Nụ Hôn Đầu – Phần Ba

Tác Giả: Trần Thị Hiếu Thảo

Chương Mười Bảy

Sau cuộc chia tay ra thăm, từ nhà cha mẹ Thanh Lê. Duy Phong xốn xang hình ảnh, Thanh Lê hiện về. Nhưng chàng cắt ngang không dám. Duy Phong tự hỏi. Không biết Thanh Lê đã có chồng nữa chưa? Nước Mỹ là một nước có cao trào bật nhất của tiến bộ. Có chồng, có con vẫn theo đuổi được việc học. Học không hạn chế, luôn tự do, và nhiều cách học.

Và tại sao mình lại vô duyên nghĩ đến chuyện đó làm gì. Đã một lần làm Thanh Lê khốn khổ không đủ sao? Giờ còn mơ mộng gì nữa? Chàng thấy xâu hổ… Duy Phong cắt đứt những ước mơ không đâu, ích kỷ đó… Và phải nghĩ rằng, mong rằng nàng có đựơc hạnh phúc! Tuy thế chàng giấu kín chuyện lòng. Một ngày Duy Phong thuê khách sạn ở để goị cho Thanh Lê một cách thoải mái.

 

Duy phong chàng muốn sử dụng kiểu gọi nói thấy mặt, nhưng không dám vì không thể đường đột, nếu Thanh Lê chưa cho phép. Anh gọi qua bằng cuộc gọi thường.

Tay bắt đầu run. Dù anh cố gắng giữ thăng bằng, bấm máy 011-678- 462-4754. Tiếng điện thoại reo và có tiếng nhấc máy. Duy Phong mừng rỡ.

Khi nghe bên kia đầy dây nói:

– Xin lỗi tôi là Thanh Lê, ai bên kia đầu giây cho biết tên?

Anh là Duy Phong. Anh rất muốn được nói chuyện với em. Em hãy cho anh một cơ hội. Em nỡ nào không cho anh biết, khi em đã có con với anh. Em biết, bao năm qua, anh đâu bao giờ nghĩ rằng em có con với anh? Em biết anh yêu em đến mức độ nào không? Anh đã sầu đau nghĩ về em thế nào không?

Nghe Duy Phong nói đến đó không hiểu sao Thanh Lê tủi than khóc. Những giọt nước mắt chạy lui về quá khứ, và cô chen vào giọng đầy trách trả:

– Em dại dột còn nhỏ, đã nghe lời anh dụ dỗ. Đã bỏ nhà, bỏ cha mẹ theo anh. Em đã có bầu em nào biết. Nhưng từ khi quay về. anh đã quên em, anh làm em đau khổ một cuộc đời con gái. Em phải sợ chê cười, khi anh bỏ em, em phải giấu giếm sinh con, phải cho người ta nuôi. Không được anh trở lại một lần thăm hỏi… Sau gần đầy một năm tủi hổ, em phải xin ba mẹ ra đi làm môt ca sĩ bất đắc dĩ, rồi em phải theo một anh chị nuôi, đóng tàu đi xuất ngoại… Sau mười sáu năm, bây giờ em muốn báo cho anh hay, vì em có dự định bất chấp mọi tiền bạc, phải trả bao nhiêu em sẽ thương lượng và tìm cách bảo lãnh con em sang Hoa kỳ. Và nhất định em sẽ kể sự thật, về tấm bi thương của em cho con biết. Mong nó hiểu được, để mẹ con đoàn tụ…

Lắng nghe Thanh Lê nói đến lúc Thanh Lê ngưng. Duy Phong mới có điều kiện tâm sự cho Thanh Lê nghe:

– Như vậy trời còn thương xót cho chúng ta rất nhiều. Anh đã được gặp lại con trước khi anh biết tin tức về em.

– Vậy sao?

Duy Phong kể lại cuộc gặp gỡ giữa anh và cô bé mang tên là Kỷ Niệm. Một bông hoa ưu tú thuộc về Kỷ niệm, của đợt thi hội diễn văn nghệ-nghệ thuật các tỉnh miền Trung. Và cao nguyên anh cao giọng kể tiếp:

– Chỉ vì nó giống em quá, anh không thể bình tĩnh làm giám khảo vì anh là phó chủ tịch tỉnh. Và là chủ tịch của văn hóa, văn nghệ tỉnh.  Và anh đã có dịp gặp nó. Thì nó nói, nó không có cha mẹ ruột. Lòng anh đau như cắt vì anh biết chính xác nó là con anh!

Im lặng như để lấy hơi một tý Duy Phong nói tiếp:

– Tại sao em nỡ nhẫn tâm với anh…

– Em nhẫn tâm, hay anh nhẫn tâm với em? Anh đã chiếm được em, anh không cần nghĩ đến em nữa. Anh muốn có vợ để làm quan, để có điạ vị để có chức tước, để có nhiều tiền. Bằng chứng bây giờ anh là chủ tịch phó chủ tịch gì đó, anh mới nói v.v…

– Em đừng đay nghiến anh như vậy. Anh xa em lâu lắm, ba năm sau anh mới đi cưới vợ. Vì ba má em nói em đã đi lấy chồng trong Nam…

– Anh cũng không bao giờ ghé vào bản làng xưa ngày. Anh đưa em đến đó. Anh rất bạc tình, bạc nghĩa.

– Đến làm chi không có em thêm buồn. Anh đâu có biết chúng ta có con … Thôi hãy tha thứ cho anh, đừng trách anh nữa. Anh sẽ nói chuyện tiếp với con, về em là mẹ của Kỷ Niệm. Em đã ở Mỹ và đã có nói chuyện với anh cũng trong giai đoạn này nhé?

– Được, tốt, Thank you! Anh, hãy tìm con đi dẫn về ngoại. Em đã gởi chút quà cho con. Nhưng anh cũng nên kỹ lưỡng. Vì vợ anh, nếu người vợ ích kỷ không thông cảm. Anh lại đổ vỡ hạnh phúc…

Im lặng một phút  Nàng hỏi tiếp:

-À cho em xin lỗi hỏi, Anh có vợ, và hiện giờ anh có được mấy người con?

Nàng dành nói luôn chưa cho Duy Phong kịp trả lời.

– Vợ anh chắc đẹp lắm, và làm gì?  Anh có vui sẵn lòng kể em nghe, còn không cũng không sao.

– Anh hiện có hai người con trai. Đứa lên mười một tuổi, đứa lên chín tuổi. Còn vợ anh không xấu nhưng anh chẳng yêu, nhưng anh phải lấy.

– Em không tin, anh không yêu nhưng phải lấy?

– Anh không yêu cô gái nào ngoài em. Tình yêu anh dành một cho em. Nhưng gia đình hạnh phúc đời người còn lại, anh chỉ biết lấy vợ, vì anh không thể chọn khác hơn khi đã mất em… Anh chỉ sống như một bổn phận.

– Thôi anh ạ, cám ơn anh đã nói rằng anh yêu em nhiều. Nhưng hãy làm một người chồng xứng đáng, chuyện chúng mình đã qua lâu…

– Anh luôn luôn đối xử với vợ anh tốt. Song anh không yêu như bằng em…

– Em đã nói chuyện chúng mình đã qua lâu. Anh phải phòng ngừa, em không muốn vợ anh hiểu lầm. Em chỉ muốn báo cho anh biết, và con biết ba nó, trước khi em hợp thể thức hóa hồ sơ để bảo lãnh cho con thôi. Chỉ có bấy nhiêu. Ngoài ra em không còn gì dính líu tới anh…

– Nãy giờ em hỏi anh, giờ cho anh xin phép hỏi em.

– Hỏi gì?

– Chắc đã có người hạp ý trung nhân rồi chứ?

– Em chưa nghĩ tới chuyện đó, em chỉ ăn học để chọn mình một tương lai, bù lại lỗi lầm lúc còn thơ dại. Em chỉ nghĩ đưa con qua hồ sơ lo cho xong rồi em mới nghĩ đến chuyện hôn nhân. Em đã một lần làm vợ anh cũng đủ rồi. Em bây giờ nghĩ sống cho mọi người, hơn là sống cho chính mình!

– Em có nghĩ là chừng nào em về thăm Việt Nam?

– Không xa lắm kể từ hôm nay, anh liên lạc gặp con và cho em hay. Lần đó anh gặp con, nó có chiụ nhận anh là ba không, dễ dàng không?

– Nó không chịu. Nhưng anh mãi thuyết phục bây giờ chiụ rồi.

– Vợ anh có biết về Kỷ Niệm con anh chưa?

– Chưa, nhưng anh nghĩ anh sẽ nói chuyện này và chủ nhật tuần này, hôm nay đã thứ sáu.

– Anh cố gắng đừng để xảy ra phiền phức.

– Em đừng lo. Anh không yêu vợ anh nhiều, nhưng cô ta yêu anh nhiều. chiều anh và cũng rất là hiền… Nếu bằng không, anh chia tay, anh chả sợ…

– Nhưng hãy vì con anh nhá. Anh đã có hai trai với người ta còn gì?…

Không hiểu sao nói đến chỗ này, giọng Thanh Lê đầy xúc cảm và có vẻ chùng xuống.

Xong nàng nói tiếp:

– Chúng ta nói chuyện cũng khá lâu hẹn dịp khác. Anh nhớ liên kết với con. Giờ này em không còn xấu hổ nữa. Anh đưa nó về bên ngoại, lấy số phone con, cho em sẽ gọi nó.

Thanh Lê không muốn nói nhiều hơn. Mục đích của cô là vì đứa con nhỏ, con nàng là Kỷ Niệm để đưa đi. Chứ không phải ở chỗ Duy Phong. Nàng muốn tất cả tình yêu của nàng và Duy Phong hãy đi vào bình yên và quên lãng…

Sau ngày hôm đó Duy Phong gọi cho Kỷ Niệm, đã hơn môt tuần anh dàn xếp công việc nhưng chưa thăm nơi ở con được. Ở trên một giãi đất Việt anh còn bận, huống hồ chi đất Mỹ. Phải rồi anh không trách Thanh Lê. Lần này anh gọi cho con anh, khi chia tay hội diễn anh nhận ra con, anh và mua cho Thanh Lê cái iPhone trước khi về lại Buôn Mê. Niệm không lấy, nhưng anh năn nỉ nó đã nhận.

Duy Phong lòng phập phồng một tin mới lạ để báo với con là Kỷ Niệm có mẹ và đang sống ở nước ngoài, là Hoa Kỳ- Một hợp chủng quốc. Nghĩ làm sao để nói chuyện với con nghe? Không biết Kỷ Niệm có mừng không? Hay Kỷ Niệm giận hờn, vì người mẹ đã bỏ mình trên mười sáu năm? Với Duy Phong còn có lý do; Là Duy Phong không biết. Còn Thanh Lê đã mang giọt máu trong người của mình. Chính nàng sinh ra rồi lại bỏ cho người ta, bỏ đi suốt mười mấy năm, không liên lạc. Với anh và Thanh Lê khác hoàn toàn. Giờ này Kỷ Niệm đã lớn khôn, không biết con có chịu nhìn nhận mẹ hay không? Song chàng vẫn phải nói cho Kỷ Niệm phải biết. Mặt khác Duy phong cũng thi hành nhiệm vụ mà Thanh Lê nhờ vả…

Chàng gọi, cầm phone lên và nói chuyện với Kỷ Niệm:

– Ba đây con Niệm, ba có chuyện muốn nói với con. Ba đã gặp được má con trên phone, má con ở xa lắm cách một bờ đại dương?

– Sao hồi giờ ba không nói con nghe, từ khi con biết ba. Sao hôm nay mới cho con biết…

– Thì chính ba cũng mới biết đây, không quá hai ngày. Má con đã đi theo số người xuất ngoại bằng tàu và hiện sinh sống ở Mỹ Quốc. Má con đã trở thành bác sĩ tâm lý học, đang hoàn thành luận án. Má con mới gởi thư về lần đầu tiên cho ông bà ngoại và muốn tìm lại con…

– Má con thật ư? Sao vẫn còn sống mà đợi đến ngày hôm nay mới liên lạc? Trong khi con đã lên mười sáu tuổi, một thời gian dài sao bỏ con, không nhắc nhở hỏi thăm con, còn sống hay chết trong cõi đời…? Má con và ngoại con tất cả đều độc ác… Dù má con có một vị tổng thống con cũng không nhận đâu!

– Không, con đừng nghĩ vậy. Mỗi cuộc sống đều có khó khăn bên trong tâm lý. Hơn nữa tất cả điều định liệu bỡi số phận mà ra. Con hãy tha thứ cho má.

– Cho con hỏi, má con có chồng, có ba sau rồi phải không ba? Làm sao ba liên lạc biết má!

– Từ khi gặp con, ba phải ra bên ngoại để xác nhận về con. Không ngờ cơ hội tự nhiên lại trùng phùng. Má con gởi thư về cho ông bà ngoại cũng lần đầu tiên. Mong nhờ ba tìm con. Ba được tin này, khi ba tìm đến nhà ông bà ngoại con, để nói rằng ba đã gặp con. Là như vậy đó…

– Chuyện thật như mơ. Nhưng con không nhận má và ông bà ngoại đâu. Tất cả đã bỏ con từ tuổi thơ sinh mới lọt long. Kỷ Niệm tự nhiên giận dỗi. Sau nói thêm:

– Con nhất định là như thế!

Duy Phong cố gắng giải thích hơn:

– Bỡi vì ba xa má. Má con và bên ngoại sợ mang tiếng xấu cho dòng tộc. Con hãy vì thong cảm mà bỏ qua quá khứ. Hãy nhận má Lê đi con Kỷ Niệm. Những lỗi lầm, con người đâu dễ gì, sống giải quyết cho suông sẻ hết. Cuộc đời vốn dĩ trái ngang… Hãy biết yêu quý hiện tại và thứ dung con!

– Má mong ba tìm con để làm gì? Sao má không về thăm?

– Trưóc mắt là cho con biết để nối lại tình mẹ con. Thứ hai má có dự định hợp thức hóa để đưa con sang Mỹ.

– Con không nhận má, con không sang Mỹ. Tuy nhiên con có thể nói chuyện với má. Và hỏi tại sao má không có thể về thăm con?

– Ba nói chuyện với con để nối kết. Con có dịp gặp má trên phone trước. Má con ngày xưa giống con như hai giọt nước. Nhưng tính con lại giống ba cương nghị rắn rỏi. Mẹ con thì khi còn trẻ yếu mềm, bi lụy hơn…

– Con cũng yếu mềm lắm. Con đã có người yêu, con không muốn đi xuất ngoại. Ba không hiểu đó thôi.

Kỷ Niệm kể cho Duy Phong nghe cô đang yêu một sinh viên Y khoa năm thứ hai. Sau cuộc nói chuyện, Kỷ Niệm có thêm nguồn tin về mẹ và có số phone về mẹ. Nhưng cô đợi người mẹ gọi cho cô. Hơn mười sáu năm, bỏ cô ra đi và xa cách… Bụng cô vẫn còn giận.

Thanh Lê bồn chồn lo ngại cuộc nói chuyện với con. Nhưng hơn mười lăm năm nàng đã phải sống và cố gắng. Công thành danh toại, giờ hầu như đã đạt mục đích cuối cùng. Nàng mong tìm lại đứa con sau một lần yêu đương, non dại. Liệu con có nhận mình không? Khi đã bỏ rơi một khoảng thời gian dài đăng đẳng. Nàng vẫn khấn vái bề trên cho mọi việc ngang trái trôi qua, thuyền êm xuôi mát mái trở về …

Và rồi giấc mơ đã đến, thúc đẩy nàng khai triển dự định sớm hơn. Thanh Lê gọi điện đến Kỷ Niệm, Kỷ niệm đã nói chuyện với Thanh Lê. Thanh Lê không ngờ đứa con mình sanh lại giống mình như đúc, nhưng nhìn kỹ; Kỷ Niệm có vẻ đài các và quí phái hơn, thiên thần hơn. Thanh Lê có một khuôn mặt ước lệ hơn, thương tâm hơn, nhưng lại là quyến rũ hơn. Ai nhìn cũng nghĩ thấy ra điều đó. Nhưng nhìn chung Thanh Lê và Kỷ Niệm chỉ khác nhau chỉ một vết mờ nhỏ …

Thanh Lê cũng rất bồi hồi khi nói chuyện với con. Nàng vẫn sợ những câu trách trả của Kỷ Niệm. Thì đúng vậy khi chào con và tự giới thiệu:

– Má là má của con. Tên là Thanh Lê gần mười sáu năm xa cách. Cho má nhìn lại đứa con yêu dấu mà má lỡ rứt ruột để xa lìa …

Kỷ Niệm đã giận dỗi bảo:

– Má có thật là má của con không? Tại sao hơn mười sáu năm má mới liên lạc…?

– Vì hoàn cảnh má phải lìa xa con. Và bao song gió với má rất buồn tủi, có người thương giúp đỡ má đã ra đi, và tàu đã đến Mỹ.

Im lặng một Chút Thanh Lê nói tiếp:

– Đất Mỹ không phải là thiên đường, đất Mỹ chỉ là một cơ hội nhưng giá trả rất đắt. Má phải vượt lên tất cả, phải nổ lực, rất bận rộn và má muốn tập trung cho công việc làm, và ăn học. Khi thành tài má mới quay ra tìm con. Thật sự má rất bận rộn cho những mục đích chỉ vì con.

– Con không ngờ má có trái tim sắt đá với con vậy. Sao ngày ấy má lại bị ba cám dỗ và đi theo ba rồi mang thai con…

– Một lần má té ngã, là tự đứng lên. Má có thể là như vậy, là một nỗi đau và kinh nghiệm… Hơn nữa má cũng yêu ba con nhiều. Ba cũng hi sinh không màng danh phận gì cả, chỉ thích sống bên má. Tuổi trẻ má dại dột, nhưng má sống cho tình yêu và đã có con…

– Sao má đi lâu vô cùng vẫn không liên lạc với ông bà ngoại?

– Rất thật sự má rất bận rộn. Tất cả má đã khép lại hết, để lo cho tương lai sự nghiệp. Má có lỗi, ở đời khó vẹn toàn hết, con phải hiểu cho má, và má có dự định xin con tha thứ cho. Má muốn làm giấy tờ hợp thức hóa để bảo lãnh con sang Mỹ. Má với cái học vị đang có là bác sĩ tâm lý học, má đang hoàn thành luận án về nó. Rồi mệt nằm mơ thấy gặp lại con, và má đã xúc tiến tìm con. Ước mơ chôn giấu đã chờ lâu rồi.

– Cám ơn má nghĩ về con, muốn cho con sang Mỹ. Má về thăm con má sẽ thấy con cũng có một tình yêu. Con chắc không muốn đi xa người mình yêu.

Nghe đến đây Thanh Lê thấy buồn và hụt hẫng, nhưng nàng cũng mừng cho con. Khi thấy nó đã trưởng thành. Thanh Lê trấn tĩnh và nói:

– Vậy má có thể bảo lãnh con đi du lịch con bằng long chứ.

– Có thể như vậy. Nhưng khi nào má về?

– Chừng hai tháng sau …

– Con chờ má, Má ơi con nói chứ con thương má … Má có một cuộc đời, con không nỡ trách má đâu. Má rất giàu nghị lực và cả tình yêu. Bây giờ má có thể vui khi gặp con. Con mong vậy. Má có liên lạc với ngoại chưa?

– Má đang sửa nhà cho ngoại và có nói chuyện với ngoại rồi. Má có phần gởi cho con năm ngàn đô làm tin, làm quà con đó.

– Ba có nhiều tiền lắm, ba cho con. Má để lo cho má.

-Con có biết ba làm sao nhiều tiền vậy không?

– Nghe đâu ba nói ngày xưa ông cố đi tìm trầm được trúng ổ. Đem bán đổ ra vàng. Ngày ba dẫn má đi chỉ lấy một chỗ nhỏ, bà nội còn cất nhiều chỗ lớn hơn. Và sau này ba hay đấu thầu các công trình nuôi tôm, công trình xây dựng. Ba mở nhà hàng khách sạn …coffee, bãi tắm v.v…

– Má sợ nhất là ba con lấy tiền trên mồ hôi nước mắt dân nghèo, tham ô lãng phí.

– Không có đâu, ba con không tồi vậy.

– Vậy thì má cũng mừng. Không sao con cứ nhận má vui. Con nhớ cùng ba về thăm ngoại.

– Con sẽ đi trong tuần tới.

Sau khi nói chuyện với con, lòng Thanh Lê như nhẹ nhõm như bay lên được không trung, mặt dầu Kỷ Niệm không chiụ xuất ngoại, không sao! Thanh Lê hiểu, nàng đã từng khổ với tình yêu, và đã từng yêu say đắm, lẽ nào nàng ép buộc con rời người yêu dấu!? Nỗi long của con nhất định cho nó tự chọn. Nàng muốn con có được hạnh phúc ngọt ngào trong tình yêu, và không bị song gió khổ sở như nàng. Thanh Lê nghĩ con nàng rồi có thể đi du lịch sang thăm. Cuộc sống trên đất nước Hợp chủng quốc, hoặc nàng về thăm con, thăm quê hương. Suy nghĩ vậy Thanh Lê cũng thấy ổn lắm rồi. Mọi sự tốt đẹp như đang có trong vòng tay nàng. Con ruột của mình đã chấp nhận mình, người mẹ sau bao năm xa cách thì hạnh phúc nào bằng… Nàng luôn luôn cám ơn trời cao đã thương nàng, và hết sức đãi ngộ với nàng!


Chương Mười Tám

Và mùa xuân lại về trên đất Mỹ người dân xa xứ đều tổ chức anh tết cộng đồng. Thanh Lê cùng đi với môt người bạn, anh tên là Minh Hiển một chuyên viên điạ ốc, em ruột của vợ Trưởng đoàn Lê Nhuận, Lợi Nhu ngày ấy. Minh Hiển rất thích Thanh Lê mặc dầu cô luôn coi anh như một tình bạn, chối từ tình yêu anh. Nghe vị chủ tịch cộng đồng người Việt đọc xong diễn văn chúc tết. Thanh Lê nói với Minh Hiển:

– Chúng ta đi ra ngoài uống nước một tý. Thanh Lê muốn đi ra xa ngoài để thay đổi không khí.

-Ừa được anh chiều Lê mà!

-Thanks! Thanh Lê nói và nhìn Minh hiển nở nụ cười tươi.

Hai người không uống những quày phục vụ đó, mà đi bách bộ xa ra các vùng lân cận. Họ ghé vào một quán nước và cà phê chung, có vườn hoa hồng đẹp.

Ngồi xuống Minh Hiển đã chọn thực đơn cho nước uống, Thanh Lê rất ấm cúng khi đi bên Minh Hiển, song cô không cho đó là tình yêu, cô từng bảo bao nhiêu lần. Hôm nay Thanh Lê với câu nói cũ, xưa như diễm ấy lại tái hiện, khi bưng ly nước uống hết một phần và nói:

– Anh còn trẻ điạ vị công danh có… Sá chi Thanh Lê một người phụ nữ đã có con. Tôi ngang tuổi anh tôi không chọn anh đâu?

– Không phải là tôi không có người yêu. Nhưng thật sự tôi chỉ muốn Thanh Lê làm vợ tôi thôi. Bây giờ tất cả đã được mỹ mãn, chần chừ gì nữa, Thanh Lê không chịu nhận kết hôn với tôi?

– Tôi đã trả lời anh nhiều lần. Chúng ta mãi mãi là bạn thì tốt hơn. Nếu tôi lập gia đình, tôi phải lấy người đó hơn tôi năm, mười, mười lăm tuổi. Anh so ra  còn trẻ quá. Anh nên hiểu giùm cho tôi.

Nhưng chúng ta ngang tuổi nhau Việt Nam có câu “Vợ chồng một tuổi lủi thủi làm ăn…” Cô không nhớ sao? Minh Hiển thì ra anh chàng sợ quên tiếng Việt. Nên lúc nào cũng có những câu tục ngữ ca dao thuộc sẵn nằm lòng, anh lấy ra làm chứng.

Minh Hiển cười cho câu nói đắc thắng cuả mình, nhưng Thanh Lê vốn không thua kém văn chương đã phản công xa xôi:

– “Chồng già vợ trẻ là duyên. Vợ già chồng trẻ như điên với khùng” Anh vẫn còn biết câu ấy chứ!

– Nhưng trông Thanh Lê vẫn còn trẻ hơn tôi. Tôi cam đoan như vậy.

– Chắc chắn là tôi không làm vợ anh đâu. Hãy chuyển đổi tư tưởng kẻo muộn.

– Tôi sẽ chờ khi nào Thanh Lê lấy chồng. Tôi mới chuyển đổi tư tưởng.

– Thôi chúng ta hãy nói sang đề tài khác hơn đi.

– Chẳng hạn như gì?

– Mùa xuân hôm nay. Cảm xúc anh khi đi hội xuân chẳng hạn…

– Cũng khá vui. Tôi thì nghe cô chủ tịch đọc diễn văn hôm nay rất nhớ Việt nam.

– Anh thấy bài diễn văn ấy như thế nào?

– Hay và tình cảm, có tính chất thuyết phục cao.

– Như vậy anh lắng tai đấy chứ.

Mấy năm trước anh cũng nghe diễn văn của chị ấy, nhưng văn chương không đủ hay bằng, lời văn khô khan và không như hôm nay. Chị ấy vào tết lo cho cộng đồng nhiều, không có thời gian soạn cho một bài diễn cho văn xuất sắc được đâu. Người nào soạn cho chị ấy đó, tầm văn chương như hôm nay phải ngang em.

– Thì anh đoán thử ai trong ban tổ chức của chị.

– Nếu cho phép anh nghĩ… Thì anh nghĩ em làm viết giúp chị ấy.

– Anh cũng thật hay há, anh đúng rồi . Em thảo ra giúp chị ấy.

– Thấy chưa? Anh đoán không sai mà.

– Thì em có tài sọan văn. Nhưng không có tài lãnh đạo, và nhiệt tình hoạt động như chị ấy được.

– Trời cho mỗi người một tài hoa riêng mà.

– Đang ngồi uống nước nói chuyện bỗng điện thoại run lên.

Minh Hiển đứng lên định bỏ đi, Thanh Lê cản:

– Không sao, ba của Kỷ Niệm gọi. Thanh Lê cúp rồi, lát nữa Thanh Lê gọi back. Hôm nay là ngày tết của Cộng đồng. Chúng ta nên enjoy nơi đây mà.

– Cám ơn Thanh Lê đã nói lên điều đó. Nhưng có khi nào Thanh Lê trong tâm hồn vẫn còn yêu người năm xưa…

– Không, chuyện đã lùi về quá khứ. Đôi lúc anh ấy gọi cho Thanh Lê, như gọi cho một người bạn…

– Nếu như vậy thì chúng ta quen nhau lâu rồi, nhân lễ tình yêu tới anh muốn xúc tiến kết hôn Thanh Lê.  Anh đã, chúng ta nên là sống chung với nhau.

– Anh đừng nghĩ gì khác hơn, Thanh Lê nhắc lại, Thanh Lê không xứng đáng với anh, và sẽ không thể kết hôn với anh.

– Xin đừng nói câu đó, hãy làm ơn cho. Thanh Lê đã không đúng.

– Thanh Lê đôi lúc vẫn nghĩ đến chuyện vợ chồng. Nhưng đã một lần và đau khổ, nên lòng nàng chỉ muốn lạnh giá như băng sơn.

-Thanh Lê nếu không có nghĩ đến người đàn ông cha của bé Niệm. Thì đâu có giá băng vậy được? Minh Hiển nói và cười, trong như nửa đùa nửa thật.

Bỗng dưng Thanh Lê trả lời:

– Thanh Lê nghĩ về thăm con trước…

– Minh Hiển muốn cùng đi một chuyến về Việt Nam. Thanh Lê có can đảm mang mình về không?

– Chắc chắn là được thôi. Sao lại không? Thì giống như bạn bè đi chung. Đâu có gì để đặc thành vấn đề?

– Nhưng hôm nay là tết là xuân, Minh Hiển muốn đặc vấn đề chúng ta không thể bạn bè mãi? Trái tim Minh Hiển đã chờ Thanh Lê quá lâu. Anh có thể nghi ngờ Thanh Lê lại đi chờ đợi người khác…

– Người nào?

– Ba của bé Niệm

– Không đời nào. Sao cứ đa nghi vậy?

– Phụ nữ không đời nào chấp nhận khi người khác nói, và đánh giá trúng với trái tim mình đã sống…?

– Không hẳn như vậy đâu. Hãy cho em một thời gian. Thôi được sau chuyến đi này về. Nếu anh xin đặt lễ kết hôn Thanh Lê đón nhận.

– Nhớ nhé đừng làm anh thất vọng.

– Thanh Lê chuyển sang vấn đề:

– Thôi hết khát nước rồi, Chúng ta trở lại vào hôị trường xem chương trình muá lân, sau đó ca nhạc, rồi có cuộc thi hoa hậu áo dài hằng năm đó, chia sẻ với họ bằng những tràn vỗ tay  ủng hộ.

-Ừ phải thế chứ.

Minh Hiển đã tình tiền cho casher và quay lại bảo:

– Hôm nay ngày đầu xuân Thanh Lê mang cho anh niềm hy vọng chớ đánh mất nha. Minh hiển đi bên cạnh Thanh Lê và nhắc lại. Họ sắp rời quán ra cửa.

Ngay lúc đó phone reo lần nữa Thanh Lê nói:

– Ba bé Niệm gọi. Nhưng không chúng ta vào xem lễ đi. Và cô nói thêm

– Chắc chúc tết thôi. Và có thể cần trao đổi một tý gì đó về bé Niệm…

Minh Hiển nhún vai không nói gì. Anh đã mua một cánh hồng thơm ngát từ tiệm coffee này tặng cho Thanh Lê. Thanh Lê nhận lấy và mỉm cười thêm tươi. Sau đó cả hai người đã trở lại vào sâu hội trường. Họ đi bên nhau giống như các cặp tình nhân ở xứ người. Minh Hiển nắm tay Thanh Lê thật chặt, kéo nhẹ nàng đi trong hội trường đông nghẹt. Nếu không nắm tay thì cũng dễ bị chia cắt.

Hội trường không lớn lắm. Nhưng chứa hơn khoảng hơn dưới một ngàn khách.

Màn Múa Lân đã kết thúc đến phần Ca nhạc, Minh Hiển và Thanh Lê đã ngồi vào ghế hàng thứ tư để lắng nghe ca nhạc. Rồi đến đợt thi hoa hậu áo dài duyên dáng. Các em đến từ các thành phố khác nhau trong tiểu bang để vui chung, điểm tô cho tết nét đẹp truyền thống, một chút gì việt Nam vẫn tồn tại trên xứ người. Thanh Lê và Minh Hiển mãi ngắm những tà áo dài của các em xinh đẹp, lỗng lẫy. Mỗi em là một bông hoa tươi thắm đầy sức sống. Bán kết rồi đến chung kết và đến vương miện được trao về cho một thí sinh du học Trương Ngọc Anh Xuyên 18 tuổi, đến từ thành phố Doraville và đặc chân trên xứ Mỹ hai năm. Em đang theo học trường đại học Georgia state với ngành truyền thông. Mọi người rất hoan nghênh và đồng ý với vẻ đẹp diễm kiều và vấn đáp thong minh của em!

Sau cái buổi hội Xuân, từ môt buổi chiều qua đêm mười giờ. Hai người vui thì vui, nhưng cũng rã rời như bao ngưòi khách. Và từng khúm cụm bạn bè họ đi đưa về, khách thưa dần, thưa dần… Minh Hiển và Thanh Lê cũng chia tay hội trường và muốn ra về. Sau khi coi xong phần hoa hậu, tuyên bố. Thanh Lê rất lấy làm vui khi công việc cô mọi sự trôi chảy. Cô đã trở nên nhẹ đầu và được đi chơi với Minh Hiển! Rồi họ kéo tay nhau ra về cùng một lúc. Hai chiếc xe đậu gần nhau. Minh Hiển nhìn Thanh Lê về nhà, Minh Hiển không quên nói:

– Chúc Thanh Lê một mùa xuân an bình thịnh vượng.

Cô cũng không quên chúc chàng thêm:

– Chúc anh một mùa xuân như ý và lòng xuân mãi trong năm…

Minh Hiển cười và tra chìa khóa vô xe mở cửa bảo:

– Xuân hay không là lệ thuộc ở Thanh Lê đó.

– Thanh Lê mỉm cười và không nói nữa, cô nghĩ nói gì hơn cho dư lời.

Thanh Lê lên xe nhìn mình trong gương chiếu. Và một lần nữa cô thấy bàn tay Minh Hiển vẫy chào, rồi cô tiếp tục phần mình giã từ tất cả, giã tử Minh Hiển giã từ hội Xuân, giã từ bãi xe còn đông nghẹt. Và cô ra về.

Về đến nhà phone lai reo tiếp, nàng nhìn biết là Duy Phong gọi lại nàng. Là cuộc nói chuyện giữa nàng và Duy Phong diễn ra sẽ không ngắn. Nên thành cô vẫn không bắt máy. Thanh Lê muốn đi tắm một chút. Sau đó hãy tính chuyện…

Duy Phong gọi lại liên tục, cô vẫn cứ đứng trong bồn và tắm…

Tắm xong, cô mặc bộ cánh mỏng xanh nhạt nhẹ người thật hợp lý, thả mình trên chiếc giường cô thở phào. Vì vừa tắm xong, khỏe người. Và sẽ phải nói chuyện với Duy Phong ba bé Niệm lâu đây, sẽ thích thú hơn. Nàng nghĩ.

Thanh Lê nhấc lên:

– Hi anh ! Em đây, có gì gọi em mãi, em bận đi hội xuân của cộng đồng mới về.

– Vậy sao cho anh xin lỗi. Hôm nay Mỹ ngày âm mấy rồi em?

– Chỉ mùng một thôi.

– Việt Nam mùng hai rồi.  Bên đó luôn luôn trễ sau một ngày. À tết anh gọi để thấy mặt em chúc tết em.

– Em đâu còn như ngày xưa thời gian trôi nhanh quá. Mới ngày nào cô bé Thanh Lê. Bây giờ không còn là cô bé lúp xúp chạy dưới chân anh nữa …

Anh cũng không còn cậu con trai bướng bỉnh như ngày ấy. Anh già đi nhiều. Duy Phong nhìn hình và nói tiếp:

– Em vẫn còn trẻ và đẹp lắm. Với em già thì trong anh vẫn là cô bé ngày xưa. Năm mới anh gọi chúc tết em. Mong em tròn mộng ước còn lại.

– Cám ơn anh. Nhưng mộng em đã vỡ tan lâu rồi. Bây giờ chỉ còn lại sự nghiệp mà thôi.

– Sự nghiệp vẫn là mộng?

– Không, em không cho sự nghiệp là mộng. Em chỉ cho tình yêu để hạnh phúc mới là mộng ước thật sự.

– Mộng ban đầu, lần thứ nhất của chúng ta tan vỡ nhưng mộng lần thứ hai, thứ ba. Em có đủ chứ, em là ngưòi giỏi dắn, tài hoa xinh đẹp?

– Nhưng không cảm thấy thích hợp trong tình yêu nữa. Có lẽ em đã quá đau khổ một lần yêu. Và muốn từ chối tất cả…

– Anh không tin đâu. Nhưng anh hỏi. Thật em có còn chút gì thương nhớ anh không? Anh lúc nào cũng thương nhớ em. Nhất là từ khi chúng ta nối lại sự liên lạc.

– Không, anh không được vậy anh đã có vợ rồi. Em mong anh hạnh phúc với vợ con, đừng gây ra song gió nữa anh…

– Em ơi, Thanh Lê ơi anh làm ăn, anh có nhiều cách, nhà hàng khách sạn quán coffee họp tác trong tỉnh nhà, và các tỉnh bạn. Anh có mua bán bất động sản anh giàu cỡ lớn nhưng cũng không ai biết được ngân khố anh bao nhiêu, ngoài anh và vợ anh. Anh có kể về em vợ anh, vợ anh không ghen không buồn không giận, miễn là anh không li dị cô ta là được. Kể cả anh chúng ta nối lại tình xưa. Em làm vợ trở lại, anh xin lỗi anh nói lên thật điều đó.

-Không đâu, em chẳng bao giờ làm vợ anh nữa.  Hãy tha cho em hãy coi nhau như bạn. Anh giàu em chỉ muốn anh tập làm từ thiện, đóng góp tiền bạc cho những hội từ thiện kêu gọi. Như vậy là em mãn nguyện rồi. Hãy giúp người khó khổ, cho các em học sinh nghèo, không có điều kiện theo học các đại học v.v… Giúp người tàn tật neo đơn… Đó là cái mộng hiện giờ của em. Nếu em muốn nói.

– Anh đã làm rồi, cho hội từ thiện, cho những khi đồng bào bão lụt, trôi nhà, trôi cửa thiếu gạo, thiếu cơm để ăn. Nhưng anh thực hiện chưa lớn lắm. Từ nay anh sẽ thực hiện lớn hơn và nghe theo lời em nói.

– Như ở bên này không có học bỗng, không có sự giúp đỡ các hội đoàn thì em đâu có được như ngày hôm nay. Em đi học rất nhiều nơi tài trợ. Anh nên góp phần làm điều như vậy đó.

– Anh hiểu điều em nói.

–  Vậy em thank you! À sao tết con chưa gọi em. Em cũng bận quá, chưa gọi cho con và cả ông bà ngoại nó nữa.

– À em, Thanh Lê Duy Phong kể:

– Anh đã đi lên vùng huyện Ban mê thuộc Crông Nô anh thăm lại từng kỷ niệm ngày xưa. Nhưng rất tiếc anh chỉ đi một mình không có em. Anh đi rất lâu một mình trong những con suối vắng, thung lũng hồi đó, như tìm về kỷ niệm. Ông bà cha mẹ nuôi mình chết từ lâu. Anh đi thăm gặp lại chú thiếm Trung Dũng. Hai con họ đã lớn đi vào đại học. Chú thím vẫn còn hang rau xanh ngoài chợ nhưng qui mô lớn hơn nhiều. Hầu như lớn nhất trong chợ đó, nhìn rất hiện đại. Chú không đi lấy hàng như ngày xưa, mà có người bỏ mối đem tới. Chú phụ bán với thím, trông cuộc đời họ cũng hạnh phúc. Mỗi người có một hạnh phúc khác nhau và khổ đau cùng nhau em ạ.

Thanh Lê chỉ lắng nghe Duy Phong nói tiếp:

– Anh có đi thăm gia đình thứ hai nuôi con mình là hiện giờ. Số là khi con học lớp hai. Khi mà Kỷ Niệm đạt vào học sinh giỏi của huyện lên tỉnh thi. Các môn con đều xuất sắc nhưng người giáo viên nữ chấm thi về tranh vẽ đoạt giải nhất toàn tỉnh của Kỷ Niệm. Sau này tìm đến gia đình phụ huynh của Kỷ Niệm. Tức là chú thím Trung Dung bằng lòng cho Kỷ Niệm có cơ hội… đã làm giấy cho con đến ở với gia đình người cả hai vợ chồng giáo viên nọ. Họ cũng không già, nhưng không con. Và duy nhất chỉ mỗi là Kỷ niệm làm con nuôi.

– Gia đình giáo viên nọ tài chánh thế nào, em cũng chưa có thời gian để nói chuyện với họ. Nếu họ có kém yếu về tài chánh lắm, anh phải san sẻ, và cả chú thím Trung Dũng anh cũng phải chia sớt cho họ. Tất cả là ân nhân của anh của chúng ta. Tiền bạc anh làm ra, nhưng tấm lòng khó kiếm. Anh nên biết điều đó.

– Anh hiểu và anh đã lo đúng với cái tình nghĩa.

– Nhưng anh phụ tình nghĩa em ngày ấy nhiều lắm?

– Không phải như vậy, tất cả rồi cũng do trời định em ơi. Anh muốn làm hồ sơ xuất cảnh du lịch qua em, rồi chúng ta về Việt Nam luôn được không?

– Thủ tục anh đi xuất cảnh du lịch lâu hơn. Khi em về Việt Nam hình như em nghe nói vậy đó. Em thì đã bốc vé rồi hai tháng nữa em bay về thôi.

– Em về có ai đi cùng không?

– Em về có them người bạn.

– Trai hay gái?

– Trai

– Vậy là người tình em chứ gì?

– Không, bạn bình thường. Em chưa nghĩ tới hôn nhân. Nhưng cũng có thể …sau này!

Vừa lúc đó Kỷ niệm nhá máy Thanh Lê nói:

– Con gọi em, thôi để em coi con nói gì trong tết. Em sẽ gọi anh sau nha…

– Được em nói chuyện với con đi!

– Bye anh!

– Bye em!

Sau đó Thanh Lê đón nhận đường dây con là Kỷ Niệm. Và hai má con nói chuyện.

Kỷ Niệm kể:

– Má Thanh Lê ơi, con đã về bên ngoại đẻ. Ai cũng vui mừng và xin lỗi con … Ai cũng bảo con giống mẹ như đúc.

– Nhưng con ơi giống mẹ, nhưng đừng giống cuộc đời.

– Thì mẹ bây giờ cũng thành đạt cũng hạnh phúc mà.

– Thành đạt bất đắc dĩ, mẹ muốn sống cho một tình yêu trọn vẹn hơn.

– Chính vì lẽ đó mà con chỉ chấp nhận đi du lịch thăm má thôi. Mặc dù nước Mỹ là trong tim bao người mong, nhưng con thấy thường.

– Cho mẹ gởi lời chúc mừng năm mới đến với tất cả mọi người thân của con kể cả người yêu của con.

– Anh ấy tên là Trần Hữu Hà. Anh học đại học y khoa năm thứ hai ở Huế nhưng đã về ăn tết. Ba mẹ là một gia đình có shop vải bán truyền thống và ở siêu thị đây Buôn Mê. Ảnh rất vui khi nghe con kể về má. Anh nói đùa anh yêu con từ hồi mười lăm, chưa biết có mẹ Việt Kiều nha. Chứ không phải biết con có mẹ Việt Kiều, chạy vô chiếm chỗ đâu… Con cười.

Nghe con kể Thanh Lê tiếp nhận trả lời:

– Má mong tình yêu hai con bền vững. Và có một ngày rất gần má gặp vị rể tương lai của má.

– À má, ba cứ bảo con về nhà ba thăm. Nhưng con chẳng muốn. Vì sợ họ nghĩ, con thấy ba giàu nên ham chen vào chia sớt gia tài. Má thấy thế nào?

– Cái đó tùy con má không có ý kiến. Nhưng tốt hơn hãy từ từ…

– Đúng rồi đó má. Năm mới con muốn nói với má một chuyện.

– Chuyện gì?

– Công danh má đã có, tìm lại được con xong, má có nhiều niềm vui lớn rồi nhưng môt điều con muốn.

– Điều gì?

– Má phải lập một gia đình, để có người chung vui chia sẻ hạnh phúc vui buồn của má. Má không thể ở mãi như vậy được. Chuyện ba đã trôi qua nhiều rồi. Hay là má còn thương ba!

– Cám ơn, con nhỏ mà đã biết hướng về tương lai cho má. Làm sao má còn nghĩ đến ba Phong con được? Khi ba đã có gia đình rồi. Có người thương má lâu rồi muốn kết hôn với má. Nhân ngày lễ tình yêu tháng hai ngày 14 sắp tới, nhưng má còn đắn đo …

– Nếu má xét mọi góc độ và nhất là tình yêu, má thấy yêu được má nên chấp nhận lời đề nghị đó.

– Má chưa nhận chấp việc kế hôn với anh ta. Nhưng má chỉ chấp nhận chuyến về Việt Nam sắp tới của má, có anh ta đi chung chuyến.  Anh ta là một chuyên viên điạ ốc vững vàng, là em ruột của anh chị  ân nhân, đưa má lên thuyền vượt trùng dương ra hải lý…

– Đời má xui cũng nhiều nhưng hên cũng lớn, con rất mừng. Con cũng thế đứa con mồ côi, nhưng ai muốn cũng không dễ được? Vậy ông trời đã thương mẹ con mình, đã nhìn xuống má à.

– Đang nói chuyện với con. Một đường giây khác gọi vô Thanh Lê bảo:

– Ngoại gọi vô cho má. Vì thấy đã tết mùng hai má chưa gọi về đó.

Nghe mẹ nói Kỷ Niệm giục:

– Thôi má nói chuyện với ngoại đi. Chúc má năm mới thành đạt vui vẻ, con gặp lại má sau cho con hôn má nhá!

– Chúc con may mắn toại nguyện.  Má cũng muốn hôn con nhiều…

Thanh Lê nói với con một câu nói cuối cùng. Trước khi rời đường dây con. Thật là con giống mình như đúc hồi đó. Thanh Lê nghĩ. Tiếp theoThanh Lê bắt đường dây nói chuyện với me cha cô trong dịp xuân.

Đến hết ba mẹ lại tới anh chị. Hết anh chị lại tới Minh Hiển gọi lại. Hết Minh Hiển gọi lại tới ba bé Kỷ Niệm gọi thêm. Nàng thật mệt mỏi với ngày tết cổ truyền. Nhưng không sao, vẫn thấy long vui. Bù lại những ngày nàng xa cách… Và lủi thủi ăn học. Xong hết tất cả các cuộc gọi. Nàng tìm lấy tấm hình mình ngày xưa so với hình Kỷ Niệm, thật giống nhau một chín một mười . Nàng vui vẻ nhìn mỉm cười như thư giãn, rồi khóa máy iPhone. Nàng đi mở nhạc xuân quê hương, để ngủ một giấc ngon lành. Bỗng nhiên nàng cũng muốn nghe bản  nhạc- “Nụ hôn  Đầu” của nhạc sĩ nào đó.

Và những cảm giác là lạ, đưa nàng thiêm thiếp trong bản nhạc “Hương Xưa” tiếp theo. Giấc ngủ nhẹ như đã chờ đưa nàng trong trạng thái bình yên và thanh thản. Một diễm phúc bù sớt tuyệt vời mà lâu lắm nàng mới thấy….

Ngoài trời vẫn xuân. Không phải xuân cho những người dân của xứ sở American. Mà xuân cho người Việt Nam có quê hương tổ quốc, nguyên thủy của họ, dù tha phương.

viết xong 2011{jcomments on}


 

3 thoughts on “Nụ Hôn Đầu – Phần Ba

  1. Phan Nam

    T.T.Hiếu Thảo viết truyện rất hay! Những lời đối thoại rất luân lưu như một giòng chảy lôi cuốn một sức hút lớn làm
    người đọc rất thích vậy!

    Phan Nam

    Reply
  2. TT.Hiếu Thảo

    Thanh PhanNam đã đến đọc truyện HT viết”Những lời đối thoại rất luân lưu như một giòng chảy lôi cuốn một sức hút lớn làm
    người đọc rất thích vậy!”
    Được một người hiểu biết Kinh nghiệm ở sở trường thơ văn- ngôn ngữ học… Là Thảo mừng vui hân hạnh lắm. Món quà đó tinh thần đó, sẽ truyền thần vào tâm tư HT …
    Chúc vui

    Reply
  3. TT.Hiếu Thảo

    QT ơi.Anh PHan Nam comment Thảo mới coi lại. Sao “Nụ hôn đầu phần một” không có? QT làm ơn nói Admin hệ thống lại cho mình có đủ nha. Với lại comment và Recomment cũa mình ở trang này (Phần ba) cũng mất đâu hết tiêu vậy? Chỉ còn mình và anh Phan Nam mới vô lại thôi… Nếu hệ thống lại được đầy đủ. Rất mong QT help hoặc nói với Admin!
    Thân ái!

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.