Cửa Sổ của Tâm

Tác giả: Cô Vương Thúy Nga

Người ta thường nói : “Mắt là cửa sổ của tâm hồn” vì nhìn vào mắt, ngưòi ta có thể “thấy” được tâm của ngưòi kia như thế nào ( thật thà, nghiêm chỉnh hay dối trá , gian ác … nhưng tất nhiên không phải đơn giản như vậy , vì có người có cặp mắt và khuôn mặt rất thánh thiện nhưng tấm lòng gian ác xảo quyệt, mưu mô như nhân vật Milady trong “Les Trois Mousquetaires”  của Alexandre Dumas !  J J !!)

Nhưng nếu nói như vầy thì không sai mấy : mắt là khung cửa sổ qua đó ta nhìn đời , nhìn người, nhìn làm sao thì sống như vậy, khi tâm ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh, ta yêu mến người chung quanh , quan tâm tới họ, khi tâm ta điên đảo ta thấy thế giới điên đảo ,ta hận đời hận người, muốn  la hét, đập phá v.v.. cho nên mới nói  thiên đàng hay địa ngục ,  hạnh phúc hay đau khổ đều từ trong Tâm mà ra .

Có câu chuyện rất bình thường như thế này : một đôi vợ chồng mới dọn đến một chung cư , phòng của họ ngồi uống trà mỗi buổi sáng nhìn ra sân dưói nhà của một gia đình khác; sáng nào cũng có ngưòi phụ nữ đem áo quần ra phơi . Sáng nào thấy người phụ nữ nhà bên đem áo quần ra phơi, người vợ cũng cằn nhằn với chồng : chị kia không biết giặt áo quần hay sao hả anh ? áo quần như vậy mà ngày nào cũng giặt, cũng phơi ,cũng không hết bẩn  ??  Ngưòi chồng im lặng trước “điệp khúc”của ngưòi vợ từ ngày này sang ngày khác …. Cho đến một hôm, …… thấy ngưòi phụ nữ bên kia đem aó quần ra phơi ngưòi vợ tươi cười bảo chồng : có thế chứ, anh thấy không? chồng của chị ấy đã dạy chị ấy cách giặt áo quần, hôm nay áo quần đem phơi thật là sạch sẽ và đẹp quá! Ngưòi chồng nhẹ nhàng nói :  sáng hôm nay anh dậy sớm và lau chùi cửa sổ nhà mình thật sạch nên em mới thấy được áo quần nhà bên kia là sạch và đẹp như thế, sự thay đổi là từ cái thấy của mình chứ không từ sự vật đâu em ạ!

Cũng vậy, chúng ta nhìn cuộc đời qua lăng kính của Tâm ta. Những         phản ứng của tâm  ( vui, buồn, giận, đau khổ, hạnh phúc…) chỉ có  khi tâm ta tiếp xúc với cảnh vật bên ngoài qua các cửa sổ mắt , tai …  Vì thế, các chú Tiểu  khi mới vào chùa đều được giáo dục sửa đổi cái nhìn từ ích kỷ ( chỉ biết có mình) thành ra cái nhìn hứơng đến tha nhân . Các chú được bảo học thuộc lòng những bài kệ có nội dung như thế . Ví dụ thường người ta hay nói : cầu cho tôi trúng số, cầu cho tôi thi đậu, cầu cho tôi được hạnh phúc v.v.. Bây giờ các chú được dạy phải nói :  “cầu cho tôi và tất cả mọi ngưòi” (chúng sanh ). ….. Đó là một phương pháp giáo dục cái nhìn cũng như điều chỉnh những phản ứng của mình trước những cảnh “mắt thấy, tai nghe, thân tiếp xúc.” Ngoài ra, những vật, những cảnh mà mắt nhìn thấy thường gắn liền với những ký ức đã nằm sâu trong tiềm thức (subconsciousness); bây giờ ta phải làm sao để móc nối cái nhìn với chân lý chứ không cho nó móc vào với những ký ức đã tích tụ từ xa xưa. Muốn vậy, khi thấy một cảnh hay làm một việc ta phát một lời nguyện hướng về chân lý; lâu dần sẽ giúp ta sống với chân lý.   Từ lúc nhỏ chúng ta đã quen với những phản xạ không lựa chọn như vậy, không hề ý thức về quá trình hình thành của chúng ra sao. Nếu những phản xạ ấy đưa đến an lạc giải thoát thì rất may mắn, nhưng nếu những phản xạ ấy đưa  đến phiền não, bệnh hoạn, chấp trước vào bản ngã, v.v… thì chúng ta cần phải sửa đổi chúng lại.  Phương pháp giáo dục đó là sự tỉnh thức trong từng cử chỉ, lời nói, hành động của mình , mình biết mình đang làm gì, phải làm thế nào cho đúng, cho tốt với mình và với mọi người.   Khi làm 1 việc gì , chúng ta phát ra 1 lời nguyện hướng về  tha nhân , ví dụ :

Cầm máy điện thoại lên

Xin nguyện cho mọi người

Nói năng như chánh pháp

Hoà thuận và tin yêu

hay:

Múc nứơc để rửa tay,

Xin nguyện cho mọi ngưòi

Có đôi bàn tay sạch

Gìn giữ trái đất này

Hay:

Đánh răng và súc miệng,

Xin nguyện cho mọi người

Miệng thơm lời chân thật

Hoa nở tự  vườn Tâm

v..v..

Sự huân tập những ý nghĩ trong sáng,  lời nói chân thật, hành động sáng suốt sẽ giúp trẻ em lớn lên với cái nhìn gần với chân, thiện mỹ, với cái Tâm thương yêu và hiểu biết , cuôc đời của các em nhất định sẽ an lạc, thảnh thơi  hạnh phúc nhiều hơn . Còn chúng ta, dù tuổi đời bao nhiêu thì việc thanh lọc tâm ý cũng không bao giờ trể hay dư thừa . Vì thế  phương pháp giáo dục này có thể áp dụng chung cho mọi lứa tuổi ; các em nhỏ thì phải có những bài thi kệ  cho các em học thuộc lòng còn người lớn chúng ta thì tự mình đặt ra những bài thơ nhỏ áp dụng vào cuộc sống tỉnh thức để tự huấn luyện Tâm  mình.

{jcomments on}

Leave a Reply

Your email address will not be published.