Tác giả: Nguyễn Đoan Tuyết
Chiều xuống thật chậm ở một thành phố biển nổi tiếng cách Sài gòn không xa. Tôi không theo mọi người trong đoàn để đi vào chợ, các trung tâm thương mại, tham quan phố phường hay các di tích lịch sử văn hóa mà tôi có lí do để tự tách ra. Tôi đi tìm những phút giây yên tĩnh – tìm đến thế giới của riêng mình.
Sau khi hỏi kĩ lộ trình, tôi thong thả men theo hàng cây dương trải dài theo bãi biển, xách dép đi chân trần trên lớp cát mịn và ấm.Và trước mắt tôi là một khoảng xanh ngút mắt đến tận chân trời. Biển đây rồi!
Tự nhiên tôi thấy lòng nhẹ hẫng, dường như bao nhiêu mệt mỏi sau cuộc hành trình, bao nỗi muộn phiền trong phút chốc đã tan biến đi trong biển nước mênh mông kia.Vẫn đi men theo hàng dương dọc theo bãi cát tìm đến một nơi ít thấy bóng người, tôi chọn một gốc dương lớn làm điểm tựa để ngồi nghỉ chân, ngắm cảnh và thả hồn trôi theo dòng suy nghĩ .
Muôn đời biển vẫn xanh . Từng đợt sóng bạc từ ngoài khơi xa xô đuổi nhau chạy vào bờ cát. Hết đợt này đến đợt khác hầu như bất tận. Chỉ khi nào nhìn dòng nước chảy xuôi dưới chân cầu hay lớp lớp sóng biển nối tiếp nhau xô dạt vào bờ là tôi cảm nhận rất rõ bước đi của thời gian- chứ không phải thời gian có lúc ngưng đọng lại như ta nhầm tưởng . Cứ thế, tôi ngồi trầm tư dõi mắt theo từng “con sóng thời gian” trôi qua . Mà cũng thật kì lạ, thời gian cứ đi qua không bao giờ trở lại , còn dòng hồi ức của con người lại có thể kéo ngược thời gian lùi về quá khứ đã xa xăm- cũng tại thành phố biển này…
***
Vũng Tàu vào những ngày cuối cùng của sự kiện lịch sử 30-4…
Đó cũng là lần đầu tiên tôi đặt chân xuống thành phố biển xinh đẹp này.
Chạy dài theo các bãi tắm ven biển , từ Bãi Trước đến Bãi Sau, men theo các hàng cây dương liễu và dừa xanh ngát có không biết bao nhiêu là lều bạt che tạm của nhiều người dân tản cư từ các tỉnh miền Trung trôi dạt về đây. Trong khi đó những ngày này Sài gòn cũng giống như một chảo dầu đang sôi, không một ai có thể ngồi yên cả! Các trường học không còn không khí học hành nhưng ai cũng có mặt để cùng chia sẻ tình hình chiến sự nóng lên từng ngày.Và trong cái không khí nước sôi lửa bỏng ấy, tôi hòa vào trong số những sinh viên do trường đại học Vạn Hạnh tổ chức đi Vũng Tàu để “ cứu trợ đồng bào chiến nạn “. Chỉ có một người biết rất rõ mục đích chính của tôi trong chuyến đi ấy-cho nên ngoài lí do muốn làm một điều gì đó để giúp người dân tản cư, người ấy cũng không thể để tôi đi một mình.
Thế là suốt ngày hôm ấy, tôi được phân công cầm theo túi xách đựng các loại thuốc: thuốc đau mắt, thuốc tiêu chảy và các loại thuốc cảm thông thường để phát cho đồng bào ( gọi là cứu trợ cho oai chứ thật ra chỉ có phát thuốc và …an ủi họ là chính) . Đi tới đâu tôi cũng dò hỏi tin tức của gia đình ở Pleiku- lúc đó tôi đâu biết rằng hầu hết các cây cầu lớn trên QL1 đều bị đánh sập- giao thông đường bộ và cả đường hàng không dân sự đến và đi từ Pleiku đều bị ách tắc và hầu hết người dân Pleiku phải trải qua những giờ phút kinh hoàng trên con đường tỉnh lộ số 7 từ Phú bổn đi Tuy hòa. Tôi không biết gì hết vì mọi thông tin liên lạc đều bị cắt đứt trước đó hơn một tháng rồi. Suốt một ngày ròng rã đi khắp các lều trại mà hoàn toàn không biết tin tức gì của gia đình , không biết ba mẹ và các em sống chết ra sao , chỉ chứng kiến những khuôn mặt thất thần như vừa mới thoát ra từ cõi chết của người dân tản cư, những người vừa trải qua những mất mát tang thương và không biết những gì sẽ còn đến với mình? Tôi như rơi vào trạng thái lo lắng, hoang mang cực độ. Và không biết làm gì hơn tôi tìm ra phía biển.
Tôi cứ đi như thế và nhận ra cả ngày hôm ấy đã đi chân trần- lúc đó mới thấy đau nhức ở gan bàn chân nên ngồi lên cát xoa chân, thẫn thờ nhìn mông lung về phía chân trời. Biển vẫn xanh thẳm, sóng vẫn rì rào như vỗ về, như an ủi làm tôi thấy lòng dịu đi đôi chút.
– Người hùng đâu mà để cô bé ở đây một mình thế?
Một giọng nói pha chút giễu cợt vang lên từ phía sau, tôi quay lại nhận ra Kh- bạn cùng lớp với H .
– Làm sao mà em biết được, anh đi tìm anh ấy mà hỏi.
Thật ra tôi biết rõ H đang còn bận châm cứu cho nhiều người trong các lán trại kia- những căn bệnh trong phạm vi hiểu biết thuộc chuyên môn của anh và chỉ đến lúc đó tôi mới hiểu tại sao có lần anh đã tâm sự ngoài thời gian học ở trường anh còn học chữa bệnh ở cơ sở từ thiện của một lương y. Nhưng với Kh, tôi biết không cần phải nói gì thêm nữa.
Tự nhiên Kh trầm giọng xuống buông một câu:
– Đối với bọn anh, người tình phải là con gái Huế, còn tìm vợ phải là gái Bắc thì mới là tuyệt vời.
Tôi ngạc nhiên nhìn Kh. Trong hoàn cảnh này, và với tôi, không là gái Huế – cũng chẳng phải gái Bắc mà anh ta nói một câu như vậy chẳng phải là khiếm nhã lắm sao! Thật là buồn cười với ý nghĩ nếu yêu ai, lấy ai làm vợ thì người đó phải thuộc vùng nào, miền nào. Lại còn chuyện thích yêu người ở vùng này nhưng muốn lấy người ở vùng khác. Có lẽ anh ta chưa hiểu thế nào là tình yêu ! ? Chẳng phải khi yêu nhau người ta đều muốn được sống bên nhau suốt đời đó sao? Nếu cứ suy nghĩ như Kh thì làm sao có được một thiên tình sử tuyệt đẹp như người anh hùng Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân – làm sao một người xuất thân từ “ chân đất áo vải” ở một vùng quê xa xôi có thể chiếm được trái tim của một nàng công chúa “lá ngọc cành vàng”- mà lúc ấy các bậc danh sĩ, vương tôn công tử đất Thăng Long đâu phải là thiếu! . Tôi thầm nghĩ, cái chính là yêu thương, cảm mến và hòa hợp nhau, đến với nhau một cách tự nhiên mới là phải chứ, nhưng tôi không muốn tranh cãi, cứ để mặc Kh với những quan niệm kì quặc, địa phương cục bộ hẹp hòi của anh ta. Cứ thế, mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng của mình, không nói gì với nhau nữa, cho dù Kh có ngồi cạnh tôi nhưng tâm hồn chúng tôi xa cách nhau như mặt trăng với mặt trời vậy.
Bất chợt một giọng reo vui vang lên từ phía sau lưng:
– Em ở đây mà anh đi tìm khắp nơi!
Tôi không dấu được niềm vui khi thấy H cũng vừa đi tới, tay cầm một túi nước trong trong có cắm ống hút có lẽ là nước dừa. Lúc đó Kh cũng đứng lên chào và đi về hướng khác.
– Anh mang ở chùa ra cho em đấy, em uống đi.
Nhìn khuôn mặt tươi cười nhưng có vẻ mệt mỏi còn lấm tấm mồ hôi của anh, tôi lắc đầu:
– Chắc anh còn mệt lắm, thôi, em nhường cho anh đó !
– Hồi trưa bận quá nên anh chỉ ăn qua loa rồi làm việc tiếp chứ không được nghỉ.
– Ai biểu…tại anh mà!
– Tại anh làm sao?
– Ai biểu anh…mê “ cứu nhân độ thế “ làm chi !
H nở nụ cười rất hiền, không dấu được niềm vui sướng vì một lời khen tế nhị. Chúng tôi cùng nhau uống nước dừa, vị ngọt ngào thanh mát của nước dừa hay hương vị của những rung động đầu đời thấm vào hồn tôi –tôi cũng không biết nữa. Hàng dương lao xao trong gió hòa với tiếng sóng vỗ rì rào trong một buổi chiều biển lặng. Trong thoáng chốc tôi như quên đi bao nỗi lo canh cánh trong lòng . Bao giờ cũng vậy, chúng tôi có thể trò chuyện, trao đổi cùng nhau nhiều vấn đề nhưng thường là tôi nghe nhiều hơn vì H nhiều tuổi hơn, học trên tôi hai năm lại sống ở Sài gòn từ nhỏ nên hiểu biết từng trải hơn tôi. Trong câu chuyện, nếu có lúc nào đó bất đồng ý kiến với nhau bao giờ tôi cũng tìm được một tiếng nói chung để tránh xung đột – nghĩa là vẫn luôn chiều ý nhau.
Có một lần, H nhìn tôi nheo nheo đôi mắt hóm hỉnh sau cặp kính cận bảo:
– Trông em chẳng có vẻ gì là “Con gái Bình Định cầm roi đi quyền” cả.
– Tại anh chưa thấy đó thôi , nếu cần em cũng phải “dương oai diễu võ” để tự vệ chớ !
– Ghê nhỉ ! Chắc sau này anh phải đi học võ Bình Định để phòng thân mới được.
Cứ thế, trong câu chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng xen vào những lời bóng gió xa xôi của anh và tôi thường chỉ che miệng cười như muốn dấu đi niềm hạnh phúc bất ngờ. Cái duyên cớ để tôi và H quen nhau lại cũng do viết lách. Tôi có bài viết trong Đặc San Xuân của phân khoa Giáo Dục Ban Việt Hán mà H lại ở trong Ban báo chí ( BBC ) của khoa. Thế là sau đêm hội diễn văn nghệ toàn khoa, vừa ló mặt đến trường đã gặp cô bạn học cùng lớp vừa nhoẻn miệng cười có vẻ bí hiểm vừa đưa cuốn tập san Xuân :” Của anh H trong BBC tặng cho người có bài viết đó.”Tôi mở ra ngay trang đầu có những lời đề tặng toàn chữ Hán nét rất đẹp, về hì hục tra từ điển mà dịch cũng không xuôi vì tiếng Hán rất khó chứ không như tiếng Pháp- tiếng Anh mà chúng tôi đã học thời trung học. Cuối cùng vì tế nhị, tôi phải nhờ một nhà sư giỏi chữ Hán dịch hộ chứ không dám mang vào trong lớp. Đại để là “ Tặng T.S với những lời chúc tốt đẹp nhất, hàng chữ bên dưới là người thay mặt BBC kí tên – chỉ có vậy thôi mà đã làm trái tim tôi xao xuyến, vẩn vơ. Phải chăng đây là một cách mà người nam muốn “đối tượng” chú ý đến mình?.
Sau đó, tôi mới biết là H đã “để ý” đến tôi qua các bài trắc nghiệm mà ông anh của H- vốn là một giáo sư của trường phụ trách môn “ Tinh thần và phương pháp đại học” đã mang về nhà. Tôi biết là vì :”Anh thấy em thật không giống với nhiều người con gái khác”, “ Vì em là con gái tỉnh lẻ quê mùa, không xinh đẹp và lịch thiệp như các cô ở đây phải không ?” – “ Không phải thế, phần đông con gái thích chưng diện để tìm người yêu, còn em- em lại thích đọc sách và suy tư ”. Tôi chỉ mỉm cười vì không thể nói ra với anh những ước vọng thầm kín của lòng mình. Anh đã đưa tôi tới các quán ăn- những quán nhỏ nhưng luôn đông khách ở các ngõ hẻm của Sài Gòn để thưởng thức những món Bắc như bún thang, bún ốc, bánh cuốn…mang hương vị quê hương anh. Còn tôi , không biết tìm đâu ra giữa chốn phồn hoa này một món ăn nào mang bản sắc quê mình nên chỉ biết tặng cho anh cuốn “ Nước non Bình Định “ của Quách Tấn để anh tha hồ mà “ thưởng thức “. Cho đến một ngày H muốn đưa tôi về giới thiệu với gia đình nhưng khi gần đến nhà anh, thấy thấp thoáng một bà cụ đầu vấn khăn nhung đen trong nhà là tôi rụt cổ lại không dám vào nữa- tôi sợ không biết gia đình, bố mẹ anh có chấp nhận một người con gái ở phương xa xứ lạ như tôi không? Tôi sợ giống như sợ một cái gì thật đẹp nhưng cũng rất mong manh dễ vỡ. H đành chiều lòng tôi và đợi một dịp khác
Và lúc này đây, cũng vì thấu hiểu tâm trạng rối bời của tôi nên anh chỉ yên lặng không nói gì, phải chăng sự đồng cảm sâu sắc đâu cần cứ phải nói ra – mặc dù giọng nói trầm tĩnh, ấm áp của anh rất dễ đi vào lòng người.
Chúng tôi cứ ngồi ngắm hoàng hôn rơi dần trên biển cho đến khi sẩm tối mới rảo bước về ngôi chùa mà cả đoàn sinh viên cứu trợ xin nghỉ tạm qua đêm. Chùa quay mặt ra biển, tọa lạc trên sườn một ngọn núi có những bậc thang bằng đá để đi lên . So với những ngôi chùa nằm trong lòng phố náo nhiệt ở Sài gòn thì những ngôi chùa nhấp nhô trên những triền núi ở đây có vẻ đẹp hùng vĩ, yên tĩnh và thoát tục hơn. Khi tôi và H đến nơi thì mọi người cũng đã có mặt đông đủ để chuẩn bị dùng cơm chay buổi tối cùng với nhà chùa. Cơm nước xong, dù cả ngày mệt mỏi nhưng hình như không ai muốn đi ngủ cả- cánh nam thì tụ tập dưới bóng cây bên hông của chánh điện vì các anh đã xin phép sư thầy mang ti vi ra xem ở đó để vừa xem thời sự nóng hổi vừa bình luận tình hình chiến cuộc. Đúng vào lúc đó, ông Thiệu lên ti vi lớn tiếng chỉ trích người “anh em đồng minh” đã rút quân bỏ đi về nước làm tất cả đều bàng hoàng, rúng động! Thế là mỗi người đưa ra một phỏng đoán , không ai biết chắc chắn điều gì sắp xảy ra nhưng đều linh cảm một sự đổi thay ghê gớm sẽ làm thay đổi số phận của mỗi người và câu chuyện cứ thế kéo dài mãi không dứt. Bọn con gái chụm đầu vào nhau vừa chuyện trò vừa ngắm biển trời bát ngát dưới trăng cho vơi đi tâm trạng âu lo trĩu nặng trong lòng. Người thì lo bố hoặc người yêu ở nơi chiến trận đạn lạc bom rơi ! .Kẻ thì lo không biết người thân hiện đang tản cư về chốn nào, sống chết ra sao? Không biết rồi mai đây trường lớp,bạn bè sẽ đi về đâu?
Mảnh trăng hạ tuần chênh chếch về phía tây, dường như cũng héo úa nhạt màu như tâm trạng của chúng tôi. Có lẽ không còn lòng dạ nào để ngắm cảnh nữa nên tôi tìm vào một căn phòng nhỏ cạnh gian bếp sau chùa để ngã lưng rồi thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn đầy ác mộng. Không biết bao lâu, tôi mơ hồ cảm thấy có ai đó áp bàn tay lên trán mình rồi vuốt ve nhè nhẹ, một cảm giác mơn man khó tả khiến tôi choàng tỉnh và nhận ra khuôn mặt của H rất gần đang nhìn tôi đầy thương cảm. Hoảng hốt, tôi kêu lên:
– Trời ơi sao anh lại ở đây ?
– Không thấy em đâu cho nên … Em có sao không?
– Em không sao. Chỉ mệt một chút vì đi nhiều quá thôi.
– Em hãy can đảm, mạnh mẽ lên! Vẫn còn hi vọng… Bây giờ thì nghe anh uống thuốc đi cưng.
Anh cho tôi uống mấy viên thuốc an thần rồi lại ra ngoài tiếp tục câu chuyện thời sự đến thâu đêm, suốt sáng.
Có lẽ đó là một trong những đêm mà tôi khó quên nhất trong đời.
Thế là sau đó không lâu, tất cả đã bị cuốn đi theo dòng lốc xoáy của thời cuộc!.Tôi không còn điều kiện để tiếp tục vào Sài gòn học, còn gia đình H cũng lâm vào cảnh khó khăn, anh phải phụ với bà chị dâu- vốn cũng là một giảng viên tại trường- bán nước mía kiếm sống qua ngày rồi sau đó họ đã đi nước ngoài. Nhiều người cùng cảnh ngộ như thế cũng đã ra đi. Bạn bè tan tác mỗi người một ngả. Cuộc “đổi đời” đâu phải ai cũng giống như ai, đâu phải chỉ có nụ cười và sum họp! Cuộc sống vốn mang trong lòng nó những thăng trầm dâu bể, những hạnh phúc và khổ đau, niềm vui và nước mắt
** *
Đêm đã buông màn đi ngủ từ lâu nhưng phố biển du lịch tràn ngập ánh trăng như Vũng Tàu vẫn còn đang thao thức. Những dấu vết cảnh cũ năm xưa vẫn còn đó, nhưng những con người cũ đã lưu lạc phương nào? Người ấy giờ đây đã cách xa đến hơn nửa vòng trái đất và đâu phải chỉ có khoảng cách của không gian … Không biết người ấy có bao giờ còn nhớ lại một chút dư hương ? .
Hàng thùy dương vẫn lao xao, thì thầm với gió, với biển xanh những lời tự tình muôn thuở.
{jcomments on}
một chút tìm về kỷ niệm, văn tha thiết… Chút chị vui ĐT,
Cảm ơn TT Hieu Thảo đã để lại cảm nhận. Chúc em vui và nhiều cảm hứng sáng tác nhé
Ký úc hiện vê…bài viết tran đầy kỷ niệm trong thời cuộc loạn lạc của thời điểm bấy giờ khiến lòng bùi ngùi xót xa! hay lắm Đoan Tuyết! cũng đã 40 năm rồi với bao nhiêu thay đổi! chúc ĐT luôn vui khoẻ nhé!
Kim Loan ơi, ai cũng có một thời để nhớ nhưng với mình lại gắn với sự kiện 30-4, một cuộc đổi đời dữ dội nên càng nhớ mãi không thôi
Thời gian có thể xóa nhòa nhiều thứ nhưng kí ức về TY khó thể phai mờ …
Cảm ơn bạn đã đồng cảm, chúc vui nha !
Chị rất thích bài viết này nhất là những đoạn
“Bạn bè tan tác mỗi người một ngả. Cuộc “đổi đời” đâu phải ai cũng giống như ai, đâu phải chỉ có nụ cười và sum họp! Cuộc sống vốn mang trong lòng nó những thăng trầm dâu bể, những hạnh phúc và khổ đau, niềm vui và nước mắt “
Và “Đêm đã buông màn đi ngủ từ lâu nhưng phố biển du lịch tràn ngập ánh trăng như Vũng Tàu vẫn còn đang thao thức. Những dấu vết cảnh cũ năm xưa vẫn còn đó, nhưng những con người cũ đã lưu lạc phương nào? Người ấy giờ đây đã cách xa đến hơn nửa vòng trái đất và đâu phải chỉ có khoảng cách của không gian … Không biết người ấy có bao giờ còn nhớ lại một chút dư hương ? .
Hàng thùy dương vẫn lao xao, thì thầm với gió, với biển xanh những lời tự tình muôn thuở.
Hoài niệm kí ức xưa quá sâu sắc Cám ơn bài viết của ĐT Chúc vui nhé
Em cảm ơn chị Cẩm Tú Cầu đã đọc và chia sẻ, bài dài mà chữ lại nhỏ thế này mà ai chịu khó đọc là em vui rồi .
Em chúc chị sức khỏe để viết khỏe chị nhé
Đọc “Dưới Bóng Thùy Dương” của Nguyễn Đoan Tuyết tôi có mấy lời cảm nhận:
Thứ nhất là cô viết bằng một văn phong trong sáng, nhẹ nhàng, tự nhiên. Câu văn ngắn gọn, ý tứ mạch lạc. Tả cảnh , tả tình, tả về tình hình chiến sự hay tâm trạng của của con người trước cuộc bể dâu đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh mẻ.
Những câu cô tả cảnh thật hay: “tôi thong thả men theo hàng cây dương trải dài theo bãi biển, xách dép đi chân trần trên lớp cát mịn và ấm.Và trước mắt tôi là một khoảng xanh ngút mắt đến tận chân trời. Biển đây rồi!” (DBTD-Đoan Tuyết).
Và :
“Muôn đời biển vẫn xanh . Từng đợt sóng bạc từ ngoài khơi xa xô đuổi nhau chạy vào bờ cát. Hết đợt này đến đợt khác hầu như bất tận….” (NĐT)
Thờ gian vật lý và thời gian tâm lý cô cũng nhận xét và phân tích rất chính xác:
“Chỉ khi nào nhìn dòng nước chảy xuôi dưới chân cầu hay lớp lớp sóng biển nối tiếp nhau xô dạt vào bờ là tôi cảm nhận rất rõ bước đi của thời gian- chứ không phải thời gian có lúc ngưng đọng lại như ta nhầm tưởng . Cứ thế, tôi ngồi trầm tư dõi mắt theo từng “con sóng thời gian” trôi qua . Mà cũng thật kì lạ, thời gian cứ đi qua không bao giờ trở lại , còn dòng hồi ức của con người lại có thể kéo ngược thời gian lùi về quá khứ đã xa xăm…” (NĐT)
Một câu chuyển đề rất hay để đưa ký ức trở về quá khứ…Đó là những ngày cuối tháng Tư, tình hình chiến sự, rồi tình yêu được cô lồng vào trong bối cảnh đó đã để lại những dấu ấn không thể nào quên…
Rồi lòng cô bâng khuâng, xúc động vì những giòng viết ngắn ngủi đề tặng sách của người yêu cô:
“chỉ có vậy thôi mà đã làm trái tim tôi xao xuyến, vẩn vơ.” (NĐT) Và tác giả cũng đã cho ta thấy cô có một đời sống nột tâm phong phú khi người yêu của cô nhận xét:
“…phần đông con gái thích chưng diện để tìm người yêu, còn em- em lại thích đọc sách và suy tư .” (NĐT)
Trước hết cho ĐT được cảm ơn BBT -trong đó có anh Minh Kha đã đăng bài vào thời điểm sắp đến 30-4 theo nguyện vọng của người viết.
Cảm ơn anh đã có sự đồng cảm sâu sắc qua việc trích dẫn các đoạn văn nhiều tâm trạng, nhất là khi anh có nói đến “thời gian vật lý và thời gian tâm lý “. Vâng, ĐT rất tâm đắc về điều này, vì bởi 40 năm qua, nếu ta nhân theo con số mỗi năm có bao nhiêu ngày, mỗi ngày có bao nhiêu giờ-phút-giây thì tổng số bất di bất dịch. Thế nhưng đối với thời gian tâm lý thì lại khác, có lúc ĐT thấy năm tháng ấy, kỉ niệm ấy như mới xảy ra ngày hôm qua, có lúc lại thấy như chuyện cổ tích xa xưa của ngàn năm trước vậy.
(Tiếp….)
Và cô cũng đã rất nặng lòng với quê hương Bình Định của mình khi viết những câu thật dễ thương:
“Còn tôi , không biết tìm đâu ra giữa chốn phồn hoa này một món ăn nào mang bản sắc quê mình nên chỉ biết tặng cho anh cuốn “ Nước non Bình Định “ của Quách Tấn để anh tha hồ mà “ thưởng thức “.
Để rồi cuối cùng:
“tất cả đã bị cuốn đi theo dòng lốc xoáy của thời cuộc!..” (NĐT) mà cuộc đổi đời thì cũng tràn đầy nước mắt:
“Bạn bè tan tác mỗi người một ngả. Cuộc “đổi đời” đâu phải ai cũng giống như ai, đâu phải chỉ có nụ cười và sum họp! Cuộc sống vốn mang trong lòng nó những thăng trầm dâu bể, những hạnh phúc và khổ đau, niềm vui và nước mắt…” (NĐT)
Một bài viết ngắn, hay và sâu lắng. Đọc xong như còn thấy những bàng hoàng, thổn thức và hình như nỗi buồn sâu kín còn đọng lại đâu đây, trên hàng thùy dương lao xao, hay trong tiếng gió thì thầm hay những lời tự tình của biển xanh muôn thuở?
“Người ấy giờ đây đã cách xa đến hơn nửa vòng trái đất và đâu phải chỉ có khoảng cách của không gian … Không biết người ấy có bao giờ còn nhớ lại một chút dư hương ? ” (NĐT)
Chỉ còn:
“Hàng thùy dương vẫn lao xao, thì thầm với gió, với biển xanh những lời tự tình muôn thuở.” (NĐT)
ltmk
Đúng như anh nói, mặc dù sống xa quê từ thuở nhỏ nhưng tình cảm đối với cội nguồn quê hương làm sao mà quên được phải không anh, sau này ĐT sẽ xin chia sẻ một bài riêng về tình cảm này.
Sự kiện 30-4-75 đã cuốn theo bao nhiêu là cảnh ngộ, số phận con người lúc ấy thật mong manh, khó mà làm chủ được vận mệnh của mình và ĐT cũng nằm trong số ấy, âu cũng là duyện phận mà thôi.
Một lần nữa xin được cảm ơn anh Minh Kha thật nhiều
Đoan Tuyết. Chị đã đọc bài viết của em. Chị cũng có những cảm nhận như LêTrọngMinhkha Một bài viết hay và sâu lắng. Chỉ có người có tình yêu sâu nặng về quê hương và con người mới viết nên những lời rung động tâm hồn người đọc như thế. Cảm ơn nhiều.
“Chỉ có người có tình yêu sâu nặng về quê hương và con người mới viết nên những lời rung động tâm hồn người đọc như thế “.
Em cảm ơn chị Bích Thủy- người chị đồng hương thật nhiều. Với cảm nhận trên, chị đã mang đến cho em niềm vui và hạnh phúc, an ủi em rất nhiều
Đêm đã buông màn đi ngủ từ lâu nhưng phố biển du lịch tràn ngập ánh trăng như Vũng Tàu vẫn còn đang thao thức. Những dấu vết cảnh cũ năm xưa vẫn còn đó, nhưng những con người cũ đã lưu lạc phương nào? Người ấy giờ đây đã cách xa đến hơn nửa vòng trái đất và đâu phải chỉ có khoảng cách của không gian … Không biết người ấy có bao giờ còn nhớ lại một chút dư hương ? .
Hàng thùy dương vẫn lao xao, thì thầm với gió, với biển xanh những lời tự tình muôn thuở.
Bài viết hay, sâu sắc, gợi nhớ về những tháng ngày xa xưa cũ, mà Đoan Tuyết ơi, chắc người ấy không bao giờ quên đâu chỉ là chưa thể liên lạc được đó thôi.
“mà Đoan Tuyết ơi, chắc người ấy không bao giờ quên đâu chỉ là chưa thể liên lạc được đó thôi “.
Quốc Tuyên đã chạm đến một trong những nỗi niềm sâu kín của ĐT rồi đó, đã bao lần mình tự hỏi nếu số phận xoay vần có ngày mình gặp lại người ấy thì sao nhỉ ? Eo ôi, sợ lắm, thà cứ để kỉ niệm đẹp mãi với thời gian !
Cảm ơn bạn đã chia sẻ sâu sắc
Đêm đã buông màn đi ngủ từ lâu nhưng phố biển du lịch tràn ngập ánh trăng như Vũng Tàu vẫn còn đang thao thức. Những dấu vết cảnh cũ năm xưa vẫn còn đó, nhưng những con người cũ đã lưu lạc phương nào? Người ấy giờ đây đã cách xa đến hơn nửa vòng trái đất và đâu phải chỉ có khoảng cách của không gian … Không biết người ấy có bao giờ còn nhớ lại một chút dư hương ? .
Hàng thùy dương vẫn lao xao, thì thầm với gió, với biển xanh những lời tự tình muôn thuở.
Về lại một nơi mà có quá nhiều kỷ niệm, làm sao mà không hoài niệm, làm sao mà có thể quên những giây phút êm đềm bên người thương, làm sao không khỏi rung động tiếc nuối. Và nhất là với một tâm hồn phong phú, một người thơ nữ, tinh tế, sâu sắc, tài hoa như Đoan Tuyết thì không thể nào quên. Nhờ đó mà độc giả mới được đọc được bài viết trong sáng nhẹ nhàng, làm chùng cả lòng người như thế. Cám ơn Đoan Tuyết đã kể một câu chuyện rất đẹp.
Đọc cảm nhận của Thu Thủy mà cứ thấy ngây ngất như được uống rượu mạnh vậy nha, rất vui vì những lời khen đầy ưu ái của Thủy, nhưng có lẽ mình chưa thật xứng đáng như lời Thủy đâu
Chúc TT luôn mạnh giỏi, hạnh phúc và nhớ phát huy sở trường bình thơ, văn nữa nhé (nhớ kéo Kim Đức về lại HX thành một cặp bài trùng)
Cuộc dâu bể để lại bao nhiêu vết thương lòng, dẫu ngọt ngào hay mặn đắng vẫn là những kỷ niệm khó phai.
Văn phong trong sáng nhẹ nhàng lôi cuốn người đọc.
Cám ơn Nguyễn Đoan Tuyết.
chúc vui.
Cuộc dâu bể để lại bao nhiêu vết thương lòng, còn gây ra lắm cảnh tử biệt sinh ly đâu dễ nguôi quên trong một sớm một chiều, phải không Lâm Cẩm Aí ? Cảm ơn bạn đã đọc bài và chia sẻ.
ĐT cũng chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc nhé !
Đọc những dòng hồi ức của chị với một chút ngậm ngùi, tháng tư bảy lăm có biết bao cuộc chia ly, tháng tư của bốn mươi năm trước MT cũng đã đánh mất nhiều thứ trong cuộc đời giống như chị vậy đó.
Xin chia sẻ cùng chị một chút nỗi buồn mang tên tháng tư chị Đoan Tuyết nhé.
” tháng tư của bốn mươi năm trước MT cũng đã đánh mất nhiều thứ trong cuộc đời giống như chị vậy đó”.
Vậy chúng ta là những người có chung “nỗi buồn mang tên tháng tư” MT nhỉ? Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ rất đáng yêu. Ta cùng hoài niệm về những ngày tháng ấy và cất nó trong tiềm thức nhé
Sau 30/4 vật đổi sao dời tui cũng bị đổi đời,bỏ chợ lên núi tàn hết ước mơ…
Vậy là Đặng Danh cũng có kí ức buồn về 30-4 phải không?Có người bỗng chốc như lên trên mây, có kẻ như rơi xuống vực
Cuộc đời dâu bể vô thường
Lên voi xuống chó trăm đường xót xa !