Các bài đăng của tác giả Thầy Đàm Trung Phán.



THƠ DỊCH “FABLE DE LA FONTAINE” VÀ EBOOK “KIM-VAN-KIEU”

Cụ Đàm Duy Tạo ( 1986- 1988)

Mời xem:

KIM VÂN KIỀU

Thưa Quý Vị:

Chắc Quý Vị cũng đã vào đọc Blog “Truyện Kiều” do cụ Đàm Duy Tạo, thân phụ của anh em chúng tôi, giảo đinh và tường giải.

http://kimvankieu.wordpress.com/

Đây là một công trình mà Cụ đã theo đuổi trong rất nhiều năm hồi còn ở Saigon trước năm 1975.
Trong thời gian còn ở Việt Nam, ngòai việc dịch sánh cho Ban Tu Thư tại Saigon, Cụ còn bỏ thì giờ để dịch một số Thơ ngụ ngôn của tác giả De La Fontaine từ tiếng Pháp sang tiếng Việt trong những lúc rảnh rỗi và để tránh cảnh nhớ nhung các con cháu sống xa Cụ trong lúc tuổi già.

Sua khi Cụ đã di tản sang Mỹ, rồi Canada vào năm 1975 ở tuổi 80, Cụ đã rất đau buồn nhớ thương các con, các cháu còn bị kẹt ở lại Việt Nam. May mắn thay: tôi đã kiếm được cuốn “Kim-Vân-Kiều” do Cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ tường giải và biếu lại Cụ cuốn sách này (Cụ đã gửi sang Úc cho tôi vào năm 1965). Cụ đã mải mê ngày đêm đọc lại cuốn Truyện Kiều này và tự tay giảo đính lại những chỗ sai lầm. Nhờ vậy mà Cụ không còn nhiều thì giờ để mà nhớ thương con cháu, đợi chờ tôi những lúc tôi còn phải đi làm ban ngày và tránh được bệnh Lãng trí. Sau đó, chúng tôi còn mua tặng Cụ cuốn “Fables, De La Fontaine” của nhà xuất bản Classiques Garnier để Cụ có thì giờ đọc thêm tiếng Pháp. Nhờ vậy mà Cụ đã giảo đính và tường giải xong cuốn Kiều và dịch được khỏang 50 bài thơ của La Fontaine theo dạng Lục-Bát với phần giải nghĩa rất công phu khi Cụ đã 87 tuổi.

Continue reading

La Besace – Bị Vắt Vai

Hình ảnh : Thu Thủy

*Qua sự giới thiệu của bạn Hồ Sĩ Đình, Hương Xưa hân hạnh được phổ biến bài thơ dịch của Cụ Đàm Duy Tạo- Thân Phụ GS Đàm Trung Phán hiện ở Canada. Nhân mùa nhà giáo Việt Nam , BBT Hương Xưa kính gởi Thầy những bông hoa tươi thắm xinh đẹp nhất . Kính chúc  gia đình Thầy Cô vạn sự lành. HX

 

La Besace: Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine

Bị Vắt Vai: Dịch giả: Cụ Đàm Duy Tạo ( 1896-1988)

La Fontaine [ 1621- 1695] 

Jean de La Fontaine sinh ra tại Château-Thierry trong một gia đình người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Học xong ở Paris, ông trở về quê hương nối nghiệp cha quản lý khu rừng địa phương, sống với những người dân lao động nghèo khổ.

Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đói với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn Cổ điển khác.

La Fontaine sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau: Truyện, thơ (1665), tiểu thuyết (Xise, 1664-1674), kịch, nhưng ông nổi tiếng thế giới với tập Ngụ ngôn (1666-1694) gồm 12 quyển. Ông bước vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1683.

Văn phong của La Fontaine giàu chất thơ, dí dỏm và hàm súc đa nghĩa. Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành tập, nổi bật với tài kể chuyện. Thơ ngụ ngôn của nhà thơ tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh hoạt, uyên bác, hài hước, dí dỏm và cũng mơ mộng, phóng túng. Thơ của ông mang tính chất dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp

La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà mái đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột,… Chúng đã trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống của cuộc sống.[ Nguồn Wikipedia-Tiếng Việt ]

La Besace

Jupiter dit un jour : “Que tout ce qui respire

S’en vienne comparaître aux pieds de ma grandeur :

Si dans son composé quelqu’un trouve à redire,

Il peut le déclarer sans peur ;

Continue reading