Các bài đăng của tác giả LS Nguyễn Lệnh.



“Hướng đạo Phật giáo” – Gia đình Phật tử – Hướng đạo Công giáo.

Tác giả: LS Nguyễn Lệnh

Tp. Hồ Chí Minh ngày 21/12/2019.

Kính gởi: Các Huynh trưởng HĐVN.

Tôi xin được gởi lại bài khảo cứu cách nay đã 9 năm (tháng 11/2010) nhưng vẫn phù hợp trong tình hình hiện nay đối với Phong trào HĐVN.

Ls. Nguyễn Lệnh.

     Khi phong trào Hướng đạo được du nhập vào Việt Nam, theo thời gian, nó đã tạo ra được tiếng tốt cho phong trào và đã có tác động lớn trong công cuộc giáo dục thanh thiếu niên như là loại hình giáo dục bổ sung cho giáo dục của gia đình và nhà trường. Bên cạnh việc giáo dục các kỹ năng sống theo một phương pháp khoa học và đầy lôi cuốn gọi là Phương pháp Hướng đạo, các điều Luật Hướng đạo cũng thể hiện một mục tiêu rèn luyện đạo đức rất cao cho những Hướng đạo sinh. Với Điều Luật thứ 10: “Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm” đã nói lên sự đòi hỏi ở các HĐS một sự rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức không thua kém một tu sĩ. Do đó, phong trào Hướng đạo VN và các tôn giáo lớn như Phật giáo và Công giáo đã có những tương quan, những sự cộng hưởng nhất định trong quá trình phát triển của phong trào HĐVN thông qua những hoạt động cụ thể của Hội Hướng đạo VN trong thời gian qua. Có mối tương quan mờ nhạt mà cũng có mối tương quan mật thiết khó phân định giữa Hội HĐVN và tôn giáo. Vì vậy, lần lượt, chúng ta sẽ khảo cứu những mối tương quan ấy để có cái nhìn thấu đáo hơn về ảnh hưởng của phong trào HĐVN đối với các hội đoàn tôn giáo ở VN. Continue reading

Hướng Đạo Việt Nam Đã Có Tư Cách Pháp Nhân Sau 44 Năm

Tác giả: LS Nguyễn Lệnh

 Phong trào Hướng Đạo Thế giới được du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1926 có mục đích giáo dục thanh thiếu niên thành những người con tốt trong gia đình, những cá nhân tốt của cộng đồng và những công dân tốt cho quốc gia bằng một phương pháp giáo dục tiến bộ. Trước ngày Việt Nam độc lập, các tổ chức xã hội có tên Hướng Đạo đã được thành lập hợp pháp tại 3 miền có thể chế chính trị khác nhau là: Hội Hướng Đạo Bắc kỳ (ngày 28/9/1932), Hội Hướng Đạo An Nam (tức Hội Hướng Đạo Trung kỳ, ngày 15/12/1932) và Tổng cuộc Hướng Đạo Nam kỳ (ngày 24/7/1932). Sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945, một Hội Hướng Đạo Việt Nam (HĐVN) được chính thức thành lập trên cơ sở thống nhất 3 hội Hướng Đạo ở 3 miền, được Bộ Nội vụ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa duyệt y bản Quy trình (tức Điều lệ) ngày 7/2/1946.

   Phong trào Hướng Đạo Thế giới được Huân Tước Robert Baden Powell sáng lập năm 1907 tại nước Anh là một tổ chức xã hội “phi chính trị”, chỉ có mục đích giáo dục thanh thiếu niên bằng một phương pháp tiến bộ, đã mang lại những kết quả rẩt tốt đẹp cho hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Do đó, hầu hết các tổ chức Hướng Đạo của mỗi quốc gia đều được các vị lãnh đạo hoặc nguyên thủ quốc gia đó nhận làm “Danh dự hội trưởng” hoặc “Hội viên danh dự”. Ở Việt Nam, mặc dù tổ chức Hướng Đạo Việt Nam có tôn chỉ là “không hoạt động và cổ động chính trị” nhưng cũng được vinh dự có Vua Bảo Đại làm “Hội Viên Danh Dự” của Hội Hướng Đạo An Nam ngày 2/4/1934. Và đến ngày 31/5/1946, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh nhận làm “Danh Dự Hội Trưởng” Hội Hướng Đạo Việt Nam thống nhất. Continue reading

Luật tố tụng hành chính mới…

Luật tố tụng hành chính mới ban hành và cơ hội

tìm lại sự công bằng cho Hội HĐVN !

* Hình minh họa từ cô Mỹ Loan

Kính thưa các huynh trưởng Hướng đạo VN:

Luật tố tụng hành chính đã được Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010

gồm có 265 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Đây là điều kiện cần thiết để “vấn
đề” của Hội HĐVN được xem xét một cách công khai bởi một Tòa án xét xử tập thể, độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật. Đây cũng là cơ hội mở ra cho Hội HĐVN đối thoại với tổ chức, cơ quan đã

từng ngăn cản việc xin phép tái lập hội theo các qui định trong hệ thống pháp luật nước CHXHCNVN Continue reading

Giải trình vì sao chưa tái lập Hội Hướng đạo VN.

Kính thưa các huynh trưởng Hướng đạo VN:

Là một cựu Hướng đạo sinh và là một luật sư nên khi được các
huynh trưởng Hướng đạo tham vấn về Nghị định của Chính phủ số
45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý
hội đối với việc xin tái lập Hội Hướng đạo VN, tôi đã tìm hiểu bước
đầu và trả lời qua bài viết “Vì sao chưa tái lập Hội HĐVN ?” (8/2010).
Tuy nhiên, tự bản thân tôi cũng cảm thấy những gì mình đã trình bày
trong bài viết đó là chưa được đầy đủ nên tôi đã tiếp tục tìm hiểu,
nghiên cứu sâu hơn về quá trình phát triển của phong trào Hướng đạo
VN, các khía cạnh pháp lý và các hiện tượng xung quanh hoạt động của
phong trào, những khó khăn từ bên ngoài và sự khác biệt, xung đột
trong nội bộ của phong trào v.v… Trong mỗi bước tìm hiểu thêm đó tôi
đã ghi nhận và trình bày góc nhìn của mình qua 5 bài viết kế tiếp để

Continue reading

Những vấn đề của Hướng đạo Việt Nam

{jcomments on}Những vấn đề của Hướng đạo Việt Nam từ sau khi có Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Luật sư NGUYỄN LỆNH

Phong trào Hướng đạo Việt Nam phát triển trong những điều kiện khác nhau ở hai miền Nam và Bắc kể từ khi Hội Hướng đạo Việt Nam được thành lập năm 1946. Ở miền Bắc, từ sau kháng chiến chống Pháp, các huynh trưởng lãnh đạo HĐ vừa gia nhập Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa duy trì hoạt động của Hội HĐVN một cách yếu ớt do hoàn cảnh chiến tranh của đất nước. Ở miền Nam, tuy có điều kiện thuận lợi cho phong trào HĐ phát triển liên tục nhưng cũng vì trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nên hoạt động chính thống của Hướng đạo cũng bị tác động không ít bởi các thế lực to lớn, mạnh mẽ từ bên ngoài. Những tác động và can thiệp từ bên ngoài đó là hoàn toàn không phù hợp với tôn chỉ “không hoạt động và cổ động chính trị” (1) ghi trong tất cả các Quy trình của Hội HĐVN từ năm 1946 trở đi. Sau biến cố lịch sử năm 1975, phong trào HĐ ở miền Nam cũng phải tạm ngưng hoạt động vì những lý do chính trị không rõ ràng. Khi qui định trong Quy trình đầu tiên của Hội HĐVN về việc “không hoạt động và cổ động chính trị”, các huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam đã nhận thức được rằng việc “hoạt động và cổ động chính trị” sẽ là nguy cơ làm hại Hội HĐVN, gây khó khăn cho một phong trào xã hội thuần túy dân sự, một tổ chức thiện nguyện nhằm giáo dục thanh thiếu niên “về ba phương diện: đức, thể, thực” (1) để các em trở thành một công dân tốt. Nói về cái tốt, cái hay của phong trào Hướng đạo ở VN và trên thế giới thì từ xưa tới nay không ai có thể phủ nhận và vì thế mà UNESCO đã trao giải thưởng và tặng danh hiệu “Phong trào giáo dục vì hòa bình” cho Tổ chức Hướng đạo thế giới – trong đó có cả HĐVN, vào ngày 1/10/1981 ở Paris. Nhưng cũng vì bản chất của hoạt động Hướng đạo là một “phong trào giáo dục vì hòa bình“, một tổ chức dân sự xã hội chớ không phải là tổ chức chính trị xã hội, nên hoạt động Hướng đạo luôn phải gánh chịu những khó khăn, những áp đặt từ bên ngoài của những thế lực chính trị hoặc phi chính trị mạnh mẽ hơn nhiều so với Hội HĐVN. Do hoạt động chính thống của tổ chức dân sự Hướng đạo là rất tốt cho xã hội nên các tổ chức mạnh mẽ hơn đều muốn có được cái tiếng tốt của “H.Đ.V.N” đó để gắn thêm tên của tổ chức mình vào khiến cho Hội HĐVN đã phải gánh chịu nhiều liên lụy kể từ khi thành lập ngày 7/2/1946 cho đến nay !

Continue reading

Hội Hướng đạo Việt Nam

Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và
Hội Hướng đạo Việt Nam.

Hiện nay, có khoảng hơn 28 triệu Hướng đạo sinh trong các Hội
Hướng đạo ở hầu hết các quốc gia, vùng, lãnh thổ trên toàn thế giới
(ngoại trừ khoảng 6, 7 quốc gia chưa có Hội Hướng đạo).Hầu hết những
quốc gia trên thế giới có phong trào Hướng đạo và hội Hướng đạo đều
được nhà nước của quốc gia đó hổ trợ trong hoạt động của hội. Rất
nhiều vị nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo nhà nước là Hướng đạo sinh
thật thụ hoặc Hướng đạo sinh danh dự, mặc đồng phục Hướng đạo sinh vào
những dịp sinh hoạt đặc biệt của Hướng đạo để thể hiện tình cảm và sự
ủng hộ về mặt nhà nước. Vì sự đóng góp hữu ích của phong trào Hướng
đạo cho cộng đồng, xã hội các quốc gia có Hội Hướng đạo, kể cả ở Việt
Nam, ngày 01/10/1981 UNESCO đã trao giải thưởng và tặng danh hiệu
“Phong trào giáo dục vì hòa bình”  cho đại diện của Hội Hướng đạo Thế
giới trong một buổi lễ long trọng ở Paris. (1)
Vậy, chúng ta thử nghiên cứu xem “thân phận pháp lý” của Hội
Hướng đạo Việt Nam như thế nào để tồn tại và phát triển kể từ khi được
thành lập cho đến nay.

Continue reading