Bài IV Những Niềm Tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như Là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống (Tiếp theo Bài III)

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Trong bài III, chúng tôi có nói đến việc muốn làm phước thì trước tiên bản chất con người phải hiền lành/lương thiện vì chỉ có người ăn ở hiền lành hay lương thiện thì mới có thực tâm giúp đỡ người khác. Trong bài này, chúng tôi muốn khai triển thêm ý niệm hiền lành hay lương thiện. Quan niệm của người bình dân Việt Nam là đời sống hiền lành/lương thiện có mục đích để lại đức cho con cháu. 

Cây xanh thì lá cũng xanh,

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

Một hàm ý nổi bật khác của hiền lành hay lương thiện là tính đối nghịch với ác. Người bình dân quan niệm là một khi đã yêu mến sự hiền lành/lương thiện thì đương nhiên người ta phải bài bác, chống đối, và ghét bỏ cái ác. Thời buổi hiện tại ở Việt Nam là lúc mà cái ác đang lên ngôi nên sự đối nghịch này càng rõ nét và đầy ý nghĩa đối với hành vi của con người.

Lỗ miệng thì nói Nam mô,

Trong lòng thì đựng ba bồ dao găm.

Ở hiền thì lại gặp lành,

Nhược bằng ở dữ, tan tành cái con.

 

Ở hiền thì lại gặp lành,

Ở ác gặp dữ, tan tành như tro.

 

Ruộng nương là của đồng lần,

Trời đất xoay vần: kẻ trước, người sau.

Chưa ai ba họ cùng giàu,

Chưa ai nghèo khổ đến đâu ba đời.

Sống trên đời cùng nhau cày cấy,

Chết buông tay dẫu mấy cũng thành không.

Hỡi ai độc dạ, tham lòng,

Chi bằng để một tiếng trong với đời.

 

Tin nhau buôn bán cùng nhau,

Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời.

Hay gì lừa đảo kiếm lời,

Một nhà ăn uống, tội tri riêng mang.

 

Người mà phi nghĩa đừng chơi,

Của mà phi nghĩa, mấy mươi chớ màng.

 

Theo chi những thói gian tham,

Pha phôi thực giả, tìm đường di nhau.

Của phi nghĩa có giàu đâu,

Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.

 

Lập trường rất minh bạch của người bình dân là người đời phải thay đổi cuộc sống bằng cách ngưng làm những việc ác đức, nên làm điều lành, và cần sống cuộc sống thiện lương.

 

Cải ác vi thiện.

 

Cải ác hoàn lương.

 

Một nội hàm khác của lương thiện/hiền lành là sự trong sạch, thanh liêm, không ăn hối lộ, không đút lót cho hối lộ, không tham nhũng, tham lậm của công biến thành của riêng.

 

Trng chùa ai đánh thì thùng,

Ca chung ai khéo vy vùng thành riêng.

 

Chết trong còn hơn sng đc.

 

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

 

Một thành phần ngữ nghĩa khác của lương thiện/hiền lành là tính thật thà, ngay thẳng, không dối gian, lường gạt.

 

Mẹ nàng khác thể mẹ ta,

Phận dù đói rách, thiệt thà anh thương.

 

Khôn ngoan chẳng lại thật thà.

 

Khôn ngoan chng l tht thà,

ng thưng, tráo đu chng qua đong đy.

 

Cây ngay thì bóng ngay.

 

Mặc dù người bình dân khuyên nhủ người ta nên thật thà, ngay thẳng, không nên lường gạt người khác, nhưng điều này không có nghĩa là ngu dại, để người khác lợi dụng mình. Mình không nên lường gạt người khác, nhưng cũng đừng để người khác lường gạt mình.

 

Khôn ngoan gia đám ba b,

Đừng cho ai lận, chớ hề lận ai.

 

Tôn trọng sự thật và trân quý sự trung thực cũng là một thành phần ngữ nghĩa của lương thiện/hiền lành. Dối trá, lươn lẹo, bóp méo sự thật là đi ngược với thiện lương. Dù cho xã hội có tràn ngập gian ác, dối gian, nhưng bản thân người lương thiện là luôn luôn giữ vững lập trường “có sao, nói vậy.”

 

Ăn ngay, nói tht.

 

đi mình gi ly mình,

Điu hay, l phi đinh ninh gi tròn.

 

Tu thân ri mi t gia,

Lòng ngay nói thc, gian tà mc ai.

 

Mặc dù ai cũng biết rằng người đời thường ưa thích nghe những lời đường mật, ưa được tâng bốc dù những lời đường mật này không đúng với sự thật. Tuy nhiên, con người thiện lương thì không được nói sai sự thật dù sự thật có làm phật lòng người thân trong gia đình, bạn bè, hay ngay cả người xa lạ vì chỉ có sự thật mới phản ánh được chính tâm của bản thân và mới có thể sửa sai được lỗi lầm.

 

Thuc đng đã tt, nói tht mt lòng.

 

Dây mc thng, mt lòng cây g cong.

 

Ngưi gian thì s ngưi ngay,

Ngưi ngay chng s đưng cày cong queo.

 

Một phản đề khác của lương thiện là lòng tham bởi vì muốn thoả mãn lòng tham thì người ta phải gian dối, lươn lẹo, nhất là gian dối đối với chính bản thân, thường là bằng cách biện minh sự tham lam của mình không phải là tội lỗi xấu xa mà chỉ là ơn nghĩa đối với người khác. Tệ nạn tham nhũng từ trên xuống dưới đang lan tràn tại Việt Nam là một bằng chứng cụ thể của lòng tham. Người bình dân Việt Nam thấy rõ bản chất của loại người này suốt dọc dài lịch sử nên đã chỉ trích họ rất thậm tệ và còn tiên đoán được hệ quả tất yếu đối với những người có hành vi tham lam.

 

Con mt to hơn cái bng.

 

No bng, đói con mt.

 

Con trê cũng tiếc, con diếc cũng ham.

 

Đưc năm trưc, ưc năm sau.

 

Của mình, mình giữ bo bo,

Của người thì thả cho bò nó ăn.

 

Của người, Bồ Tát,

Của mình, lạt buộc.

 

Máu tham, h thy hơi đng thì mê.

 

Sếu chết vì mi.

 

Tham thì thâm, lm thì mc.

 

Tham ăn thì mc by.

 

Tham thì thâm, nhm thì thit.

 

Tham thì thâm, Pht đã bo thm rng ch có tham.

 

Tham thc, cc thân.

 

Chim tham ăn sa vào lòng lưi,

Cá tham mi mc phi lưi câu.

 

Con chim ham ăn còn mc cái tròng,

Ngưi mà ham ca sao khi mc vòng gian nan.

 

Một cái tham khác mà người đàn ông thường mắc phải là tham gái, xem đàn bà và đối xử với họ hoàn toàn thiếu sự tôn trọng, xem họ như là những vật thể có thể sở hữu hay bán buôn như những đồ vật. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên và có thể được quy kết là do ảnh hưởng của tàn tích ngàn năm “nam tôn, nữ ti” hay “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của Tống Nho còn sót lại.

 

Sông bao nhiêu nước cũng vừa,

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa vừa lòng.

 

Đã yêu con ch li bng con em.

 

Trồng tre trở gốc trên trời,

Con chqua đời rồi đến con em.

 

Tham thì thâm, đa dâm thì chết.

 

Người bình dân Việt Nam không những chỉ trích tính tham lam mà còn đả kích cái tệ hại nhất của tham lam là kẻ tham lam thường không bao giờ biết đủ.

 

Có tht, đòi xôi.

 

Có cháo, đòi chè.

 

Đưc đu voi, đòi đu nga.

 

Đưc voi, đòi tiên.

 

Đưc đàng chân, lân đàng đu.

 

Chín đn, còn mun đn na là mưi.

 

Kiếm đưc mt, mun ăn mưi.

 

Trong nhà đã có đ chơi,

Song le còn mun ca đi thêm xinh.

 

Trong nhà sn có hoàng cm [dược thảo tốt],

Song le còn mun nhân sâm ca ngưi.

Trong nhà đã có vàng mưi,

Song le còn mun ca ngưi nhân sâm.

 

Đưc con em, thèm con ch.

 

Lòng tham vô đáy.

 

Thậm tệ hơn nữa là vì lòng tham vô đáy cho nên những người tham lam, bất lương không ngần ngại trấn lột ngay cả những người nghèo khó hay tàn tật, không có phương tiện chống đỡ.

 

Ai ăn cơm chim.

 

Ăn cưp cơm chó, anh tranh cơm mèo.

 

Ăn mm, mút dòi.

 

Người bình dân Việt Nam bác bỏ sự tham lam bởi vì họ ý hội được một cách rất đơn giản là dù có giàu bao nhiêu đi nữa, nhưng khi ra đi từ giả cuộc đời này người ta không mang theo được thứ gì cả. Khi sinh ra, hai bàn tay trắng; khi nhắm mắt lại, cũng hai bàn trắng tay. Cho nên, tham lam là một phi lí.

 

Sinh không, tử lại hoàn không.

 

Sinh không, tử lại hoàn không,

Khó ta, ta chịu; đừng mong giàu người.

 

Nới rộng ngữ nghĩa của thiện lương/hiền lành là đức tính hoà thuận. Hiền lành là anh em sinh đôi với hoà thuận. Người hiền lành bao giờ cũng muốn giải quyết mọi vấn đề bằng thoả hiệp. Trước tiên, anh chị em trong gia đình phải hoà thuận, thương yêu, đùm bọc lấy nhau, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn.

 

Anh em ăn thun hoà,

Ch điu chếch lch, ngưi ta chê i.

 

Ch em trên kính, dưi nhưng

nhà có phúc mi đưng yên vui.

 

Ch ngã, em nâng.

 

Em thun, anh hoà là nhà có phúc.

 

Anh thun, em hoà là nhà có phúc.

 

Anh em như th chân tay.

 

Lá lành đùm lá rách.

 

nh rách, đùm bc ly nhau.

 

Anh em nào phi ngưi xa,

ng chung bác m, mt nhà cùng thân.

Anh em như th tay chân,

Anh em hoà thun, hai thân vui vy.

 

Đến khi đã trưởng thành, đã lập gia đình thì trong cuộc sống thế nào cũng có khi xung khắc nên vợ chồng phải có sự khôn ngoan biết nhường nhịn nhau, phải luôn luôn cố gắng để dành thời gian tìm hiểu nhau trước khi bồng bột phản ứng cấp thời thì mới có thể tạo được bầu không khí hoà thuận, một điều kiện tiên quyết và tất yếu của hạnh phúc.

 

Thò tay vut ngc chung tình,

c sôi còn ngui hung chi mình gin em.

 

Bt gin, làm lành.

 

Đêm nm nghe vc kêu canh,

Nghe chuông nhn sáo, nghe anh dng.

 

Đêm nm nghe vc tr canh,

Nghe sư gõ mõ, nghe anh d nàng.

 

Chng hoà, v thun.

 

Chng hoà, v thun, gia đưng yên vui.

 

Có được hoà thuận thì vợ chồng mới có thể cùng chung sống và hợp tác với nhau, “có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia”.

 

Em v ct r đánh tranh,

Cht tre ch lt cho anh lp nhà.

Sm khuya hoà thun đôi ta,

n ai gác tía, lu hoa mt mình.

 

Đêm hè gió mát trăng thanh,

Em ngi chẻ lạt cho anh chắp thừng.

Lạt chẳng mỏng sao thừng được tốt,

Duyên đôi ta đã trót cùng nhau.

 

Nghe nàng bày t trưc sau,

Không phân giàu nghèo, gia cnh thp cao.

V chng phi hp duyên nhau,

Nghèo nhưng hoà thun hơn giàu chênh vênh.

 

Thuyn chng gim thì thuyn chng đi,

Gim ra ván nát, thuyn thì long đanh.

Đôi ta c sc lên ghnh,

Em ra đng mũi đ anh chu sào.

 

Lên non thiếp cũng lên theo,

Tay vịn chơn trèo, hái trái nuôi nhau.

 

Đôi ta là nghĩa tào khang,

Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.

 

Khó có nhau hơn giàu mt mình.

 

Cỏ mọc bờ giếng cheo leo,

Tay vịn chân trèo, hái trái nuôi nhau.

 

Cỏ mọc bờ giếng cheo leo,

m chung có bậu, hiểm nghèo có qua.

 

Rương xe chìa khoá em cầm,

Giang sơn anh gánh, nợ nần em lo.

 

Mặc dù ngữ nghĩa của hiền lành/thiện lương không khẩn thiết bao gồm tính trân quý bạn bè, nhưng trân quý bạn bè hầu như là một hành vi tự nhiên, thường xuyên, hoàn toàn vô vị lợi, của những người hiền lành. Trong cách hành sử của người bình dân Việt Nam, trân quý bạn bè được hiểu là:

 

Anh em khi túng, chúng bn khi cùng.

 

Bng hu ch ư tín.

 

Bn bè là nghĩa tương tri,

Sao cho sau trưc mt b mi nên.

 

Ch rng: bng hu chi giao,

Mt ngày gá nghĩa, l nào li vong.

 

Anh em kết bn, sng không ri, chết không ri.

 

Anh em t hi giao tình,

Tuy rng bn b nhưng sinh mt nhà.

 

Tranh quyn, cưp nưc gì đây,

Coi nhau như bát nưc đy là hơn.

 

Ai sang đò y bây gi,

Ta còn li ta ch bn ta.

Mưa ngun chp b xa xa,

y ai là bn ca ta, ta ch.

 

Người hiền lành/thiện lương thường cũng coi trọng cộng đồng mà trong đó họ đang sinh sống, nhất là đối với láng giềng. Điều này rất quan trọng trong đời sống của người dân nông thôn. Đáng tiếc là tiến trình đô thị hoá đã làm cho con người dần dần trở thành xa lạ đối với nhau, nếu không nói là coi nhau như những kẻ tội phạm tiềm năng sẵn sàng xâm phạm tài sản của mình. Tinh thần trân quý láng giềng của người dân nông thôn có thể là một mẫu mực cho cuộc sống đô thị để làm cho tình người được phong phú và cao đẹp hơn.

 

Anh em xa không bng láng ging gn.

 

con xa không bng láng ging gn.

 

Bà con xa không bng lân la láng ging.

 

n anh em xa, mua láng ging gn.

 

H hàng xa không bng láng ging gn.

 

Người hiền lành/thiện lương đa phần cũng là người có tinh thần trách nhiệm. Người hiền lành/thiện lương là người tốt; mà đã là người tốt thì thường có tinh thần trách nhiệm: Trách nhiệm đối với cá nhân bản thân cũng như trách nhiệm đối với tập thể.

 

Quan niệm về trách nhiệm đối với cá nhân bản thân thì:

 

Ai làm, nấy chịu.

 

Ai đội mũ lệch, người ấy xấu

 

ng ai nấy nhờ, tội ai nấy chịu.

 

Mình làm mình chịu.

 

Tuy nhiên, người bình dân quan niệm là những việc nào mình làm mà có ảnh hưởng đến tập thể người thân trong gia đình, hay ngay cả những người không quen biết trong cộng đồng địa phương hay quốc gia thì nếu ảnh hưởng tốt, cả cộng đồng lẫn cá nhân mình đều được hưởng; ảnh hưởng xấu thì bản thân mình phải chịu sự tủi nhục đã đành, nhưng cộng đồng cũng phải chịu sự tủi nhục do sai lầm mình gây ra chứ không thể biện minh sự tủi nhục chỉ là của riêng mình, không liên quan gì đến người khác được.

 

Con sâu làm ru ni canh.

 

Mt con sâu b ru ni canh.

 

Con sâu b ru ni canh,

Mt ngưi làm đĩ, xu danh đàn bà.

 

Mt con nga đau, c tàu không ăn c.

 

Mt con nga đau, c tàu chê c.

 

Xu bao thì xu bì, xu tao cũng xu mi.

 

Xu thiếp, h chàng.

 

Mt ngưi làm xu, nhơ danh c nhà.

 

Mt ngưi làm quan thì sang c h.

 

Mt ngưi làm quan c h đưc nh,

Mt ngưi làm by, c h mang nhơ.

 

Mt ngưi làm nên, c h đưc cy,

Mt ngưi làm by, c h mt nh.

 

Từ niềm tin vào trách nhiệm tập thể phát sinh ra nhu cầu coi trọng và trân quý sự đoàn kết. Mà muốn có được đoàn kết thì trước tiên, anh em cùng một nhà, đồng bào trong cùng một nước không nên đấu đá, xâu xé lẫn nhau; tệ hại hơn nữa là đày đoạ, tiêu diệt lẫn nhau một cách tàn nhẫn.

 

Gà cùng chung ch đá ln nhau.

 

nhà bôi mt đá nhau.

 

Gà cùng mt m ch hoài đá nhau.

 

Lí luận của người bình dân về lập trường bênh vực nhu cầu đoàn kết trước tiên là vì đoàn kết gây nên sức mạnh; lập trường đoàn kết gây nên sức mạnh này cũng đã được chứng thực bằng những diễn biến trong thiên nhiên.

 

Hp qun gây sc mnh.

 

Bn bin gây nên mt nhà.

 

Mãnh h nan đch qun h.

 

Đông cây, gió lay không đ.

 

Đông tay, núi lăn; đông ăn, núi l.

 

Hơn nữa, thiên nhiên cũng là bằng chứng của hiện tượng đoàn kết vì sinh vật cũng sinh tồn theo bầy đoàn:

 

Cá la, chim đàn.

 

Nga chy có by, chim bay có bn.

 

Do đó, người bình dân Việt Nam thiết tha khuyên nhủ là:

 

Hp nhau, ngưi n nang; lìa tan, ngưi khinh th.

 

Nhiu điu ph ly giá gương,

Ngưi trong mt nưc phi thương nhau cùng.

 

Bởi vì

 

Mt hòn đp chng nên non,

Ba hòn chm li nên cn Thái Sơn. [BK: nên hòn núi cao]

 

đi, muôn s ca chung,

n nhau mt tiếng anh hùng mà thôi.

 

Một đức tính khác của con người hiền lành/thiện lương là sự biết ơn. Mặc dù ngữ nghĩa của cụm từ hiền lành/thiện lương không khẩn thiết phải bao trùm ý nghĩa biết ơn. Tuy nhiên, một con người lương thiện/hiền lành không thể là người vô ơn, bội nghĩa. Cho nên, biết ơn, nếu không phải là một thành phần ngữ nghĩa của cụm từ hiền lành/thiện lương thì, ít nhất, cũng là một định đề mang tính xã hội học của thiện lương/hiền lành.

 

Ăn qu, nh k trng cây,

o ai vun xi cho my, my ăn?

 

Ung nưc d quên ngưi đào mch.

 

Ung nưc, nh k đào giếng.

 

Ăn qu, nh k trng cây; ung nưc sông, nh mch sui.

 

Ăn qu, nh k trng cây,

Ăn go, nh k đâm, xay, gin, sàng.

 

Ăn qu, nh k trng cây,

Ăn khoai, nh k cho dây mà trng.

 

Ăn qu, phi vun cây.

 

Ăn táo, phi rào cây táo.

 

Vay chín tri,

Hòng khi thiếu thn có ngưi cho vay.

 

Ung nưc nh ngun.

 

Ung nưc sông, nh ngn ngun.

 

Nếu sự biết ơn còn có nghĩa là nhớ đến nguồn gốc đã đem lại phúc lợi cho mình và mình phải tìm cách trả ơn thì con người, như là một hệ luận, phải nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như của đất nước đã dung dưỡng sự sinh tồn của mình.

 

Cây có ci, nưc có ngun.

 

Con ngưi có t có tông,

Như cây có ci, như sông có ngun.

 

Cây có ci mi ny nhành, xanh ngn.

c có ngun mi bin rng, sông sâu.

 

c chy v ngun, lá rng v ci.

 

Một định đề mang tính xã hội học khác của cụm từ hiền lành/thiện lương là khuynh hướng của người bình dân gốc thôn dã xem nhẹ tiền bạc và xem trọng tình nghĩa bởi vì con người hiền lành/lương thiện không tham lam cho nên thường đặt nặng tình người hơn vàng bạc, châu báu. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ là trong hoàn cảnh thiếu thốn, ngặt nghèo thì điều quan trọng nhất là miếng ăn cần phải có để sinh tồn. Nếu không thoả mãn được nhu cầu sinh lí tối thiểu này thì con người không thể có những nhu cầu cao hơn được. Nhà tâm lí học Abraham Maslow1 đã có một công trình nghiên cứu chứng minh nấc thang nhu cầu mà trong đó những nhu cầu căn bản cho cuộc sinh tồn như ăn uống, vệ sinh cá nhân, sự an toàn cần phải được thoả mãn trước khi con người có thể có những nhu cầu cao hơn như, tình cảm, tình yêu, lí tưởng, v.v…

 

Có thực mới vực được đạo.

 

Đi đạo, lấy gạo con ăn.

 

Dĩ thực vi tiên.

 

Mạnh thì gạo, bạo thì tiền; khôn ngoan mới mọc.

 

Mạnh gì hơn gạo; bạo gì hơn tiền.

 

Mạnh về gạo, bạo về tiền; lắm tiền, nhiều gạo là tiên trên đời.

 

Nhiều tiền, nhiều bạc là tiên trên đời.

 

Sợ tiền, sợ thóc; sợ cóc gì ai.

 

Tiền của là chúa muôn đời; người ta là khách vãng lai một thì.

 

Tiền đến đâu, mau đến đấy.

 

Tiền là cha vàng, mẹ bạc, bác đồng đen.

 

Nhiều tiền thì thắm; ít tiền thì phai.

 

Nhiều tiền thì tốt; ít tiền thì xấu.

 

Đó là quan điểm của người bình dân lúc túng quẫn, ngặt nghèo, và khi bị quyền lực bất công đàn áp. Do đó, sống còn là ưu tiên một. Nhưng một khi họ đã có được cái ăn, cái mặc thì thái độ của họ là khinh mạn những người coi đồng tiền quá lớn.

 

Coi miếng ăn như vàng.

 

Coi miếng ăn như cái tàn, cái tán.

 

Và rõ ràng là họ đặt tình người trọng hơn tiền của.

 

Của ăn hay hết; người còn thấy nhau.

 

Của đầy mình không bằng tình ăn ở.

 

Khinh [nhẹ] tài; trọng [nặng] nghĩa.

 

Vật khinh; tình trọng.

 

Tiền là gạch; ngãi là vàng.

 

Tiền tài như phấn thổ; nhân ngãi tựa thiên kim.

 

Vị tình, vị nghĩa; không ai vị đĩa xôi đầy.

 

Người không nhân như chân không rễ.

 

Nghèo nhân, nghèo nghĩa thời lo;

Nghèo tiền, nghèo bạc chẳng lo là nghèo.

 

Nghèo tiền, nghèo của không nghèo;

Nghèo nhân, nghèo nghĩa, oán theo có ngày.

 

Sau cùng có một điều hết sức quan trọng trong văn hoá của người bình dân Việt Nam là người đàn bà thôn dã mặc dù ý thức rất rõ ràng là giàu sang, phú quý thì ai cũng ước muốn, nhưng để chọn người đàn ông làm chồng mình, họ nhất quyết chỉ đòi hỏi có hai tiêu chuẩn. Đó là : (1) sự hiền lành và (2) tình yêu chân thật.

 

  • Về sự hiền lành thì:

 

Em đây không ham chi anh bồ lúa quan tiền;

Ham anh một chút cha hiền, mẹ ngoan.

 

Chim khôn lót ổ, lựa chỗ nhiều nhành;

Gái ngoan kiếm chỗ trai lành gửi thân.

 

Khuyên anh ăn ở cho lành,

Kiếp này chưa gặp để dành kiếp sau.

 

Khuyên anh ăn ở cho hiền,

Chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con.

 

Một vũng nước trong; năm bảy dòng nước đục,

Một trăm người tục; một chục người thanh.

Biết đâu nhân đạo hiền lành,

Trao thân, gửi phận mới đành dạ em.

 

  • Về tình nghĩa thì:

Ai chẳng ham sang trọng,

Ai chẳng vọng sang giàu.

Nhưng mà em xét lại câu:

“Đồng thanh tương ứng; đồng khí tương cầu”,

Vậy nên em bỏ thảm, bỏ sầu;

Đành cam chịu cực hơn cơ cầu về sau.

 

Tay bưng dĩa mui, tay b sàng rau.

Thu chung như nht, sang giàu mc ai.

 

Tham vàng bỏ ngãi, anh ơi!

Vàng thì ăn hết, ngãi tôi vẫn còn.

Thương nhau, bt lun giàu nghèo,

Dù cho lên i, xung đèo, cũng cam.

 

Chẳng thà ăn bát cơm rau,

Còn hơn cá thịt, nói nhau nặng lời.

 

Yêu nhau chẳng lọ chiếu giường,

Dẫu rằng tàu lá che sương cũng tình.

 

Phải duyên, phải kiếp thì theo;

Cám còn ăn được nữa bèo hử anh!

 

Mới gặp nhau, đừng buông lời nói quấy,

Tiền tài không trọng mấy, em quý nghĩa tào khang.

Em mê chi những hột thuỷ xoàn,

Miễn anh giữ được tấm lòng vàng đừng phai.

 

Anh ơi! Anh ngồi xuống đây,

Anh nhích lại đây,

Em hỏi câu này:

Non non, nước nước, mây mây;

Ai làm nam, bắc, đông, tây lắm đường?

Yêu nhau chẳng lọ bạc vàng;

Tình thân, nghĩa thiết, xin chàng chớ quên.

 

_Gặp em giữa chốn vườn đào

Kẻ gian, người khó, làm sao nên tình?

_Thế gian chuộng của, chuộng tài;

Em đây chuộng nghĩa, chẳng nài giàu sang.

 

Ta yêu nhau, xa cũng như gần;

Tham bên phú quý, phụ bần khó coi.

Ta yêu nhau duyên phận mà thôi;

Của thì như nước; hồ vơi lại đầy.

 

Yêu nhau chẳng quản chi nhà;

Lều tre quét sạch hơn toà ngói cao.

 

Tình thương: quán cũng như nhà;

Lều tranh có nghĩa hơn toà ngói xây.

 

Tóm lại, trong bài này chúng tôi khai triển ý nghĩa của cụm từ hiền lành/thiện lương như là một niềm tin nền tảng cho cuộc sống của người bình dân Việt Nam. Từ góc độ nhìn về thành phần ngữ nghĩa cũng như từ góc cạnh xã hội học, cụm từ hiền lành/thiện lương trước tiên bao trùm ý nghĩa đối nghịch với ác; tiếp đến là đòi hỏi sự trong sạch, liêm khiết; khuyến cáo tính thật thà; tôn trọng sự thật và tính trung thực; bài bác tính tham lam; kêu gọi sự hoà thuận; yêu cầu trân quý bạn bè, láng giềng, cộng đồng; tôn vinh trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm tập thể và tinh thần đoàn kết; đề cao sự biết ơn và nhất là nhớ đến cội nguồn tổ tông và đất nước; và nhất là đặt nặng tình người hơn là tiền bạc. Điểm cuối cùng này: “tình người nặng hơn tiền bạc” có thể bị đánh giá là tiêu cực vì khả năng quan niệm này có thể làm cho sự phát triển kinh tế quốc gia bị trì chậm. Thực ra, người bình dân Việt Nam rất coi trọng việc phát triển kinh tế và trong thực tế đã từng đóng góp vào sinh hoạt phát triển kinh tế quốc gia ở mức đáng kể khi điều kiện tự do thích hợp cho phép2. Trong một bài trước đây, chúng tôi có nói đến tính kiên trì và cần cù lao động của người Việt trong tiến trình tạo nên của cải và cũng có dẫn chứng là chúng ta, ngay trong hiện tại, vẫn có thể quan sát rất nhiều tiểu thương gia thức dậy lúc một, hai giờ sáng để chuẩn bị cho công việc kinh doanh của họ thường bắt đầu vào khoảng sáu hay bảy giờ. Và nhiều người đã trở nên rất phát đạt. Do đó, tuy tình người được coi trọng, nhưng không là phản đề của việc làm giàu. Trái lại, sự giàu có do cần lao bản thân tạo ra được, trong thực tế, thường đem lại cho họ – do bản chất hiền lành/thiện lương của họ – cơ hội giúp đỡ những người khác bất hạnh hơn. Khi gặp trường hợp cần phải giải quyết liên quan đến tình nghĩa và tiền bạc thì người bình dân Việt Nam thường đặt tình người vào vị thế ưu tiên. Làm giàu rất quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là không phải vì tiền mà người ta quên đi tình nghĩa và chính điều này là điểm đặc thù của nền văn hoá Việt tộc.

 

 

 

Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái, Ph.D.

Ngày 14 Tháng 2 Năm 2024

North Wales, Pennsylvania

 

 

 

THAM KHẢO

 

1 https://www.verywellmind.com/what-is-maslows-hierarchy-of-needs-4136760

 

2 https://tiengnuisong.blogspot.com/2023/07/nhung-gia-tri-tieu-bieu-cua-nguoi-binh.html

 

 

2 thoughts on “Bài IV Những Niềm Tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như Là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống (Tiếp theo Bài III)

  1. Hồng Yên Kha

    Rất cảm ơn HƯƠNG XƯA HƯƠNG XƯA đã cho đọc bài này! Xin chúc tất cả anh chị em trong BBT luôn nhiều sức khoẻ và vui vẻ!

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.