Lời Tâm Sự Của Chiếc Bàn Học Sinh Bị Gãy

Tác giả: Hà Ty

Đêm đã khuya, không gian thật yên lặng, thi thoảng những tiếng xào xạc của chiếc lá rụng ngoài sân, trời không trăng, dãy nhà kho cuối trường chìm trong bóng tối cùng với màn đêm. Một đêm trực trường của tôi.

Rảo bước quanh sân trường, đột nhiên tôi bất chợt nghe đâu đây tiếng ực ực ực… cùng những tiếng nấc nghẹn vang lên xa thăm thẳm trong bóng đêm từ căn nhà kho. Tôi rón rén, chậm chậm bước chân về nơi hướng đó với sự hoài nghi khó tả trong long: ai giờ này lại lẻn vào đó và tai sao khóc nghẹn vậy? Càng bước gần tai tôi càng nghe rõ hơn tiếng khóc như than oán. Bước chân tôi đã dần đến cánh cửa đóng kín nhưng vẫn còn khe hở giữa hai cánh cửa, lén đưa mắt nhìn vào trong qua khe sang mờ ảo của những vì sao trên trời chiếu qua, tôi biết được đây là nhà kho của trường chưa những đồ đã bỏ không dùng đến. Và kỳ lạ thay, cái bàn học sinh ở cuối kho hình như động đây áp tai vào cửa lắng nghe, tôi cảm giác một tia lạnh từ phía sống lưng: tiếng khóc phát ra từ chính chiếc bàn đó. Và đây là những gì tôi đã nghe được trong đêm đó.

Tôi, “chếc bàn học sinh đã gãy”, vốn có một miền quê xa thăm thẳm. Tôi sinh ra từ nơi bạt ngàn cây xanh, trên miền cao quanh năm với gió mưa, chim chóc, muôn thú đủ loài, không một bóng chân người, không một tiếng nói của loài người. Tôi lớn lên cùng với cả đại gia đình xanh mướt, bao la, rộng lớn, cùng với tất cả bạn bè tôi và lớp đàn anh đàn chị đủ mọi trang lứa. Trong đam bạn bè cùng trang lứa, tôi là đứa to cao và khỏe khoắn nhất, có lẽ tôi đã được hưởng nhiều sự ưu ái đãi ngộ của thiên nhiên ban tặng cho tôi, cùng sự nuôi dưỡng khó nhọc của ba mẹ tôi, và cùng với sự chăm sóc đùm bọc của các anh chị tôi. Hàng ngày chúng tôi chơi đùa cùng với những tia nắng của ông mặt trời khi vừa thức dậy, cùng với những làn gió mát dịu đưa kẽo kẹt, cùng với những món ăn của đất và cùng với những giọt nước trong lành rơi xuống từ trời cao ban tặng cho tất cả chúng tôi. Cuộc đời của tôi cứ vậy từ khi tôi sinh ra, lớn lên, và có lẽ mãi đến sau này cũng như vậy nếu không có một biến cố đã làm thay đổi tất cả cuộc đời tôi nói riêng và những đứa bạn cùng cảnh ngộ như tôi, cho đến giờ năm đây để chờ thời gian bào mòn thân xác và trở thành tro bụi mà tôi chưa bao giờ quên được.

Hôm đó, tôi vẫn còn nhớ rõ, đó là một buổi sáng mới vào hè, khi những tia nắng dịu dàng cùng những cơn gió đùa qua thổi mát từng miếng da thớ thịt, chúng tôi đã thức dậy cho một ngày mới vui đùa vui vẻ cùng nhau. Thì bất chợt, từ phía xa xa những tiếng động làm chúng tôi thảng thốt, những tiếng động mà chúng tôi chưa bao giờ được nghe, đó là tiếng gầm rú của động cơ, tiếng la hét thành những ngôn từ mà sau này tôi mới hiểu được: đó là tiếng con người.

Chúng tôi hoảng hốt, lo sợ, đưa mắt nhìn nhau như thầm hỏi: không biết có chuyện vui hay buồn sắp xảy ra. Tôi dáo dát nhìn qua ba mẹ, các anh chị, và những bạn bè, và cảm nhận được rằng: có lẽ họ đều đang có tâm trạng không khác gì tôi.

Điều gì đến đã đến. Những con người cùng những động cơ, dụng cụ của họ tiến sat đến chúng tôi. Họ nhìn nhìn, ngắm ngắm, bàn tán gì đó hồi lâu bằng thứ tiếng của loài người mà chúng tôi không thể nào hiểu được. Tôi chỉ biết là họ nhìn tôi lâu nhất và đo đo đạc đạc tôi lâu nhất trong đám bạn tôi. Tôi bắt đầu nghĩ về đủ thứ, kể cả điều vui và cả về điều tồi tệ nhất có lẽ sẽ xảy ra. Đang miên man với dòng suy nghĩ lẫn lộn, bỗng nhiên tôi hét lên một tiếng thất thanh là tất cả mọi người xung quanh tôi phải quai về phía tôi. Bởi tôi cảm thất rất đau ngay chân tôi nhưng có con Ong nào đó chích ngay vào chân tôi, tôi vội nhìn xuống và biết được rằng, cái đau này là do loài người đó đã dung một mũi khoan nhọn như cây dao xoáy sâu vào da thịt của tôi, họ lấy ít máu và thịt của tôi đem bỏ vào cái lọ nước gì đó nhỏ xíu màu xanh, họ lắc lắc rồi đổ lên miếng gì đó trong veo (sau này tôi biết là lam kính). Và cũng bắt đầu từ đây tôi đã hiểu được thế nào là sực độc ác tàn nhẫn của loài người. Nhưng tôi lại nghĩ rằng, có lẽ tại mình cao to đẹp nhất trong đám bạn nên loài người muốn tìm hiểu gì về mình? Và tôi lại mất hy vọng ngay tức khắc khi thấy loài người đem đến một cái khối sắt gì đó, có cái lưỡi rất nhiều răng nhọn hoắc như những cây gai rừng. Và cũng chính từ đây cuộc đời tôi bước vào một trang sử mới, một trang có thể rất dài và cũng rất ngắn, với bao nhiêu thăng trầm chìm nổi của dòng đời.

Chưa kịp nguôi nỗi đau chỉ mới bắt đầu hành hạ bằng mũi đân xuyên da thịt, thì cái khối sắt với chiếc lưỡi dài đầy răng nhọn kia được kéo lại gần đến chân tôi. Rét, rét, rét, xoạc xoạc xoạc, … những âm thanh kinh khủng vang lên bên tai tôi thì da thịt của chân tôi bắt đầu xé rách, máu tuôn trào, da thịt bắn ra tung tóe, và một tiếng rầm vang lên, tôi đã ngã gục trên nền đất. Chưa hết nỗi đau này thì lại tiếp nỗi đau khác đến, mấy cánh tay cũng bị đứt rời bởi cái lưỡi dài nhiều răng nhọn đó. Tôi oắn mình hét lên, hét thật to và cứ hét mãi đến khi tai tôi không còn nghe được cả tiếng thét la của chính mình.

Giật mình tỉnh giấc sau cơn mê thiếp đi vì đau, tôi đã thấy mình nằm chồng chất bên vài đứa bạn thân và cả những người không quen biết trên một chiếc thùng biết chạy, và sau này tôi mới biết đó là thùng xe tải chuyên chở những người như chúng tôi rời khỏi quê hương rừng sâu để đến với xứ xở của loài người. Có lẽ loài người vẫn còn lo sợ chúng tôi có thể nhảy xuống bỏ chạy để trốn thoát, nên họ đã trói chúng tôi lại bằng những sợi dây xích sắt dày và nặng, họ trói cả thân người chúng tôi, và đau nhất là cái sợi xích trói vào cổ chúng tôi, làm cho mỗi lần đi qua chỗ rung lắc là chúng tôi như muốn ngạt thở vì dây xích xiết vào cổ mạnh hơn, mà gần như hiếm có đoạn nào bằng phẳng để chúng tôi được yên thân dù chỉ trong chốc lát. Lũ chúng tôi chỉ biết nằm yên, mắt trao nhau những cái nhìn như ngầm hiểu là chỉ biết lạy trời cho còn giữ được cái thân, cho dù chân tay chúng tôi đã bị cắt cụt và máu vẫn còn nhỏ giọt trào ra.

Cứ thế chúng tôi thiếp đi cho đến khi cái thùng biết chạy đó đột ngột dừng hẳn lại trong một bải đất trống vào lúc trời đã không còn tia nắng nào và màn đêm bắt đầu buông xuống. Phần vì đói, phần vì kiệt sức vì quá nhiều vết thương trên người, nên chúng tôi gần như đã thiếp đi trong mơ màng. Và rồi lại phải tỉnh giấc mê bởi những tiếng động âm ầm ầm… Chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra thì chúng tôi đã bị đạp đổ xuống một cách không thương tiếc, đứa nọ nằm đè lên đứa kia không theo trật tự nào. Chẳng đứa nào nói được dù cho là nửa lời với đứa kia, vì tất cả đã như không còn chút sức lực nào nữa. Thôi đành phó thác số phận cho trời vậy thôi, tôi chỉ kịp nghĩ vậy rồi thiếp đi lúc nào không hay.

Và bỗng nhiên có ai đó hét to lên: nóng quá, đau quá, …, tôi lại tỉnh ra lần nữa, nhìn dáo dác xung quanh xem chuyện gi xảy ra. Thì ra loài người họ đã kéo chúng tôi mỗi đứa lên một cái bàn to, mặt bàn phẳng lì và lạnh ngắt sống lưng. Tôi chợp nghĩ điều tồi tệ nữa sắp xảy ra với mình đây chăng? Quả thật không sai, chưa kịp để tôi nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra thì âm thanh ầm ầm vang lên, cái bàn của tôi tiến về phía trước, còn cái vòng tròn xoay có cái lưỡi xoay tròn chạy hướng về phía thân người tôi. Tôi cắn răng tự nhủ rằng sẽ ráng chịu sự giày vò cơ thể này, nhưng rồi không thể chịu thêm được nữa rồi, thịt tôi văng ra từng miếng nhỏ bay ào ào vèo vèo tới đâu thì thân mình tôi rời ra thành từng miếng đến đó. Tôi lịm dần dần đi trong vô vọng.

Không biết thời gian qua đi bao lâu? Mấy lần mặt trời mọc rồi lặn? Tôi khẽ hé mắt như cơn hồi tỉnh, và nghe được lõm bõm tiếng của loài người đang nói chuyện, tôi cố dồn hết sức lực căng tai lên lắng nghe họ nói gì (lúc này tôi đã hiểu được đôi chút tiếng nói của loài người, và đã thầm cảm ơn ba mẹ đã truyền cho mình cái gien năng khiếu học ngoại ngữ), và tôi nghe được họ nói: công việc của họ đã xong. Chưa kịp mừng thầm thì chợt nghe nhóm người kia bàn tán bào đem chúng tôi phơi ra ngoài nắng để mấy ngày nữa sẽ được làm nhẵn da bóng thịt. Ôi nghe đến đây tôi mừng như hết lớn, vì nghĩ rằng thôi thì rang chịu dãi nắng dầm sương vài hôm sẽ được cho a ngon mặc đẹp đây (vì như thế mới nhẵn da, bóng thịt được). Trong cái mệt không thể nào mệt hơn nữa, cơn buồn ngủ kéo đến dính chặt lấy mí mắt của tôi, và thế là tôi đi vào giấc ngủ ngon lành.

Không biết mình đã ngũ được mấy ngày hay bao lâu nữa, tôi lại chợt tỉnh vì lại nghe có tiếng xì xào của con người. Tôi giả bộ nằm im và dỏng tai lên để nghe họ nói gì. Và tơi nghe được hôm nay họ làm nhẵn da bóng thịt chúng tôi. Ôi không còn gì mừng hơn nữa, tôi khẽ đưa mắt nhìn bạn bè cùng cảnh như tôi nằm xung quanh như muốn nói cho chúng nó biết sắp được ăn no mặc đẹp, nhưng chẳng thấy đứa nào tỉnh ra cả, nên tôi cứ vậy nằm yên với cái mừng vui trong lòng.

Ôi thôi, quả là đời không như là mơ, mà đời thì chẳng biết thế nào là ngờ. Đồ ăn ngon đâu chẳng thấy, áo đẹp cũng chẳng nhìn ra, chỉ thấy loài người lấy trong các cái túi vải ra cơ man nào là những cây sắt với cái đầu đủ loại hình thù: cái thì nhọn hoắc, cái thì cong cong, cái thì nhỏ xíu, cái thì bự chảng (sau này tôi biết đó là cái dùi đục); rồi thì cơ man nào những cái gì vừa vừa, to to, ngắn ngắn, dài dài, có tay cầm hai bên, giữa là lưỡi dao sáng lóe (sau này tôi biết họ gọi là cái bào), và còn nhiều thứ hầm bà lằng đủ kiểu. Tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu đễ nghĩ đến gì nữa thì một người trong số bọn họ lại chọn miếng thịt đẹp nhất của thân tôi (đúng là rõ khổ, sao chọ cứ phải chọn tôi trước nhỉ? À, tôi quên là tôi đã nói tôi cao, to và đẹp trai nhất trong đám bạn tôi mà), họ đặt ngay ngắn trên bàn. Và cái người ấy lấy trên mép tai của họ cái cây gì có ruột đen đen (sau này tôi biết là cây bút chì) vẽ từng nét, từng vạch rát kỹ lưỡng và với cách thẫn trọng. Và giờ đây tôi lại cảm thấy có chút tự hào vì cái vẻ đẹp và phong độ của mình nên có lễ họ sẽ đo may cho mình cái áo mới đẹp lắm đây.

Ngờ, ngờ, và cũng nào ngờ, tôi nghĩ vậy nhưng họ có làm vậy đâu. Họ lấy cái bào đặt lên thân tôi, và chỉ một cái đầy tay nhẹ nhàng của họ ,một lớp thịt của tôi bong lên ngọt lịm làm sao ấy, cứ vậy họ đầy tới đây lui chẳng biết bao nhiều lần nhiêu lượt làm tôi cũng chưa kịp cảm giác cái đau này thì cái đau khác lại đến ngay tức thời. Không còn chịu được nữa, tôi lại thiếp đi. Trong cơn mê thiếp đó tôi còn cảm nhận được những cái đục khoét vào người còn đau gấp bao nhiêu lần, nhưng tôi không thể thốt lên dù chỉ là một tiếng rên vì quá ĐAU ĐỚN.

Lại lần nữa tôi tỉnh lại vì đâu đó văng vẳng bên tai tiếng nói của loài người. Tôi khẽ hé mắt ra nhìn, thì ra họ đang đứng quanh tôi, những con người khác. Tôi đảo mắt nhìn quanh và thốt lên từ trong long: Ôi, gì thế này: cơ thể tôi sao lại rời ra từng miếng, từng khúc như thế này? Bao nhiêu câu hỏi ùa vào trong đầu tôi, liệu họ sẽ làm gì nữa đây??? Và rồi câu trả lời từ chính những người này: họ sẽ đóng ráp tôi lại để thành một cái bàn cho học sinh ngồi học. Các bạn có biết tâm trạng của tôi xen lần với sự đau đớn tột cùng là gì không??? Tôi chẳng còn nghĩ đến cái đau gì nữa cả, chỉ nghĩ rằng: sự hy sinh của mình thật là to lớn biết bao, rồi đây hàng ngày hàng giờ mình sẽ có những người bạn thật sự, những người bạn là con người, những người bạn là những cô cậu học sinh còn tinh khôi đến lớp để học bao nhiêu là lời hay lẽ phải của các Thầy Cô giáo đáng kính, đáng yêu. Chỉ nghĩ đến như thế thôi là tôi đã có một sức lức phi thường tiềm ẩn bên trong để gắng chịu bao nhiêu đau đớn nữa cũng can tâm.

Lần này tôi không phải thốt lên chữ: NÀO NGỜ gì nữa. Tấm thân của tôi đã được những con người làm ra một cái bàn cho học sinh ngồi học, một cái bàn mới tinh còn thơm phức mùi da thịt của tôi.

Vốn “ngoại ngữ” tiếng nói và chữ viết loài người của tôi tiến bộ trông thấy. Tôi đã nghe hiểu hết tất cả con người nói gì, nghe hiểu hết những lời hay ý đẹp của các Thầy Cô giáo, những lời nhắc nhủ cố gắng học tập của các cô cậu học trò đáng yêu. Chỉ có điều tôi không thể viết và không thể nói nên lời được (vì tôi đã bị chặt, bị cưa, bị bào, bị đục, bĩ đóng đinh… để làm nên được như thế này)

Thời gian cứ thế trôi qua, tôi cứ ngỡ rằng mình cứ âm thầm chịu đựng như vậy để các cô cậu học sinh lớn lên thành người tốt là cũng an ủi cho sự hy sinh to lớn của tôi và không chút than phiền.

Nhưng rồi chữ NGỜ lại đến thăm tôi lần nữa. Các cô cậu học sinh ngày trước đã lớn, họ đã dấn thân vào cuộc đời bôn ba khắp nẻo, chẳng về thăm hay ngó ngàng gì tôi đã đành, trong khi lứa các cô cậu học sinh sau này khác xa với ngày xưa. Các cô cậu học sinh giờ ai cũng to béo nặng trình, nặng trịch, tôi thì ngày càng già đi, sống lưng đã đau nhừ, răng thì lung lay, xương thì đã xốp, thế mà các cô các cậu học sinh ấy có để cho tôi yên ngày nào đâu, đã không chịu ngồi yên để lãnh giáo những điều hay ý đẹp của các Thầy Cô, mà lại còn ngồi nhún nhảy trên lưng tôi, lấy ngòi bút khắc trên mặt tôi, giờ ra chơi thì giẫm đạp ầm ầm trên người tôi,…, thôi thì đủ trò đủ kiểu. Nhưng tôi nào có kêu thán gì được tiếng nào đâu, cứ âm thầm cắn rang mà chịu đựng.

Để rồi, chuyện gì đến tất yếu phải đến. Vào một ngày đang giữa tiết học, có hai cậu học sinh đứng lên đánh nhau trong lớp. cả hai cậu cùng nhảy lên trên lưng tôi mà đấm đá túi bụi, tôi đau đớn quá nhưng lại chẳng kêu lên được tiếng nào (vì có nói được đâu), và thế là một tiếng RẦM vang lên, lưng tôi gãy ngã sụp xuống.

Không còn làm gì được hơn nữa, họ đem tôi quẳng vào cái góc xó xỉnh này đã bao nhiêu năm qua, giờ tôi xác thì vẫn còn nhưng chỉ như thân tàn ma dại, còn hồn thì chỉ làm bạn với bụi bặm, với mạng nhện và thời gian. Và chỉ còn mong lúc nào đó càng nhanh càng tốt họ đem tôi thiêu ra tro bụi cho đỡ tủi cái thân. Hu hu hu…. Tiếng khóc kéo dài vẳng mãi không dứt.

Tôi (là chính TÔI- không phải là cái bàn kia) bỗng giật mình và ngẫm lại: may quá mình chưa từng phụ bạc cái bàn mà mình đã ngồi học từ khi ngày đầu tiên đến trường, đến lớp.

 

(Hà Văn Tỵ- MD

Một ngày sắp bước qua năm mới 2019 – đêm giao thừa 31/ 12/ 2018)

 

 

1 thought on “Lời Tâm Sự Của Chiếc Bàn Học Sinh Bị Gãy

  1. TT.Hiếu Thảo

    TRuyện có một y tưởg hay! Văn chuyển tải được cái hồn sâu. Lập luận luôn bất ngờ. Coi khá….

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.