*Viết cho các con
Mùa đông lại về. Tuyết đã rơi trắng xóa trên các thành phố và núi đồi
nhiều tiểu bang miền bắc nước Mỹ. Mỗi năm, nhìn tuyết rơi lả tả, tôi
lại nhớ về những ngày gian nan cũ khi tôi vừa đến đất mới.
Mùa đông năm ấy, tôi lang thang ởtiểu bang Louisiana, miền nam nước
Mỹ, để tìm xin được phỏng vấn tại những bệnh viện có chương trình
huấn luyện chuyên khoa y khoa hậu đại học. Đây là điều kiện bắt buộc
mà một bác sĩ y khoa tốt nghiệp ngoài nước Mỹ phải trải qua trước khi
được hành nghề tại Mỹ.
Bệnh viện Louisiana State University Medical Center ở Shreveport, miền
bắc Louisiana, sắp phỏng vấn tôi thì tôi được vợ tôi từ California,
miền tây nước Mỹ, gọi điện thoại báo cho tôi biết có ba nơi khác cũng
muốn phỏng vấn tôi sau khi xét đơn. Một bệnh viện ởtiểu bang
Michigan, miền bắc nước Mỹ, một ởNew York City và một ở Pennsylvania,
miền đông bắc nước Mỹ. Ba nơi nầy cách xa nhau hàng ngàn dặm và giờ
giấc của những cuộc phỏng vấn lại gần sát nhau làm tôi vô cùng bối
rối.
Được các bệnh viện xét đơn và gọi đi phỏng vấn là những dịp may để
“tìm kim đáy biển”, nên không thể bỏ qua. Nhiều bạn bè tôi, sau khi
thi đậu bằng liên bang (Federal Licensing Examination, FLEX) đã nhiều
năm nộp đơn tại các bệnh viện để xin được huấn luyện hậu đại học nhưng
không được bệnh viện nào gọi phỏng vấn. Các bệnh viện thường ưu tiên
nhận các sĩ bác sĩ trẻ tốt nghiệp tại Mỹ, tuổi thường khoảng 22-25.
Chúng tôi, đến Mỹ sau nhiều năm hành nghề ở quê nhà nên hầu hết tuổi
đã ngoài 30-40. Có người đến Mỹ tuổi đã 50. Vì vậy có bác sĩ tốt
nghiệp ngoài nước Mỹ, bị chê là lớn tuổi, phải bỏ cuộc, không hành
nghề lại được.
Tôi gọi các bà thư ký các chương trình huấn luyện, năn nỉ họ dời ngày
phỏng vấn của tôi vài hôm để tôi có đủ thì giờ di chuyển từ nơi nầy
đến nơi khác cách xa nhau hàng ngàn dặm. Tôi nhận được những câu trả
lời nhát gừng, “Xin lỗi, nếu ông không đến đúng giờ giấc đã ghi trong
giấy hẹn thì chúng tôi đành phải phỏng vấn người khác.” Tôi tin lời
các bà thư ký. Chúng tôi cần họ chứ họ không cần chúng tôi. Có bệnh
viện chỉ có vài chỗ trống mà có mấy ngàn bác sĩ tranh nhau nộp đơn xin
được phỏng vấn.
Tôi có rất ít tiền trong túi. Tính đi tính lại, tôi sẽ phải bay từ
Louisiana, miền nam nước Mỹ lên Michigan, miền bắc để được phỏng vấn,
sau đó tôi phải nhảy lên xe buý tđi đêm đến New York City và
Pennsylvania. V đi gấp, giá vé máy bay một chiều Louisiana-Michigan
cũng làm vơi đi nửa túi tiền tôi dành dụm cả năm. Thôi, cũng đành
nhắm mắt đưa chân, tới đâu hay đó. Có lúc lo âu, tôi lại lẩm nhẩm hát
thầm một bài ca Hướng Đạo, “Dù thấy khó đừng mau chân lui, ta cứ tiến
lên đường, dù… sương mưa rơi…”
Phi cơ vào không phận Michigan, mặt đất trắng xóa một màu. Phi cơ hạ
thấp, cây cối hiện rõ và lớn dần, khẳng khiu và đen đủi như những thân
cây thông cháy sám còn sót lại trong những trận cháy rừng ở Florida,
miền đông nam nước Mỹ. Tôi phải đợi ở phi trường thật lâu mới có một
chiếc taxi đến phi trường chở tôi về bệnh viện. Một cơn bão tuyết
đang tăng cường độ. Chiếc taxi, bánh không quay, vẫn cứ lướt đi ngang
từ bên nầy đường qua bên kia đường, thỉnh thoảng còn muốn quay đầu 180
độ. Tôi lạnh run vì chiếc măn tô không đủấm. Tôi lo vì lần đầu trên
đất Mỹ tôi được trượt tuyết bằng taxi. Ông tài xế taxi nhìn tôi qua
kiếng chiếu hậu và mỉm cười khi thấy hai tay tôi bám chặt lưng ghế
phía trước.
Tới bệnh viện, tay xách vali nặng, tôi bước đi từng bước ngắn trên tuyết đã đóng
thành băng, vậymà mấy lần tôi trợt suýt té. Có nơi tuyết lại ngập cao
đến đầu gối,
không thấy đường đi. Bước chân trở nên nặng nhọc như những lần gánh nặng oằn
vai, cố lê bước trên những con đường bùn ngập gần đến đầu gối trên rừng Cà
Tum, Đồng Ban, gần biên giới Miên-Việt những ngày xưa cũ.
Chỉ có một bác sĩ điều trị phỏng vấn tôi qua loa năm mười phút, lấy
lệ. Thấy tôi
thất vọng, một bạn tôi đang học ở bệnh viện giải thích:
– Chỗ trống duy nhất trong chương trình Nhi Khoa nầy dường như đã được
dành cho một bác sĩ từng đi làm tình nguyện ở đây khá lâu.
Tôi buồn bực hỏi:
– Không có chỗ trống sao còn gọi nhiều người ở xa đến phỏng vấn?
Bạn tôi cười chua chát:
– Họ không cần biết bạn từ đâu đến. Họ chỉ cần đánh dấu tên bạn trong danh
sách mấy chục người được họ gọi đến phỏng vấn theo luật đòi hỏi, gọi
là cho công bằng. Một cuộc phỏng vấn thật sự thường kéo dài nhiều
tiếng đồng hồ và do nhiều bác sĩ đảm trách chứ không phải do một bác
sĩ hỏi bạn vài câu trong mấy phút như họ đã làm. Nhưng thôi, bạn
không còn nhiều thì giờđể buồn bực hay suy tư. Lên đường gấp, thượng
lộ bình an và may mắn.Ở đâu cóánh sáng, ở đó còn có hy vọng. Nhớ kỹ
nhé.
Tôi ghi nhận lời khuyên của bạn tôi, lại xách va li, lội tuyết đi tìm
xe buýt Grey Hound mà người Việt dịch là xe Con Chó Chòm, đi
Pennsylvania cách đó hàng ngàn dặm, miền đông bắc Mỹ. Xe buýt chạy
xuyên bang ban đêm. Tôi co ro trong chiếc măn tô, nhai một ổ bánh mì
khô như bò nhai lại cỏ và uống chai nước lã lấy sức. Tôi cố tự an ủi,
“Mình còn được năm bảy bệnh viện gọi đi phỏng vấn trong khi bạn mình
nộp đơn ngồi chờ mấy năm không ai gọi thì sao. Thôi gắng lên! No pain,
no gain.”
Miền đông bắc Mỹ cũng trắng xóa một màu tuyết khắp nơi. Cảnh vật tiêu
điều, hoang lạnh. Tôi đến thành phố Pittsburgh miền tây của tiểu bang
Pennsylvania vào lúc đầu hôm. Trên đường từ Michigan đến Pennsylvania,
trong lúc sang xe, chiếc vali của tôi đã bị chuyển lầm đi New York
thay vì đi theo tôi đến Pittsburgh. Xuống xe buýt với một bộ quần áo
mặc trên người và một đôi giày vấy bùn, tôi hoang mang, bối rối nghĩ
đến buổi phỏng vấn sáng hôm sau không có y phục sạch sẽ, tươm tất cần
thiết. Cuối cùng, tôi định bụng sẽ nói thật với những người phỏng vấn
tôi là tôi đã thất lạc chiếc va li mà trong đó tôi mang theo quần áo
chỉnh tề. Thông thường, những người phỏng vấn rất để ý đến ngoại hình
và y phục của người được phỏng vấn. Có người vừa gặp bạn đã quan sát
bạn từ đầu đến chân làm bạn khó chịu. Tôi bỗng cóý tưởng ngộ nghĩnh,
mong sao sẽ được phỏng vấn bởi những bác sĩ trước kia từng làm thợđóng
giày hay thợ may quần áo. Mà trong đời thường quả có những người làm
đủ thứ nghề lúc hàn vi trước khi trở thành bác sĩ. Ở Shreveport,
Louisiana, tôi đã được phỏng vấn bởi một cựu quân nhân Mỹ từng chiến
đấu tại Việt Nam. Nói chuyện với ông thật vui. Ông ngồi kể vanh vách
những địa danh quê hương Việt Nam làm tôi cảm động và nhắc những món
ăn Việt Nam mà ông thích trong đó có nước mắm. Ông không hỏi tôi lấy
một câu về y khoa nhưng sau cùng lại khen tôi rành tiếng Mỹ, cho tôi
điểm cao và chúc tôi mau trở lại nghề cũ y khoa.
Tôi dùng điện thoại công cộng ở bến xe buýt gọi một người bạn đang học
năm thứ nhất hậu đại học tại một bệnh viện ở Pittsburgh để xin tá túc
qua đêm. Tôi cố gắng để dành số tiền ít oi còn lại trong túi nên
tránh không vào motel, một loại nhà nghỉ rẻ tiền.
Tôi đưa địa chỉ nhà người bạn cho anh tài xế taxi. Mặt mày anh nầy
trông không có chút gì lương thiện. Anh ta chạy lòng vòng nửa giờ mà
vẫn không tìm ra con đường mang tên Jackson nơi bạn tôi ở. Tuyết phủ
kín các bảng chỉ đường. Tôi phải bảo anh tài xế taxi dừng lại cho tôi
gọi bạn tôi lần nữa xem sao. Điện thoại công cộng ở Pittsburgh cũng
rất khó tìm. Tìm được một cái, tôi xuống xe, mang theo chiếc ba lô
trong đó tôi đựng giấy tờ cần thiết cho các cuộc phỏng vấn. Tôi sợ
anh tài xế vụt chạy với chiếc ba lô của tôi vì nghĩ rằng có tiền bạc
hay vật quý trong đó. Tôi không dám tưởng tượng ra cảnh tôi bị bỏ rơi
giữa một đêm đen tuyết giá lạnh căm nơi một thành phố xa lạ, mất hết
cả những thứ giấy tờ cần thiết cho những cuộc phỏng vấn trong những
ngày tới. Thì ra, thành phố Pittsburgh có đến hai con đường mang tên
Jackson. Taxi chạy thêm nửa tiếng nữa thì gặp được bạn tôi đang mặc
áo ấm dày đứng đợi tôi tại một ngả tư đường đưa tôi về nhà. Người bạn
thật có lòng.
Sáng hôm sau, khi tôi thức giấc thì bạn tôi đã rời nhà đi làm ở bệnh
viện từ lúc 6 giờ sáng. Nơi tôi sẽ được phỏng vấn lúc 10 giờ sáng hôm
đó là một bệnh viện nhỏ thuộc thành phố Jamestown cách Pittsburgh bảy
tám mươi dặm, khoảng một trăm cây số. Tôi gọi tổng đài nhờ hướng dẫn
đến một nơi cho thuê xe. Một nữ nhân viên hỏi tôi từ đâu tới, nói
ngôn ngữ nào xong bảo tôi đợi. Một phút trôi qua. Có giọng trong
trẻo của một phụ nữhỏi tôi bằng tiếng Mỹ:
– Xin lỗi, anh nói tiếng Việt?
Tôi đáp:
– Vâng, tôi là người Việt.
Tôi tưởng phụ nữ nầy là nhân viên của tổng đài điện thoại nhưng ngạc
nhiên thay chị là cư dân thường của Pittsburgh. Chị đổi sang nói
tiếng Việt giọng Bắc ngọt ngào:
– Chào anh, tôi có thể giúp gì cho anh?
Tôi cho chị biết tôi vừa từ California đến Pittsburgh đêm qua lần đầu
tiên và tôi đang muốn tìm chỗ thuê một chiếc xe để đi phỏng vấn tại
thành phố Jamestown.
– Đường sá Pittsburgh rất khó tìm trong lúc tuyết đang rơi dày đặc như hôm
nay. Hôm nay, trên đường đến sở, tôi sẽ đưa anh đến chỗ cho thuê xe.
Sau đó, chị căn dặn tôi lấy hai chuyến xe buýt từ nơi tôi đang tạm trú
để gặp chị tại một trạm xe buýt khác. Chị không quên hỏi tên họ, dáng
dấp tôi và y phục tôi mặc.
Chị nói:
– Tôi tên Tuyết, cũng họ Nguyễn. Tôi sẽ mặc áo ấm màu xanh đậm, đội mũ
len xanh và chờ anh ở trạm xe buýt góc đường X và đường Y nhé.
Tôi cảm ơn người phụ nữ Việt Nam tốt bụng rồi vội vã lội tuyết ra trạm
xe buýt. Trời khá lạnh vì có gió. Sống ở vùng nắng ấm California đã
quen, giờ đặt chân tới một xứ lạnh mà tuyết phủ ngập thành phố, tôi
như đang lạc vào một thế giới kỳảo, xa lạ.
Bước xuống xe buýt nơi điểm hẹn, tôi đảo mắt nhìn quanh. Có vài ba
người đang đứng ở trạm. Tôi lại gần người mặc áo ấm xanh đậm. Một nụ
cười tươi đón tôi.
Chị Tuyết khá trẻ, khuôn mặt trái xoan phúc hậu, mũi cao, mắt tròn to
và đen lánh.
Tôi chào chị trước:
– Chào chị Tuyết! Cảm ơn chị đã bỏ thì giờ giúp tôi.
– Chào anh Hiếu! Anh vừa đến một thành phố lạ mà không may gặp toàn
tuyết và tuyết
Chị nói xong mỉm cười. Tôi chợt hiểu ý chị muốn nói tuyết đang rơi
ngập lối và tên chị là Tuyết.
– Thưa chị, tôi rất may mắn lắm mới gặp được người đồng hương chỉ đường
dẫn lối nơi xứ lạ.
– Tôi phải đến sở đúng giờ. Bây giờ chúng ta phải đi bộ ngay lại nơi cho thuê
xe. Anh theo tôi. Mình vừa đi vừa nói chuyện anh nhé!
Chị Tuyết bước đi thoăn thoắt trên tuyết trong khi tôi còn ngập ngừng
bước tới, sợ trợt té trên tuyết băng trơn trợt. Ra đi từ California,
tôi không chuẩn bị giày đi tuyết.
Chị Tuyết cho tôi biết Jamestown cách Pittsburgh khá xa và đường đèo
rất nguy hiểm trong lúc tuyết rơi. Chị nói:
– Anh phải mất ít nhất 2 tiếng để lái xe đến đó. Chiều về anh phải hết sức cẩn
thận vì trời tối và anh không quen lái trên tuyết.
Tôi cảm ơn lời dặn dò của chị. Tại nơi cho thuê xe, tôi đứng điền đơn
và chị đứng nán lại đợi tôi. Tôi trao mẫu đơn vừa điền xong cho anh
nhân viên hảng cho thuê xe, anh nầy nói:
– Ông cho tôi mượn ID và thẻ tín dụng của ông.
Tôi giật mình. Tôi không có thẻ tín dụng. Tôi nói:
– Tôi không có thẻ tín dụng nhưng có mang theo tiền mặt.
Anh nhân viên hảng cho thuê xe mỉm cười nhưng vẫn lịch sự giải thích:
– Theo điều lệ của hảng, ông phải có thẻ tín dụng mới thuê xe được. Chúng
tôi không nhận tiền mặt dù ông có đủ.Tôi xin lỗi đã không giúp ông được.
Tôi bối rối quay lại hỏi chị Tuyết:
– Từ đây có xe buýt đi Jamestown không chị? Tôi không thuê được xe vì
không có thẻ tín dụng.
Đến lượt chị Tuyết ngạc nhiên:
– Anh chưa xin thẻ tín dụng hay quên mang theo?
– Tôi mới đến Mỹ vài năm và chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ cần thẻ tín dụng nên
chưa bao giờ làm đơn xin.
Tôi nghĩ chị Tuyết cũng biết nếu tôi có làm đơn xin thì cũng chẳng có
hảng nào chịu cho. Chị Tuyết nhíu mày suy tư vài giây rồi nói:
– Có xe buýt mỗi ngày một chuyến đi Jamestown nhưng anh sẽ không đến kịp
giờ để được phỏng vấn lúc 10 giờ sáng nay.
Chị Tuyết vừa nói vừa nhìn vào bộ mặt buồn thiu vì thất vọng của tôi
xong quyết định bước tới bên quày nhân viên. Tôi nghe chị nói nhỏ với
anh nhân viên cho thuê xe:
– Tôi là bạn của anh ấy. Tôi sinh sống tại Pittsburghđã lâu. Tôi có thẻ tín
dụng. Ông nhận thẻ của tôi nhé. Giúp anh ấy kẻo anh ấy không đến
được bệnh viện để được phỏng vấn kịp sáng nay, tội nghiệp.
Anh nhân viên hội ý với cấp trên rồi bằng lòng cho tôi thuê xe với thẻ
tín dụng của chị Tuyết:
– Chúng tôi cố gắng giúp ông. Chúc ông may mắn.
Tôi phấn khởi bắt tay cảm ơn chị Tuyết và hứa sẽ trở lại trả xe vào
buổi chiều. Khi tôi từ giã chị tôi thoáng thấy hai mắt chị ửng đỏ.
Tôi biết chị đang xót xa cho hoàn cảnh khó khăn của một người mới đến
xứ lạ.
Tôi mua vội một bản đồ Pennsylvania và lên đường. Đường đến Jamestown
quanh co, lên đèo xuống dốc, phủ đầy tuyết băng trơn trợt. Tôi cẩn
thận chạy chậm nhưng không quên tính giờ sao cho kịp buổi phỏng vấn.
Từ trên đèo cao nhìn xuống, Jamestown nằm trong một thung lũng nhỏ,
trông như một thành phố chết. Núi đồi, thành phố, nhà cửa, đường sá,
xe cộ bị phủ bởi một lớp tuyết dày trắng xóa. Bầu trời u ám, thê
lương. Tôi bỗng dưng có cảm giác buồn chán của những ngày đi qua vùng
Queens hay Brooklyn của thành phố New York. Những vùng nầy, nhà cửa,
đường sá, công sở, bệnh viện cũ kỹ cả trăm năm. Thành phố chật chội,
đen đúa, dơ bẩn. Vách tường nào, xe điện nào cũng bị bôi vẽ đầy dẫy
graffiti nhớp nhúa. Ngày đó, tôi đã có lần nghĩ, chẳng lẽ rồi đây
mình lại phải mang vợ con đến cư ngụ tại những nơi tồi tệ nầy của nước
Mỹ để được huấn luyện 3-4 năm sao?
Đến Jamestown, tôi phải đợi rất lâu mới được phỏng vấn bởi một vị mục
sư bác sĩ người Do Thái có dáng dấp của một cố đạo. Râu tóc ông xồm
xoàm che kín cả miệng và dài đến tận ngực. Trên đầu, vị mục sư đội
một chiếc mũ giống như chiếc đĩa nhỏ màu đen. Ông mặc áo choàng đen
phủ đến tận gót. Ông nói lí nhí trong miệng thật khó nghe. Nhìn ông
tôi chợt nhớ đến một vị giáo sư trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn, người
ngoại quốc, dạy chúng tôi vào năm thứ nhất ở trường y khoa cũ đường
Trần Quý Cáp, Sài Gòn. Ông chỉ hỏi tôi qua loa vài câu như tôi từ đâu
tới, tốt nghiệp ởđâu, đã được nơi nào phỏng vấn. Nhìn quanh tôi có
cảm giác đây là một nhà thờ cổ thâm u của một giòng tu kín chứ không
phải là một bệnh viện có chương trình huấn luyện bác sĩ học chuyên
khoa.
Trời về chiều, tôi ghé lại cafeteria nhỏ xíu của bệnh viện nhà thờ mua
một cái sandwich lót lòng trước khi lái xe về lại Pittsburgh. Một lần
nữa, tôi lại nhận ra tôi là nạn nhân của những cuộc phỏng vấn lấy lệ
của các bệnh viện Mỹ. Tuy vậy, trên đường về lại Pittsburgh tôi thấy
lòng nhẹ nhỏm vìđã làm được những gì phải làm trong cuộc mưu sinh đầy
gian nan trên đất mới. Chắc chắn là tôi sẽ không chọn cái nhà thờ cổ
nầy để được huấn luyện cho dù họ có chọn tôi hay không.
Tôi về đến Pittsburh thì trời tối. Tôi đã nghiên cứu kỹ càng bản đồ
và cẩn thận đánh dấu cái exit vào Pittsburgh nhưng không tài nào vào
được. Trời tối mịt. Tuyết vẫn rơi lả tả, gió rít vù vù ngoài xe.
Các bảng chỉ đường bị tuyết phủ kín. Trên xa lộ có rất ít xe cộ qua
lại. Tôi vòng đi vòng lại trên xa lộ mấy lần mà vẫn không vào được
thành phố. Tôi tự dưng cảm thấy như vừa đánh mất niềm tự tin của một
tráng sinh Hướng Đạo mà tôi đã từng có được từ lâu. Chính lòng tự tin
nầy đã giúp tôi vui sống, mưu sinh thoát hiểm, vượt qua bao gian khổ
trên núi rừng ở quê nhà.
Bình xăng của chiếc xe nhỏ đã vơi. Tôi không khỏi liên tưởng đến
những cảnh người lái xe bị chết cóng giữa xa lộ khi xe họ thình lình
bị hư hỏng hay hết xăng
để sưởi ấm giữa cơn bão tuyết. May thay, tôi tìm được một trạm xăng,
liền tạt vào mua và hỏi thăm đường. Một nhân viên trạm xăng chỉ đường
cho tôi. Tôi chạy một chặp và khám phá ra mình đã “trở về chốn cũ”.
Tôi đâm lo. Tôi không ngại về đến nhà lúc nửa đêm nhưng tôi lo là đã
thất hứa với chị Tuyết, người đã cho tôi mượn thẻ tín dụng, rằng tôi
sẽ đem xe về trả vào buổi chiều. Khi ra đi từ Pittsburgh tôi vội vã
đã quên không xin số điện thoại của chị nên khi cần không gọi chị
được. Tôi ghé vào một trạm xăng khác. Nhân viên ở đây xin lỗi là họ
không rành đường đủ để hướng dẫn tôi. May thay, một cụ già lái chiếc
xe cũ kỹ vừa ghé vào trạm mua xăng. Tôi lại gần hỏi thăm ông đường đi
ngay. Ông vui vẻ lắng nghe tôi nói tôi ra đi từ đâu và về từ hướng
nào trên bản đồ. Ông không nhìn vào bản đồ mà chỉ hỏi sơ về vùng tôi
muốn về rồi nói:
– Cậu chờ tôi lấy xăng xong tôi sẽ dẫn cậu đi. Đường sá thành phố nầy rắc rối
lắm. Cậu từ xa đến, bị lạc trong đêm tuyết giá cũng là chuyện thường thôi.
Lấy xăng xong, ông cụ chạy chậm cho tôi theo sau. Chạy được 15 phút,
ông dừng lại bên đường và bảo tôi quẹo trái hai lần sẽ gặp đường
Jackson mà tôi muốn tìm. Thấy tôi ngần ngừông cười:
– Tôi sống ở đây mấy chục năm rồi, tôi biết rõ đường sá vùng nầy lắm. Cậu
cứ tin tôi đi, làm theo lời tôi hướng dẫn thì sẽ gặp đường Jackson.
Tôi cảm ơn ông cụ và lái về hướng ông cụ chỉ dẫn. Đường Jackson hiện
ra trước mặt. Tôi nhẹ nhỏm. Đồng hồ đã chỉ quá 9 giờđêm.
Về đến nhà, tôi lật ngay niên giám điện thoại tìm số của chị Tuyết.
Có mấy người tên Tuyết nhưng may thay tôi gọi được chị. Tôi xin lỗi
chị ngay vì đã về trễ, gọi chị trễ vì bị lạc đường. Chị mừng rỡ nói:
– Tạ ơn Chúa. Anh đã về tới. Thời tiết trở xấu, tôi đang lo không biết anh có
trở lại Pittsburgh được an toàn không. Bố tôi cũng lo…
Chị ngập ngừng. Tôi đỡ lời ngay:
– Bác lo là phải ch ịà. Lỗi tôi không xin số điện thoại của chị để
gọi trước khi
rời Jamestown. Tôi xin lỗi bác và chị nhiều.
Chị Tuyết nói:
– Thôi không sao. Anh đi đến nơi về đến chốn là mừng rồi. Bố tôi hay lo.
Anh về trễ, không gọi, bố tôi nghĩ là anh đã lái xe đi luôn mất rồi.
Xin lỗi anh. Tôi cố trấn an bố tôi mà ông vẫn bứt rứt, đi tới đi lui.
May mà anh gọi kịp thời chứ không ông rầy rà tôi hơn nữa.
– Bác lo là đúng đó chị. Người lớn tuổi thường thận trọng. Chị trấn an bác
bằng cách nào?
Chị Tuyết cười:
– Tôi nói với bố tôi rằng anh trông mặt mày sáng sủa, ăn nói thật thà…với lại
đã làm bác sĩ thì ai lại đi làm chuyện quấy như vậy.
Tôi cũng mỉm cười khi nghe chị Tuyết nói mấy tiếng “mặt mày sáng sủa,
ăn nói thật thà”.
Sáng hôm sau chủ nhật tôi ghé lại nhà chị Tuyết thăm bố mẹ chị và cảm
ơn chị trước khi đi trả xe. Bố chị Tuyết vui vẻ tiếp tôi và nói:
– Xin lỗi anh! Hôm qua tôi đã nghĩ không tốt về anh. Tôi biết Tuyết là
người nhẹ dạ, dễ tin người.
Tôi nhận ly nước trà từ tay ông cụ mời:
– Nêu cháu là bác thì cháu cũng lo như bác vậy thôi. Chuyện lường gạt xảy ra
hằng ngày.
Ông bà cụ, chị Tuyết và hai cháu ngoại nhỏ đã từ Việt Nam di tản đến
Pittsburgh năm 1975. Con rể duy nhất của cụ và là chồng chị Tuyết,
một sĩ quan đã tử trận trước năm 1975 không lâu. Chị Tuyết chợt trầm
tư khi ông cụ kể cho tôi nghe về người con rể quý mến của ông. Có lẽ
những kỷ niệm mất mát to lớn đang trở về với chị. Khuôn mặt phúc hậu
của chị chợt u buồn gợi tôi nhớ khuôn mặt người bạn nữ cùng trường
trung học của tôi, lập gia đình được vài tháng thì chồng hy sinh ngoài
chiến trường. Dáng u buồn, ủ rũ của người bạn cùng trường còn in đậm
trong trí tôi. Chiến tranh quả tàn khốc. Chị Tuyết một mình gắng
bươi chải nuôi hai con và cha mẹ trên đất mới.
Ông cụ và chị Tuyết đều có hỏi thăm về gia đình tôi và kết quả cuộc
phỏng vấn vừa qua. Tôi cho ông cụ và chị Tuyết biết là kết quả các
cuộc phỏng vấn chỉ có được vào tháng giêng hay tháng hai năm tới.
Sau chuyến đi “tìm kim đáy biển” lần thứ hai kéo dài gần hai tháng,
tôi trở lại California. Tôi ghi tên chị Tuyết vào danh sách ân nhân
của tôi. Danh sách ân nhân của tôi gồm có những người đã giúp đỡ tôi
và gia đình tôi trong cuộc mưu sinh tái tạo cuộc sống mới. Tôi vẫn
cố gắng duy trì liên lạc với các ân nhân qua thư từ hay điện thư.
Bố mẹ chị Tuyết qua đời cách đây mấy năm do tuổi già. Hai con chị đã
khôn lớn, thành đạt và ra ở riêng. Chị Tuyết dọn từ Pittsburgh về New
Jersey và vẫn tiếp tục đi làm cho đỡ cô đơn. Có lần chị định bỏ xứ
lạnh về hưu ở Florida nắng ấm nhưng chưa thực hiện được.
Giáng Sinh năm 2006, thiệp Giáng Sinh của tôi gởi cho chị Tuyết đã trở
lại với tôi vì không có người nhận. Tôi cố gắng tìm kiếm chị nhưng
vẫn bặt tăm. Tôi hy vọng chị đã dời chỗ ở mà quên cho tôi địa chỉ
mới. Tôi không dám nghĩ đến những gì bất thường đã xảy ra cho chị.
Cũng mùa đông năm 2006, tôi mất liên lạc với một ân nhân khác, một bác
sĩ người Norway mà tôi quen biết trong trại tị nạn ở Mã Lai. Tôi cầu
mong anh vẫn bình an vì anh còn trẻ. Anh và mẹ anh, tuổi 76, đã từng
từ Norway đến Orlando thăm gia đình tôi.
Mùa đông năm nay 2007, nhìn tuyết rơi trên miền bắc nước Mỹ, tôi chạnh
nhớ đến những ngày gian nan cũ và những ân nhân của tôi. Cầu mong mọi
người được mãi bình an.
Orlando, đêm 12 tháng 12 năm 2007{jcomments on}
Tới bệnh viện, tay xách vali nặng, tôi bước đi từng bước ngắn trên tuyết đã đóng thành băng, vậymà mấy lần tôi trợt suýt té. Có nơi tuyết lại ngập cao đến đầu gối,
không thấy đường đi. Bước chân trở nên nặng nhọc như những lần gánh nặng oằn vai, cố lê bước trên những con đường bùn ngập gần đến đầu gối trên rừng Cà Tum, Đồng Ban, gần biên giới Miên-Việt những ngày xưa cũ.
Thật không thể hình dung được, những ngày đầu tiên trên xứ người đi tìm một việc làm mà mình yêu thích, thật gian khổ và xót xa.
May sao sau cơn mưa trời lại sáng.
Cảm ơn Thu Thủy. Trời không phụ lòng người TT ạ. Sau chuyến đi tìm kim đáy biển đó vài tháng, tôi được ba nơi nhận vào huấn luyện hậu đại học.
1. Bệnh viện LSU Medical Center ở Shreveport, Louisiana, nơi mà tôi được phỏng vấn bởi 4 bác sĩ, 2 người trong số họ từng là chiến binh trên chiến trường VN, đã hết lòng hổ trợ tôi do cảm tình họ có được với sĩ quan VNCH nói riêng và người Việt miền nam VN nói chung.
2. Bệnh viện Hershey ở Hershey, tiều bang Pennsylvania, nơi có chocolat nổi tiếng thế giới.
3. Bệnh viện New Orlean, cũng tiều bang Louisiana.
Tôi chỉ cần một chỗ học nên đã chọn bệnh viện LSU MC ở Shreveport. Sau cơn mưa, trời đã sáng rõ đến ngày hôm nay. Các con chúng tôi lớn lên trên đất hứa, chuyên cần và đầy quyết tâm nên cả ba đã theo được nghề cha một cách dễ dàng. Nhìn lại con cái bạn bè kẹt lại ở quê nhà phải tranh đấu thật gian khổ để sống còn, thấy mà thương. Nếu vợ tôi không gạt lệ, đẩy tôi ra biển thì tương lai các con không biết sẽ ra sao.
Hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai, anh Hiếu à.
Chúc mừng gia đình anh chị nay đã đủ năm chữ “phúc-lộc-thọ-khang-ninh”
Ở Mỹ mà cũng giống VN phỏng vấn cho có lệ còn nhân sự đã có sẳn, thì ra ở đâu có con người là ở đó có bất công .
Đọc xong câu chuyện kể chuyến đi “tìm kim đáy biển” của anh Hiếu em thấy anh thật may mắn nên đã gặp được những người tốt bụng giúp đỡ một cách tận tình.Trong đó đặc biệt là cô Tuyết, thật cảm động trước tấm lòng nhân ái của cô.Em rất ấn tượng cái yếu tố may mắn trong cuộc sống .Qua câu chuyện chắc chắn rằng anh đã để lại cho con cháu mình một kinh nghiệm sống “cần có nghị lực và niềm tin ” và cho chúng thấy cái giá trị hạnh phúc của ngày hôm nay mà anh chị đã gầy dựng được bằng bao nỗi nhọc nhằn, đã đổ bao mồ hôi và nước mắt. Chúc anh chị mãi hạnh phúc.
Nguyễn Tiết thân,
Cho đến nay, gần 6 năm, tôi vẫn chưa liên lạc được lại với ân nhân Nguyễn Thị Tuyết của tôi. Từ lo đổi sang buồn vì tôi nghĩ chắc chị ấy mệnh hệ nào rồi. Trời không thương kẻ phúc hậu như chị sao? Tôi vẫn còn mong một ngày nào tôi sẽ nhận được điện thư của chị vì từ nhiều năm tôi không đổi điện thư của tôi mà chị ấy có.
Cầu chúc cô giáo và gia đình hưởng Têt vui và năm mới hạnh phúc, có thêm con cháu đầy nhà.
Cảm ơn Thu Thủy và bạn WHWH đã vào đọc một bài cũ tôi viết đã 5-6 năm về bước đầu khó khăn trên đất mới. Bài nầy chỉ thể hiện được một ít gian truân trên con đường tái tạo lại cuộc đời. Tôi viết với hy vọng một ngày nào đó trong tương lai, con cháu tôi sẽ đọc được những gì chúng tôi cố ghi lại để biết thêm về cuộc sống của cha ông trong một đoạn đổi đời thật bất ngờ và đầy thử thách. Tôi đã gởi bài nầy cho tờ báo Xuân của hội Y Nha Dược Sĩ tiểu bang Florida năm nay. Tôi vẫn cảm thấy gia đình tôi rất may mắn, sống sót trong cuộc chiến ở quê nhà, sống sót trong rừng sâu, ngoài biển khơi, tới được bến bờ mà không mất mát một thành viên nào trong gia đình, tôi trở lại được nghể cũ, con cái khôn lớn thành danh. Có rất nhiều bạn bè tôi không được như vậy.
Tết sắp đến, xin chúc tất cả các bạn ở hải ngoại hay quê nhà một mùa xuân yên vui, hạnh phúc.
Buổi đầu gian nan hậu vận sẽ hanh thông .Bây giờ anh đã có cuộc sống mà nhiều người mơ ước.
Kiếp tha hương lắm đau thương lắm chua cay…
Tác giả là người trung hậu không quên ân nhân nên chắc chắn hạnh phúc cũng nhờ một phần” mặt mày sáng sủa, ăn nói thật thà” he he
Cảm ơn cô dâu Phú Phong. Hình chụp họp bạn 16 tháng 1 ở QN, thấy cô dâu PP tươi quá. Sau Tết nhớ chuẩn bị cà mắm nhé. Sẽ có người về PP thăm bạn bè Bình Khê đấy. Có mang theo kẹo chocolat nữa.
Hình TT cũng tươi nữa. Cô giáo đi dạy liên miên nên ít làm thơ?
Chúc mọi người ăn Tết vui, năm mới hạnh phúc.