Category Archives: Dịch thuật

Vì tôi là con của mẹ


Nguyên tác : I due autisti    .

Tác giả :  Dino Buzzati  (Ý)

Trương Văn Dân  chuyển ngữ
“ Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm

1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là

họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến

trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho

Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất

nước Ý. Với Sa mạc Tartari (1940), tác phẩm đã

được dịch ra nhiều thứ tiếng, ông đã trở thành một

trong những tên tuổi lớn của thế kỷ 20. Nhiều truyện

dài của ông đã được chuyển thành kịch bản sân khấu,

phát thanh và truyền hình. Truyện Con chó gặp Chuá,

đã được trình diễn trên đài truyền hình Pháp.

Ông viết nhiều tiểu thuyết nhưng hình như thể loại

yêu thích của ông là truyện ngắn. Chủ đề quen thuộc

của Buzzati là những ám ảnh và nỗi bất an của kiếp

người, sự chạy trốn thời gian, định mệnh, sợ hãi đối

với hư vô, thất bại của sự sống, mong manh của tình

yêu, bí ẩn của nỗi đau và cái ác…”

Bằng bút pháp độc đáo ông dắt người đọc ra khỏi

cuộc sống thường ngày để bước vào một thế giới

khác, rồi đẩy họ vào những sự kiện nghịch lý, ly kỳ

và đầy bí ẩn. Bí ẩn vì nằm ngoài cánh cửa của đời

sống thường nhật nhưng cũng có thể đồng hiện hữu

với diễn biến thường ngày mà chúng ta đã vô tình

không nhận thấy để cuối cùng phải kinh ngạc, suy

nghĩ… trong một niềm xúc động sâu xa.”

Nhiều năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn còn thầm hỏi

hai người tài xế đã nói gì trên đường chở linh cửu

mẹ tôi  đến nghĩa trang .

Continue reading

Cái Chết Của Người Độc Thân [tt ]

 

CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI ĐỘC THÂN [phần cuối]

*Truyện ngắn của Arthur Schnitzler

*Người dịch : Trần Ngọc Phương

 

 

Thương gia dừng lại đột ngột và lật ra sau bức thư.

– Cái gì thế? -Bác sĩ hỏi.

– Bức thư này được viết cách đây chín năm. -Thương gia nói.

– Tiếp tục đi! -Nhà văn thúc giục.

 

Thương gia đọc tiếp: “Mối quan hệ đi lại, dĩ nhiên khác nhau nhiều. Với một người trong số họ, tôi sống gần như là một hôn nhân trong nhiều tháng. Với một người khác, nó thú vị hơn nhiều, đại thể được gọi là một cuộc phiêu lưu điên khùng. Với người thứ ba, gần như đi tới mức độ rằng chúng tôi chuẩn bị kí kết một hiệp ước tự vẫn. Người thứ tư, tôi quẳng xuống cầu thang, bởi vì đối với tôi, cô ta không trung thành với ai cả. Và một người nữa, là tình nhân của tôi chỉ trong một lần. Có phải mỗi người trong các bạn đang thở dài phải không các bạn thân mến của tôi? Đừng như thế, vì đó có lẽ là giờ phút kì diệu nhất của đời tôi và cô ta. Tất cả là như thế đó, các bạn đã nắm được rồi, các bạn của tôi ơi. Tôi không có gì để nói nữa với các bạn. Bây giờ, tôi sẽ gấp lá thư này và giữ nó trong hộc bàn, ở đó nó có thể chờ đến một tâm trạng nào khác, tôi sẽ hủy nó, hoặc cho tới khi nó được trao cho các bạn, lúc tôi xuôi tay nhắm mắt. “Vĩnh biệt”.

Continue reading

Cái Chết Của Người Độc Thân

 

Truyện ngắn của Arthur Schnitzler

Người dịch : Trần Ngọc Phương

 

Arthur Schnitzler (1862-1931) nhà văn Đức, bậc thầy trong thể loại kịch và truyện ngắn của nền văn học Đức đầu thế kỷ XX -con của một thầy thuốc danh tiếng. Ban đầu học ngành y và hành nghề bác sĩ trong vài năm. Sau đó tự hiến mình vào lãnh vực văn chương. Ông thành công cả về kịch lẫn truyện ngắn và còn là một nhà phê bình uyên bác. Ông là nhà văn Đức được ưa thích và được biết rộng rãi nhất ở các quốc gia nói tiếng Anh.

Cái chết của người độc thân (Bacherlor’s death ), một cốt chuyện rất thật độc đáo, ba nhân vật: Một nhà văn, một thương gia, và một bác sĩ biết được một ”sự thật” qua chúc thư của người bạn vừa qua đời. Tuỳ theo hoàn cảnh sống của mỗi người, tác giả diễn tả tâm trạng mỗi nhân vật một khác nhau đối với người yêu quí thân thiết nhất của mình.

*

Tiếng gõ cửa nghe rất nghẹ, nhưng bác sĩ đã thức giấc ngay, ông bật đèn lên và ra khỏi phòng. Ông liếc nhìn vợ, bà vẫn tiếp tục ngủ thanh thản. Ông thọc nhanh vào chiếc áo khoác và đi ra phòng tiền sảnh. Ông không nhận ra ngay được người đàn bà già với chiếc khăn choàng xám vấn quanh đầu đang đứng ở đó.

 

– Thưa ngài bác sĩ. Ông chủ chúng tôi ngã ốm bất thình lình – Bà nói – Xin ngài vui lòng đến ngay.

Continue reading

Ba Bức Thư

 

Nguyên Tác: Horacio Quiroga

Người Dịch: Trần Ngọc Phương

 

* H. Quiroga, Nhà văn Uruguay, sinh năm 1878, mất năm 1937, sống nhiều năm ở mạn rừng Paraná, bắc Argentina, rồi về Buenos Aires và mất tại đó. Ông để lại độ 100 truyện ngắn rải thành nhiều tuyển tập. Văn của ông ít nhiều chịu ảnh hưởng của E. A. Poe.


BA BỨC THƯ

Horacio Quiroga

Thưa ông.

Tôi xin được mạn phép gởi đến ông những dòng chữ này, hi vọng rằng ông sẽ cho gởi đăng chúng với bút hiệu của chính ông. Sở dĩ tôi yêu cầu như thế, vì tôi biết rằng sẽ không một tờ báo nào tiếp nhận những trang giấy này nếu tôi ký tên bên dưới. Nếu khôn khéo hơn, ông có thể thêm thắt ít nhiều đàn ông tính cho nó phù hợp, như thế có lẽ nó sẽ tốt hơn nhiều.

Continue reading

Hương Xưa ra mắt mục truyện dịch

Thể theo yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo bạn đọc gần xa cũng như ước muốn được đóng góp tác phẩm của các dịch giả, Hương Xưa trân trọng giới thiệu đến quý vị và các bạn chuyên mục ” Thơ, Truyện, dịch”.

Thơ,Truyện dịch là nơi lưu trữ những tác phẩm văn học có giá trị của nước ngoài mà những dịch giả của Hương Xưa đã dành hết tâm huyết của mình chuyển thể thành ngôn ngữ Tiếng Việt để những tác phẩm này đến được với nhiều nhiều hơn nữa những độc giả thân yêu của Hương Xưa.

Thân Ái,

Administrator

* Mục nầy sẽ lưu tên Dịch Giả

* Trong bài dịch ghi tên : Tác Giả & Dịch Giả

Người Cha

Nhân Kỉ Niệm ngày Fathers’ Day

Chúng tôi xin được giới thiệu bạn đọc về một câu chuyện

cảm động, tấm lòng của một người cha với đứa con trai,

của nhà văn Na-Uy, B Bjornson.

Trần Ngọc Phương dịch

Hương Xưa

*

* *

Nguyên Tác: Bjornsterne Bjornson

Người Dịch: Trần Ngọc Phương

B. Bjornson, nhà văn cũng là một trong những nhà viết kịch

lớn nhất của Na-Uy, sinh năm 1833 tại Kvikine, mất tại Paris

năm 1910. Ông là con của một mục sư ở nông thôn, nhưng

đã từng sống nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý ,…Ông viết nhiều

thể loại: Tiểu thuyết, kịch, thơ, miêu tả đời sống nông thôn

và thiên nhiên Na-Uy. Ông đoạt giải Nobel văn chương

năm 1903.

Continue reading