Tiểu sử: ( Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%C3%A0n_Chu%E1%BA%A9n và
https://tienphong.vn/tu-linh-luon-dung-ten-sang-tac-cung-doan-chuan-la-ai-post1144161.tpo)
Đoàn Chuẩn (15 tháng 6 năm 1924 – 15 tháng 11 năm 2001) là một nghệ sĩ biểu diễn ghi-ta Hawaii, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ.
Sinh ra trong một gia đình tư sản nổi tiếng ở Hải Phòng, ông là con trai thứ hai của nhà tư sản Đoàn Đức Ban (Vạn Vân) – chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng và lớn nhất trên toàn cõi Đông Dương trước Cách mạng Tháng Tám (1945). Ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn ghi-ta Hawaii. Ông sáng tác ca khúc đầu tiên là “Ánh trăng mùa thu” vào năm 1947 tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình. Ca khúc này gắn với một kỷ niệm về làng Khuốc (đất Chèo).
Tất cả ca khúc của ông đều được ghi tên tác giả là “Đoàn Chuẩn-Từ Linh”. Thực ra Từ Linh (? – 1992) không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu – một nhiếp ảnh gia. Cái tên chung mà người nhạc sĩ này đã chọn để sử dụng vẫn là một ẩn số đối với công chúng.
Đầu năm 2000, ông bị tai biến mạch máu não và hôn mê. Sau đó, ông tỉnh lại nhưng mất tiếng nói, chỉ có thể bút đàm cho đến lúc qua đời lúc 22 giờ, ngày 15 tháng 11 năm 2001.
Giai thoại và cuộc đời
Đoàn Chuẩn, theo lời kể của con trai là Đoàn Đính, nổi tiếng về tính cách phong lưu và hào hoa có thể so sánh như công tử Bạc Liêu ở Nam Kỳ Việt Nam thời bấy giờ.
Ông đã từng thuê rất nhiều ô để che nắng cho một trong hai chiếc Cadillac ở Việt Nam thời đó khi đi tắm biển ở Hải Phòng, diện tích ô che phủ bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu. Cách ăn mặc của Đoàn Chuẩn cũng rất cầu kỳ: một ngày ông có thể thay vài bộ quần áo và hàng chục đôi giày; chỉ ăn tôm mới bắt 15 phút trước và đã được bóc nõn quấn mỡ kho.[cần dẫn nguồn]
Đoàn Chuẩn rất đa tình. Ông đã sáng tác tặng một người đẹp của miền Bắc lúc đó sáu bài hát trong khi với vợ mình, ông chỉ viết tặng bà vỏn vẹn hai bài. Thời trẻ, ông đã từng dành ba năm thuê người mỗi ngày mang một bông hồng đến tặng người con gái mà ông yêu.[cần dẫn nguồn]
Về sau, gia cảnh của nhà Đoàn Chuẩn có phần giảm sút nhưng ông vẫn sống rất vui vẻ và hạnh phúc bên vợ mình
Tác phẩm
1. Ánh trăng mùa thu, 1947 (ca khúc đầu tay)
2. Tình nghệ sĩ, 1947
3. Đường về Việt Bắc, 1948
4. Lá thư, 1949
5. Thu quyến rũ, 1950
6. Chuyển bến, 1952
7. Gửi gió cho mây ngàn bay, 1952
8. Cánh hoa duyên kiếp (hay “Dạ lan hương”), 1953
9. Lá đổ muôn chiều, 1954
10. Tà áo xanh (hay “Dang dở”), 1955
11. Chiếc lá cuối cùng, 1955
12. Để có những chiều tắt nắng, 1955
13. Một gói nho khô, một cánh pensée, 1955
14. Vàng phai mấy lá (hay “Vĩnh biệt” hay “Bài ca bị xé”), 1955
15. Tâm sự, 1956
16. Gửi người em gái miền Nam, 1957
17. Bên cầu, 1962
18. Thuở trâm cài (bút danh Việt Tử; 1965)[1]
19. Khuôn mặt em (thơ: Văn Cao), 1987
20. Đường thơm hoa sữa gọi (thơ: Vân Long), 1988
21. Phấn son, 1989
22. Màu nắng có bao giờ phai đâu, 1989 (ca khúc cuối cùng)
*Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu, (1928 – 1987) tại Hà Nội, quê gốc ở Hưng Yên. Sinh thời, ông là người có nhiều tài lẻ khi biết chơi guitar, thổi kèn, thường tỉ mẩn sửa cassette, biết tiêm phòng, chụp và chơi ảnh.
Ngoài đời, hai ông chơi rất thân và cùng nhau sáng tác, nên những tác phẩm có tên chung là công sức của cả hai người vì phải tâm đầu ý hợp thì mới viết ra được”.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý, người bỏ ra nhiều công sức đi tìm câu chuyện về Đoàn Chuẩn – Từ Linh chia sẻ rằng: “Đoàn Chuẩn – Từ Linh như là một cặp bài trùng. Cho đến gần đây Từ Linh vẫn luôn là 1 ẩn số.
Trước giờ phút Từ Linh qua đời năm 1987 thì Đoàn Chuẩn đi bộ sang, mang theo máy đo huyết áp, rồi bóp chân và vuốt mắt cho bạn khi trút hơi thở cuối cùng.
Đoàn Chuẩn không phải dễ tính, ông là người rất chọn lọc cho nên việc ông đưa tên bạn mình các sáng tác thì có nghĩa là Từ Linh phải có một vai trò nào đó rất quan trọng”, nhà văn khẳng định.
Còn theo lời Hà Thạch Anh, con trai nhạc sĩ Từ Linh thì bố anh và Đoàn Chuẩn khăng khít đến mức ngoài sức tưởng tượng của mọi người. “Còn về tính cách thì hai ông lại trái ngược nhau, bác Chuẩn là người dễ xúc động còn bố tôi sống hòa nhã, chơi kèn, ghi ta và nhiều thứ khá giỏi.
Sau này, khi bố tôi mất, bác Chuẩn có sáng tác thêm vài bài nữa, tôi nghe khác lắm nhưng bác ấy vẫn đưa tên bố tôi vào”.