Category Archives: Truyện Ký

Đi Hết Một Mùa Trăng

Tác giả: Tống Văn Thụy

Chuyến đi cùng 5 khách Québécois rong ruổi từ Nam ra Bắc cuối cùng khép lại trung tuần tháng 3/2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. Đành nghỉ chơi, nằm nhà đọc sách chờ đợi một ngày mai tươi sáng hơn, biết đâu có thể lại dọc đường gió bụi. Năm tháng trôi nhanh, tuổi trẻ bay vèo, chân bước thấy mỏi… nhưng nỗi nhớ những dặm đường lữ thứ vẫn còn đó. Nhớ lần dừng chân bên bờ sông Đà trong bóng chiều nhập nhòa phố thị Lai Châu, nhớ bóng cây gạo hoa màu xác pháo, lẻ loi trên đoạn đường mùa xuân Yên Minh đi Hà Giang, nhớ mấy bản làng mất hút nơi thung lũng xanh đen trong khói lam chiều miền xa Bảo Lạc, Cao Bằng…

Mùa hè 2022, khi những quy định phòng chống dịch bớt khắc nghiệt, giám đốc một công ty du lịch ở Sài Gòn điện thoại thăm hỏi luôn tiện đề nghị tôi có thể dẫn một đoàn khách Pháp khá đông đi xuyên Việt, tập trung hai vùng Tây Bắc-Đông Bắc, trong khoảng 25 ngày. Tôi từ chối vì tự lượng sức mình không kham nổi. Sang thu, cô lại điện thoại. Lần này, tôi nhận lời vì muốn thoát vòng cương tỏa phong kín đời mình trong gần ba năm dịch giã. Tôi thèm trời rộng sông dài. Mơ những chuyến đi.

Continue reading

“VIRUT” Tình Yêu

Tác giả: Nguyễn Đoan Tuyết (Truyện kí)

Trời mưa như trút nước. Những cơn mưa chợt đến rồi chợt tạnh vào buổi chiều sao mà giống với cái nhịp sống ồn ã gấp gáp ở thành phố này đến vậy. Tôi và cậu em trai xuống xe ở đầu con hẻm đường Trần Quang Diệu- là một trong những con đường không thay đổi tên sau 75 ở Sài gòn- đi sâu vào bên trong để tìm đúng số nhà cần tìm. Nơi ấy có một con người mà chị em tôi nóng lòng muốn gặp lại sau bao nhiêu biến cố đã xảy ra.
Không phải tìm lâu, chúng tôi đã đứng trước một căn nhà tầng khang trang quen thuộc. Tôi bấm chuông, chờ đợi. Một người đàn ông trạc bốn mươi tuổi ra mở cửa:
-Xin lỗi, ạnh chị hỏi ai.
– Chào anh, em là Tùng, bạn của Ngọc đây mà, anh đã quên rồi sao? Continue reading

Chuyện Về Một Đồn Điền Trà

Truyện ký của Nguyễn Đoan Tuyết


Đã sinh ra trên đời, ai cũng có một quê hương. Cái nơi quê cha đất tổ, nơi cất tiếng khóc chào đời và nơi ta lớn lên không phải bao giờ cũng là một. Vì thế mà nhiều người đã nhận nơi này hay nơi khác là quê hương thứ hai (thậm chí có khi thứ ba) cũng là lẽ thường. Cá nhân tôi cũng ở vào trường hợp như thế. Như bao người dân khác, ba mẹ tôi phải rời mảnh đất nghèo khó ở một vùng quê miền Trung để lên cao nguyên lập nghiệp khi tôi còn rất nhỏ. Vì thế mà kí ức tuổi thơ của tôi thuộc về quê hương thứ hai: Sở trà Bàu Cạn – tên gọi chính thức là đồn điền trà Catecka – do các ông chủ người Pháp khai thác và quản lí từ năm 1923 (cách Pleiku khoảng 20 km về hướng Tây), còn bây giờ Phố Núi Pleiku đối với tôi lại là quê hương thứ ba và có lẽ là cuối cùng Continue reading

Điêu Tàn

Tác giả: Nguyễn Quốc Tuyên

*Kính tặng” Nguyễn Tộc Tự Đường”

Thị trấn Phú Phong ở những năm đầu thế kỷ 20
Quốc lộ chia hai thị trấn, phía bên phải hướng ra sông, có chợ, có rạp hát có những ngôi nhà khang trang đẹp đẽ, phía tay trái đi về hướng núi, với những con đường đất nhỏ hẹp, có ao sen, từ ao sen bước thêm vài trăm mét là thôn Phú Hiệp. Giữa thôn là cơ ngơi của ông Tú Tâm, hai dãy nhà ngói ba gian hai chái song song rộng hơn bất cứ ngôi nhà nào trong thôn vì ông có đến 15 người con – giàu con hơn giàu của – khách đến chơi đều được chiêm ngưỡng một bức liễn chữ thảo phóng khoáng, uyển chuyển do đích thân gia chủ viết:
Nhất Phu
Nhất Thê
Sanh
Thập Ngũ Tử Continue reading

Tháng Tư Cao Nguyên

Tác giả: Tống Văn Thuỵ

Tây Nguyên tháng tư, bướm vờn bay muôn nẻo. Những cánh bướm vàng mơ chập chờn nơi hàng cây, khóm lá. Ve kêu râm ran trên tán cây long não cổng vào Bảo Tàng Dân Tộc Học Buôn Mê Thuột. Một cảm giác bình yên thanh thản chợt đến sau khi vượt qua đèo Lò Xo, đến Dakglei, Kontum trong cơn mưa rừng đầu mùa. Mưa xối xả quất vào người. Mưa, bùn nhão, nhất là hình ảnh cơ cực của những bản làng Ba Na, Rơ Ngao dọc sông Dakbla làm mềm lòng, chân bước như chậm lại.

Buôn Mê Thuột trời khô. Buổi tối lang thang phố núi, gió hơi se lạnh. Chiếc xe tăng bằng xi măng ở Ngã Sáu lạc lõng giữa những con đường đan xen, những khách sạn sáng trưng và dòng người rong chơi cuối tháng tư. Trung tâm phố núi Buôn Mê, gió luồn qua kẽ áo, cảnh sắc na ná phố thị miền xuôi. Hàng quán rộn ràng, đèn đóm xanh đỏ. Loanh quanh những góc phố, nỗi nhớ miên man tháng Ba năm nào tưởng ngủ vùi trong ký ức chợt bùng lên như ngọn lửa đốt đồng sau mùa gặt của đồng bào thiểu số Mnong dọc quốc lộ 27. Khói lẩn khuất nơi cuối trời. Continue reading

Con Bạn

Tác giả: Phan Ni Tấn

Tôi vẫn nghĩ như vầy: Vai trò người vợ hay còn gọi là “con vợ” quán xuyến trong nhà ngoài ngõ thì chữ “con vợ” có vẻ như bị kỳ thị, hạ bệ, phân biệt thứ hạng “chồng chúa vợ tôi”. Tuy nhiên, gọi vợ mình là “con bạn” lại nghe ra đơn sơ hơn, mộc mạc hơn, gần gũi, tha thiết hơn, chí tình, chí nghĩa hơn.

Tôi không biết “con bạn” của các bạn ở đời ra sao, nhưng con bạn của tôi thiệt tình là… “quê một cục”. “Quê” đây không phải là quê ở cái hình cái tướng mà quê ở cái tính cái tình. Thuở đời nay, văn minh… chạy đầy đường, mà con bạn của tôi vẫn quen hành trì cái chức năng đúng nghĩa của một người vợ hiền lương ôm riết cái quan niệm Nho giáo đời xửa đời xưa, cũ rích cũ rang là “tam tòng, tứ đức”.

Continue reading

Lá Hoa Duyên

Tác giả: Tống Văn Thụy

Rong ruỗi trên những nẻo đường đất nước, lần đầu tiên, tôi nghe tên hoa dã hương. Từng nhánh dã hương sà thấp, lấm tấm từng chùm hoa nhỏ  màu vàng mơ như hạt kê, hương thoang thoảng trong gió heo may trên con đường 4A nối Cao Bằng-Lạng Sơn.

Khác với những cung đường trên cả nước vừa được phát quang mở rộng, chạy tít tắp, thênh thang, không một bóng cây, đường 4A men theo núi đồi-thung lũng, có lúc uốn khúc qua đèo. Đèo Bông Lau xuôi về Đông Khê, Thất Khê, mở ra Chiến dịch Biên Giới 1950 năm xưa. Cách trung tâm thành phố Cao Bằng chừng 60km, hướng Lạng Sơn, nghĩa trang Liệt sĩ Chiến Dịch Biên Giới trên đồi quy tập mộ phần những chiến sỹ…   Chiều nghĩa trang/Đồi trung du/Bia trắng như bầy cò đậu. ( Quang Dũng.Chiều nghĩa trang). Bia mộ san sát, thẳng hàng, cùng kích cỡ, bia ghi vô danh hay đầy đủ tên tuổi, quê hương, bản quán, dân tộc, nhiều nhất người Tày. Tất cả đặt dấu chấm hết năm 1950 trong chiến dịch Biên Giới. Con người chỉ bình đẳng khi chết. ( Jean d’Ormesson). Ý tưởng trên thoáng qua khi đi thăm các nghĩa trang dọc đường 4A , Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Biên Hòa hay xa hơn, dọc bờ biển Normandie, Pháp, nơi quân Đồng Minh đổ bộ cách đây hơn70 năm. Những nấm mộ trắng, thánh giá  trắng, xếp  thẳng hàng trên thảm cỏ xanh, xa xôi ngoài kia đại dương sóng vỗ. Chiến tranh qua đi, còn lại an hòa, bình đẳng. Chỉ khác một điều, trên  đường 4A vẫn  còn lưu dấu binh lửa, hoa dã hương rủ mình trên những nấm mồ. Khi khép lại cổng nghĩa trang hoen rỉ vì thời gian, người quản trang, một chiến binh già chỉ nói vừa đủ nghe : Năm nay, giá rét, dã hương ra hoa muộn . Continue reading

Hương Mùi Qua Mấy Nẻo Đường.

Tác giả: Tống Văn Thụy

Ký ức từ những chuyến đi nhiều khi không chỉ đóng khung nơi phong cảnh mình đến, mấy điểm tham quan, những người đã gặp mà còn lan tỏa đến tận cùng mọi giác quan, làm thành dư vị khó quên.

Người bạn quê miền Trung lần đầu tiên đi Sapa trong gió mùa Đông Bắc đang tràn về, anh nhớ mãi cái rét len lỏi qua từng lớp áo, cảnh phụ nữ người Dao đầu quấn khăn đỏ thấp thoáng trong sương , tháp nhà thờ thoắt ẩn, thoắt hiện cùng mây và lạ thay anh cứ vương vấn hoài cái mùi hình như là ẩm mốc của mùa đông dài Sapa. Cái mùi mơ hồ và kỳ lạ ấy thoang thoảng nơi quán ăn Mimosa rất dễ thương nằm khuất bên trong con đường chính đưa vào phố núi. Ngay khách sạn Victoria Sapa, bếp lửa có bập bùng nơi lò sưởi  góc sảnh tiếp tân, các phòng ngủ, từng góc khuất được chăm chút, khử mùi, vẫn như phảng phất cái mùi lưu cửu ấy. Sapa vì thế mà gần với Huế qua cảm nhận từ khứu giác. Vẫn cái mùi vừa lạ vừa thân rất Huế ấy sau những ngày mưa dầm dai dẳng, qua những cơn mưa phùn lâm thâm dùng dằng chờ đón nắng xuân sang.   Continue reading

« Nơi Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối »

Tác giả: Tống Văn Thụy

Nhân mùa nhà giáo Việt Nam , BBT Hương Xưa thân gởi Thầy Giáo Tống Văn Thụy những bông hoa tươi thắm xinh đẹp nhất . Thân chúc  gia đình Thầy vạn sự lành. HX

Là nhan đề cuốn truyện của Patrick Modiano, nhà văn Pháp, giải Nobel Văn Chương 2014. Vào truyện, tác giả dẫn người đọc vào quán cà phê Le Condé, tả ngạn sông Seine. Theo bước chân Louki, nhân vật nữ  xuyên suốt cuốn truyện và quán cà phê, tôi thấy nàng như chiếc bóng, lặng lẽ lướt vào quán, lướt đi trong  chuyện kể như  hình nhân đang bay trong tranh Chagall. Xa vắng và hoài niệm.Tôi đọc « Nơi quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối », gấp cuốn truyện, mà nhớ một thời tuổi trẻ.

« Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ». Tôi về Huế đầu tháng 10 năm 1969 một ngày mưa trắng trời, hơn một năm sau biến cố Mậu Thân. Huế vẫn còn bàng hoàng sau mùa xuân tang tóc. Nhịp cầu xưa đã gãy. Cầu phao tạm bập bềnh nối đôi bờ. Bên nầy sông, trường Văn Khoa, Sư Phạm, cà phê Tổng Hội, Cư Xá sinh viên Xavier. Bên kia sông là…phố. « Bát phố » là sang bên kia sông Hương. « Chiều một mình qua phố »( TCS),  ghé vào rạp ciné Châu Tinh, Tân Tân, đứng xem Lê Vinh vẽ áp phích phim…hay lang thang theo một hình bóng đâu đó ở Thành Nội, Gia Hội.

Thưở ấy, thế giới sinh viên vốn chật hẹp, quanh quẩn có mấy con đường. Đường Lê Lợi nối Viện Đại Học, trường Luật, Văn Khoa và Sư Phạm. Vòng qua Trương Định là cà phê Tổng Hội và lối vào trường Khoa Học. Đi thêm dăm phút là đường Lý Thường Kiệt, cà phê Bưu Điện, Cư Xá sinh viên Xavier, nơi cưu mang tôi bốn năm đại học. Không khí chiến tranh lởn vởn, bất an. Sinh viên thường kè kè trong ví thẻ căn cước, thẻ sinh viên, giấy hoãn dịch… Suốt những năm tháng ấy, chuyến đi chơi xa nhất là theo bạn ra…Quảng Trị dịp sinh viên bãi khóa xuống đường năm 1969.

Continue reading

Ba Mươi Ba Năm trở lại Kelowna

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày đầu tiên gia đình chúng tôi đến định cư Kelowna  trong tháng mùa Đông tuyết lạnh lẽo đầu năm 1981, một thành phố lớn hàng thứ tư trong tỉnh bang BC, Canada với  số dân chừng 40,000 người. Dân sống an bình với nhiều farm trồng nho và táo.

Hai năm sau trong sự rủi ro tai nạn làm việc, tôi rời chốn này với những kỷ niệm ! Đến Vancouver việc làm cũng ổn định hơn và con cái gần trường. Nhớ lại hồi ấy, đa số người Canada da trắng sinh sống ở đây, cũng có nhiều sắc dân khác đến lập nghiệp lâu đời từ Âu châu. Họ hiền hòa hiếu khách …Nên khi xa thành phố chúng tôi rất bịn rịn nhớ nhung.

Hồ Okanagan chạy dài từ Penticton đến Vernon, không đáy, thơ mộng có chuyện  cổ truyền lại xưa người Native thấy một con thuồng luồng dưới nước. Dân cho rằng giống rồng tạc tượng đặt tên OGOPOGO đọc xuôi ngược cũng hiểu được! Continue reading