—————

 

 

2 thoughts on “Cho Trọn Cuộc Tình!

  1. Quynh Anh

    Truyện HT viết từ hiện thực đi về bức tranh của quá khứ, hay và dễ thương, nhưng không phải không có những ngậm ngùi của tình tiết. Dù chủ đề là một anh lính Sĩ Quan với cô học sinh ở Qui Nhơn. Mối tương quan giữa gia đình cô cũng được nhắc tới sau trước và sau 1975. Mình thích lúc họ đi biển Qui Nhơn lúc lên lăng Mai Xuân Thưởng thật tuyệt vời. Và cách diễn tả cảnh đẹp cùng tiếng đàn nhờ gió nơi GA- Atlanta- xứ sở Scarlett đáng yêu…Nói chung HT với thủ pháp nhiều tình tiết hấp dẫn, tình cảm và lôi cuốn… Chúc vui vẻ xinh đẹp

    Reply
  2. TT.Hiếu Thảo

    Thank bạn QA cảm nhận… Chỉ có tình tiết mới tạo nên những điểm sáng của tác phẩm mà bạn…? Người viết văn bao giờ cũng đứng trước “mũi thuyền” của thời kỳ, thời đại nào đó. Lính tráng VNCH, Mỹ Lai. Các anh Miền Bắc về, xã hội quốc hữu hóa sự thật?…
    Đồng thời Tác phẩm này mình muốn giới thiệu hai quê hương… nhưng ăn thua do cách mình viết họ nhìn coi có gì độc đáo không? đem lại cho bạn đọc giải trí và mang nhiều tính nhân bản cá tính của Ngọc Lan hay không nữa. Viết sao mà phong phú thắt gút đâu ra đó… Chuyển tải được hồn yêu nước yêu dân tộc nữa hấp dẫn khác thường… Chí hướng của mình”Mượn tình để nói quê hương…”
    Chia sẻ với QA vài lời với 1/ 1000 của cảm nghĩ…

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.