Có bao nhiêu loài hoa là có bấy nhiêu hương sắc. Sắc hương
hoa đâu chỉ làm đẹp cho đời còn góp một phần không nhỏ
làm nên nét riêng mỗi vùng miền trên đất nước ta. Tôi không
thể không ngoái đầu quay lại khi xe vừa chạy qua đoạn
đường vàng rực những khóm Dã Quỳ dưới màu nắng cuối
đông ở Tây nguyên. Nó vừa như xa lạ như vừa gần gũi tự lúc
nào, một sắc vàng khó lẫn lộn phơi mình trong nắng gió thế kia.
Và nếu vẻ đẹp kiêu sa của những cúc đại đóa được người trồng chăm sóc
chu đáo thường ngày thì giá thành sản phẩm phải lên đến mấy trăm ngàn
một chậu cho người tiêu dùng muốn trưng bày nó giữa phòng khách sang
trọng của mình trong dịp tết đến xuân về. Hay là những chậu hướng
dương ngạo nghễ cùng mặt trời cũng tự nâng mình lên thành giới “thượng
lưu”. Nơi đây Dã Quỳ bình dị đến hoang sơ hun hút trong tầm mắt mỗi
khi những chiếc xe lao nhanh trên con lộ từ thành phố Bảo Lộc đến thác
Dam’Bơ ri. Nào đâu an phận sao muốn níu chân tôi đến vậy Dã Quỳ ơi!…
Một chút khói xăng xe, một chút bụi đường bay lên táp vào những cánh
vàng mỏng manh, hoa ngơ ngác âm thầm chịu đựng. Gió không thể lặng
yên, xao xuyến khẽ lay giữ sắc màu không phai nhạt. Và cứ thế theo mùa
qua nắng gió mưa chan hòa, hoa vươn lên đầy sức sống làm nên vẻ đẹp
của Dã Quỳ tự thân mình tồn tại giữa đất trời Tây nguyên.
Tôi yêu Dã Quỳ tự lúc nào, khi ai biết ngợi ca tô điểm và trân
trọng gìn giữ sắc vàng rất đặc trưng ấy. Rồi lo lắng một mai có theo
thời gian Dã Quỳ trở thành dấu ấn của những ngày đã qua. Nào phải ai
lần đầu đến Tây nguyên trong mùa khô mới thưởng thức vẻ đẹp Dã Quỳ. Có
lẽ chỉ giữa núi đồi thơ mộng của ngàn thông reo vui sớm chiều, giữa
đồi chè bát ngát chồi non xanh mướt, hay ngát thơm quyến rũ của những
chùm hoa cà phê trắng muốt thì Dã quỳ mới khoe mình hay sao. Nói như
thế cũng oan lắm, họ hàng Dã Quỳ đã có mặt mọi nơi từ đồng bằng đến
miền biển Tuy Phước quê tôi nữa kia. Xin đừng ngạc nhiên, bởi không
thể nào nhầm lẫn được khi tôi lớn lên đã thấy Dã Quỳ mọc đan xen với
những hoa Ổ tàu nho nhỏ ngoài những gò mả hoang vu. Bọn con gái thường
ngắt hoa Ổ tàu tết lại thành những xâu chuỗi đeo vào cổ tay, bọn con
trai tinh nghịch thích thú bứt nhỏ những chùm hoa lén thả lên đầu con
gái, hoa cố níu dính vào tóc vội vàng rơi xuống vai áo, rồi bung đều
cả mặt đất. Còn Dã Quỳ ngày ấy thường gọi là Cúc Quỳ, chỉ có chúng tôi
giành nhau mỗi đứa một cành cắm vào lọ hoa hình tam giác được làm bằng
giấy cứng đóng trên vách tường trong lớp học để cộng thêm điểm tốt thi
đua trong tuần. Thế mà gần năm mươi năm rồi còn gì, Cúc Quỳ ơi có nhớ!
Cái điều kì lạ ở Cúc Quỳ là đâu cần làm đất gieo hạt tưới chăm hay
phân lạc, Cúc Quỳ cứ vàng rực trong giờ giảng bài của thầy giáo năm
xưa. Chúng tôi còn vô tư hơn nữa với trò chơi giựt cờ chia thành hai
đội. Trọng tài là lớp trưởng vừa hô tổng của “bốn” và “tám” là những
bạn mang số hai và số bốn chạy nhanh đến vòng tròn cố định trong
khoảng cách đều nhau của hai đội. Số phận cành Cúc Quỳ cắm vào đất
đứng lặng lẽ giữa vòng tròn chưa biết rơi vào tay ai, để rồi theo sau
đó là tràng pháo tay thuộc về đội thắng cuộc, còn thân hoa rách bươm
tơi tả! Hay Cúc quỳ kiêu hãnh đã đem đến bao nhiêu niềm vui cho lũ học
trò trường làng của chúng tôi, cảm ơn Cúc Quỳ với những kỉ niệm tuổi
thơ hồn nhiên trong sáng quá!…
Nửa thế kỉ trôi qua, Cúc Quỳ quê tôi lặng lẽ đi vào lãng
quên nhường cho những khuôn vườn hoa quả khác, những ngôi nhà khang
trang kiên cố tiếp nối rộn rã tiếng cười. Tôi ngẫm ra được một điều
thật giản dị sự sống là sinh sôi nảy nở, nhưng không vì thế có thể làm
mất đi vẻ đẹp của sắc vàng kia. Dã Quỳ quanh ta chưa bao giờ phụ con
người. Và vẫn có những người biết chăm chút “… Những bông quỳ thấp
thoáng bên những ô của sổ đá ấy khiến khách bộ hành đang đi phía ngoài
hàng rào, đang xuống xuống lên lên với cái ngoắt nghéo rất đặc trưng
Pleiku chợt sững lại. Cái đẹp vừa hun hút vừa kiềm chế, vừa mưng mở
tròn đầy vừa khiến bất giác kiễng chân nuối tiếc. Ơ, thế chả là một
đặc trưng Pleiku ư ? Lại ước ao, ở các bùng binh thành phố, người ta
thả vào đấy một gốc quỳ. Đà Lạt đã chọn dã quỳ làm hoa đặc trưng của
thành phố mình, họ đầu tư nghiên cứu để có một giống quỳ lùn, có thể
trồng trong thành phố…”*. Quỳ ơi lúc đó, hoa sẽ yên tâm tận hưởng khí
trời, hoa sẽ được bù lại không chỉ tha hồ khoe sắc mà còn biết tỏa
chút dìu dịu hương thơm, sẽ không còn ngai ngái trộn lẫn vị mằn mặn mồ
hôi lấm láp trên những khuôn mặt ửng hồng của lũ trẻ chúng tôi như
thuở nào trong trò chơi ném nhau thân quỳ ngày ấy. Và nếu như muốn nói
lời xin lỗi cũng đã muộn rồi phải không Quỳ ơi! Để hôm nay khi có bàn
tay những nhà sinh vật học nghiên cứu cây trồng chạm vào, tôi chắc
rằng đời Quỳ sẽ hạnh phúc. Có những điều ngược lại nếu như trước đây
thân Quỳ cao mảnh khảnh mà sau này trở thành giống Quỳ cứng cáp khỏe
khoắn cũng dễ dàng thích nghi với môi trường mới hơn. Cốt cách vẫn là
Quỳ, những khóm mặt trời con vàng rực ấm áp xúm xít bên nhau gần gũi
và không còn lẻ loi nữa.
Quỳ họ với hướng dương, lại có tên gọi Cúc Quỳ có lẽ cùng với
họ cúc chăng. Rồi ai ghép tên Dã cho Quỳ để mỗi khi gọi Dã Quỳ thì một
chút ngỡ ngàng trào dâng trong tôi những chập chờn đan xen vời vợi
những mơ hồ xa xăm mà thuần khiết đến nhường nào. Nhưng không đâu, màu
vàng của hướng dương và cúc làm nên sắc Quỳ riêng biệt sao thể lẫn lộn
được. Dù chữ lót Cúc Quỳ hay Dã Quỳ thì cốt cách xưa nay của Quỳ muôn
đời khiêm tốn, còn hồn quê chân chất đọng lại đâu đây cho tôi yêu đến
cháy lòng bởi sắc Quỳ quyến rũ thôi thúc nhớ chi lạ trên mỗi chặng
đường đi qua.
_________
* Trích Lời nhắn dã quỳ của Văn Công Hùng
( báo Văn nghệ số 2-3-4/2012) {jcomments on}
Đọc “Vàng theo một sắc”… bỗng thấy yêu Dã Quỳ như Nguyễn thị Phụng vậy!
“Dù chữ lót Cúc Quỳ hay Dã Quỳ thì cốt cách xưa nay của Quỳ muôn
đời khiêm tốn, còn hồn quê chân chất đọng lại …” có phải vì thế mà tên hoa có một chữ “Quỳ”chăng?
Nhưng dù thế nào,”con gái Bình Định” mà quỳ… thì các ông cũng nên cẩn thận. Hiền, ngoan là thế mà không dễ bắt nạt đâu !
chúc Phụng vui,
TVD
Bài viết hay và dễ thương như dã quỳ & tác giả vậy ! hihi…
“Dù chữ lót Cúc Quỳ hay Dã Quỳ thì cốt cách xưa nay của Quỳ muôn
đời khiêm tốn, còn hồn quê chân chất đọng lại đâu đây cho tôi yêu đến cháy lòng bởi sắc Quỳ quyến rũ thôi thúc nhớ chi lạ trên mỗi chặng đường đi qua.”
Hay và nhiều cảm xúc thân thương dành cho Dã Quỳ lắm bạn hiền ơi!
NT lại thích nghe cái tên Dã Quỳ hơn Cúc Quỳ. Dã Quỳ chơn chất , hiền hòa , hoang dã nhưng có sự sống rất mãnh liệt trước bao nắng gió của đất trời, Dã Quỳ luôn sáng rực với màu vàng kiêu bạc.
Đúng đó nguyentiet! chị cũng thích tên Dã Quỳ nghe nó lãng mạn hơn…Bài viết quá dễ thương,đọc xong chị càng thấy yêu loài hoa Dã Quỳ này quá ! hay lắm Phụng ơi!
Chít rùi….sao kỳ dzậy ! sao Trân kim Loan lại dính chữ Anh Lày trong này…bó tay không biết đường nào rứt cái đuôi ra thui kệ…cứ hiểu là Tran kim Loan là OK rùi!
RB ui!em hỏi làm chị muốn khóc quá ! vì anh của chị thật vô tình….chị thì rất thích được ai đó tặng hoa, mà anh của chị thì chẳng bao giờ có được cử chỉ đẹp đó…cả ,chỉ là hoa thường thôi còn không có chứ nói chi hoa Dã Quỳ…. chẳng lẽ mình phải nhắc nhở thì mất hết ý nghĩa rùi! hu…hu….nghĩ mà tủi thân ghơ !
Vậy là lúc chị đang viết chữ Trankimloan thì anh ấy đứng sau lưng, ôm choàng lấy chị và hôn lên tóc.Chị nói yêu “Anh Lày” vừa nói vừa viết nên nó mới có đuôi!
Ha…ha…. cong nhận HNT tưởng tượng hay như thật & rất ngoạn mục… ! dzuiwá!
tôi yêu đến cháy lòng bởi sắc Quỳ quyến rũ thôi thúc nhớ chi lạ trên mỗi chặng đường đi qua.
Bài viết sắc nét dã quỳ hay lắm chị Phụng.
Viết hay lắm, Phụng ui! Tặng Phụng nè:
Dã Qùy hoa cỏ thiên nhiên
Ngắm nhìn, bay hết muộn phiền trong ta
Rực vàng một góc trời xa
Sắc màu lộng lẫy loài hoa núi đồi! 😛 😛 😛
Chưa bao giờ được ngắm hoa Dã Quỳ nhưng đọc bài viết của chị em cảm nhận được vẻ đẹp, hương sắc của loài hoa quyến rũ này. Bài viết tràn đầy cảm xúc. Cảm ơn chị!
Bài viết hay và đẹp như lòng người yêu quý Dã quỳ!
Cô đã ươm cả một trời thắm mộng vàng vào tuổi mực tím và đưa người đọc bãng lãng nhớ về một thời đã xa…
Dã Qùy còn có tên là Sơn Cúc [ Cúc rừng] đó NTP ơi!
Một loài hoa dại đẹp chơn chất như cô sơn nữ miền cao.
Tôi không
thể không ngoái đầu quay lại khi xe vừa chạy qua đoạn
đường vàng rực những khóm Dã Quỳ dưới màu nắng cuối
đông ở Tây nguyên. Nó vừa như xa lạ như vừa gần gũi tự lúc
nào, một sắc vàng khó lẫn lộn phơi mình trong nắng gió thế kia.
Mình cũng vậy Phụng ui, cứ mỗi lần đi Gia Lai mờ vào mùa cúc quỳ nở hoa là nhìn mãi hai bên đường không biết chán, đẹp lạ lùng, thích ghê đó!
Dã Quỳ ơi!… Một chút khói xăng xe, một chút bụi đường bay lên táp vào những cánh vàng mỏng manh, hoa ngơ ngác âm thầm chịu đựng. Gió không thể lặng yên, xao xuyến khẽ lay giữ sắc màu không phai nhạt. Và cứ thế theo mùa qua nắng gió mưa chan hòa, hoa vươn lên đầy sức sống làm nên vẻ đẹp của Dã Quỳ tự thân mình tồn tại giữa đất trời Tây nguyên.
Hoa Quỳ Qua ngời bút của nữ sĩ thật đẹp và nên thơ.
Cám ơn Phụng đã gợi nhớ màu vàng rực của Cúc Quỳ ở Pleiku.
bửa nào tui tặng bà một đóa dã quỳ nghe bà.
” Rồi ai ghép tên Dã cho Quỳ để mỗi khi gọi Dã Quỳ thì một chút ngỡ ngàng trào dâng trong tôi những chập chờn đan xen vời vợi , những mơ hồ xa xăm và thuần khiết đến nhường nào “
Chị Phụng ơi , không biết ai ghép tên Dã cho Quỳ như khi chưa nhìn thấy hoa em đã yêu cái tên ấy biết dường nào , một cái tên nghe thật dễ thương gợi cho ta sự luyến nhớ lặng lẽ và thâm sâu …Cho đến khi lần đầu tiên được nhìn thấy một đồi hoa trãi dài trên đường đi Gialai em bàng hoàng run cảm ngỡ ngàng, chiếc xe cứ lao qua giữa những đồi vàng , những cánh hoa rực rỡ khoe màu trong nắng làm lòng bồi hồi như gặp lại người yêu xưa …
Cám ơn chị .Chúc vui
Bài viết đã hay mà LCA còn bồi thêm thế này thì chắc nhiều người chết vì Dã Quỳ quá!Một tâm hồn đa cảm đến ngỡ ngàng!
Bài nầy chắc viết tặng người có bút hiệu Dã Qùy.
WIKIPEDIA:
_Dã quỳ, cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe (danh pháp hai phần: Tithonia diversifolia) là một loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae), hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2–3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam. Nói chung người ta công nhận rằng nó ở một giai đoạn nào đó là cây bản địa của khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico, vì thế mà có tên gọi hướng dương Mexico.
Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên. Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ. Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12 năm 2005.
Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên. Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần. Lá của cây này còn sử dụng trong một bài thuốc dân gian để chữa bệnh ghẻ.
Có một đóa dã quỳ lạc trên Tây Sơn và NTP theo lên ngắm hèn chi nhà vắng chị rồi.
Hello Gió! lâu quá không gặp. Vẫn khỏe chứ. Chị Gió nè, thổi cho vườn “Giả Quỳ” bay hết đi. Gieo trồng lại hoa “Quỳ Thật” vàng nhe hihih… Chúc Gió vui sức khỏe.
Rồi.. rồi đúng rồi .. “Giả Quỳ” phải tự bay đi hết để “Quỳ thật” nở vàng hoe lung linh dưới nắng. Chúc RB Phẻ luôn nghe.
Nào đâu an phận sao muốn níu chân tôi đến vậy Dã Quỳ ơi!…
Một chút khói xăng xe, một chút bụi đường bay lên táp vào những cánh
vàng mỏng manh, hoa ngơ ngác âm thầm chịu đựng. Gió không thể lặng
yên, xao xuyến khẽ lay giữ sắc màu không phai nhạt. Và cứ thế theo mùa
qua nắng gió mưa chan hòa, hoa vươn lên đầy sức sống làm nên vẻ đẹp
của Dã Quỳ tự thân mình tồn tại giữa đất trời Tây nguyên.
Dzậy là “chít” rùi đó biết không!
Văn thơ đã làm nên điều kỳ diệu.Nếu không sống một thời với Hoa quỳ mà đọc bài viết của Bé Phụng thì chắc là ngây ngất quá!Hoa Quỳ ơi!Bình dị, giản đơn và chịu thương chịu khó đến dường nào!
Bài viết hay quá, dù chỉ viết về một loài hoa dại.
PHUNGLIMON đi đâu mà đem con bỏ chợ từ hồi sáng hôm qua tới giờ dzẫn chưa tới dẫn con dzìa hé? 😮
Ô, nhớ Dã Quỳ nên đi tìm hai ngày nay mới về nè!…
Thôi mời tất cả ngồi vào đây nghe “Bé Phụng” (Huỳnh ngọc Tín)hu hu hu…thật to!
Hổng biết ai lấy trộm mất quỳ của Phụng!Hu…