Tác giả: Ngu Yên
Category Archives: Phiếm
Con Đường Xưa Ta Đi
Tác giả: Nhà Giáo Trần Ngọc Phương
Con đường đất
Khoảng thời gian nào đó trong đời, ta sẽ có một khoảng lặng, một khoảng ngưng của thời gian, mà nhớ về đoạn đường đi qua. Những con đường xưa ta đi. Thuở niên thiếu là con đường từ nhà đến trường, con đường lập lại hằng ngày hằng tháng hằng năm, khó quên. Con đường càng dài, kí ức về nó càng nhiều. Continue reading
Sống Và Chết
Tác giả: Song Thao
Chuông điện thoại reo chát chúa. Từ bên kia đầu dây giọng dẻo quẹo của một người đàn ông vang lên:
– Chào ông. Chúng tôi ở hãng bảo hiểm M.
Đầu óc tôi nghĩ nhanh tới bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm tai nạn… Chẳng có một cái bảo hiểm nào ăn nhậu tới cái tên M. lạ hoắc này.
– Xin lỗi ông, hình như tôi không có bảo hiểm gì của hãng M. thì phải.
– Thưa đúng vậy. Chúng tôi chỉ muốn hỏi ông ít câu để làm bản thăm dò thôi.
– Tôi rất ít thời giờ.
– Thưa chúng tôi không dám làm phiền ông lâu. Thưa ông, ông có mua bảo hiểm nhân thọ chưa ạ?
– Tôi không có ý định mua!
– Thưa ông, ông có gia đình chứ ạ?
– Có!
– Ông có nghĩ nếu ông mệnh hệ nào thì mọi chuyện sau đó sẽ được giải quyết ra sao không ạ?
– Tôi không cần biết!
– Ông cũng nên nghĩ tới vợ con ông chứ?
– Cám ơn ông. Tôi không cần ông quan tâm tới chuyện riêng của tôi! Continue reading
Hạn Định
Tác giả: Nguyễn Đình Phượng Uyển
Răng Khểnh
Tác giả: Song Thao
Tự Dịch Thơ, Truyện, Văn Bản Tiếng Việt Sang Anh Ngữ
Tác giả: Ngu Yên
Nỗi Lòng Thanh Thúy
Vào khoảng gần cuối thập niên 1960, tôi vô tình đọc nhật báo, thấy một bài viết mang tựa đề: “Nỗi Lòng Thanh Thúy”, thật hấp dẫn. Vội vàng ngồi xuống bên ly cà phê chiều, nhâm nhi chữ và đắng.
Mới đầu tôi cứ tưởng đây là tâm sự buồn vui của cô ca sĩ đang nổi tiếng, một cách đặc biệt. Thời đó, các ca sĩ miền bắc vào nam chiếm ngự từ đài phát thanh đến các phòng trà với tiếng hát thanh trong, phát âm chuẩn, và có trình độ âm nhạc. Cho đến khi tiếng hát ấm áp của quái kiệt Trần Văn Trạch nổi lên, giọng miền nam mới chen chân vào sân khấu. Thanh Thúy là ca sĩ được khán thính giả khắp miền yêu chuộng mà khi hát không phát âm theo giọng bắc. Tiếng hát trầm, gợi cảm, nổi bật giữa những danh ca đương thời, phù hợp với những bản nhạc tình bolero, nhất là nhạc của Trúc Phương.
Thì ra “Nỗi Lòng Thanh Thúy” không phải của Thanh Thúy, mà của những người thích hát, nhất là các cô gái miền Tây, ước mơ sẽ có một ngày được cất tiếng hát trên làn sóng phát thanh và trong những vũ trường lộng lẫy. Continue reading
Cà Phê Ơi! Cà Phê Ơi!
Tác giả: Trần Mộng Tú
Người Rơm và Người Thật
Hôm qua đã vào tiết “Lập Đông”, nắng Thu đã nhạt trên những hàng phong trơ xương lá, cái lạnh đã len qua áo khoác vào tận trong ngực. Tôi đi bộ qua cánh đồng bí đỏ. Cánh đồng đẫm sương, sơ xác vài quả bí còn xót lại, lăn lóc cô đơn lẫn trong đám lá nâu xậm dưới sương lạnh cuối thu. Cả khu vườn đang rã mục.
Tôi co ro, cho hai tay vào túi áo, đi rảo bước cho người ấm lên, qua khúc rẽ, cánh đồng như rộng hẳn lên, trái bí bỏ lại nhiều hơn và đặc biệt nhiều “Người Rơm” hơn. Continue reading
Cái Tội Chia Đôi
Người ta thường bảo “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng tôi
nào phải con sâu đâu. Đương nhiên được bạn bè gọi tôi là nhà giáo,
chính thức là nhà giáo kể từ khi tôi tốt nghiệp đại học sư phạm ra
trường. Những đứa con tôi chẳng bao giờ thích đọc truyện ngắn hay thơ
văn như tôi từ thuở bé. Tôi bảo thơ văn làm cho đời sống con người
phong phú. Các con tôi cười bố già còn rảnh lắm. Dù có rảnh hay bận
rộn công việc tôi vẫn là người vừa có tên vừa có tuổi. Cái tuổi Nhâm
Thìn lúc mới sinh ra, cả gia đình dòng họ luôn ưu ái cho cái chức
Trưởng nam, nhưng thực sự tôi là đứa con út trong gia đình. Chưa đến
tuổi đi mẫu giáo, chưa biết đọc biết viết, tôi thực hành thành thạo
những bài toán về phép so sánh khi mẹ chia quà. Nhưng có một điều tôi
hay bắt phần nhiều hơn, lớn hơn. Còn ba chị gái tôi cứ lườm lườm tôi
khi mẹ nói nhường em phần hơn vì các con lớn tuổi hơn đã ăn nhiều rồi.
Tôi nhớ khi cha tôi đi ăn giỗ về mở gói quà ra có năm cái bánh ít.
Phần tôi được hai. Các chị tôi ý kiến cha mẹ chẳng công bằng. Nhỏ tuổi
cái dạ dày cũng nhỏ thì ăn ít hơn. Tôi cãi lại nhỏ thì ăn nhiều để cho
mau lớn bằng các chị chớ!… Phép chia đã hình thành trong tuổi thơ
tôi kể từ khi tôi có cảm giác ngon miệng và no bụng mình.