Các bài đăng của tác giả Minh Triết.



Ký Ức Về Một Miền Quê

Lời tựa

Chân thành cảm ơn các tác giả:
— Bùi Thúc Khán – Giai phẩm Tây Sơn xuân Canh Thìn – 2000.
— Chính Đức       – Văn Nghệ An Nhơn – Xuân 2011.
— Khảo Mai         – Trang Hương Xưa. đã tạo ý tưởng cho tôi bài viết này.

Đại Bình, Nhơn Mỹ xã – quê hương
Trọng nghĩa, hiền tài khắp bốn phương
Bầu Sấu ghi danh vào sử sách
Kỳ đông quyết chiến để làm gương
Ông bà vất vả bao năm tháng
Con cháu đồng cam nỗi đoạn trường
Xuân Thưởng oai linh nơi chín suối
Anh hùng hiển hách Bắc Bình Vương.

Continue reading

Nhộn Nhịp Chợ Lan Rừng Pleiku

Không hiểu chợ Lan rừng Pleiku có từ ngày nào  mà mỗi ngày hai buổi , trên đường đi làm về tôi thấy người mua bán xôn xao , tấp nập.Nhộn nhịp nhất , có lẽ là sau tết, khi không khí mùa xuân ấm áp, thời tiết thuận lợi cho những nhành phong lan khoe sắc. Qua tháng 2, tháng 3, thời diểm của Hoàng lan, Thủy tiên, Hồ điệp, Giả hạt .v.v  cho những nụ hoa xinh đẹp, quyến rủ.
Chợ Lan ở ngay ngã ba Lê Lai – Hai Bà Trưng bắt đầu từ 9 giờ sáng đến chiều mỗi ngày.Người bán hầu hết là các chị em người dân tộc thiểu số. Tôi còn nhớ rất rõ , cách đây vài năm họ mang trên gùi đi bán dạo khắp thành phố, nhưng tập trung nhất vẫn ở Chợ mới Pleiku. Hồi đó Lan còn rẻ và ít ai quan tâm đến. Giờ này họ hội tụ về đây với sự hướng dẫn của các chủ nhà vườn người kinh. Còn người mua là những người đam mê, thích sưu tầm tất cả các chủng loaị lan và đủ các màu sắc Giá cả , thường bán theo cành hoặc theo cân trọng lượng.

Continue reading

Vài Cảm Nhận Về Các Loại Hoa Đường Phố Pleiku

Những cơn mưa rào đâu mùa đã giải nhiệt cái không khí nóng bức , oi nồng cho con người và vạn vật trong nắng hạn từ trước tết.Cơn mưa đã làm cho mọi sinh vật vươn sức sống, thêm niềm vui cho nông dân với những cây lúa, cà phê, hồ tiêu, cao su cùng các hoa màu khác.
Tôi có thói quen hay nhìn các loai hoa trên đường mỗi khi ra phố. Không hiểu tự lúc nào tôi yêu hoa đến thế. Có lẽ từ hôm tập tễnh làm thơ, viết văn. Cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên của những thắng cảnh, sự hấp dẫn của các loài hoa đã làm tâm hồn tôi hình như tươi trẻ, thêm yêu cuộc sống.
Tôi nhớ có một lần đi cùng với một người bạn. Chúng tôi đang trò chuyện rổn rang thì bạn ấy bảo tôi dừng lại Continue reading

Chòng Chành

Chòng chành sợi nhớ sợi thương
Hình như đôi lúc lệch phương nơi nào
Gió mưa cành lá lao xao
Đêm dài thao thức em nào có hay
Chòng chành sợi nắng vàng bay
Với em là những tháng ngày dấu yêu Continue reading

Pleiku Trong Tôi

Không hẳn ngẫu nhiên mà khi nói đến Phố núi , thì ai cũng hiểu đó là Pleiku. Pleiku được chấp cánh, thêm thơ mộng, đã đi vào lòng người khi có bài thơ ” Còn chút gì để nhớ ” được Phạm Duy  phổ nhạc.
” Phố núi cao phố núi đầy sương – phố núi cây xanh thấp thật buồn – Anh khách lạ đi lên đi xuống – may mà có em đời còn dễ thương “
Pleiku, ngáy ấy sương mù giăng kín các lối đi, thời tiết lạnh quanh năm. Hình ảnh nữ sinh thấp thoáng trong tà áo dài trắng nô nức đến trường, tung tăng giờ tan lớp là một biểu tượng đẹp, một ký ức khó phai mờ trong lòng mỗi người. Continue reading

Về Thăm Thành Hoàng Đế Bình Định

 

Tôi trở về quê trong những ngày đầu xuân. Sau khi viếng từ đường, thắp nén nhang cho tổ tiên, thăm mộ ông bà nội ở Thiết Tràng ( Xã Nhơn Mỹ ), tôi tiếp tục lộ trình xuống Qui Nhơn thăm gia đình một người bạn thân.
Qua cầu Thiết Trụ, tôi dừng lại thật lâu, bồi hồi nhớ lại thời niên thiếu. Nơi bến sông này, ngã rẽ của Sông Côn mà nhà Tây Sơn đào để bảo vệ thành, đồng thời là đường thủy thuận lợi, dẫn nước về xã Nhơn Thành.
Con đường từ quê tôi xuống Đập Đá phải qua khúc sông này. Ngày ấy, bến sông có một cái chợ nho nhỏ, bến xe ngựa.Khi vào chợ phiên, cảnh người qua lại, mua bán tấp nập. Vào mùa khô, ngừời qua đường lội nước, mùa nước lũ dùng đò. Sau này người dân xây cầu tre, ai qua đều đóng lệ phí. Nay, nơi đây vắng vẻ, im lìm
Con đường đã  gắn bó, đi vào ký ức, nhiều kỷ niểm trongtôi mà không thể nào quên khi có dịp về quê. Tôi vẫn nhớ. tôi  thường theo ông xuống Bình Định thăm bà con hay Đập Đá hốt thuốc  ( nội làm Thầy thuốc Bắc ). Tôi nghe lang man, mù mờ phía đông con đường có Thành Hoàng Đế. Rồi thời gian lặng lẽ qua nhanh, nỗi mơ ước ấy cũng đi vào quên lãng.

Continue reading

Tháng Ba Pleiku

Tháng ba mùa con ong đi lấy mật

Mùa con voi xuống sông hút nước
Mùa em đi phát rẫy làm nương “
Tháng ba cao nguyên với rừng cao su, ngút ngàn trà xanh mơn mỡn, vườn cà phê trên cành đã đậu những trái li ti như hạt gạo. Tát cả vạn vật đang chờ cơn mưa giông để vươn lên sức sống, đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết trái cho mùa bội thu.
Tháng ba Pleiku khi những cành phượng vĩ đã hé nụ hoa đỏ trên sân trường. Thời gian này học trò sắp bước vào mùa thi và cũng là mùa chia tay sắp đến.
Tháng ba dưới cái nắng chói chang ban ngày, trở lạnh về đêm đã làm cho con người trong cuộc sống có nhiều điều thú vị, yêu thiên nhiên mãnh liệt hơn. Continue reading

Nhớ Về Ông

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua “

( Vũ Đình Liên )

Ông nội tôi mất ở tuổi 85 ( 01/06/1975 ). Ngày ông ra đi trong sự khó khăn, bộn bề của đất nước cũng như sự nghèo khổ của gia đình bác hai tôi – một nhà giáo đông con – Ông nằm xuống sau 2 năm nằm liệt và một tháng mòn mỏi chờ đợi 3 cha con chúng tôi trở về. Trước mộ ông vừa chôn được 2 ngày, tất cả chúng tôi mỗi người một tâm trạng, nỗi buồn riêng. Nhưng với tôi là làm sao đưa ông về cạnh mộ bà như lúc sinh thời ông đã dặn. Continue reading

Tham Quan Thác Phú Cường –Chư Sê- Gia Lai

 

Khi những thảm vàng rực rỡ của hoa Dã quỳ trải dài trên non cao. Khi mỗi buổi sáng se se lạnh cũng là lúc Pleiku đã vào mùa khô. Thời gian này đang mùa thu hoạch lúa trên những cánh đồng dọc theo suối., mùa cà phê  trái trĩu cành đang chín bối. Lòng tôi nao nao một chuyến tham quan thác Phú Cường mà tôi chưa có dịp.

Con đường vào Thác Phú Cường từ Pleiku,  khi xưa đất đỏ mịt mùng nằm trong một dãi đất đầy nắng và gió, giờ đã phủ một màu xanh của những cánh rừng cao su, cà phê bạt ngàn cùng các vườn Hồ tiêu, các loại nông sản như ngô, khoai đậu.v.v.

Chúng tôi 6 người , mãi mê nhìn cảnh vật bên dường  mà đến thác lúc nào không hay.Theo tài liệu thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Thác cách ngã ba Chư Sê ( Mỹ Thạch cũ ) khoảng 6km trên đường về Phú Bổn. Qua cổng đã thấy một màu xanh mênh mông dưới chân núi. Đây là công trình thủy lợi Ayun hạ với hồ chứa nước có diện tích 3.700 ha

Continue reading