Category Archives: Bình thơ

Lê Hân, những nhánh tình thơm có thật

Tác giả: Thu Thủy

Có một câu chuyện tôi đọc ở đâu đó và bâng khuâng mãi từ dạo mười sáu tuổi mãi đến bây giờ: ” Ở  một ngôi chùa trên núi cao có một vị sư già và một chú tiểu ngày đêm khuya sớm kinh kệ. Ở bên vị sư chú tiểu nhỏ đã thông tuệ đạo pháp nhờ những tháng ngày tĩnh tu trên núi cao, trồng rau hái quả, đêm ngày ngồi thiền, tụng kinh, chú gần như không biết ái dục . Từ ngoại cảnh cho đến nội tâm, chẳng có gì quấy nhiễu chú cả. chú đã cắt đứt những tham sân si lưu luyến thường tình của thế gian . Một ngày nọ nhà sư đưa học trò mình xuống núi để siêu độ cho đạo hữu vừa từ giả cõi trần.Tiếng gõ mõ, tiếng tụng kinh và không khí tang chế càng làm cho chú tiểu càng thấy đời là bể khổ và chú càng quyết tâm theo con đường giải thoát , nhưng trên dường về ngang qua một cánh đồng chú tiểu gặp người thôn nữ đang cấy lúa, vẻ đẹp thánh thiện của nàng trong buổi chiều gió mát làm hồn chú ngất ngây, thấy chú cứ quay lui nhìn phía sau vị sư già ngạc nhiên cũng nhìn theo và ông kêu thảng thốt : “nữ sắc “. Continue reading

Bên Sông Vọng Một Tiếng Đàn

(Đọc tập thơ “Dạo đàn bên sông” của Văn Công Mỹ, NXB Trẻ 2012)

Tôi đọc một mạch hết 72 bài trong “Dạo đàn bên sông” và hiểu Văn Công
Mỹ chủ ý  chọn bài “Chào buổi sáng” xếp đầu tập. Bài thơ thế này: “Sớm
mai nổi hứng ra vườn/ Đi cho hết cõi vô thường xem sao?/ Đi từ bước
một chiêm bao/ Thêm hai, ba, bốn… té vào trăm năm!” Chủ ý từ việc mượn
nguyên xi tên một chương trình ti vi làm cái tựa. Và lời “chào” của
anh gửi bạn đọc là một cách khái quát về mình, đúng hơn, về thơ mình.
Thấy ngộ và gợi. Ngộ từ cách nói nống lên: “đi cho hết cõi vô thường”,
đến “bước một”, bước khởi đầu lại là “chiêm bao”, rồi đếm rồi ngẫm,
hai, ba, bốn… , hình như chưa kịp hiểu gì mấy, đã “té vào trăm năm”.
Cuộc thơ- cuộc người nhẹ tênh! “Chào” vậy, tự bạch vậy, ấn tượng lắm.

Continue reading

Thơ Lê Hân Từ Nguồn Nhạc

Tác giả: Hà Khánh Quân

Trang web Saigon Ocean là một diễn đàn văn học, nghệ thuật, âm nhạc và giải trí. Trang chủ gồm ba trung niên yêu đời: Nguyễn Tài Ngọc, Albert Đông và Lê Hân. Trang này, lâu nay được rất nhiều bạn thông tin cho nhau. Mời các bạn vào thăm qua cánh cửa:

http://www.saigonocean.com

Trong bài giới thiệu ngắn này, chúng tôi chỉ ghé vào khu Âm Nhạc. Continue reading

Quy Nhơn, Trong Thơ Cựu Học Sinh Bình Định

* Tư liệu  lịch sử và địa lý từ wikipedia.org
*  Vì không có điều kiện xin phép riêng, xin được cám ơn
chung các tác giả có thơ trích trong bài viết nầy .TT

Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm thuộc vùng đất đàng trong xứ Thuận
Quảng: cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn. Mảnh đất này
đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa từ thế
kỷ 11, dưới triều đại nhà Tây Sơn và cảng Thị Nại từ đầu thế kỷ 18.
Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn,
đô thị tỉnh lỵ, là một trong những đô thị hoạt động thương mại với
nước ngoài khá sầm uất lúc bây giờ

Do vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội và tác động của sự phát
triển của nền công nghiệp phương Tây vào thế kỷ 19 làm cho diện mạo
Quy Nhơn thay da đổi thịt

Thời kì 1954 – 1975, Quy Nhơn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30/9/1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ra Sắc
lệnh thành lập thị xã Quy Nhơn từ xã Quy Nhơn thuộc quận Tuy Phước và
các phần đất phụ cận (ngoại vi xã Phước Hậu, Phước Hải, Phước Lý),
hình thành 2 quận là Nhơn Bình và Nhơn Định. Ngày 11/6/1971, Quy Nhơn
được chia thành 2 quận, 16 khu phố:

Quận Nhơn Bình có 10 khu phố: Trung Cảng, Trung Từ, Trung Phú,
Trung Đức, Trung Cường, Trung Hiếu, Trung Tín, Trung Châu, Trung Hòa,
Trung Hải.
Quận Nhơn Định có 6 khu phố: Trung Chánh, Trung Kiệt, Trung An,
Trung Thiện, Trung Hậu, Trung Nghĩa.

Tháng 2/1976 hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất thành Nghĩa
Bình, thì thị xã Quy Nhơn trở thành tỉnh lị tỉnh Nghĩa Bình.

Ngày 3/7/1986  thị xã Quy Nhơn.trở thành thành phố Quy Nhơn có 8
phường, 7 xã, với diện tích 212 km² và dân số 174.076 người.

Năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập, lấy thành phố Quy Nhơn làm tỉnh
lị. Ngày 4 tháng 7 năm 1998,  Quy Nhơn là đô thị loại 2. Đến tháng 1
năm 2010,   thành phố Quy Nhơn được nâng cấp lên đô thị loại 1 trực
thuộc tỉnh Bình Định.
Thành phố có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần
Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô
Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần
Quang Diệu

Và 5 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phước Mỹ (trong đó
xã Phước Mỹ được tách từ huyện Tuy Phước và sáp nhập vào Quy Nhơn năm
2006) với tổng diện tích là 284,28 km², dân số khoảng 311 113 người .[
23/1/2011 nguồn Báo Bình Định]
Như vậy dù ở giai đoạn nào của đất nước, Quy nhơn vẫn là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật và du lịch của tỉnh Bình
Định. Là một thành phố ven biển Quy Nhơn có cảnh quan thiên nhiên xinh
đẹp với những di tích cổ Champa để lại trong thành phố trẻ trung nầy
đã un đúc chất thơ của con  người Quy Nhơn nhất là trong những cô cậu
học trò đã có nhiều kỉ niệm với miền đất thơ mộng nầy.
Hãy nghe tâm sự của Trần Kim Quy trong bài ” Về Quy Nhơn”

Continue reading

Những bài viết tặng nhà thơ Trần Dzạ Lữ

1] Trần Dzạ Lữ, thơ và tình yêu
*Kim Đức
Có một lần nhớ quá
Ra sông đứng gọi tình
Tình xa người hóa lạ
Chiều mồ côi cánh chim
Đó là những gì tôi biết về nhà thơ Trần Dzạ Lữ qua những giai điệu sâu
lắng “Gọi tình bên sông” và những bài thơ trên trang Hương xưa, những
vần điệu mộc mạc, trữ tình, sâu lắng và nồng nàn đến khó phôi pha:“Khi anh đắm đuối hôn em
Dưới chân đất cũng rất mềm thiết tha
Nụ hôn tuyệt đối hôm qua
Trăm năm hồ dễ phôi pha tình nồng?”( Trích Khi anh hôn em)

Continue reading

Hòn Vọng Phu –Bình Định

Thưa các bạn,

Kể từ ngày Hòn Vọng Phu được đăng trên cuongdequynhonwordpress.com đến nay đã hơn 2 năm. Trong 2 năm qua chúng tôi không ngừng sửa chữa, tu chỉnh, cho đến nay coi như tác phẩm đã hòan thành và đã dược nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép phát hành.

Theo kế hoạch in ấn, sách sẽ được hoàn tất và lưu hành vào ngày 5-4-12. Hôm nay  chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn lời cảm nhận của Thi sĩ Du Tử Lê, một người anh, một người thầy của chúng tôi, về tác phẩm Hòn Vọng Phu:

Continue reading

Đynh Trầm Ca, Vừa Trôi Vừa Hát

* Nhà thơ – Nhạc sĩ  Đynh Trầm Ca

Tôi ghé Hà Nguyên Thạch đấu láo chừng mươi phút, Đynh Hoàng Sa đến. Vừa đẩy cánh cửa cổng thấp, Quý (tên của ĐHS) lớn tiếng: “hai cậu biết gì chưa ?”. Câu hỏi được bỏ dở cho đến khi anh bước lên thềm nhà: “mẹ kiếp, có thằng lỏi nào ở Vĩnh Điện copy bút hiệu của moi”. Tôi ngạc nhiên, nhìn anh hóng chuyện. Đồng (tên của HNT) cười mỉm, vừa hỏi vừa ngó Quý. “Nó copy ra sao ?”“… đã biết có Đynh Hoàng Sa rồi, lại chơi Đynh Trầm Ca nữa”. Tôi thật tình “ Đâu có sao bạn. Đynh Hoàng Sa khác hẳn Đynh Trầm Ca mà, có gì là cóp đâu ?”. Qúy bực mình: “ Đọc lên thì đâu có gì, viết ra mới thấy…” . Quý giải thích luôn: “ moi đã chọn chữ i dài, thay chữ i ngắn trong cái họ của moi cho lạ. Chừ nó cũng cốp y như vậy… thật dở hơi” . Đồng và tôi cùng “à” một tiếng dài. Câu chuyện còn loanh quanh thêm một chặp. Không nhớ đi đến đâu.

Tôi biết nhà thơ Đynh Trầm Ca từ đấy. Dĩ nhiên mới chỉ được biết cái tên gọi.

Continue reading

Cảm Ơn Thưởng Ngoạn

 

2 giờ 39 phút, ngày 08-10, đã chập chờn được gần 3 tiếng, tôi dậy mở hộp điện thư, nhận được mươi tin nhắn gởi của bạn bè. Trong số này, thư của cô em Kim Dao, nặng vô cùng. Bởi lẽ, cùng đến với cô, còn có một người bạn cũ, nhà thơ Trần Dzạ Lữ, và đến 23 người bạn mới, mà tôi đoán chắc đang phơi phới thanh xuân, ấm áp chân tình.
Có thể nói đây là lần đầu tiên tôi được đọc những lời nhận xét của nhiều người, gần cùng một lúc, đã ưu ái khi đọc một bài lục bát của tôi.
Dù hơi lúng túng, lời chào mừng trước nhất của tôi, gởi đến những người bạn, giàu lòng yêu thi ca này, vẫn rất cũ. Đó là lời cảm ơn chân thành.

Continue reading

Mùa Trăng Cũ của Vương Hoài Uyên

Các bạn thân mến,

  1. Diễn Đàn Nhất C xin hân hạnh giới thiệu bài viết của của Nguyên Lương ” Mùa Trăng Cũ của Vương Hoài Uyên” cũng như giới thiệu thêm 4 bài thơ của Vương Hoài Uyên: Chia Tay Học Trò (2003), Mùa Lá Rụng Sân Trường( 2002), Quy Nhơn (1968) và Mùa Trăng Cũ (1995). Nguyên Lương Là một nhà thơ, và đồng thời cũng là nhà khoa học,đã viết nhiều bài bình luận cũng như bình về thơ, văn rất xuất sắc đăng nhiều trên các báo xuất bản ở Mỹ. Anh đã có nhiều thơ, truyện đã xuất bản, cũng như tập thơ “Tình Đông Phương ” do nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc và đặc biệt là cuốn “Con Đường Trước Mặt “của anh đã gây xôn xao dư luận một thời.
  2. Thân ái và hân hạnh giới thiệu đến các bạn. Lê Công Dzũng



 

Mùa Trăng Cũ của Vương Hoài Uyên

 

Nguyên Lương

Continue reading