Bóng xế ngày qua

 

Thơ : Nguyên Lương

Nhạc : Võ Tá Hân

Trình bày : Hồng Nhung

Bóng mát sân đình bên tường vôi trắng
Trường làng ngợp nắng bóng tuổi thơ xa
Con đường về ngoại luồng qua truông vắng
Hái trái chim chim xanh đỏ làm quà

Tuổi thơ dấu mặt trong tay gìa ngủ
Chập chờn mưa rơi đạn bom chiến tranh
Ngoại sầu héo hắc lõm sâu đôi mắt
Con lớn lên theo mưa gió quê mình

Mặt trời ngả đầu xuyên qua triền núi
Chiều buồn mênh mang mắt ngoại xa xăm
Ôm cháu vào lòng ầu ơi… nước mắt
Mai lớn con đi, con bỏ xóm làng

Truông vắng một đêm cày tan nát đất
Trường làng một đêm rung sập mái che
Đôi vai con nặng chịu thêm thù hận
Ngoại gom vô vọng đợi chờ ngày đi

Quê hương xa lắc, người còn hay mất?
Vườn nhà vùi chôn nấm mộ đất khô
Ngủ mơ gối ấp vòng tay ơi! Ngoại
Vòng tay như thể vồng đất đợi chờ

Ngày nào trở về đi qua triền núi
Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ

Đã sống trên quê những ngày thơ ấu
Ngọt mềm môi son trái đỏ chim chim
Trường xưa sân đình giờ đây thiếu nắng
Tường vôi rêu phủ bóng xế ngày qua.{jcomments on}

 

55 thoughts on “Bóng xế ngày qua

  1. Võ Như Vũ

    Thời chiến tranh, ngủ chập chờn lòng Ngoại, dưới mưa đạn bom. Lớn khôn rồi, lại bỏ xóm làng.
    Bài thơ buồn, làm nhớ quê, nhớ ngoai!
    Cảm ơn anh Nguyên Lương!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn Vũ. Bài này mình viết năm 90 sau 15 năm xa xứ. Về thăm quê thì Ngoại đã mất được cũng 10 năm, ngoài vườn còn lại nấm mộ đất chôn người.
      Về lại Singapore viết bài này, Anh Hân đọc , thích và phổ nhạc.
      Nay nghe lại bài hát gần 20 năm thấy cũng còn buồn.
      NL

      Reply
  2. nguyen ngoc tho

    “…Con đường về ngoại luồng qua truông vắng
    Hái trái chim chim xanh đỏ làm quà…”

    Hai câu này thật “hình ảnh” gợi tràn hoài niệm…
    Anh NL đã “tút” cho em “chẻ” lại hơn 40 năm xa xứ và cứ nao nao muốn dzìa Quơ ngay ! Lời thơ quyện mềm khúc nhạc , đong đưa qua tiếng hát buồn sâu lắng của Hồng Nhung … làm người nghe thật xúc động !
    Chúc Anh NL Năm mới sức khỏe, hạnh phúc tràn niềm dzui nghen !

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Gởi Kiều Thanh,
      Đúng là thời đó đứa nào tới tuổi cũng sợ chết. Ráng học để tiếp tục sống, nhưng không biết sẽ sống được bao lâu. May qúa mà mình còn đây, bây giờ nhớ lại kỷ niệm cũ không hiểu sao chúng ta sống được qua giai đoạn kinh hoàng này. Nhớ lại mà còn sợ. Cảm ơn bạn đả đồng cảm.
      NL

      Reply
    2. Nguyên Lương

      Thơ ơi,
      “Lũ chúng ta sinh nhầm thế kỷ” đúng là nghĩ lại thấy hãi qúa phải không. Lạ lùng là thời đó vẫn sống vui, dù không biết ngày mai ra sao, thế nào. Hồng Nhung rất thích hát bài này, cô hát không lấy tiền bài này. Bây giờ gặp lại cô vẫn nhắc đến trái chim chim, mà chị vợ Anh Hân tưởng là trái chôm chôm. Chỉ có những người dân ở những vùng đất miền núi khô cằn mới có trái chim chim, dú dẻ. Hồi nhỏ ăn trái này đỏ cả miệng môi. Chúc vui xứ người nghen.
      NL

      Reply
  3. Quỳnh

    Ngày nào trở về đi qua triền núi
    Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
    Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
    Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ

    Nhớ câu hò của Ngoại quá anh NL ơi .

    Reply
  4. locbach

    “Con đường về ngoại luồng qua truông vắng
    Hái trái chim chim xanh đỏ làm quà”NL.
    Anh nhắc tôi trái chim chim quá đi,không biết tìm đâu để được nhìn,cầm tay và ăn lại trái cây này…cảm ơn anh NL.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Gởi Quỳnh,
      Ngoại của mình mắt bị mù vì đau mắt hột mà thời đó không biết chữa. Má thường mua thuốc và quà cho ngoại. Từ nhà mình đến ngoại khoảng 2 cây số. Hồi bé, mình là đứa luôn xung phong đem qùa cho Ngoại, chỉ vì đường đến nhà ngoại tình lắm. Hồi đó nhỏ xíu mà đã mơ mộng rồi nên nhiều khi đi cả giờ vẫn chưa đến nơi vì lang thang dọc dường hái chim chim, dú dẻ ăn chơi. Thích nhất là khi đến nơi, Ngoại thường ôm mình vào lòng hát ru. Có khi ngủ thiếp trên tay Ngoại hồi nào không hay. Ôi! những giấc ngủ trẻ thơ, ngoan, không mộng mị cho dù tiếng đạn bom đâu đây.
      Nhớ lại mà thương qúa quê hương.
      NL

      Reply
    2. Nguyên Lương

      Mai mốt có về thăm nhà, Lộc về những miền quê xa gần vùng núi cao, mùa nào cũng có trái chim chim chín đỏ. Nhìn trái này, nó giống chân con chim, nên người ta phải nói trái chân chim mới đúng. Nhưng mà chìm chim thì dễ thương hơn. Trái này ăn luôn cả hột thì nặng ruột lắm, khó r….
      Chúc vui.
      NL

      Reply
  5. R Xưa

    RỒI CŨNG QUA

    Cánh chim mỏng giữa biển đời nghiệt ngã
    Những ngôi sao bỗng thoắt lạc đường nhau
    Nguyệt cầm buồn từng giọt rơi thong thả
    Như xé hồn ai chạnh mối duyên đầu

    Xa lắc rồi những cũ càng thơ ấu
    Thuở ham vui nhen nhúm chút tình non
    Đâu có biết cuộc đời là biển lớn
    Nhận chìm người sau một phút phong ba

    Thời tuổi trẻ nhọc nhằn theo khói lửa
    Ngày trú hầm đêm nhóm chợ bãi tha ma
    Vùng bình yên nằm mơ không thấy nữa
    Nên người mãi tìm đến tận phương xa

    Người ở lại ôm nỗi sầu cô lữ
    Những con đường khô khốc tuổi thơ bay
    Hoa cỏ chết theo mộng lành thiếu nữ
    Nợ ân tình thấm bụi trĩu hai tay

    Đi trong quê hương ngỡ mình đi lạc
    Lênh đênh phận nghèo một nắng hai mưa
    Người xa vắng nên đời thành sa mạc
    Ôc đảo buồn mờ mịt dấu trăng xưa

    Một hôm nào ngang qua ngôi nhà cũ
    Bãi đất hoang chằng chịt dấu bom rơi
    Trời rộng quá nên hồn thêm ủ rũ
    Nhớ nghẹn ngào một tiếng nói xa xôi

    Người hạnh phúc thênh thang nơi viễn xứ
    Quê nhà năm tháng dần dà hồi sinh
    Tiếng khóc con thơ ấm lòng thiếu phụ
    Rồi cũng qua sẽ có lúc bình minh

    Reply
    1. Thu Thủy

      Bài thơ của anh Nguyên Lương đã buồn rồi, mà bài của R Xưa càng buồn hơn, may mà còn có khổ thơ cuối.

      Reply
      1. Nguyên Lương

        Thu Thủy ơi, R Xưa làm thơ hay qúa phải không. Anh nghĩ đây không phải là bài thơ họa mà là một sáng tác riêng của R Xưa đấy. R Xưa này hạp ý với Anh lắm. Khi nào đưa thơ lên HX là nhận ngay một bài góp thật nồng nàng. Mấy câu này của R Xưa :
        “Thời tuổi trẻ nhọc nhằn theo khói lửa
        Ngày trú hầm đêm nhóm chợ bãi tha ma
        Vùng bình yên nằm mơ không thấy nữa
        Nên người mãi tìm đến tận phương xa”
        làm như là R Xưa biết rất rõ về qúa khứ của mình. Năm đang học lớp 3 thì quê mình được “gỉai phóng”. Sống ở đó 1 năm, không trường lớp, không chợ phiên. Tất cả sinh hoạt nhằm ban đêm, dưới ngọn đèn dầu phộng leo lét, tù mù. Năm sau trốn được xuống Diêu Trì học tiếp 1 năm lớp 5, rồi thi vào đệ thất CĐ. Lạ lùng mình là thằng học ké, mất 1 năm học lớp 4, mà là đứa duy nhất thi đậu vào CĐ. Thời gian ở Diêu Trì toàn đi ra cầu cây Da tắm sông Hà Thanh. Tối về nhà chỉ tìm bài, sách có thơ, văn mà đọc. Thế mà vẫn may mắn, lạ thật. Thích thơ văn mãi đến bây giờ. Nay đọc mấy câu này:
        “Một hôm nào ngang qua ngôi nhà cũ
        Bãi đất hoang chằng chịt dấu bom rơi
        Trời rộng quá nên hồn thêm ủ rũ
        Nhớ nghẹn ngào một tiếng nói xa xôi”
        làm mình đau se thắc ruột gan. Cảm ơn Thu Thủy, R Xưa, những người bạn qúi chỉ có thể tìm nhau qua chữ nghĩa, thơ văn.
        NL

        Reply
  6. Hạ Vy

    Đã sống trên quê những ngày thơ ấu
    Ngọt mềm môi son trái đỏ chim chim
    Trường xưa sân đình giờ đây thiếu nắng
    Tường vôi rêu phủ bóng xế ngày qua.

    Anh NL ơi còn trái dủ dẻ cũng ngon lắm anh quên bỏ vào thơ .

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Đúng như hạ Vy nói, trái chim chim mọc xen với trái dú dẻ. Trái chim chín màu đỏ thắm, trái dú dẻ khi chín màu vàng ươm, đẹp mắt, ngon miệng. Hoa dú dẻ thơm lừng khi trời chạng vạng tối. Chừng đó mùi hương, vị ngọt quê nhà nên có đi đâu, bao xa, bao lâu vẫn nhớ về quê cũ. Hạ Vy chắc có quê cũng ở gần vùng núi nào đó phải không?

      Reply
  7. Thu Thủy

    Ngày còn nhỏ quê ngoại như là một thiên đường cổ tích, dù Ngoại đã không còn, những vòng tay ân cần của dì, của cậu và những anh chị em như níu bước chân, khi trở về phố biển, mà nào có xa đâu, chỉ khoảng hơn bốn mươi cây số là đến quê Ngoại.
    Thủy còn nhớ thời gian học cấp một, rồi cấp hai, những ngày giỗ chạp, trên chuyến xe lambretta ọc ạch, chạy cà rịch cà tang từ Quy nhơn lên Phú Phong mất khoảng gần một buổi. Ngồi trên xe mà lòng như mở hội, mừng vì được đi chơi, được gặp gỡ mọi người, được leo trèo cây thỏa thích, được tắm ở dòng sông Côn, được ăn ngon, và nhất là không bị đi học, sao mà sung sướng quá. Tối đến cả bọn con nit tụ quanh cậu Hai Phượng, con nuôi của ông bà ngoại để nghe kể chuyện ngày xưa. Sau đó chơi trò trốn tìm chui vào những lùm cây, hay đến bên hàng chè tàu mà nấp. Sáng hôm sau, chạy qua nhà ông Bảy hái trộm ổi, lựu, vú sữa thật vui…Khi đám giỗ đã xong, chiều hôm đó mạ và Thủy lại leo lên chiếc xe ọc ạch để về QN, ngồi trên xe, cứ lẩm bẩm “lạy trời đừng tới”…
    Vậy mà cũng mấy mươi năm rồi
    Bây giờ đọc bài thơ của anh Nguyên Lương ,nghe bài hát buồn rơi nước mắt, quê Ngoại của anh sao giống quê mình quá, nhưng anh còn may mắn hơn là được vòng tay Ngoại che chở, ấp ủ, được nghe câu ru hời, ầu ơ của Ngoại được nhìn thầy khuôn mặt của Ngoại mà sau này còn hình dung để thương nhớ để mà chiêm bao.

    Quê hương xa lắc, người còn hay mất?
    Vườn nhà vùi chôn nấm mộ đất khô
    Ngủ mơ gối ấp vòng tay ơi! Ngoại
    Vòng tay như thể vồng đất đợi chờ

    Ngày nào trở về đi qua triền núi
    Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
    Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
    Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ

    Đã sống trên quê những ngày thơ ấu
    Ngọt mềm môi son trái đỏ chim chim
    Trường xưa sân đình giờ đây thiếu nắng
    Tường vôi rêu phủ bóng xế ngày qua.

    Quê Ngoại ngày nay, với anh cũng còn xa xăm quá, vốn đã được nâng niu trong bàn tay Ngoại nên nỗi nhớ của anh càng nhức nhối nhiều hơn, nhớ những trái chim chim chín đỏ, những bông hoa dú dẻ vàng mơ thơm lựng. Nay người xưa đã đi xa, đổi khác, Cảnh cũng tàn tạ theo tháng năm, mà lời ru năm xưa của Ngoại vẫn văng vẳng đâu đây, trong buổi chiều tà càng đau thắt trái tim hơn.
    Dù thơi gian đã phôi pha, những người thân yêu đã lần hồi mất hút, nhưng những cây hoa dại, trái đỏ vẫn còn đây, và những cánh tay của bè bạn vẫn rộng mở, chờ đón ngày gia đình anh trở về.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Thu Thủy ơi! may mắn thay cho chúng ta có tuổi thơ với đầy kỷ niệm. Hành trang ấy anh mang theo lên đường nên đi đâu, làm gì cũng nhớ về nơi mình sinh ra, và lớn lên. Bọn mình khác với những người bạn sinh ra ở thành thị. Họ có ánh đèn thay cho ánh trăng. Họ có xe hơi thay cho xe bò, xe ngựa, và họ có tất cả những vật chất mà bọn mình không có. Nhưng cũng may là vì thìếu thốn nên kỷ niệm dù nhỏ thế nào nó cũng đầy ắp trong lòng. Cơm hẩm, đường đen, mắm mặn ….những thứ ấy bây giờ muốn tìm lại cũng không có. Thế nên mình mới yêu qúi kỷ niệm thời thơ ấu.
      Bây giờ biết được thêm chị em Thu Thủy có một thời ở Phú Phong, nơi mà em gái mình đang ở đó. Hầm Hô phong cảnh đẹp tuyệt vời.
      Chúc vui.
      NL

      Reply
  8. PhanMạnhThu

    Bóng mát sân đình bên tường vôi trắng
    Trường làng ngợp nắng bóng tuổi thơ xa
    Con đường về ngoại luồng qua truông vắng
    Hái trái chim chim xanh đỏ làm quà

    Đã sống trên quê những ngày thơ ấu
    Ngọt mềm môi son trái đỏ chim chim
    Trường xưa sân đình giờ đây thiếu nắng
    Tường vôi rêu phủ bóng xế ngày qua.

    Quê hương và tuổi thơ MT cũng nhớ nhiều như anh NL vậy. Bài thơ hay, nhưng bài hát không hiểu sao lại không mở được.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Mạnh Thu đã mở được bài hát ra nghe chưa. Thu nhớ dai dữ nghen. Mở cái link dưới đây coi hoa mùa Xuân nhà bọn này, và trong đó có hoa Tim rướm máu như anh đã hứa. Mời các bạn cùng xem. Trong đó có Anh Đào, hoa Mộc (Quince)…Copy và paste cái link này lên trên http rồi mở ra. Có khoảng 50 tấm hình chụp 5 năm về trước. Năm nay chụp lại sẽ đẹp hơn đấy. Have fun
      NL.
      http://luongvancac.smugmug.com/Nature/Mua-Xuan-Trong-Vuon-Nha-Luong/4821116_j8CG97#!i=286741370&k=wBzMBRk

      Reply
  9. Dạ Lan

    Ngày nào trở về đi qua triền núi
    Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
    Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
    Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ

    Âù ơ… thương chi cho uổng công tình
    Nẫu dìa xứ Nẫu bỏ mình bơ vơ

    Hay là :
    Âù ơ …cứ thương đừng sợ uổng tình
    Nẫu dìa xứ Nẫu kéo mình đi theo

    Ngoại có ru mấy câu nầy không anh Lương ?

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Dạ Lan,
      Anh nghĩ chắc là có đấy. Nhưng lúc đó còn bé qúa nên chưa biết “Nẫu” là ai và “Nẫu” muốn gì nên chưa để ý. Bây giờ thì không cần ai ru mà mình vẫn biết. Nẫu thường khó tính, hơi cộc, nhưng rất chung tình, thương chồng con hơn cả bản thân mình. Ai có Nẫu làm vợ thì đời sống bình yên. Mình không có một “Nẫu” để ầu ơ nên đời khổ mãi…vì tình. Trễ rồi!
      NL

      Reply
  10. Chân Như

    Một bài thơ viết về quê hương và về Ngoại rất hay .Anh Nguyên Lương sở trường về chùm thơ kỷ niệm.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Hình như Chân Như mới nhập cuộc phải không? Tên nghe hay lắm.
      Đúng là mình chỉ viết về kỷ niệm đã qua. Nhất là chuyện với quê nhà. Nếu không đi xa thì chắc phải theo trưnờg phái của anh Lữ, của P T Cương, V Đ Huy… làm thơ tình, tán gái, dễ đọc hơn.
      Cảm ơn Chân Như.
      NL

      Reply
  11. PhanThanhCuong

    Chào anh Nguyên Lương.
    Dạo này, em bận công việc không thường xuyên vào HX, chiều nay vào đọc, may mắn gặp bài thơ anh đã phổ nhạc.
    Mới đọc thơ thôi, chưa nghe nhạc mà đã thấm một vùng quê, ai đó đọc chắc cũng để lòng về quê ngọai cũ.
    Anh mong ngày về gặp bạn bè, em cũng vậy, muốn gặp anh ngày gần nhất.
    Thơ anh có người đồng cảm, hy vọng anh sẽ ấm lòng hơn.
    Mùa xuân sắp về, lòng người rộng mở, em cầu chúc anh, gia đình năm mới bình an, riêng anh có thêm những bài thơ, văn hay như những bài đã viết.
    Cảm ơn anh đã từng comment cho em những lời đáng nhớ.
    Thân mến.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Bài thơ vừa rồi Anh Lữ tặng cho PT Cương hay đáo để. Lâu qúa cũng không được đọc thơ của Cương. Nhớ làm thơ thường xuyên, không nó “xìu” thì khó “cương” lại. Đùa chút chơi.
      Năm nay tậu được hai chậu mai đưa qua từ Phú Phong, sắp nở hoa.
      37 mùa Xuân qua, nay có hoa Mai nở Tết, thấy đỡ nhớ nhà lắm. Năm tới thì về về quê đúng mùa Tết sẽ tha hồ thưởng thức hoa và vui với bạn bè. Chờ nghen.
      NL

      Reply
  12. Quốc Tuyên

    Đọc thơ rồi nghe Hồng Nhung hát bỗng nhớ quê ngoại xưa quá chừng , nhớ những chùm hoa dủ dẻ ngát hương thơm thường hái bỏ vào túi áo, nhớ những trái chim chim, dủ dẻ mọc quanh rào tìm hái được một trái mừng ơi là mừng mà thuở đó ăn sao ngon chi lạ.
    Bây chừ làng quê thay đổi nhiều tìm được chùm chim chim, dủ dẻ khó lắm anh Nguyên Lương ơi!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cô giáo QT cũng như cô em Thu Thủy nghe bài này nhớ quê Ngoại Phú Phong rồi. Cô giáo ở gần đó mà còn cảm nhận như thế, nhân lên hàng ngàn lần đó là cảm giác của Anh. Năm 2010 về thăm nhà, dọc đường về quê Ngoại gần sông Hà Thanh, phía tây núi An Chà, thấy cũng còn nhiều trái chim chim, dú dẻ. Nhưng sao ăn vào không còn thấy ngọt như xưa.
      Những trái chín quê hương chỉ “ngọt mềm môi trẻ trái chim chim” thôi.
      Chúc vui và chuẩn bị ăn Tết lớn cô giáo nhé.
      NL

      Reply
  13. Tôn Nữ Yên Khê

    Đã sống trên quê những ngày thơ ấu
    Ngọt mềm môi son trái đỏ chim chim
    Trường xưa sân đình giờ đây thiếu nắng
    Tường vôi rêu phủ bóng xế ngày qua.

    Yên Khê rất thích đoạn nầy, tả đôi môi người yêu giống trái chim chim thật đặc sắc

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Đúng như TNY Khê nói là hồi đó mình có hái trái chim chim tặng cho mấy cô bạn gái, thấy mấy cô ăn, môi đỏ mọng, xinh lắm. Bỡi vậy nên mấy cô cứ bắt mình hái cho ăn hoài. Có mùa tìm đỏ mắt cũng không thấy một trái chín nào. Nhớ lại bài thơ Hoàng Cầm về Lá Diêu Bông mà thương cho ngày tháng đó qúa đi.
      NL

      Reply
  14. Trầm Tưởng-NCM

    Ngày nào trở về đi qua triền núi
    Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
    Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
    Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ

    Đã sống trên quê những ngày thơ ấu
    Ngọt mềm môi son trái đỏ chim chim
    Trường xưa sân đình giờ đây thiếu nắng
    Tường vôi rêu phủ bóng xế ngày qua.NL

    Một quê hương tuổi thơ mặc dù trong chiến tranh vẫn thật đẹp vì có bóng dáng của Ngoại dấu yêu với bao lời ru êm đềm, vòng tay ấp ủ từng giấc ngủ cháu yêu. Một quê hương với bao hình ảnh thân thương: sân đình, trường làng, truông vắng, đồi cao đầy chim chim
    mọng đỏ, dú dẻ vàng ươm thơm ngát…luôn gắn chặt với tuổi thơ hoa mộng ngày nào giờ đã không còn như trong trí nhớ nữa. Ngày trở về, anh bàng hoàng, ngỡ ngàng trước những đổi thay của cảnh cũ, người xưa. Lòng anh se thắt, trĩu nặng với nỗi buồn đau mất bóng người thân, với hình ảnh cảnh cũ trở nên hoang liêu, ảm đạm như “bóng xế ngày qua”. Giờ đây với anh, tất cả chỉ còn là những kỉ niệm êm đẹp của một tuổi thơ hoa mộng ngày nào,luôn hằn sâu trong tâm khảm không thể phai mờ theo lớp bụi thời gian bôi xóa.
    Một bài thơ đầy cảm xúc và nỗi niềm của người con xa quê hương nơi viễn xứ. Hay lắm, anh Nguyên Lương ơi!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn TT nghen. Lúc viết bài thơ đến đoạn:
      “Ngày nào trở về đi qua triền núi
      Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
      Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
      Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ”
      mình đã khóc nghẹn ngào. Nấm mồ chôn Ngoại đã chôn tuổi thơ mình, nơi ấy. Ai cũng đều có một quê hương, nhất là ở miền quê nghèo khổ, chiến tranh. Dẫu sao, với thế hệ bọn mình đó là những báu vật. Nghĩ lại bao nhiêu bạn bè đã vĩnh viễn nằm xuống. Chưa có dịp để thấy đất nước thanh bình như hôm nay.
      Chúng ta còn có nhau. Quê hương còn có chúng mình. Hôm đọc bài thơ của anh H N Ngữ mà lòng buồn quay quắc nên nhờ HX đưa bài này lên như để nói với Anh là bọn mình còn có nhau.
      Cảm ơn TT đã đồng cảm nhận với mình.
      NL

      Reply
  15. Trần Văn Thọ

    Đã sống trên quê những ngày thơ ấu
    Ngọt mềm môi son trái đỏ chim chim
    Trường xưa sân đình giờ đây thiếu nắng
    Tường vôi rêu phủ bóng xế ngày qua.
    Quê hương một thời chiến tranh đau khổ nhưng vẫn mãi là quê hương với những kỷ niệm ngọt ngào và yêu thương.
    Thơ hay. Giai điệu ca khúc thật sâu lắng.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Đúng như Thọ nói. Chính những lúc thiếu sống thừa chết đấy mới là những kỷ niệm khó quên của thế hệ bọn mình. May mà còn sống để nhìn lại một thời kinh hoàng. Thế mới biết qúi cái mà mình đã có. Lúc đó thấy không ý nghĩa gì. Càng lớn càng muốn quay ngược thời gian, và càng xa thì lại muốn nó càng gần. Có phải nhờ thế mà bọn mình không dám mơ ước gì cao xa như các thế hệ đàn em chăng?
      Chúc vui,
      NL

      Reply
  16. Tin Ngo

    Trong ký ức của mỗi người trong chúng ta ,ai ai cũng có kỷ niệm về tuổi thơ , đặc biệt là quê Ngọai . Ngô Tín cũng có kỷ niệm về tuổi thơ . Quê Ngọai đã nuôi Ngô Tín lớn lên trong cái nôi âm nhạc để từ đó cho Ngô Tín có những sáng tác âm nhạc sau này .Đọc lời thơ của anh Nguyên Lương làm tôi bồi hồi xúc động về những ký ức xa xưa . Cám ơn anh Nguyên Lương đã cho tôi sống lại tuổi thơ qua bài thơ này .

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Được Nhạc Sĩ Ngô Tín cảm nhận là thích lắm rồi. Trong Nhạc của Tín đã có chất thơ và lời thơ của Tín cũng đầy chất nhạc. Là những người dễ rung cảm, chỉ cần nghe tiếng gió đưa qua lũy tre làng là có thể tưởng tượng là lời ru con, ru cháu ngủ trưa. Âm thanh gần gũi đó có đầy trong những bản dân ca đậm chất ngũ cung. Nghe và đọc bài này cho Tín thêm xúc cảm để lại viết ra một tác phẩm hay hơn.
      Thanks
      NL

      Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn Trần Huynh. Bài thơ của Huynh vừa rồi làm cho lòng đệ bức rức đến giờ.
      NL

      Reply
  17. nguyentiet

    Đọc thơ rồi vừa đọc thơ vừa nghe nhạc mới thấm làm sao.Lời thơ buồn , giai điệu bài hát và cả tiếng hát của Hồng Nhung cũng buồn buồn.Làm sao không buồn vì đó là nỗi nhớ.Nỗi nhớ của những ngày nơi quê ngoại trong tiếng nổ của đạn bom. Chiến tranh để lại trên da thịt con người những vết thương ,qua thời gian chỉ còn là vết sẹo nhưng vết thương trong trái tim trong ký ức con người luôn làm ta nhói đau.Nỗi nhớ ngoại và nỗi nhớ quê quyện vào nhau tạo thành một lời ru mang giai điệu trầm buồn để dỗ giấc ngủ tuổi thơ.
    Tuổi thơ dấu mặt trong tay gìa ngủ
    Chập chờn mưa rơi đạn bom chiến tranh
    Ngoại sầu héo hắc lõm sâu đôi mắt
    Con lớn lên theo mưa gió quê mình

    Mặt trời ngả đầu xuyên qua triền núi
    Chiều buồn mênh mang mắt ngoại xa xăm
    Ôm cháu vào lòng ầu ơi… nước mắt
    Mai lớn con đi, con bỏ xóm làng

    Vâng đứa con , đứa cháu bé bỏng của mẹ của bà ngoại đã từ bỏ xóm làng để ra đi vì chiến tranh vì cuộc sống.Và ngày trở về thăm ngoại đứa cháu thấy se thắt lòng, đau nhói nơi tim khi chỉ còn thấy một nấm mộ khô giữa mảnh vườn xưa cô quạnh.
    Quê hương xa lắc, người còn hay mất?
    Vườn nhà vùi chôn nấm mộ đất khô
    Ngủ mơ gối ấp vòng tay ơi! Ngoại
    Vòng tay như thể vồng đất đợi chờ

    Ngày nào trở về đi qua triền núi
    Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
    Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
    Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ

    Reply
  18. nguyentiet

    Chỉ khi có một tình yêu thật da diết với quê nhà,một kỷ niệm đã khắc sâu vào tâm hồn và một tấm lòng thực sự kính yêu bà ngoại mới viết được những câu thơ chân tình làm xúc động người đọc như vậy anh Nguyên Lương ơi!Một bài thơ với hình ảnh bà ngoại kính yêu gắn liền với tuổi thơ bằng những cây trái của một miền quê đó là chim chim , dú dẻ.Đọc bài thơ của anh NL làm em cũng nhớ những ngày tuổi nhỏ của mình.Nhà mẹ em ở Tháp Đôi trước đây cũng có những hàng rào đầy chim chim, dú dẻ.Hồi nhỏ chiều chiều em cùng lũ trẻ con trong xóm thường rủ nhau đi hái chim chim dú dẻ ăn. Trái chim chim chín đỏ ăn rất ngọt thịt ít mà hột thiệt to.Còn hoa dú dẻ mùi thơm có vị ngòn ngọt và ăn rất thơm ngon .Hồi đó và đến giờ em cũng còn thắc mắc sao hoa dú dẻ lại thơm nhất vào lúc chạng vạng tối. Khi còn bé anh được ngoại ru ngủ là hạnh phúc rồi, còn em ngoại mất khi em chưa ra đời, thiệt thòi chưa?Mấy hôm nay em không có tâm trạng để com bài dù có đọc tất cả nhưng đọc bài thơ anh và nghe nhạc tự nhiên em lại viết lan man thế này.Có lẻ vì NT là fan hâm mộ anh Nguyên Lương đó, dzui không? Xuân về chúc anh tràn đầy hạnh phúc và giữ mãi tình cảm gần gũi thân thương với HX như vậy anh nhé!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn cô giáo đã thông cảm với anh. Nhà em ở Tháp Đôi, lên bìa rừng, chân núi Bà Hỏa thì tha hồ hái chim chim, dú dẻ ăn no. Trên núi quê anh còn có trái sim, trái chà là, trái trâm…ngon lắm. Nghĩ lại bây giờ thấy thương qúa. Những năm mới về thăm nhà, thấy mấy đứa bé chăn bò bên đường, bụng õng, đít teo, không mặc quần đưa cái rốn lồi nhô ra khỏi chiếc áo bạc màu. Anh chỉ cho hai đứa con trai nói đó là hình ảnh của Cha nó ngày xưa, chúng nhất định không tin. Nếu không có biến cố, biết đâu đó cũng là hình ảnh của mấy đứa con mình: tong teo, vàng võ…
      Bỡi nghĩ như thế nên làm gì anh cũng đều yêu qúi và coi trọng qúa khứ của mình. Từ đó mình đi ra, lớn lên, và đi biệt. Có những người đi không bao giờ nhìn lại. Phần anh, dẫu đang ở đây mà cảm tưởng như chân vẫn còn bám chặt trên ruộng đồng quê nhà. Mỗi năm tới mùa xuân sum họp, lòng anh lại rộn ràng lên, khó tả.
      Mình đi xa để rồi quay về. Bây giờ thì tìm trong ký ức thôi. Trong cái nghèo khổ đó chứa đầy tình yêu gia đình.
      Em đang buồn, có dịp viết ra nhẹ nhàng ngay. Anh em bọn mình trời thương còn cho được chút tài mọn đó mà sống qua trăm lần đau khổ, vẫn vui.
      Ăn Têt vui nghen cô giáo.
      NL

      Reply
      1. nguyentiet

        Qua các bài viết và các lời bình của anh, em rất quý mến anh Nguyên Lương vì cái tâm của anh :”Bỡi nghĩ như thế nên làm gì anh cũng đều yêu qúi và coi trọng qúa khứ của mình. Từ đó mình đi ra, lớn lên, và đi biệt. Có những người đi không bao giờ nhìn lại. Phần anh, dẫu đang ở đây mà cảm tưởng như chân vẫn còn bám chặt trên ruộng đồng quê nhà. Mỗi năm tới mùa xuân sum họp, lòng anh lại rộn ràng lên, khó tả.
        Mình đi xa để rồi quay về. Bây giờ thì tìm trong ký ức thôi. Trong cái nghèo khổ đó chứa đầy tình yêu gia đình.”

        Reply
  19. Bích Vân

    Bài thơ hay chính vì vậy tiếng hát Hồng Nhung sâu lắng hơn BV để ý thấy HN hát nhạc TCS và bài hát của anh là chất giọng trầm ngọt ngào còn hát mấy tình khúc của nhạc sĩ khác cô rống lên mất hay .

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Bích Vân nói đúng. Hồng Nhung sinh ra ở Hà Nội. Cô không có biết một chút gì về tuổi thơ chúng ta sống ra sao qua thời chinh chiến. Sau khi nghe mình giải thích về ý nghĩa bài hát, HN cảm động và hát giúp cho bài này. Những năm 93-95, cô hay hát bài này trong các chương trình thính phòng ở Saigon và tại nhà hàng của TCS. Cô hát bài này như nói thơ, không rống ré, không phá cách, vì cô thích cái tình giữa người cháu và bà ngoại, giữa người thanh niên với nơi sinh ra. Cô tôn trọng lời bài hát.
      NL

      Reply
  20. nguyenthutrang.

    “Ngày nào trở về đi qua triền núi
    Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
    Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
    Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ” Anh NL
    Những câu thơ sao buồn vời vợi. Xa quê nhà mà lúc nào cũng mong cũng nhớ…TT xin chia sẻ cùng anh.
    Anh Nguyên Lương ơi! Nhà TT cũng ở Tháp Đôi nè…Ngày xưa TT thường lến núi Bà Hỏa chơi rồi cũng hái chim chim, dủ dẻ, cò ke, trái xương rồng nữa chứ…
    Bây giờ TT vẫn còn ở gần đây anh ạ! Nhưng 1 năm chỉ lên 1 lần thăm mộ ba thôi, còn chăng chỉ là kỷ niệm và cũng rưng rức nhớ về ngày xưa…
    Nơi anh ở đã chuẩn bị Tết gì chưa? Những ngày cuối năm là những ngày người ta mong nhớ về quê cha đất tổ và mong được sum họp vui vầy…Vì vậy nên thơ anh buồn thật buồn. Mong có ngày anh cố gắng về ăn Tết cho vui anh nhé.

    Reply
  21. Nguyên Lương

    Cảm ơn Thu Trang đã hỏi thăm. Bên này đang lạnh cóng thì Tết nhất gì đây. Ngoài trời hôm nay lạnh xuống -18C. May là trong nhà có cây Mai, mua từ Phú Phong, lén tuồn vào Mỹ, đã nở hoa. 37 năm mong có được cây Mai nở vào ngày Tết thì mới biết là tết đến, nay đã toại nguyện. Sẽ cúng giao thừa, cúng Tết, mà chỉ có hai vợ chồng thôi. Lạnh qúa không ai tìm đến ai.
    Thế Thu Tranh và cô giaó Tiết ở gần nhau. Hồi nhỏ có chơi nhảy giây, cò cò, u quạ, cút bắt với nhau không?. Thu Trang nhắc tới trái cò ke, làm anh nhớ hồi đó hay làm ống thụt bỏ trai cò ke xanh, trái bồ lời, vào làm súng bắn nhau đau điếng. Trái cò ke khi chín ăn cũng được lắm.
    Năm tới Anh sẽ về quê an Tết với bạn bè và gia đình. Đợi hén!
    NL

    Reply
    1. nguyenthutrang.

      Trái cò ke xanh là để làm súng (như ống thụt) bắn nhau của mấy cậu con trai, bắn trúng đau diếng, ăn vào chua chua và có nhiều xơ anh nhớ không? Hồi nhỏ chỉ nhìn thấy nhau chứ không chơi với nhau anh ạ. NT và TT hồi ấy biết mà không chơi với nhau, cũng chả hiểu vì sao 😀
      Anh nói rồi là nhớ giữ lời đó, hay là móc ngoéo tay cho chắc ăn…hihi…
      HX luôn rất mong và luôn chào đón mọi người anh ạ!

      Reply
  22. minhkien

    Anh Nguyên Lương ơi! Mấy lần nghe nhạc, đọc thơ của anh, com xong lại…tự nhiên gặp sự cố nên không gửi được.
    Một bài thơ viết về tình bà cháu và kỉ niệm của tuổi thơ thật sâu sắc và cảm động. Đó là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người chúng ta.
    Bóng mát sân đình bên tường vôi trắng
    Trường làng ngợp nắng bóng tuổi thơ xa
    Con đường về ngoại luồng qua truông vắng
    Hái trái chim chim xanh đỏ làm quà
    Đối với tác giả kỉ niệm về tuổi thơ là những năm tháng gắn bó với bà. Ở đó có con đường về ngoại luồng qua truông, có mái đình, có tường viô trắng và có cả trường làng, có trái chim chim…tất cả thật bình dị, thân quen. Thân quen đến nỗi mà khi đọc lên người đọc có cảm tưởng như đang nói về quê ngoại của chính mình. Đặc biệt là nhưng người con ” xứ nẫu”. Tuổi thơ của con đầy ắp những gian khó, sợ hãi của chiến tranh:
    Tuổi thơ dấu mặt trong tay gìa ngủ
    Chập chờn mưa rơi đạn bom chiến tranh
    Ngoại sầu héo hắc lõm sâu đôi mắt
    Con lớn lên theo mưa gió quê mình
    Hình ảnh ngoại lõm sâu đôi mắt trong nỗi buồn lo, sầu muộn vì chiến tranh đã cướp đi cuộc sống yên bình.
    Mặt trời ngả đầu xuyên qua triền núi
    Chiều buồn mênh mang mắt ngoại xa xăm
    Ôm cháu vào lòng ầu ơi… nước mắt
    Mai lớn con đi, con bỏ xóm làng
    Với nghệ thuật nhân hóa “mặt trời ngả”, “chiều buồn” tác giả đã gợi về một không gian buồn mênh mông, trống vắng. Trong không gian ấy ngoại đã hiểu được nỗi buồn khi con lớn lên con sẽ rời xa miền quê nghèo gian khó qua lời ru đầy nước mắt. Có lẽ ngoại đã hiểu được nỗi đau của một người con phải xa quê, phải bỏ xóm làng thân yêu? Ngoại hiểu rằng đây là mảnh đất đầy đau thương, mảnh đất không thể cho con một cuộc sống yên bình nên con phải đi chăng? Chính vì thế mà “Ngoại gom vô vọng đợi chờ ngày đi”.
    Và con cũng đã ra đi.

    Reply
  23. minhkien

    Quê hương giờ đối với con là ở một nơi xã lắc và con cũng chẳng thể ở bên ngoại được nữa:
    Quê hương xa lắc, người còn hay mất?
    Vườn nhà vùi chôn nấm mộ đất khô
    Ngủ mơ gối ấp vòng tay ơi! Ngoại
    Vòng tay như thể vồng đất đợi chờ
    Nhưng dù không gian, thời gian có thay đổi nhưng trong con vẫn còn tất cả, chẳng thể nào thay đổi. Đó là tình yêu đối với mảnh đất máu thịt, đối với ngoại.

    Đã sống trên quê những ngày thơ ấu
    Ngọt mềm môi son trái đỏ chim chim
    Trường xưa sân đình giờ đây thiếu nắng
    Tường vôi rêu phủ bóng xế ngày qua.
    Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Mở đầu bài thơ là những kỉ niệm về tuổi thơ, về ngoại và kết thúc bài thơ cũng vậy nhưng mang một âm hưởng buồn như là một sự tiếc nuối.
    Chúc mừng tác giả, nhạc sỹ, ca sỹ đã có bài thơ, bài hát thật tuyệt!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Lạ qúa. Anh đã phản hồi cho MK một bài dài. Trên chỗ Những Bình Luận Mới Nhất thì thấy, ở đây thì không. Trốn đi đâu mất rồi MK ơi. Admin tìm giùm xem sao!

      Reply
    2. Nguyên Lương

      WOW! đọc hết 3 cái phản hồi của Minh Kiên anh cảm động qúa và thấy mắt cay xè. Lần nào cũng vậy, cứ nghe bài hát này đến đoạn:
      “Ngày nào trở về đi qua triền núi
      Trời buồn rưng rưng tiếng Ngoại xa xăm
      Trên đồi chiều tàn lòng đau se thắt
      Nghe gió năm xưa ru lại ầu ơ”
      là anh không cầm lòng được. Cứ thế, đã hơn 20 năm từ ngày viết bài thơ, được phổ nhạc, rồi nhờ ca sĩ hát, mình và anh V T Hân có thật nhiều kỷ niệm nên nhớ rất nhiều. Chị Châu vợ anh Hân, con giòng Hoàng Tộc, họ Ưng, lớn lên ở Saigon, chị bảo làm gì có trái chim chim, phải là chôm chôm màu đỏ, Anh Hân sửa lại, suýt nữa là HN hát là chôm chôm, hỏng hết mọi chuyện. Một chút đó thôi đủ để hiểu kỷ niệm, dù nhỏ nhoi đến mấy với ai đó, nhưng riêng mình thì nó lớn vô cùng. Anh rất cảm kích tấm lòng của các bạn HX, nhất là với Thu Thủy, R Xưa, Nguyễn Tiết, Minh Kiên, Thu Trang… đã đọc rất kỹ và cũng đã cùng anh ngậm ngùi về một thuở, một mảnh đất quê hương. Cái thuở mà bọn con trai, nhiều đứa, chưa biết yêu đã vội lìa đời.Từ thời đó anh đã có linh tính rồi sẽ :
      “Mai lớn con đi, con bỏ xóm làng”
      Và đúng là mình đã đi một hơi qúa nửa đời người mà vẫn chưa về lại chốn xưa. Lời bài hát này được sửa rất nhiều so với bài thơ nguyên thủy để cho hợp tình thế. Hôm qua nói chuyện với Ngô Tín, Tín xin được đọc bản chính vì Quê Ngoại Tín ở Phú Yên, 7 tuổi theo Cha về sống ở BĐ, nên nghe ai nhắc về Quê Ngoại là nhạc sĩ động lòng.
      Ai cũng yêu qúi người Mẹ, nên nhắc đến Mẹ là hình ảnh bà Ngoại hiện ra. Cháu nội tội bà Ngoại là đây.
      Những tình cảm MK và các bạn dành cho bài hát này là gián tiếp dành cho chúng ta: Ai cũng có một quê Ngoại để nhớ về.
      Vui Tết nghen Minh Kiên.
      NL

      Reply
  24. TRANKIMLOAN

    Wow! mấy hôm nay mạng internet,máy móc có dzấn đề không vào HX được nay tạm ổn vào đọc thơ nghe nhạc của NL hay quá chừng… bạn bè đã chia xẻ quá nhiều rồi giờ TKL không còn biết lời nào hơn chỉ biết nói một ca khúc rất dễ thương & hay quá được Hồng Nhung trình bày với chất giọng mượt mà ấm áp với lời ca từ như gợi nhớ trong lòng TKL với nhửng kỷ niệm hái trái” chim chim dú dẻ” mà mấy mươi năm nay mình đã quên biến mất tiêu giờ nghe nhắc lại lòng bồi hồi với nỗi nhớ về quê ngoại đễ thương & đẹp làm sao…đúng là ký ức tuổi thơ thật khó phai nhòa trong mỗi chúng ta…Bài này NL viết lúc nào mà hay quá! Cám ơn NL đã cho thưởng thưc2 một ca khúc hay nhé!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Kim Loan nhớ lại thời được chăn bò, chắc là lúc đó cũng có thơ thẩn hái hoa dú dẻ cài lên tóc rồi ăn chim chim đỏ cả miệng môi phải không? Bài thơ này mình viết năm 90, lần đầu về thăm nhà. Khi xuống nhà Ngoại, chỉ còn đó một nấm mồ cỏ khô cháy trong khu vườn vì Bà mất 5 năm sau khi thằng cháu “đi bỏ xóm làng”. Quê hương còn đó, người thân còn đó, mà sau gần 38 năm ở xứ người, mình không còn là mình nữa. Những bài thơ này giúp đưa mình về lại với quê hương gần hơn. Để không tự đánh mất mình, lúc nào cũng ngoái cổ trông về quê cũ, để lúc nào cũng phải nhớ cái thời “Mưa rơi đạn bom” và biết mình qúa may mắn mà còn sống đây đang nhìn lịch sử sang trang. Cảm ơn TKL đã đồng cảm.
      NL

      Reply
  25. Người Dưng

    chui choa nhớ quá đi tìm
    làm sao có trái chim chim quê nhà
    he he làm bộ thiệt thà
    môi son thủa ấy mặn mà tình thơ
    chèn ơi con mắt lơ ngơ
    hớp hồn từ độ tình cờ nhìn qua
    ứ thèm cái tội trăng hoa
    xuýt xoa chắc lưỡi ta bà tình quê
    úy chời lâu quá không về
    em ngày xưa đó đã bế bồng tùm lum
    hừ hừ thương tiếc um sùm
    quê hương còn đó đi luôn một lèo

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.