Tiếng Còi Năm Xưa( 2)

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

(Phần hai. Phần kết)

(Tiếp)… Anh đến nhiều lần, được bác sĩ Nhuận mời, và được Linh mến mộ rồi đi chơi chung với Linh cho có bạn. Cô thèm ánh nắng gió cát bên ngoài. Những lần học hành mỏi mệt, Linh đã thường đưa Năng đi chơi, trò chuyện. Lần đó như thân lắm. Ngồi trong một công viên Linh nghe. Năng kể chuyện đời tư về anh:

– Anh mồ côi cha mẹ, anh ở rất nhiều nơi. Cuối cùng anh về ở với ba má Hải Hiền anh đã cố gắng học, dốc lực học.

Linh nghe như được từ bao giờ, cảm động cầm tay anh và nói:

– Tội nghiệp anh quá em không ngờ.

– Chính anh còn không ngờ anh, được ngồi bên em như hôm nay.

– Mỗi người đều có phần số. Em yêu anh, yêu luôn cuộc đời anh. Chúng ta cưới nhau nhé.

– Anh rất vui khi lòng em hồn nhiên mà thành thật.

Linh chớp mắt nhanh nhìn anh. Năng nói hơi thở thêm dồn, nhưng anh ráng bình tĩnh bảo:

– Được làm chồng em còn gì bằng. Anh cứ ngỡ như mình nằm mơ.

–  Đây là lần thứ ba em đi chơi với anh. Thiệt đó chớ mơ gì. Duyên nợ ông tơ bà nguyệt xe rồi phải chịu thôi. Đúng không anh?

– Anh cảm động trước tấm chân tình em lắm. Anh nguyện sẽ được người chồng tốt bên em.

– Và em cũng phải là người vợ tốt bên anh nữa chứ. Ngay ánh mắt đầu tiên em, em đã thích anh rồi.

– Chứ không phải chê anh cù lần xấu trai sao?

– Làm sao mà anh cù lần và xấu trai kia chứ. Điển trai loại nhất đó.

– Thiệt không?

– Còn hỏi đố nữa.

– Vậy mà anh còn sợ chưa xứng với công chúa này chứ.

– Hoàng tử đẹp hơn công chúa kìa.

– Tại công chúa yêu nên thấy đẹp thôi chứ. Thiệt hoàng tử quê mùa một cục đó chứ.

Đã bác sĩ nhưng Năng nói chuyện rất khôi hài huyên thiêng, và tùy lúc anh cao hứng nữa. Làm Linh thêm yêu thích lắm! Linh trả lời:

– Hổng dám đâu..

Nàng nói và đưa tay vuốt chiếc mũi chàng. Cô nhìn thật sâu vào mắt đen nhánh mơ huyền của Năng. Năng nhìn vào Linh thương quá, anh lấy tay cô xuống và hôn cả hai bàn tay, và cổ tay. Linh thật sung sướng hơn nữa.

Sau đó cả hai lại thấy lòng vui, cười rúc ra rúc rich như trẻ thơ. Họ băng qua những con đường đi bách bộ đẹp nhất của Sài Gòn.

Chương Bảy

Thế là sau đó không bao lâu được biết Linh. Năng về nói với ba má Hải và Hiền đã vui tiến hành đám cưới cho Năng và Linh Tại một nhà thờ rồi lớn ở Sài Gòn. (Trước khi đưa Năng về nhà mình thăm chơi là bác  sĩ Nhuận đã có ý định để giới thiệu tạo cơ duyên cho Năng và Linh rồi! ) Ba Linh đã cho hai đứa căn nhà riêng. Ông mua liền. Tiền của Bác Sĩ Nhuận thì tiêu đâu cho hết. Ông chỉ trích làm từ thiện mà thôi!

Vậy mà một đêm rất lạ sau khi lấy vợ. Năng nằm mơ thấy ba nuôi anh đau nặng thập tử nhất sanh. Huy nói:

– Tôi không ở đời lâu với bà nữa. Tôi buồn phiền đã làm cho thằng Năng chết trong rừng. Có thể cọp beo tha rồi… Vậy bà ở lại tự chăm sóc mà lấy bản thân. Tôi cũng đi gặp nó ở linh hồn thế giới bên kia.

– Không sao đâu! Ông cứ uống thuốc và tâm bình lại. Tôi không muốn ông ra đi bỏ tôi.

– Thì tôi vẫn uống đây chứ. Chỉ sợ bác sĩ chê vì không tìm ra bịnh tôi.

– Bác sĩ nói ông buồn phiền thôi, không có bịnh chi ngặt nghèo cả. Hãy buông xuôi bỏ hết lụy phiền. Biết đâu nó sống sót đâu có ngày về gặp lại.

– Bà nói như mơ không bằng, nhưng sao tôi buồn quá? Vì tôi không nghe lời bà mà đánh nó đau rồi. Còn dẫn bỏ vô rừng.

Huy nói và rồi bỗng dưng khóc tự nhiên, có nước mắt nghèn nghẹn. Bà Huê thấy vậy nắm chặt tay ông và bảo:

– Vui lên ông. Con ở đâu đó nếu trời thương nó sẽ tìm về. Tôi nghĩ nó không phải là đứa không có nghĩa. Mấy lần ông đánh đau, nó cứ tôi nhìn tôi và không tỏ ra mất dạy. Nó là đứa trẻ tốt đó.

– Mong một ngày trời thương còn sống sót ở đâu nó về dù giàu nghèo, hay sang hèn. Ba Huy nói.

Tỉnh giấc mơ, Năng bàng hoàng và thấy thương ba mẹ Huy nghèo khổ dưới quê lạ lùng. Năng vô cùng xúc động.

Sau giấc mơ anh đem ra nói với vợ Thùy Linh cô đang ngồi học. Anh kể về câu chuyện giấc mơ này.

Một hôm đó Năng nói thêm:

– Em ơi, anh bây giờ đã có một sự nghiệp công danh. Có em, vợ hiền xinh đẹp. Có ba Hải, có má Hiền vun đắp yêu thương. Có gia đình bên vợ quý mến. Nhưng …

– Nhưng gì anh?

Năng vì xúc động và nói thêm:

– Nhưng anh không bao giờ quên được chốn quê anh đã từng sống. Ngày đêm tát cá, đẩy nhủi, chăn trâu, chăn bò. Vậy anh muốn em cùng anh về một chuyến nơi đó nhé. Vì anh đã mơ thấy kể với em đó. Được không em Linh?

–  Sao lại không? Được lắm, tốt lắm chứ! Chúng ta nên đi. Em có ý muốn nói với anh điều đó, mà chưa kịp nói.

– Cám ơn em đã nghĩ. Năng hôn vợ.

Tuy lớn và có gia đình nhưng Năng làm gì cũng không quên hỏi ý kiến ba mẹ Hải, Hiền. Giờ tánh tình Năng kỹ lưỡng, lại sâu sắc vô cùng nên má Hiền, ba Hải quý thương. Lúc đưa Linh về ba má Hải Hiền chơi một ngày, nhân anh thưa:

– Ba má con dẫn vợ con về đây. Con có chuyện muốn nói thưa.

– Chuyện gì con? Hiền hỏi dò xét.

– Công ơn ba má nuôi con từ đó đến giờ, ăn học thành tài và cũng đã có vợ. Công ơn ba má sánh tựa trời cao bể rộng con biết, nhưng con muốn về chốn xưa, thăm lại ba Huy má Huê ở quê, lúc ngặt nghèo thời ấy.Vậy ba má nghĩ thế nào?

– Hay lắm! Tuyệt chiêu đó chứ. Nên đi lắm, ba má có ý nghĩ đó, chưa kịp thảo luận đó chứ. Ba Hải trầm trồ khen và chắt lưỡi đôi ba lần, có vẻ mê thích lắm.

– Má cũng định nhắc Năng, nhưng để Năng có một ngày tự nghĩ ra. Hôm nay thật đúng thời điểm lắm. Dẫn vợ về làng, đưa cô Thắm về làng tốt đó nha.

Hiền lại giỡn trong tựa một bài hát. ”Cô Thắm về làng”. Má Hiền lúc vui thì hay nói chuyện kèm điển tích. Linh nghe má Hiền bông đùa thì cười, vì nàng biết bài hát đó.

Ba Hải nói tiếp:

– Nếu đi. Con chọn đi cách nào?

– Chắc con đưa vợ con đi máy bay thôi. Ra đến Quy Nhơn sẽ đi taxi về làng.

– Cũng rất tốt đó. Khi về thì sẽ đưa Linh đi tàu để nhớ lại thuở hàn vi của con.

– Ô ý kiến ba hay quá, con chưa nghĩ tới. Ba có sự phát minh.

–  Ha ha. Phải nghĩ chứ con. Hải nói thế.

– Ba con lúc nào cũng là number one mà. Hiền chọc chồng.

– Phải vậy chứ.

– Em thích đi tàu đó. Linh chen vào.

– Hãy đợi chuyến về.

– Vậy là chiều nay bốc vé. Mai tụi con đi đó.

–  Xốp dẻo đi! Mong chuyến đi vui vẻ gặp may mắn. Ba Hải chúc mừng.

– Cám ơn ba mẹ có sự chúc mừng đến con. Năng bảo.

Má Hiền nói thêm:

– Good luck.

–  Vậy đề nghị, hôm nay đi ăn nhà hàng với hai con đi em. Hải đề nghị.

– Đồng ý ngay. Có nói gì đâu?               Hiền đáp.

– Con hoan hô ba một sáng kiến nữa. Vậy cả nhà đi nha.

Ba Hải má Hiền lo chỉnh chu chút chút khi ra đường. Năng và Linh ngồi đợi. Sau đó Năng đã đưa vợ Linh và ba má Hải Hiền vào một nhà hàng anh đã chọn. Họ chung vui và thưởng thức những món ăn trong sum vầy mà ít khi, mỗi khi có dịp.

Chương Tám

Sau đó thì Năng đã cùng Linh chuẩn bị đồ đạc và đi ra phi trường. Nói là chuẩn bị thế, nhưng họ có gì chuẩn bị. Con cái không có, nhà cửa để đó chứ đem đi đâu mà chuẩn bị? Chuẩn bị tư tưởng thôi.

Và họ đã ra phi trường đúng giờ. Linh đi bên Năng. Chiếc máy bay họ chọn mang số  SàiGòn- Quy Nhơn số SN1578. Ngồi trên máy bay Linh suy nghĩ mông lung. Lần đầu tiên cô đi máy bay về vùng quê với bao cảm xúc khó tả. Nàng là gia đình của gái gốc Hậu Giang. Ông bà nội là người Hậu Giang nhưng ba nàng sinh ra và trương thành trên đất Sài Gòn. Tuy nhiên sông nước Hậu Giang đối với nàng không lạ. Nhưng về làng quê của người chồng nàng đất  Phù Mỹ Bình Định, chàng mồ côi từ thuở nhỏ. Đối với Năng là khó quên, và đối với nàng cũng lạ, niềm khao khát vô biên, muốn biết! Cứ vậy mà nàng tựa vai chồng trong hồi họp, đi đứng.  Rồi xét khám, rồi lên boong rồi ngồi vào ghế v.v… Nàng cứ muốn tựa vào chàng trong bao cảm xúc mơ hồ nghĩ đến quê hương chàng, nhiều hơn là đứng không riêng lẻ một mình. Nàng dâu này cũng không biết tại sao?

Tích tắc máy bay cất cánh và đã bay. Tựa như chưa hết giấc ngủ trưa ngắn là đã đến Quy Nhơn vì chỉ có hơn nửa tiếng. Chính xác là 45 phút chiếc máy bay từ từ hạ cánh vùng đất thấp như gần dần tiến vào quỹ đạo, đường hạ máy bay hiện ra rồi máy bay đáp dứt hẳn. Cả hành khách thứ tự đi xuống, Năng và Linh cũng đi xuống như họ.

Năng đưa nàng xuống rời máy bay như bao hành khách, ra lối Exit rẽ tìm taxi về khách sạn gần nhất tìm phòng nghỉ chút. Chàng hỏi nàng:

– Em mệt không?

– Không, em không mệt nhưng em hồi hộp?

– Anh muốn em nghỉ một đêm khách sạn- Hotel ở đây cho khỏe, mai mình hãy đi.

– Em muốn tắm rửa xong đi ngay.

– Nôn vậy sao?

– Vâng em nôn, nhưng tùy anh.

– Anh cũng nôn chỉ sợ em mệt.

– Đâu mệt gì Sài Gòn bay ra đây có hơn nửa tiếng, em thấy khỏe mà.

– Vậy thì chuẩn bị anh kêu taxi đi nha.

Năng lấy phone gọi taxi. Một lúc sau taxi đến đã chuẩn bị xong.

Năng và Linh rời khách sạn và trả lại chìa khóa phòng, cùng với chi phí thanh toán trong ngày và chào tạm biệt. Phòng tiếp khách cũng quấn quít chào hai vị khách hết sức “xịn”. Nghỉ nửa tiếng vẫn trả tiền theo một đêm không hề nói chi, mà còn rất vui vẻ ra phết!

Linh vừa tắm xong cảm giác thêm mát rượi, cô ôm nhẹ chồng ra khỏi khách sạn. Trời chiều như chưa ngã bóng. Thành phố không sầm uất lắm nghiêng về vẻ thanh lịch dịu dàng và im lặng mơ mộng nhiều hơn. Đâu đó trong thành phố này, nàng vẫn nhìn thấy vài con bướm lượn bay vòng thật dễ thương!

Trong khách sạn đã có taxi sẵn, Thế là sau hồi nói chuyện của Năng và chủ tài taxi, chiếc taxi đó đã đi đến đưa hai người ra xa vùng thành thị của Quy Nhơn đi về miền quê tĩnh lặng hơn. taxi có máy chỉ đường nhưng Năng luôn theo dõi và hướng mắt về phía trước taxi đến. Còn Linh mãi nhìn những cảnh tượng lướt qua. Con suối, dòng sông, làng chợ, đền miếu v.v… Vùng làng của Mỹ Trinh cứ tiến dần, gần lần. Con số giờ ngắn lại. Chờ đến cỗng trường học năm xưa bây giờ thay đổi, nhưng Năng kịp nhận ra và nói:

– Được theo ý tôi, anh cho dừng lại đi đến đậu vào trường học năm xưa của tôi. Chúng ta đi bách bộ cho thú một tý.

Chủ tài xế xe đã cho xe dừng hẳn lại. Anh ta là một cậu tài xế trạc tuổi hai lăm hai bảy, nhưng trông chững chạc lắm như ngoài tuổi ba mươi. Và nói năng cũng vừa đủ, có thể được gọi là ít ỏi thì đúng hơn. Năng, Linh đều xuống xe, cả chủ taxi cùng đi theo. Thường taxi là với thủ tục thế, khách đâu, tài xế đó với những chuyến đi xa. Ngoại trừ có ý riêng thì khách cho biết.

Năng đưa Linh về lại làng xưa của mình. Linh vô cùng bỡ ngỡ đi qua bao hai cái miếu đình một đồng ruộng, một con đê. Bóng chiều đã xuống thấp. Năng thấy thương cho quê hương quá, một tình quê hương trổi dậy, trong lòng anh, nó ôm lấy ngập cả trái tim chàng! Về Linh cũng thấy yêu quê chàng lạ lùng, bùi ngùi trong nhiều cung bậc của cảm xúc. Trong từng cơn gió, từng ngọn cỏ, đọt dừa, ngọn tre.  Như thầm thì chia sẻ những hân hoan mới lạ, và đang nói với nàng như một nàng dâu từ đâu đến. Nàng cảm giác như đi từ hiện thực sang lãng mạn.

Đến một ngôi nhà Năng dừng lại bảo:

– Nhà này anh. Tôi nhớ rồi em hãy theo anh. Em Linh.

– Phải không anh?

Trong nhà Huy và Huê thấy hai người lạ hoắc và sang. Thì hai vợ chồng nhìn ra như nín thở, theo dõi hồi hộp. Năng và Linh tiến dần vào nhà. Năng sốt sắng chào:

– Chào ba má có nhận ra con là ai không?

– Chẳng lẽ là thằng Năng đây sao bà ơi! Huy nói.

– Dạ con là Năng đây. Hơn mười lăm năm xa cách bây giờ con về. Không biết ba má có nhận được con không chứ?

– Làm sao không nhận được. Trời ơi có thật con về không?  Hay là mơ vậy Năng?

– Thật đây không mơ đâu. Đây là vợ con, và đây là chủ xe taxi. Con về bằng da bằng thịt mà?

– Nhìn con chắc lẽ nên người lắm, ba mừng. Vì ba cứ nghĩ con chết lỗi của ba. Ôi trời đất còn thương quá… Ông Huy nói và chắp tay chụm xá đất trời.

– Không sao ba. Con vẫn sống và ăn học giờ có vợ, mới về lại đây nè. Thời gian trôi nhanh vùn vụt.

Quay sang Năng hỏi:

– Má thì OK. Chỉ có ba sao ba ốm, và nông nỗi thế này?

– Ba hối hận nên không vui, không ăn uống được chi, thất thường lắm.

– Tội cho ba quá.

– Nếu con không về. Ba nghĩ buồn và chết không bao lâu nữa bỏ má con đó. Trời ơi trời còn thương. Ông đã nói hai lần tiếng trời còn thương trong một khoảnh khắc đầy vẻ xúc động..

Và ông dành nói tiếp:

– Nhìn con chắc là bác sĩ hay kỷ sư.

– Dạ con đã là bác sĩ, vợ con còn đang đi học bác sĩ.

– Sướng hã.

– Con được một gia đình nuôi, con cố ăn học không ham chơi như lúc nhỏ ba má à. Cũng lạ…

Năng nói đến đây và cười hồn nhiên.

– Ba nhớ ba đánh con mấy trận cũng vì thương con thôi.

– Con biết và con cũng ráng mà học. Có thể.

– Vậy là nên xóa bỏ bàn thờ đi bà. Con nên lên chùa gần đây để tạ ơn. Ba má lên đó cầu hoài cho con đó. À và cha mẹ nuôi con ở quê đâu vậy? Huy hỏi.

– Quê gốc ở Quảng Nam nhưng họ đã vô Sài gòn lâu rồi. Năng đáp.

Huy và Huê đưa Năng ra góc nhà. Năng thấy bàn thờ và nấm mồ đắp để cứu linh hồn siêu thoát cho Năng. Năng cảm động vô cùng và không nói gì nhiều được. Anh chỉ biết nói:

– Con biết ơn ba má nhiều, nhiều lắm.

– Mèn ơi! như tiểu thuyết. Huê bảo.

Năng chu đáo:

– Nếu ba má có ý, giờ con muốn đi lễ chùa.

Sau đó họ đi lễ chùa hết bằng taxi qua một cái đồi nhỏ. Quang cảnh hoàng hôn như sắp về. Chùa nằm dưới rặng chân núi, trông đẹp và thanh lịch quá.  Khi lên chùa Năng gặp lại sư thầy năm xưa, anh nghèn nghẹn cám ơn và như không dám tin vào thực tế:

– Dạ con là Năng năm xưa thầy cứu con. Trời ơi! Năng ngạc nhiên đến hoảng hốt.

– Vậy sao? Thì ra Năng là con của ông bà Huy Huê? Vị thầy hỏi thế.

– Vâng Năng đó. Má Huê trả lời.

– Thật là nhiều duyên gộp thành. Năm xưa chưa có chùa này. Lúc đó tôi đi tọa thiền trong rừng và gặp câu này. Thì ra chuyện như huyền bí quá. Thế nào rồi cũng vui vẻ hết rồi. Vị tăng sư nói vẻ trong ung dung đĩnh đạt.

– Đây là vợ con ở Sài Gòn ra. Năng bảo.

– Hãy vào lễ Phật hết đi. Ba Huy khuyên.

Họ đi vào chùa lễ Phật

Sau lễ Phật xong. Năng nói:

– Con nghĩ là con sẽ đầu tư cho chùa cất lớn hơn, và đúc thêm tượng hơn, con hứa. Để cho bá tánh đến cầu nguyện cho cuộc sống tâm linh, và tất cả vạn vật, thư thái an bình.

– Bác sĩ mà nói chuyện Phật pháp hay quá.

– Vì con ơn thầy, nên khi rảnh tùy duyên con hay học, đọc Phật pháp và thấy rất mầu nhiệm, lại chân lý. Khoa học vẫn không lý giải hết được thuộc về tâm linh. Thầy ạ.

– Con siêu nhân và vĩ đại.

– Bình thường thôi vẫn nghĩ ra mà thầy.

– Thấy vậy không bình thường đâu. Phải có kiến thức và quá trình nổ lực học mới có tri thức thấy được.

– Con mong thầy lập một chùa ở Mỹ Chánh, vì ba mẹ ruột con từ đó. Con muốn nghĩ lại tất cả những đấng sinh thành.

– Mỹ Chánh cũng đã có chùa, nhưng còn sơ sài lắm!

– Vậy sao con sẽ nổ lực đóng góp. Con hứa.

– Khó kiếm một người như con lắm, chí hiếu chí tình. Mong có được người vợ hiền chia sớt.

– Dạ con muốn chia sớt cùng anh ấy. Linh đứng hồi nãy giờ nghe. Giờ nàng muốn cất giọng chia sẻ.

– Cô ấy lấy con không phải vì sự nghiệp con. Mà là cuộc đời con đó. Năng bảo thế.

– Mừng cho con quá. Đầy đức hạnh. Thầy- Tăng Tuệ Thanh sờ vai Năng và gởi qua một lời tắm tắt khen.

Sau đó họ chia tay, thì giờ trôi qua cũng trên nửa tiếng. Rời chùa lòng hai bên còn bịn rịn. Nhưng cuộc gặp gỡ nào lại không tạm chia tay, hay vĩnh viễn chia tay. Người thì đôi khi thay đổi, nhưng cảnh trí thì ít nhạt nhòa.  Xưa nay vẫn thế!

Để cho Năng trao đổi và nói chuyện với Tăng-Thầy Tuệ Thanh chứ Huy Huê chỉ nghe đâu cần nói? Với lại với Tăng Tuệ Thanh, mỗi tháng họ đều gặp một lần. Họ đến đây cúng bái, lễ chùa thường mà! Họ chỉ dành cho Năng và Tăng Tuệ Thanh giao lưu tạo ra duyên phận…

Sau đó, cả đoàn đã chia tay chùa, chia tay Tăng, Thầy Tuệ Thanh. Trong lòng Năng lưu luyến thành kính và biết ơn. Tăng Tuệ Thanh vẫn có những bồn chồn bùi ngùi không kém. Dù lòng thầy tu, luôn tự tại và rất tĩnh. Và rồi Năng lại chợt nghĩ lại thầy tăng Tuệ Thanh ngày ấy và bây giờ. Thời gian qua nhiều biến đổi. Hình thể thầy cũng thay đổi nhiều. Tiếng nói thầy bây giờ đượm buồn và chậm rãi yêu thương, không còn nhanh nhảu vang vọng ngọt ngào như xưa, lúc thầy còn tuổi trẻ trung sung mãn gặp trên rừng. Mà duyên phận Năng đã gặp thầy từ dạo đó! Chỉ duy một điều đôi mắt thầy ít khác. Đôi mắt thầy luôn trong sáng và ánh lên một niềm tin đâu đó, cho con người một ở chân lý niềm tin vĩnh cữu nào đó. Năng cảm giác nhớ nhung hoài niệm và nhớ lại chính mình lúc đó.

Tiếng chuông lại đúng dịp ngân, đúng giờ vọng về chiều, như đáng thức những tâm hồn lạc loài, như muốn gội sạch lại những linh hồn hoen ố mờ mịt. Như nhắn gởi loài người và cùng ai, cùng bao sinh vật, sinh linh trên trái đất này một chút gì để yêu thương!

Họ nghe như thấu hiểu trong cảm nhận về trong máu thịt họ. Nhưng họ đã phải ra về, để lại tăng Tuệ Thanh làm công việc của chùa, để chờ Phật tử viếng chùa trong dịp lễ vía.

Về lại gia đình Huy Huê. Năng nói:

– Con quyết định cho ba má về thành phố con mua nhà cho ở. Con sớm hôm chăm sóc, gần gũi hơn.

– Thương ba mẹ. Mỗi năm về thăm là ba mẹ vui rồi. Ba mẹ sống trong làng đã quen không thể đi đâu con à.  Bờ tre, gốc mía, con song, bờ rạch. Ba má già lại nhớ nó, khó đi lắm con à.

Huệ nói thêm:

– Con hiếu tử lắm. Từ nay ba Huy sẽ vui mà ăn cơm ngủ ngon lại, phục hồi sức khỏe. Con cứ về thành phố cùng vợ làm việc. Ba má ở đây đi chùa cầu nguyện cho tụi con. Ừa để má nấu gì ăn đi nhé Năng?

– Cực má lắm. Mình đi nhà hàng hết đi. Giờ tân tiến ở đâu cũng có nhà hàng hết rồi. Đông người má lụi cụi con không thích đâu.

– Anh Năng nói đúng đó con đề nghị ba má. Linh như nói thêm ủng hộ chồng.

– Vậy thì chần chừ gì nữa ta đi thôi.

Năng ra hiệu bằng cái nhìn. Người tài xế đã ra lái xe tận nhà để rước họ.

– Mời lên xe nhé vui quá đó. Tài xế cầm chiếc chìa khóa thảy thảy trong tay và nói thế.

Sau lời tài xế mời. Năng nói thêm:

– Anh cứ cho chúng tôi thoải mái tôi bao tiền thời gian. Chứ không tính cây số đâu. Anh đừng lo và vào thị trấn đến nhà hàng Vĩnh Lợi, một nhà hàng nổi tiếng cơm chay ở đây nhé. Chắc anh làm nghề Taxi và biết?

– Vâng tôi biết.

– Tôi cũng mới đọc báo tìm hiểu sơ qua thị trấn hôm nay. Chứ tôi chưa bao giờ đến, khi xa mười lăm năm rồi.

– Nhà hàng này làm đồ chay khá lắm, chất lượng lắm.

Huy và Huệ ngồi trên xe mà cứ tưởng như mơ. Thì ra họ cũng được phước phần quá.

Xóm làng đang xì xầm về Năng, với tiếng còi tàu năm xưa. Họ bàn tán khi xe chạy qua mặt và họ đã biết. Quần chúng họ rất là tài giỏi, và luôn là những thám tử tài ba. Lòng họ luôn muốn khá phá thông tin mới lạ.

Taxi đã chở hai cặp vợ chồng tiến về khách sạn, nhà hàng Vĩnh Lợi. Họ thưởng thức một ngày như vui trọng đại. Năng nói chuyện thêm với ba má:

– Mỗi năm Năng đều về thăm, và đem nhiều thuốc men làm từ thiện, gởi vào chùa để cho người nghèo khó. Trường trại năm xưa con học cũng được trang bị thêm nhiều máy móc. Con bỏ tiền ra mua để cung cấp thiết bị dụng cụ cho nhà trường. Cho các em đi sâu vào thực tiễn ứng dụng. Con còn vận động nhiều bác sĩ giàu có giúp cho quê hương con. Của tiếng nói chung “Lá lành đùm lá rách” hiện giờ.  Mục đích con theo đuổi sẽ là như thế.

Linh ngồi và nói:

– Em sẽ kết hợp có một kế hoạch có một khu giải trí dưỡng sinh bậc nhất của huyện. Em sẽ vận động gọi và nhiều nơi giúp đỡ đóng góp. Em có dì bên Pháp thích đóng góp cho từ thiện. Nhưng có lẽ ba má, anh và em chính.

– Em Linh của anh. Năng chậm lại rồi tiếp tục nói thêm:

– Linh một viên ngọc trong đời. Anh luôn nâng niu, và biết quý giá em bậc nhất. Vì Linh hiểu mọi ước vọng của anh. Luôn tham gia ủng hộ và chia sẻ cùng anh. Anh thật sự cảm động. Ông trời đã bù cho anh. Và anh thật may mắn có em.

– Má chúc mừng hai con.

Ngay cả tìm lại cha mẹ ruột của Năng, Linh cũng đề nghị tìm kiếm và xây mồ cao, mả đẹp, sau đó. Vậy thử hỏi Linh không phải là viên ngọc trong đời anh thì còn ngôn từ nào để chỉ cho em xứng đáng hơn!

Năng nghĩ thế!

. Và rồi Năng lại chợt nghĩ lại Thầy- Tăng Tuệ Thanh ngày ấy và bây giờ. Thời gian qua nhiều biến đổi. Hình thể thầy cũng thay đổi nhiều. Tiếng nói thầy đượm buồn và chậm rãi yêu thương, không còn nhanh nhảu vang vọng ngọt ngào như xưa, lúc thầy còn tuổi trẻ trung sung mãn gặp trên rừng. Chỉ duy một điều đôi mắt thầy ít khác. Đôi mắt thầy luôn trong sáng và ánh lênnở chân lý, như tin một niềm tin cữu vĩnh nào đó. Năng cảm giác nhớ nhung hoài niệm và nhớ lại chính mình lúc đó. Như cuốn phim quay ngược về dĩ vãng, Năng cuộn tròn yêu thương trong tuổi thơ, và chàng như lật ra từng trang sách một của cuộc đời mình*/*

TTHT viết 2012

 

 

10 thoughts on “Tiếng Còi Năm Xưa( 2)

  1. Quynh Anh

    Truyện HT đề tài viết đọc rất hấp dẫn, mà lại cảm động. Truyện cũng không dài lắm nhưng phản ánh được nhiều thứ,Tuổi trẻ ham mê du lịch, ,chiến tranh tác hại., chủ trương ngưỡng mộ Phât giáo. Con người hai mặt tốt có xấu có…ông Huy bà Huệ…Và nâng cao tâm hồn đẹp đẽ của Năng…Tình tiết và bố cục rất sắc sảo.
    Xin ngưỡng mộ cây bút khá nặng cân của HT.
    Chúc vui và bút lực như có thần, hồn. Xứng đáng những tác phẩm có giá tri !

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Thanks QA đã đọc và cảm nhậnhihihi, Đề tài là đề tài nhưng nó không là gì của người cách viết văn truyện hay tiểu thuyết cả… Viết văn cũng như vẽ bức tranh đó. Khi chấm họ chấm ở cách cách viết , bố cục, đường nét, ý tưởng tinh tế, siêu nhân, phi phàm … Chứ đề tài ai cũng làm được… “Tôi có đề tài mà!” Vậy ai cũng được giải sao? Giỡn chơi chút nha! Chúc QA vui… Mắc Nợ với văn chương phải trả thôi QA ơi hi hi. Nhưng lấy làm thú vị…

      Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Thanks chị CTC đã comment cho em nóng bỏng hĩ! Cũng muốn làm đứa em ưu tú của chị đó thôi, (chưa dám nói là đứa con ưu tú của BĐ nha!) Nên ra đi nước ngoài lòng không tách được quê hương đó chị, chỉ còn lại ngôn ngữ của yêu thương, cuộc hành trình văn học… Kỷ niệm dâng trào qua cây bút chị ơi.
      Chúc chị vui . Mai mốt mượn hình anh chị chụp ở Biển QN thời trẻ đó, làm nền cho câu chuyện viết về một Nữ Trung học QN gốc Huế đó nha!
      Thân ái.
      TTHT

      Reply
  2. TT.Hiếu Thảo

    xin Admin làm ơn sửa lại bỏ một chữ ở câu văn gần cuối bài. “Đôi mắt thầy luôn trong sáng và ánh lên ở chân lý, như tin một niềm tin cữu vĩnh nào đó.” Sai chở ở thành chữ nở, vì đánh chữ:sửa qua, sửa lại chạy chữ dính chùm nha! hehe.
    thanks !

    Reply
  3. Quốc Tuyên.

    Một kết thúc có hậu đượm triết lí Phật Giáo, tình tiết truyện hay, hấp dẫn Hiếu Thảo ơi!

    Reply
  4. TT.Hiếu Thảo

    Hihi. Có người nói truyện mình tư tưởng Phật giáo nhiều. Nhưng Thảo nghĩ không hẳn như vậy đâu. Có khi vẫn có hình ảnh tin yêu bên: Thiên chúa hay tin lành vẫn có đó mà…? (Tuy Phật giáo ưu tiên hơn tý thôi!) Thường Thảo cảm xúc từ Mỹ cảm của nghệ thuật học trước, (Tính thẩm mỹ) sau đó kết hợp cho được tính nhận thức và tính giáo dục… Ba chức năng đó. Mỗi người có một cách viết… Viết sao đừng cho thấy trước. (Cho dự đoán thì OK nàng ơi)
    Mến
    TTTH

    Reply
  5. Song Thy

    H T có cách viết rất mới, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần gũi vừa siêu thực. Văn phong lúc mang nhiều thi vị trữ tình, đôi lúc êm đềm du dương như có nhạc, văn nói thì gọn gàng bọc trực, văn trao đổi tâm tư giáo huấn lại triết lý sâu xa… Nói tóm lại chất văn sinh động, tâm lý nhân vật, rõ nét đặc trưng nghề nghiệp của họ v.v…
    Chúc HT thành công, và vun bồi cây bút dồi dào thần ý…
    ST.

    Reply
  6. lamcamai

    Chào Hiếu Thảo.
    “Mắc nợ với văn chương phải trả thôi QA ơi ! Hihi…”
    Người này mắc nợ hơi bị nhiều nên phải trả dưới nhiều hình thức phong phú với số vốn giàu có nên mỗi câu chuyện điều có những tình tiết khác nhau làm lôi cuốn người đọc… Hihi (cười như nàng). Nhiều người khen nàng quá nên mình xin quá giang vậy nhé !
    Chúc nàng ngày càng thành công hơn nữa trong văn thơ.

    Reply
  7. TT.Hiếu Thảo

    Hihi! LCA ơi. Mắc nợ văn chương và mắc nợ nhiều thứ, mắc nợ yêu nữa… Yêu thương con người chứ không phải yêu ái tình nha!LCA sẽ đọc mệt xĩu vì Hx đóng cửa truyện mình vẫn còn… Vì Thảo là hiện thân của nàng gì trong nghìn lẻ một đêm đó, kể chuyện không bao giờ hết! Nàng Sheherazade, thông minh tài trí và giàu nghị lực… Nên ông vua đã yêu nàng có con, hết thù oán đàn bà!!! Đùa tý nha. Nói đuà cho hay vậy mà, nhưng cái thực là truyên mình mênh mông! Chúc Nàng Thơ xinh đẹp. Ta hổ thẹn với nàng không về thăm được, mà Coffee Gia Nguyễn bao lần ta mê tưởng!!!

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.