Chuyện Hai Mình ( Tập 2)

Chuyện Hai Mình

Cùng viết: Tony & Rainy

TẬP HAI: KIẾM QUANG LẠI MẤT

Đồi Hoàng hoa sáng tinh mơ, vẫn con ngựa dặm trường san bạt cũ, vẫn Lam y kỵ sĩ đến trước hẹn, những chùm hoa kim phượng vĩ vẫn đong đưa trong gió sớm, những bụi xuyến chi lấm tấm trắng xen giữa màu vàng cháy của dã quỳ trang điểm cho đồi hoa thêm phần rực rỡ. Người bạn hẹn chưa thấy tới, gã lẩm bẩm :
– Đồi Hoàng Hoa, sông Tịnh Thủy toàn là những cái tên thơ mộng để trang điểm  phong cảnh hữu tình nơi đây. Nếu sau nầy rửa tay gác kiếm từ biệt giang hồ ta sẽ dựng một ngôi nhà nhỏ giữa đồi nhìn ra sông gọi là: Nam Sơn gia trang
– Và thêm một nữ chủ nhân kiều mỵ thì mới an cư lạc nghiệp vĩnh viễn.
Tiếng nói sau lưng, quay phắt lại gã tiểu đệ cưỡi một con ngựa trắng tủm tỉm cười, Tony công tử cũng mỉm cười:
– Hóa ra là đệ ta cứ tưởng đệ đi thuyền nên cứ nhìn ra mặt sông mà ngóng. Đệ có đem kiếm để đổi không?
Rainy thư sinh hốt hoảng:
– Tiểu đệ quên mất rồi.
Tony công tử đưa kiếm ra :
– Đệ cứ giữ kiếm của đệ, kiếm của huynh khi nào lấy cũng được.
Rainy thư sinh lắc đầu :
-Thôi huynh cứ giữ đi, đệ không cần lắm.
Tony công tử vẫn không rút kiếm về, y nói:
– Kiếm của đệ là kiếm quý, đệ cất đi, còn kiếm tầm thường của huynh nếu lỡ mất thì thôi.
Cả hai đang đẩy đưa qua lại thì có một bóng đen nhân lúc sơ hở của hai người cướp thanh kiếm quý cười ròn rã:
– Hai vị đã chê thì cho ta mượn một ngày hôm sau sẽ trả.
Bóng đen vừa cướp kiếm xong giở khinh công chạy về phía Tây. Hai huynh đệ cùng nhủ thầm:
– Thân pháp người nầy nhanh lắm mà hình như …là nữ nhân.

Cả hai cùng phi thân theo bóng đen nọ qua hết đồi Hoàng Hoa, nối tiếp một đồi thông khác, gió nhẹ tiếng thông reo vi vu thật bình yên, giữa những cành thông  một bầy chim chích chòe hót líu lo, cả hai không có thời gian tận hưởng cảnh bình minh  êm đẹp đó vì mãi đuổi theo hắc y nhân phía trước.
Qua hết đồi thông thì đến một sơn trang tráng lệ, bóng đen chạy thẳng vào và mất hút, đây là một sơn trang rộng bát, ngát trung tâm là những dãy nhà ngang dọc tọa lạc giữa những hàng chè xanh, hai hàng cây sâm banh làm lối đi vào, những bụi tùng bách tán và trúc thanh vân nghiêng mình chào lữ khách. Ngay chính giữa đại sảnh là một chậu thủy sanh hình bán nguyệt nhấp nhô trên đá giả sơn.
Hai người tiến vào đại sảnh. Một người tùy nữ chấp tay vái chào:
– Xin lỗi nhị vị thiếu hiệp, tiểu thư tôi có việc khẩn thiết mượn đỡ thanh kiếm của hai vị khoảng hai canh nữa sẽ hoàn chủ, xin mời vào dùng trà tạm .
Dứt lời, thanh y nhân đưa hai người vào ngồi gian chính điện, hai tiểu đồng vận y phục cánh sen tóc búi trái đào dâng trà mời khách, màu trà xanh ngát thơm lừng lựng, Tony công tử vốn là người sành về các loại trà, vừa nâng tách ngọc trà chưa uống y sững sờ:
-Loại Trảm mã trà nầy ở tận Vũ Di Sơn miền Tứ Xuyên sao nơi đây lại có .
Người tùy nữ đỡ lời:
– Không đây là Thanh nữ trà , đây là những búp trà non ướp bằng mồ hôi của các thanh nữ , các hạ thử uống thử xem hương vị đâu kém Trảm mã trà .
Thì ra chủ nhân ở đây có kiểu chế biến trà khác người, y thuê những thanh nữ từ mười ba đến mười lăm tuổi hái trà nhưng không bỏ vào giỏ như cách thông thường mà khi hái trà các cô phải bỏ vào các túi áo, tay thoăn thoắt mồ hôi nhễ nhại, chính mồ hôi ấy đã điều hòa vị chát của trà.
Nghe hai người ca ngợi trà, Rainy thư sinh hớp thử một ngụm trà, y không rành như vị tiểu huynh của y nhưng cũng cảm nhận được mùi thơm dìu dịu, và độ mát, độ chát vừa phải  khác hẳn hương vị chát ngắt mà mẫu thân y thường đãi khách. Tony công tử nhâm nhi từng ngụm trà một, y gật gù:
– Trà Thanh nữ đúng là danh trà không ngoa.
Đợi hai người uống trà xong, người tùy nữ đưa cả hai vào gian phòng rộng lớn bên cạnh ,gian phòng nầy trưng bày đủ các loại đàn :
Phía bên tả là các loại đàn dân tộc: đàn Tranh , đàn Nguyệt , Tỳ Bà, dàn Đáy, đàn Bầu, đàn Thập Lục, đàn Ba, đàn Gáo ,đàn Đoản, đàn Đá, có cả hai loại đàn của người dân tộc là đàn Tơ rưng và đàn Khưm Thum
Phía bên hữu là các loại đàn Tây Phương: Tây Ban Cầm, Măng Cầm, Băng Cầm, Dương Cầm, Vĩ Cầm, Bội Đại Đề Cầm, Thụ Cầm…
Tony công tử chọn Cổ thụ cầm 46 dây. Tony so dây và chọn  bài Dạ Khúc (Serenade)  của Franz Schubert, tiếng đàn của y vang lên như nỉ non, thổn thức vừa lãng mạn, quyến rũ đây là thông điệp của tình yêu nhắn gởi cho vạn vật trong đó có sinh vật tri thức nhất: con người, tiếng đàn y cứ ngân nga mãi, chợt y thấy cây đàn Violon chỉ còn một dây, tánh hiếu kỳ nỗi lên y vẫn tự tin phiêu phiêu kéo bài ” Bao giờ biết tương tư ” một dây tiếng vĩ cầm vẫn réo rắt như bốn dây thông thường, y đã ngừng đàn mà mọi người vẫn ngẩn ngơ.
Đến lượt Rainy thư sinh,  y thấy trên bức tường khắc sẳn một bài thơ, y hơi nhíu mày một bài thơ bốn khổ hai khổ đầu bảy chữ và hai khổ sau tám chữ, ngó quanh, tay y cũng bẻ một nhánh trúc thanh vân kẻ một bài thơ hoa lại.Bài thơ nguyên bản:Tạ từ  tìnhSáng ra hoa bưởi trắng vườn sương
Người bước đi xanh mộng bình thường
Ta thấy nao nao hồn mưa bụi
Và sầu trong dạ ẩm hơi sươngNgười đi bỏ sót lại môi cười
Và áo vàng hoa cúc nhung tươi
Ta mơ người biến thành chim sáo
Bay dưới tàn thu hót ngậm ngùiRồi hôm nào nhìn gió bấc đưa sang
Áo mới nhà ai chừ đã rộn ràng
Ta ngỡ rằng cõi sầu ta cao ngất
Người không về nghe gió thổi mênh mang….

Xưa ta người cùng hòa chung hơi thở
Tay tìm tay ve vuốt cuộc tình buồn
Nghe ngày tháng vọng âm niềm tưởng nhớ
Giờ tủi sầu thân bóng núi cô đơn…

* Bài thơ họa :Tạ từ tình

Chiều đã vàng phai rất nhớ thương
Một lần xưa gãy cánh uyên ương
Từ đó buồn hiu bên ngõ vắng
Hoa ở vườn ai quên tỏa hương

Người đi ta bỗng thấy bùi ngùi
Bỗng thấy đất trời như kém vui
Hình như người đi chừ rất vội
Nên ta từ đó cũng thôi cười

Ừ người cứ đi cho thật vội vàng
Khỏi chờ ai mưa bụi bước lang thang
Ta ở nơi nầy nỗi buồn chất ngất
Rối lòng chưa từ độ biết lan man ..

Người ra đi để lại trời thương nhớ
Hoài cố nhân chi nước đã xa nguồn
Lưng chừng nỗi đau bóp mềm hơi thở
Nhặt chút sầu rơi tim tím linh hồn

Sau khi Tony công tử chơi đàn xong, người tùy nữ áo xanh bày bàn cờ, thanh y nữ nhân lựa quân cờ đỏ và Tony chọn màu cờ xanh, Mở màn Tony áp đảo đối phương và tấn công liên tục buộc Thanh y nữ nhân phải phòng thủ kỹ tấn công nhanh, tuy dùng pháo trực diện tấn công nhưng Tony kết hợp nhuần nhuyễn thế xe pháo mã xa luân chiến, thế cờ của Thanh y nữ nhân chỉ phản công nhẹ vài nước đầu từ nước thứ 8 trở đi thì đuối sức lui về phòng thủ và đến nước 16 chấp nhận thua

Trình tự ván cờ  như sau :

* Tony. công tử ……………….* Thanh y nữ nhân

Pháo 2 bình 5 ……………..   Pháo 2 bình 5
Mã 2 tấn 3……………………   Mã 8 tấn 9
Xa 1 bình 2………………….    Pháo 8 bình 7
Xa 2 tấn 8…………………….   Mã 2 tấn 3.
Chốt 7 tấn 1………………….    Xa 1 bình 2
Mã 8 tấn 7…………………….   Xa 2 tấn 16
Xa 9 bình 8……………………   Xa 2 bình 53
Pháo 8 tấn 7………………….    Mã 3 thoái 2
Xa 8 tấn 9……………………..    Xa 3 tấn 1
Pháo 5 tấn 4…………………..   Sĩ 6 tấn 5
Xa 2 bình 5 ……………………   Tướng 5 bình 6
Xa 8 bình 7 ……………………    Xa 3 bình 4
Xa 5 tấn 1   …………………….  Tướng 6 tấn 1
Xa 5 thoái 2…………………….   Sĩ 4 tấn 5
Xa 7 thoái 1…………………….   Pháo 2 thoái 1
Pháo 5 tấn 2……………………   Thua

Trong khi Tony chơi cờ , Hoàng y nữ nhân đưa ba bức tranh thiếu nữ mỗi cô mỗi vẽ như ba đóa hoa bên mình : hoa huệ , hoa sen và hoa cúc. Đây chính là sở trường của Rainy thư sinh, không những y đọc tên tác giả đúng mà còn diễn tả hết nét tinh túy của từng bức tranh họa sĩ thể hiện.

“Thiếu nữ bên hoa huệ” – Tô Ngọc Vân

“Thiếu nữ bên hoa sen” – Nguyễn Sáng

“Thiếu nữ và hoa cúc” – Dương Bích Liên

Y đang thao thao bất tuyệt thì Hoàng y nữ nhân liếc xéo:
– Nói hay lắm nhưng trăm hay lý thuyết không bằng một dở thực hành.
Không biết từ lúc nào trước mắt y đã có một vuông lụa trắng và mấy mẫu bút chì than, y bỗng nhớ đến bức danh họa bà Sương Nguyệt Ánh của nữ họa sĩ Bé Ký treo trong phòng khách nhà y, một phụ nữ thanh tân với chiếc khắn quàng cổ mỏng manh trong dịp xuân về vậy là thuận tay y nghệch ngoạc một nữ nhân vận áo dài bên bình hoa mai trắng, cả Tony công tử và Hoàng y nữ  đều tấm tắc khen:
– Có hồn lắm – Tuyệt mỹ họa.
Hai người đã dạo chơi đủ bốn bộ môn nghệ thuật mà vẫn không thấy Hắc y nữ trả kiếm, nhìn thái độ bồn chồn của hai người Hoàng y nữ ôn tồn nói :
– Xin nhị vị thiếu hiệp yên tâm, tiểu thư tôi mượn là trả, Nữ trà sơn trang chưa bao giờ thất hứa với ai. Mời hai vị dùng thêm chung trà cúc và vài chiếc bánh ngọt trong lúc đợi chủ nhân về.
Y vừa dứt lời thì Hắc nữ nhân từ phòng sau bước ra tóc tai rối bù quần áo tả tơi, thở hổn hển :
-Thất bại nữa rồi.
Cả hoàng y và Thanh y nữ đều buộc miệng:
– Kiếm cũng gãy nữa sao ?
Hắc y nữ rơm rớm nước mắt :
– Không gãy nhưng bị con tiện tỳ đoạt mất rồi…
Tony công tử la hoảng :
– Sao lại để cho người ta đoạt kiếm, cô có biết đó là kiếm quý không?
Hắc y nữ gật đầu:
– Tiện nữ biết nên mới mượn để đi phục hận. Rainy thư sinh ôn tồn hỏi:
-Kẻ thù của cô là ai? cô phải lượng sức mình rồi hãy giao đấu chứ ?
Hắc y nữ nghẹn ngào:
– Dù có chết cũng phải dấn thân vào vì tính mạng trượng phu đang tính từng ngày, từng giờ
Hoàng y nữ bèn kể cho hai người khách nghe: .
Nữ trà sơn trang là nơi cư ngụ của tam cô nương: Huyền Vân, Thanh Vân và Hoàng Vân, các mỹ danh nầy là theo màu áo của họ, tháng sáu năm vừa rồi Huyền Vân kết hôn với thiếu gia nhà họ Trần, Trần thiếu gia thích ngao du sơn thủy đó đây để tìm nguồn thi hứng, chẳng may cách đây hai tuần trăng y bị một loài côn trùng cắn phải, khuôn mặt sưng vù, nghe nói đó là con Chí sống trong kho dầu mỡ lâu năm của hoàng cung Ba tư, con chí nầy to bằng con heo con, nọc độc của nó không thuốc thang nào trị được, ai bị cắn chỉ trăm ngày sau là mất mạng, chỉ  trừ cái nhụy của hoa Hoắc Lan đem chưng cách thủy với vỏ cây bạch quất và hoa khế rồi bôi vào thì mới tan độc.
Nghe chuyện lạ Rainy thư sinh ngạc nhiên:
– Con chí sống trong kho dầu mỡ của hoàng cung to bằng con heo con, sao giống chuyện cổ tích quá .
Thanh Vân gật đầu:
– Chuyện cổ tích có thật đấy, con Chí ngày xưa to bằng con bò đã làm cho triều đình Ba tư điên đảo vì tính ác độc của nàng công chúa xinh đẹp, nàng tuyển phu bằng câu đố con Chí, nếu đoán trúng được cưới nàng nếu sai bị tử hình không ai đoán ra cả về sau có con yêu tinh giả làm hoàng tử nước láng giềng đoán đúng và mang nàng vào rừng sâu hành xác cho chừa cái tội kiêu căng coi thường mạng sống đồng loại.
– Còn con chí.
– Con chí vẫn sống  trong kho dầu mỡ của Hoàng cung Ba tư đến khi A lịch sơn Đại đế từ Hy lạp xâm lăng Ba tư  Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư trong trận Gaugamela- chiến thắng của ông trước vua Ba Tư Darius !!! khi vào hoàng cung Ba tư nghe chuyện con Chí ông rất  thích thú, cuộc viễn chinh nào người cũng mang theo, nhưng lượng dầu mỡ cung cấp cho nó không đầy đủ như lúc ở cung đình Ba Tư nên nó ốm lần và mang bệnh còi xương, đến lần chinh phục Ấn Độ thì Hoàng Đế ngã bệnh và mất, con Chí bơ vơ trèo lên Hy mã lạp sơn thì lạnh quá chịu không nỗi lại bò xuống, may sao gặp được các tăng sĩ Đại thừa đi truyền đạo , phái nầy quan niệm: Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính nên mang nó đi theo.Từ đầu kỷ nguyên Tây lịch, bánh xe Phật giáo đã lăn tới vùng đất Giao Châu – tên gọi xứ Việt Nam thời xa xưa ấy – theo bước chân thương thuyền trên đó có các tăng sĩ Ấn Ðộ và con Chí quanh quẫn trong các chùa chiền Việt Nam ăn lén các chạn dầu phụng của tăng ni nhưng của nhà Chùa là do đạo hữu cung cấp khi đầy khi vơi nên bệnh còi nó phát triển từ con Bò nó nhỏ lần thành con Heo, dầu nhà chùa không đủ nó lén lên rừng tìm các cây họ dầu mà bổ sung lượng dầu cho cơ thể nên nọc độc hình thành, một lần thấy một sa di rót dầu chiên đậu nó thèm quá há mỏ tớp dầu ai dè trúng tay chú tiểu vết thương làm độc 100 ngày sau thì vị sa di mất, nhà chùa không sát sinh nên đuổi nó vào rừng Trường Sơn, giờ đây thức ăn chính của nó là các cây họ dầu nên nọc độc càng dữ tợn.
Tony công tử cũng thắc mắc:
– Nhưng làm sao biết nhụy Hoắc Lan chữa được nọc độc con Chí.
Hoàng y nữ trả lời:
– Ở Trúc gia trang có một vị tiểu thư cũng bị con Chí cắn nhưng thân phụ cô ấy là một lương y nối tiếng ông biết chỉ có Hoắc lan ở Lan sơn trang là chữa được vì tình giao hảo lâu đời của Trúc và Lan gia trang họ đã biếu cho Trúc tiểu thư một bông Hoắc lan để chữa lành bệnh nhưng Nữ trà sơn trang thì không được cái may mắn đó, chị hai tôi tình nguyện làm nô bộc để cứu mạng cho chồng mà họ một hai xua đuổi, ăn cắp thì bị phát hiện, dùng võ công để ăn cướp thì thua xa đối phương mấy lần kiếm bị gãy lần nầy tưởng dùng kiếm quý sẽ thu phục được không ngờ bị mất kiếm.
Dứt lời cô đổi giọng:
-Chúng tôi thật là không biết lượng sức, vật quý ở sơn trang không thiếu, nếu nhị vị vừa ý món nào xin thành kính dâng lên ngõ hầu chuộc lỗi.
Cả Tony công tử và Rainy thư sinh đều lắc đầu:
– Ai lại làm chuyện trao đổi ngược đời vậy. Nhưng mà Lan gia trang ở đâu, xin ba vị Tiểu thư chỉ đường chúng tôi đến thử xem may đâu ăn trộm được thảo dược về trị cho Trần thiếu gia.
Ba vị tiểu thư mừng rỡ:
– Được nhị vị thiếu hiệp chiếu cố còn may mắn gì bằng nếu đi đường bộ cũng mất một buổi nhưng theo địa đạo trong Nữ trà sơn trang thì khoảng một canh giờ là tới.
Huyền Vân tiểu thư rút hai thanh đoản kiếm trao cho hai người rồi đưa họ vào thư phòng để vào địa đạo đến Lan Gia trang.
[ còn tiếp]

Tài liệu tham khảo:

Leave a Reply

Your email address will not be published.