Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với truyền thống văn hóa Lúa Nước, nên cơm gạo là thực phẩm chính. “Cơm ăn mỗi bữa mỗi thưng” .Vì thế khi nói đến bữa ăn là người mình dùng hai chữ “ăn cơm”. Xin mời các cụ ở lại dùng bữa cơm nhạt với nhà chúng cháu” hoặc “Rước ông bà lên sơi cơm ạ”.
Gặp nhau vào buổi trưa, buổi tối, ta thường hỏi thăm xem: “Bác đã ăn cơm chưa“. Lưu tâm về sức khỏe thì ta thưởng hỏi ăn được mấy bát cơm chứ không hỏi ăn được mấy lạng thịt, mấy bó rau.
Cơm đã đi vào con người Việt Nam từ mấy tháng sau khi ra khỏi dạ con của mẹ hiền:
” Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương“.
Tới khi mãn phần, con cháu cũng còn nhớ “các ngày giỗ tết cúng cơm các Cụ“.
Mà cơm là từ gạo. Gạo nàng hương, gạo cẩm, gạo ba trăng, gạo dự, gạo ré, tám xoan, gạo trắng, gạo đỏ, rồi gạo chiêm, gạo mùa …
Gạo nằm trong nhóm chất dinh dưỡng Carbohydrat với hai thành phần chính là tinh bột và đường.
Về phương diện hóa học, carbohydrat gồm có các phân tử carbon, hydrogen và oxygen. Ða số carbohydrat do thực vật cung cấp và là một trong những chất dinh dưỡng căn bản của con người. Ðó là chất đạm, chất béo và Carbohydrat.
Ðường và tinh bột sẽ được cơ thể chuyển hóa ra các chất glucose, fructose, galactose. Glucose lưu thông trong máu và cung cấp năng lượng cho các tế bào. Khi tế bào không dùng hết thì glucose sẽ được chuyển hóa thành glycogen và được tồn trữ trong bắp thịt và gan hoặc được chuyển hóa thành mỡ.
Khi đường trong máu xuống thấp, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormon là Glucagon để chuyển glycogen trở lại thành glucose. Continue reading →