Cơn rét thấm vào nỗi nhớ
Mênh mang sương khói quê người
Cuối năm, những người cùng khổ
Giật mình, nghe tiếng tàu khuya
Cuối năm, như gương mặt mẹ
Hằn sâu những vết ruộng đồng
Thương quả ngô chưa vàng bẹ
Thương mùa lúa mới chớm đòng
Cuối năm, những người nhặt rác
Tháng ngày nhặt nỗi long đong
Nhiều khi đi trong phố chợ
Như đi vào cõi mênh mông
Cuối năm, những cô gái trẻ
Thơ ngây đã vội đứng đường
Sương gió nhuộm vàng mái tóc
Môi cười đỏ bóng hoàng hôn
Cuối năm, những lòng chùng lại
Biết mình còn một quê hương
Có bóng mẹ già mong đợi
Tiếng còi tàu vọng trong sương…{jcomments on}
Cuối năm, những người nhặt rác
Tháng ngày nhặt nỗi long đong
Nhiều khi đi trong phố chợ
Như đi vào cõi mênh mông
Có ai đã từng sống trong cùng khổ mới thấu hiểu hết hai câu thơ này nhất là vào dịp cuối năm tết đến.
Nhiều khi đi trong phố chợ
Như đi vào cõi mênh mông
Bài thơ là một nỗi cảm thông sâu sắc những cảnh đời cùng khổ,thật xúc động với hình ảnh những người đi nhặt rác đêm đêm nhất là vào những đêm mưa gió…cảm động lắm anh HNN ơi!
Anh thật cảm động khi đọc lời đồng cảm và chia sẻ sâu sắc của Nguyễn Tiết.
Rất cảm ơn em.
Chào anh Hồ Ngạc Ngữ,
Cuối năm phương xa lẻ bóng
Thương về những gánh hàng rong
Quê xưa chừ xa vời vợi
Lặng thầm ánh mắt long đong.
Xin đồng cảm với anh. Mến.
Anh Thiên Bồng mến,
Cảm ơn anh đã ghi lại những câu thơ đồng cảm với những cảnh đời khốn khó.
Chúc anh an lành.
Lâu ngày mới thấy Lão Trư
Phong ba bão táp đã đừ Lão chưa?
Ông hỏi thì tui xin thưa
Phong ba biết mấy cho vừa tình cha
Đa mang nhi nữ ngọc ngà
Giờ đành cam cảnh thân ta lưu đày
hic hic…
Tội người than phận dứt day
Đa mang cũng kiếp lưu đày gian truân
Nhặt chi mấy chút bâng khuâng
Để giờ cám cảnh một mình lắc lay .Hic… 😛 😛
Chút bâng khuâng lòng lâng lâng khao khát
Chú nai vàng ngơ ngác bởi ngàn hoa
Gặp nhau giữa chốn phù hoa
Nắm tay nở nụ cười xòa nhớ chăng?
Cà phê sóng gợn lăn tăn
Nhìn nhau giây lát tung tăng cõi lòng, hic hic…
Cùng với Ngữ sẻ chia và đồng cảm những phận đời như trong bài thơ nhé.
Anh Trần Dzạ Lữ thân,
Cảm ơn anh đã đồng cảm và chia sẻ với những người cùng khổ.
Chúc anh sáng tác đều.
Cuối năm, những lòng chùng lại
Biết mình còn một quê hương
Có bóng mẹ già mong đợi
Tiếng còi tàu vọng trong sương…HNNgữ
Quê hương vẫn là tất cả trong lòng những người xa xứ, nhất là quê hương lại có bóng hình người mẹ già hàng đêm ngóng trông bước chân trở về của những người con tha hương theo từng tiếng vọng còi tàu trong đêm sương. Bài thơ đã nói lên được nỗi đau của những số phận không may phải xa quê kiếm sống. Hay và cảm động lắm, anh Ngữ ơi!
Hôm nay, Hồ Huynh dành tấm lòng thiết tha của mình, không nói về tình yêu riêng mình, mà nói về tình thông cảm mà anh dành cho những phận người kém may mắn. Cuối năm, Tết sắp đến, Anh chợt nhớ đến những người cùng khổ, vất vả xa quê để mưu sinh, mong về lại quê nhà, đòan tụ. Những người Mẹ mong con, những nguời nhặc rác trong chợ, những cô gái đứng đường… hình ảnh đó ai cũng thấy, nhưng có mấy ai hiểu và thông cảm những phận đời như Anh.
Nhưng dù là thân phận gì, ai cũng:
“Biết mình còn một quê hương”
Đoạn thơ anh viết về những cô gái trẻ:
“Cuối năm, những cô gái trẻ
Thơ ngây đã vội đứng đường
Sương gió nhuộm vàng mái tóc
Môi cười đỏ bóng hoàng hôn”
Anh đã vẽ lên một hình ảnh không ai muốn biết đến nhưng vẫn nhan nhản trên mọi nẻo đường. Anh chỉ sơn vào đó một chút vàng (lên tóc), một chút đỏ (lên môi), đỏ vàng là màu của Tết, của vui tươi làm cho hình ảnh đó không còn xa lạ lạ và bị người đời ruồng rẫy nữa. Anh độ lượng, Anh chia xẻ lòng mình cho kẻ lạ, mà còn rộng rãi hơn là mời họ cùng anh đón tết. Thật đặc biệt về một tấm lòng nhân hậu. bài thơ Anh ngàn lần có gía trị hơn phim Les Miserables đang chiếu ngoài rạp. Nghe nói anh đang ở Bà Rịa phải không? Anh cũng xa quê như mình xa quê. Nhớ Tết quê nhà là nhớ hoa mai (vàng) và bao lì xì (đỏ).
NL
Đọc thơ anh HNN là cả một trời mênh mang buồn buồn cho mình buồn cho những mãnh đời bất hạnh xa quê .
Cuối năm, những lòng chùng lại
Biết mình còn một quê hương
Có bóng mẹ già mong đợi
Tiếng còi tàu vọng trong sương…
Một bài thơ hay! chứa đầy tấm lòng của tác giả với những người cùng khổ vì miếng cơm manh áo phải tha phương kiếm sống.
Cuối năm nhớ chàng thi sĩ
Quê nghèo mài bút làm thơ
Thơ buồn như đêm trừ tịch
Buồn theo vào cả giấc mơ
Theo TT thấy hình như chỉ có đất nước mình mới có nhiều kẻ lọc lừa, nhiều cảnh phiền phức diễn ra hằng ngày nên từ đó mới sinh ra cái bệnh “cảnh giác cao độ” và bệnh “vô cảm”(hay đúng ra là bệnh “sợ dây dưa, phiền phức”) thôi!
Cuối năm, những người nhặt rác
Tháng ngày nhặt nỗi long đong
Nhiều khi đi trong phố chợ
Như đi vào cõi mênh mông
Trước nhà BV vừa có người nhặt rác đó anh HNN, đọc thơ anh rồi thấy thương họ làm sao .
Anh HNN,
Mình rất hiểu và đồng cảm với Anh về những gì Anh viết. Bởi vì lòng mình cũng như Anh thôi. Rất dễ viết cho mình, về mình nhưng không dễ viết cho người khác. Phải có một tấm lòng thật đặc biệt và sự rung động chân thật mới viết về những điều như thế . Mình so sánh là vì mình thấy điều Anh Ngữ viết là ở nước mình. Cuốn phim kia, làm nên lịch sử, nhưng ở nước người ta, xa xôi.
Mình ở Mỹ đã 38 năm rồi, nhưng lòng lúc nào cũng gởi về quê hương. Ấm lạnh, ngọt bùi gì cũng ở đó. Như câu thơ của Anh:
“Cuối năm, những lòng chùng lại
Biết mình còn một quê hương”.
Anh ở Bà Rịa mà còn nghĩ thế, mình ở xa nửa vòng trái đất thì cũng chẳng kém Anh về nỗi nhớ nhà.
Cứ đến Tết về là nỗi nhớ lại dâng lên. Năm nay thì không, nhưng năm tới sẽ về ăn Tết với bạn bè. Hy vọng rồi sẽ gặp Anh.
Nói thật là mình xúc động vô cùng khi đọc bài thơ Anh viết. Nó không phải chỉ hay mà là ở tấm lòng Anh Ngữ đã dành cho những người kém may mắn hơn mình. Không cần phải làm gì, chỉ cần nghĩ đến họ thôi thì lòng mình cũng đã nhẹ nhõm lắm rồi, như đang có cảm giác:
“Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết”
trong bài ca “Anh Đến Thăm Em Đêm Ba Mươi” của Vũ Thành An vậy. Chắc là Anh Ngữ đồng ý với mình.
NL
NL
gửi Tôn Nữ Yên Khê,
Cảm ơn Tôn Nữ đã đọc thơ và rất mong được tha lỗi nếu bài thơ đã làm Yên Khê buồn buồn.
Nhưng nỗi buồn chính là nhịp cầu cảm thông với những mảnh đời cùng khổ chung quanh ta.
gửi Phan Mạnh Thu,
Cảm ơn bạn đã đọc thơ và chia sẻ.
gửi Bạn Xa,
Cảm ơn bạn đã đọc thơ và ghi lại những dòng ngẫu tác.
“Cơn rét thấm vào nỗi nhớ
Mênh mang sương khói quê người
Cuối năm, những người cùng khổ
Giật mình, nghe tiếng tàu khuya”
“Cuối năm, những lòng chùng lại
Biết mình còn một quê hương
Có bóng mẹ già mong đợi
Tiếng còi tàu vọng trong sương…”
Hay lắm và cũng xót xa lắm!Thân phận của những người con xa xứ, tết về chỉ biết vọng cố hương.Thương cho những mảnh đời đen bạc, tết về nhìn người ta rộn rịp mà xa xót phận mình.
Cảm ơn HNTin đã thấu cảm cùng những mảnh đời đen bạc,Tết đến, nhớ quê mà không về quê được.
Anh HNN ui!muốn recom cho từng người cho dễ đọc & theo dõi… thì anh cứ bấm vào chữ PHẢN HỒI MÀU VÀNG đầu tiên nằm phía dưới mỗi comment thì sẽ có khung để anh viết( những gì muốn nói ) xong bấm gởi là xong… anh thử đi!chúc anh sẽ hài lòng !
Cảm ơn KL đã chỉ.Có làm vậy rồi, ngay từ đầu, nhưng nó lại chạy lung tung.Không biết từ di động đang dùng hay từ máy chủ.Nên cơ sự mới ra như thế !
he…he….giờ được rùi đó ! lâu lâu cũng bị tổ trác phải không?…
Bài thơ hay lắm ! tết về bỗng thấy nhớ quê hương quá …đó là tâm trạng chung của những người con xa xứ ! & tác giả cũng đã không quên đến những mảnh đời đen bạc còn đáng thương hơn,tội nghiệp hơn…
Cuối năm những người nhặt rác
Tháng ngày nhặt nỗi long đong
…………….
Cuối năm những cô gái trẻ
Thơ ngây đã vội đứng đường
Ý thơ hay & thật sâu lắng ! Chúc anh nhiều sức khỏe để ăn tết vui nha!
Cảm ơn Kim Loan đã nêm thêm gia vị cho bài thơ được mặn mà…Hihi!
Cuối năm- thường là lúc con người ta được nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt mỏi để đón một năm mới đến. Với tác giả thì đây là lúc nhớ về mẹ để thương nhiều hơn những vết hằn sâu, thương những nhọc nhằn, khó khăn của mẹ:
Cuối năm, như gương mặt mẹ
Hằn sâu những vết ruộng đồng
Thương quả ngô chưa vàng bẹ
Thương mùa lúa mới chớm đòng
Và trái tim nhận hậu, đầy tình yêu thương ấy còn chưa bao nỗi cảm thông với những mảnh đời bất hạnh.
Cuối năm, những người nhặt rác
Tháng ngày nhặt nỗi long đong
Nhiều khi đi trong phố chợ
Như đi vào cõi mênh mông
Đó là những người nhặt rác- nhặt “nỗi long đong”- một cách nói ẩn dụ như thấy được nỗi vất vả cực nhọc của một kiếp người. Đối vưới họ cuộc sống là vô định, là “cõi mênh mông”.
Cuối năm, những cô gái trẻ
Thơ ngây đã vội đứng đường
Sương gió nhuộm vàng mái tóc
Môi cười đỏ bóng hoàng hôn
Cuối năm, vẫn còn đó những cô gái trẻ phải bán cuộc đời mình bên lề cuộc sống. Hình ảnh những cô gái bán “hoa” với mái tóc vàng, đôi môi đỏ được miêu tả qua cái nhìn rất đỗi cảm thông. Đó là màu vàng của sương gió, màu đỏ của hoàng hôn. Từ ngữ, hình ảnh miêu tả gợi lên sự tàn tạ của một kiếp người.
Cuối năm, những lòng chùng lại
Biết mình còn một quê hương
Có bóng mẹ già mong đợi
Tiếng còi tàu vọng trong sương…
Nỗi buồn của tác giả được cất lên từ cuộc sống đời thường. Đó đây còn có rất nhiều mảnh đời bất hạnh đáng thương. “Cuối năm, những lòng chùng lại”. Ở đây tác giả dùng từ “những” phải chăng để chỉ số nhiều. Sự chùng lại không chỉ vì những mảnh đời bất hạnh mà con là nỗi nhớ thương, buồn tủi của những người con xa quê khi năm hết, tết về. Vì cuộc sông mưu sinh mà chẳng thể trở về dù biết ” mình còn một quê hương”. Ở nơi quê nhà ấy có mẹ già đang mong đợi…Tiếng còi vọng trong sương như sự thúc dục trong lòng người về sự đoàn viên, ấm cúng.
Bài thơ không chỉ thể hiện tấm lòng nhân văn sâu sắc mà còn là tiếng lòng sâu nặng của một người con xa quê. Xin được chia sẻ sự cảm thông với cảm xúc, tâm trạng của tác giả qua bài thơ “Tặng những người cùng khổ xa quê”. Xin chúc tác giả HNN có một mùa xuân thật ấm áp, tràn đầy yêu thương!
Bài thơ hay quá nói lên tấm lòng nhân hậu của tác giả với những mãnh đời ly hương.
gửi Kiều Thanh,
Cảm ơn Kiều Thanh đã thêm chút hương thơm cho bài thơ.
Chúc an vui
“Những người cùng khổ” xa quê sẽ rất ấm lòng nếu đọc được bài thơ của anh Hồ Ngạc Ngữ.
“Cuối năm, những lòng chùng lại
Biết mình còn một quê hương
Có bóng mẹ già mong đợi
Tiếng còi tàu vọng trong sương…” (HNN)
Những câu thơ không chỉ để sẻ chia với “những người cùng khổ” mà còn dành cho những người con xa quê như tôi. Xin cảm ơn anh. Chúc anh năm mới sức khỏe và sáng tác nhiều bài thơ hay.
Gửi Minh Kiên,
Những cảm nhận chân tình của Minh Kiên đã mang lại niềm vui không nhỏ đến với người viết.
Kính chúc gia quyến và Minh Kiên một mùa Xuân mới an lạc.
gửi Trần Văn Thọ,
Cảm ơn bạn đã có nhận xét chính xác.
Khổ thơ kết đã nói lên tấm lòng của tất cả mọi người xa quê khi sắp Tết.
Chúc an lành
Cuối năm, những cô gái trẻ
Thơ ngây đã vội đứng đường
Sương gió nhuộm vàng mái tóc
Môi cười đỏ bóng hoàng hôn
Cuối năm, những lòng chùng lại
Biết mình còn một quê hương
Có bóng mẹ già mong đợi
Tiếng còi tàu vọng trong sương..
Những mảnh đời cùng khổ hẳn ấm lòng khi đọc những câu thơ đầy tính nhân văn của anh Hồ Ngạc Ngữ, nỗi thông cảm sâu sắc với những người xa quê khi mùa xuân về, thương cho những cô gái tuổi đời còn rất trẻ mà đã khoát trên người những màu sắc chói chang ” đỏ bóng hoàng hôn” từ rất hay và hợp tình cảnh.
Mùa Xuân là mùa sum họp, nhưng những tấm lòng viễn phương dù rất thương nhớ , “vẫn trông về quê mẹ ruột đau chín chiều ” cũng chỉ nghe tiếng còi tầu trong đêm mà chạnh lòng.
Với tấm lòng nhân hậu tác giả đã chia sẻ những cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống bằng những câu thơ ray rức lòng người.
Thơ Tặng Những Người Cùng Khổ Xa Quê
Từng lời , từng chữ và từng khổ thơ chưa đầy cảm xúc cứ nhẹ nhàng mênh mang rót vào lòng người… thấm dần như mưa thấm vào lòng đất đến nỗi đau tận cùng như tận cùng của một năm mà cảnh cơ cực chưa rời những thân phận xa quê
Cơn rét ngây ngây , khói sương mờ ảo tưởng chừng như lặng lẽ bỗng giật mình thức dậy khi nghe tiếng còi tàu trong đêm khuya…Tàu ơi, tàu đi về đâu cho hồn ta theo với! Rồi mẹ già , đồng lúa ruộng ngô…Hình ảnh ấy như những thước phim từ ký ức chầm chậm quay về trên đôi má dòng kệ nóng tuôn trào
Cuối năm, những người nhặt rác
Tháng ngày nhặt nỗi long đong
Nhiều khi đi trong phố chợ
Như đi vào cõi mênh mông
Lời thơ nhẹ nhàng sâu lắng vì ” nhặt nỗi long đong- đi vào cõi mênh mông” người nhặt rác , một mênh mông lạnh lẽo vô cùng một mênh mông quạnh quẻ biết bao , mênh mông giữa phố người mà ta tưởng chỉ mình ta…
Bao nhiêu thân phận là bấy nhiêu nghịch cảnh của cuộc đời như nước mắt trong bể trần luân không bao giờ cạn, nỗi xót xa biết chừng nào thôi?
Hay qua