Tác giả: Phan Siêu
Năm Bớt sinh ra và lớn lên trong vùng quê hương đang ngập tràn khói lửa!
Cảnh sống miền Bình Phú dân chúng rất khổ sở. Cơm độn cả sắn khoai đắp đổi!
Mẹ mất sớm năm lên ba tuổi, thiếu sữa mẹ, tình thương mẫu tử. Nên áo quần thiếu hẳn;
chẳng đủ thay! Rận cắn khi mặc áo vào , được dịp dọn cỗ cho cả giòng họ rận tha hồ hút máu, ngứa lắm, bà ngoại, nội cũng bắt và giặt giũ luôn! Nhưng thời đó xà bong cũng khan hiếm. Mặc áo theo thời buổi chiến tranh. Chiến tranh! Không ngoài mấy thứ vải tám đen do bà Mới mang đến bán mỗi năm vài lần thôi…
Máy bay Pháp quần thảo thỉnh thoảng thả bom xuống làng 1952! 1953! Từ khi…
Việt Minh rút vào nông thôn theo tiêu thổ kháng chiến chống Pháp!
Gạo thiếu ăn, qua cơm cháo rau, thay vào bữa, chán cảnh độn khoai hoài, mì đắng nghét
cũng ráng nhai nuốt.
Dân đói, phần nuôi lính Cụ Hồ, mỗi nhà năm ba chú lính! Yên phận phải tuân hành nuôi quân!
Thỉnh thoảng nửa đêm có toán lính bị thương khiêng qua làng, nhờ các anh chị dân quân tiếp sức khiêng. Chẳng biết di tản đến nơi nào? Chỉ tiếp chừng chặng đường thôi. Toán khác kế tiếp…
Những đêm tối trời nghe chó sủa ! Khiếp bọn nó lùng vào xóm !
– Chắc là chúng nó rồi! Cha hắn nói nhỏ đủ trong nhà nghe.
– Liệu có qua xóm Bắc không? Cô Tám nói.
– Chờ xem, lánh mặt đi! Cha nó nói.
Quả nhiên có tiếng chó sủa dập dồn, tiếng gõ cửa rồi im phắt! Chúng nó theo dõi đấy.
Những đối tượng cần quản lý, thành phần trí thức … theo lối khoanh vùng! Tổ 3x 3 người, tam tam chế, gia đình để cảnh giác lẫn nhau, chúng dễ bề khai thác! Ăn gì làm gì đi đâu chúng nó biết tất cả. Du kích, thôn, xã. Tổ nọ tổ kia … con kiến bò qua con ruồi bay lại không khỏi những cặp mắt rình mò!
Gia đình Năm còn có Bà Nội, cha, cô Tám có con là Ba Chiêu. Cũng sống vất vả lắm!
Mới 6, 7 tuổi đã phải đi giữ sắn, cha hắn đã cất cái chòi tre cao 5 mét. Nhìn ra xung quanh đám sắn mì rõ ràng. Trên Hóc núi, tối nào cũng nghe heo ủi phá, hoặc tiếng cọp gầm béo. Tiếng beo gấm gầm gừ …rùng rợn.
Rõ là điếc đâu sợ gì súng! Mãi đến bảy, tám giờ tối cha y mới lên, đem cơm cho y luôn ngủ ở chòi qua đêm canh giữ kẻ nhổ trộm sắn; hoặc đuổi heo rừng khỏi phá ủi… Những cơn mưa giông, mưa tháng 8, mưa lụt tháng mười.
“ Ông tha, bà không tha.
“ Trời cho cây lụt 23 tháng mười!” ( Đồng Dao ).
Mùa nước lụt câu cá ngựa cũng vui. Vùng đồng bằng miền Trung nhất là nơi sinh ra Năm Bớt, mùa Hạ thì khô khan nước, mùa Đông mưa tràn nước lũ.
Mưa lụt đầu, cá rô bắt đầu tua theo con nước chảy tràn lên như những chiến sĩ xông pha vào trận chiến! Nhân đó dân cũng sống qua mùa.
Mưa tiếp theo những con cá luối lên cắn cỏ đẻ trứng , theo từng đàn trông rất ngoạn mục! Mùa cá luối, xong tới đơm cá chạch bông! Nước tràn vô ngõ, dân làng chèo sõng đi câu cá ngựa…. quê hương Năm Bớt có nhiều cá và lắm nghề bắt cá theo nhiều cách! Khi nước rút là đơm tôm. Cắm câu theo bờ ruộng nước bắt cá lóc cá trê…
Tát nước ra thì bắt cá cạn trong ruộng, hoặc nôm hoặc nhuổi…Dùng cái nhuổi mà ũi dưới ruộng nước bắt tôm cá. Ai đã từng sống bên đầm ,bàu lát, ruộng đồng đều có dịp chứng kiến rõ ràng nơi hương đồng gió nội! Nơi sơn thôn thì hóng mát với gió núi mây ngàn! Quê hương y cũng gần núi rừng đượm màu hương trầm tháng Hạ…
Bao nhiêu đó không phai mờ trong tâm khảm của Năm Bớt! Quằn nặng trong tâm hồn những ai đã từng sống và gắn bó với quê hương khi thái bình cũng như thời chinh chiến! Nhưng giờ đây biết có còn thấy cảnh tát nước ruộng , bắt cá, tôm bằng nhủi như xưa nữa không? Đồng ruộng còn cảnh cặp bò kéo cày, con trâu dẫn lối, thôn nữ , thanh niên đứng tát nước gàu dai, nghe tiếng hò nam nữ hát đồng vọng lại những ngày tháng êm đềm trôi qua! Thay thế bằng những tiếng máy cày xới đất…được mua, nhập hàng từ hải ngoại đến sơn thôn!
Phan Nam