Quan Niệm Của Người Đàn Bà Dân Dã Về Quan Hệ Vợ Chồng

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Quan niệm về quan hệ vợ chồng của những người đàn bà thuộc gia đình giàu có, quý tộc, hay quan trường trong thời nhà Nguyễn (1802-1945) lệ thuộc nặng nề vào sự giáo huấn của Khổng giáo Tống Nho, nghĩa là người đàn bà trong gia đình đóng một vai trò gần như nô thuộc người đàn ông. Giá trị của người đàn bà thật quá nhỏ bé: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.” [Một trai coi như có, mười gái coi như chẳng có gì]. Đàn ông thì có quyền “năm thê, bảy thiếp” còn người vợ thì phải “chính chuyên một chồng” và hầu như chỉ là kết quả của một sự đổi chác tính bằng tiền của. Do đó, người vợ thường phải làm việc vất vả cho gia đình chồng để trả lại cái giá đổi chác vật chất ấy. Hơn nữa, mối quan hệ vợ chồng trong bối cảnh của những gia đình thượng lưu, giàu có, hay quan quyền thường mang rõ nét cảnh “chồng chúa, vợ tôi” nặng bản chất hệ đẳng và uy quyền hơn là tình yêu.

Ngược lại, người đàn bà ở vùng thôn quê có một quan niệm rất phóng khoáng và lành mạnh về quan hệ vợ chồng. Trước tiên người đàn bà dân dã quan niệm vợ chồng là kết quả của sự tương hợp giữa người đàn bà và người đàn ông, là kết quả của tình yêu.

 

 

Phải duyên thì dính như keo

Trái duyên, chổng chểnh như kèo đực vênh.

 

Giàu trong làng trái duyên khôn ép

Khó nước người phải kiếp cũng theo

 

Ai chẳng ham sang trọng; Ai chẳng vọng sang giàu

Nhưng mà em xét lại câu:

“Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”

Vậy nên em bỏ thảm, bỏ sầu

Đành cam chịu cực, hơn cơ cầu về sau.

 

Chồng không yêu, yêu ai?

 

Đạp xe nước chảy lên đồng

Bao nhiêu nước chảy, thương chồng bấy nhiêu!

 

Qua đồng ghé nón thăm đồng

Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu.

 

Mẹ cha bú mớm nâng niu

Tội Trời thì chịu, không yêu bằng chồng.

 

Thương ai bằng nỗi thương con

Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng.

 

Thương chồng nấu cháo le le

Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen.

 

Thương chồng nên phải gắng công

Nào ai xương sắt, da đồng chi đây!

 

Thương chồng nên phải lầm than

Xưa nay ai bắt việc quan đàn bà.

 

Thương chồng phải luỵ cùng chồng

Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải theo.

 

Vai mang khăn gói sang sông

Mẹ kêu khốn tới, thương chồng khốn lui.

 

Vai mang khăn gói thẳng xông

Mẹ kêu, lạy mẹ; thương chồng phải theo.

 

Mồ hôi gió đượm

Thiếp thương chồng, thiếp phải chạy theo

Con ơi! Mẹ dắt lên đèo

Chim kêu bên nọ, vượn trèo bên kia.

 

Phải chi bạc để lộn vàng

Thiếp đi lính thế cho chàng ít năm.

 

Sập vàng mà trải chiếu hoa

Không bằng áo thiếp đắp qua dạ chàng.

 

Phải chi em vác nổi cây súng đồng

Em đi lính thế cho chồng một khi.

 

Tay đeo khăn gói qua sông

Mẹ ôi! Lạy mẹ, thương chồng phải theo.

 

Thiếp vì chàng, thiếp mới lênh đênh trên biển ái

Chàng vì thiếp mới lỗi đạo tâm can

Em đây thủ tiết buồng lan

Dầu hồn về chín suối, hãy còn mang tượng chồng.

 

Tay mang khăn gói sang sông

Bồ hôi nó đẫm, thương chồng phải theo.

 

Đèn lồng khi xách khi treo

Vợ chồng khi thảm, khi nghèo có nhau.

 

Đi đâu, có anh, có tôi

Người ta mới biết rằng đôi vợ chồng

Đi đâu cho thiếp đi cùng

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.

 

Tay em cầm nắm giang [nhang], cây tắt, cây đỏ

Tay em bứt ngọn cỏ, lá héo, lá khô

Tay em bồng đứa con thơ, vun nấm, xoa mồ

Khổ cam phận khổ, biết khi mô cho chộ chàng.

 

Giận chồng xách gói ra đi

Chồng theo năn nỉ tù ti trở về.

 

Ở sao như lụa đừng phai

Tình chồng, nghĩa vợ nhớ hoài không quên.

 

Một thương, hai thương, ba thương, bốn nhớ

Tình chồng, nghĩa vợ là đức cù lao

Sông sâu, ai dám tới đào

Bạn về nhà bạn, nước mắt trào như mưa.

 

Đói no, một vợ một chồng

Một niêu cơm tấm, dầu lòng ăn chơi.

 

Gái thương chồng đương đông buổi chợ

Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.

 

Tép đồng ăn với rau mưng

Chồng ăn, vợ nhịn, xin đừng bỏ nhau.

 

Thuyền sang cũng mạnh gió đông

Em sang cũng mạnh hơi chồng mà sang.

 

Thương ai cho bằng thương chồng

Bởi chồng cờ bạc nên lòng chẳng thương

Khuyên chàng cờ bạc thì chừa

Rượu chè, trai gái, say sưa mặc lòng.

 

Theo quan điểm của người đàn bà dân dã, chỉ có tình yêu là có thể san bằng được tất cả mọi khó khăn. Một khi đã yêu thì xấu cũng thành đẹp, dở cũng thành hay. Và một khi đã ghét thì, ngược lại, hay cũng thành dở, đẹp cũng thành xấu. Trên thực tế, hành vi của con người thường bị tình cảm, hơn là lí trí, chi phối một cách rất mãnh liệt, mãnh liệt đến độ chính lí trí cũng không thể hiểu được. Blaise Pascal, một triết gia Pháp lừng danh của thế kỉ 17, đã từng nói là “Le cœur a ses raisons que la raison ne connaît point.” [Con tim có những lí lẽ của nó mà lí trí không biết được một chút nào cả].

 

Yêu nhau đưa đến hồ sen

Ghét nhau nhận xuống bùn đen đất lầy.

 

Yêu nhau: trầu vỏ cũng say

Ghét nhau: cau đậu đầy khay chẳng màng.

 

Yêu nhau: xé lụa may quần

Ghét nhau: kể nợ kể nần nhau ra.

 

Yêu thì yêu cả tông chi

Ghét thì ghét cả đường đi lối về

 

Yêu ai, yêu cả đường đi

Ghét ai, ghét cả tông chi họ hàng.

 

Yêu nhau: mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

 

Yêu nhau: mọi việc chẳng nề

Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.

 

Yêu nhau quá đỗi nên mê

Rồi sau mới biết kẻ chê, người cười.

 

Yêu nhau: tam, tứ núi cũng trèo

Thất bát khe cũng lội; tứ, cửu tam thập lục đèo cũng qua.

 

Yêu: Nói liều cũng đúng.

 

Thương anh vô giá quá chừng,

            Trèo truông quên mệt, gậm gừng quên cay.

            Nhác trông thấy bóng anh đây,

            Ăn chín lạng ớt, ngọt ngay như đường.

 

Lỗ mũi em thì tám gánh lông,

Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng Trời cho.

Đêm nằm thì ngáy o o,

Chồng yêu, chồng bảo ngáy cho vui nhà.

Đi chợ, thì hay ăn quà,

Chồng yêu, chồng bảo vnhà đỡ cơm.

Trên đầu những rác cùng rơm,

Chồng yêu, chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

 

Hơn nữa, người đàn bà dân dã coi trọng tình nghĩa hơn tiền của. Trong ngữ cảnh của bài viết này, từ “nghĩa” [義] – được hiểu theo từ điển Hán Việt trên mạng của Đặng Thế Kiệt  – có hai nội dung: (1) “Sự tình đúng với lẽ phải, đúng với đạo lí”, và (2) “lấy ân tình cố kết với nhau.” Ý nghĩa trong ngữ cảnh của các câu ca dao trích dẫn sau đây phản ánh nội dung của cả hai định nghĩa. Có lúc ý nghĩa “tình” được đặt nặng, có lúc ý nghĩa “đạo lí, lẽ phải” được đánh nổi. Đạo lí và lẽ phải trong quan hệ vợ chồng được người đàn bà dân dã hiểu là không phản bội, không phụ bạc, không “để” [bỏ] vợ. Tình yêu và đạo lí của lẽ phải được người đàn bà dân dã coi trọng hơn của cải, tiền bạc. Tình nghĩa, đối với người đàn bà ở vùng thôn dã, là nền tảng của quan hệ vợ chồng.

 

Tìm vàng, tìm bc d tìm,

m câu nhân nghĩa, khó tìm bn ơi!

 

Tin tài nay đi, mai di,

Nghĩa nhân gìn gi trn đi vi nhau.

 

Vàng tiêu lâu cũng hết, nghĩa đến chết vn còn.

 

Tin tài như phn th,

Nghĩa trng ta thiên kim.

Le le my thu chết chìm,

Ngưi thân bc, thôi cũng n kiếm tìm làm chi!

 

Thương nhau chng lun sang hèn,

Nghĩa nhân mi trng, bc tin k chi.

 

Nghèo mà có nghĩa còn hơn,

Còn hơn sang c mà lòng bi phu.

 

Giàu lòng nhân nghĩa mi b,

Mi là đá tc vàng ghi ch giàu.

 

Sen xa h, sen khô h cn,

Lu xa đào, lu ngã đào nghiêng.

Vàng  cm trên tay rt xung không phin,

Phin ngưi bi nghĩa, biết my niên cho hết su.

 

Khuyên đng ph chn khó khăn,

Khó mà biết ngãi đo hng hơn sang.

 

Dẫu rằng nhà ngói, bức bàn

Chẳng yêu coi bẵng bằng gian chuồng bò.

 

Kiếm nơi cha thảo, mẹ hiền

Gửi thân khuya sớm, bọc tiền không tham.

 

Đạo vợ chồng nặng nghĩa phu thê

Đòi tiền ngàn, ăn cũng hết; sau thiếp về ăn chi?

 

Một thương, hai thương

Ba thương, bốn nhớ

Đạo chồng, nghĩa vợ

Là đức cù lao

Nhớ khi trăng gió, mưa rào

Trăm năm, gối phượng má đào bên em.

 

Đã rng là nghĩa v chng,

Du cho nghiêng núi, cn sông chng ri.

 

Cu Đôi mà tháp cũng Đôi,

D chi nhân nghĩa mà ri đưc sao.

 

Đt tay mt chút còn đau,

Hung chi nhân nghĩa, lìa sao cho đành.

 

Cây đa cũ, bến đò xưa,

Ngưi mà có nghĩa, nng mưa cũng ch.

 

Hết du đèn cháy ti tim,

Mt ngày gá nghĩa cũng nim phu thê.

 

V chng xét nhân nghĩa.

 

Anh em ct nhc đng bào,

V chng là nghĩa, l nào không thương.

 

Đm bò ming chu sáng trưng,

Thy mình có nghĩa, lòng ưng d đành.

 

Chèo ghe vưt sóng qua sông,

Đo nghĩa v chng nng lm, ai ơi!

 

Đn cây, ai n dt chi,

Tình chng, nghĩa v, gin ri li thương.

 

Dùng dng tay li nm tay,

Đó đây là ngãi, ngàn ngày ch quên.

 

Chàng v gim ci cho bn,

Gió rung, em quyết không quên ngãi chàng.

 

Anh đng ham nơi nhà sàn, ngõ ngói,

Trông thì vòi vi, v có, rut không.

Nghèo như em đây, biết ơn nghĩa v chng,

Đ mi, em qut; ngn gió lng, em che.

 

 

Với niềm tin là quan hệ vợ chồng phải được đặt trên nền tảng tình nghĩa chứ không phải của cải, tiền bạc, người đàn bà dân dã khẳng định là chỉ có tình yêu mới giúp vợ chồng vượt qua được tất cả mọi khó khăn; và tình yêu không những chỉ mang dấu ấn của sự rung động do cảm xúc mang lại mà còn phải được gắn kết với bổn phận, với đạo lí của sự ràng buộc son sắt trong suốt cuộc đời. Do đó, hệ luận của mối quan hệ vợ chồng, đối với người đàn bà dân dã, là sự thuỷ chung. Người đàn bà dân dã trân quý và tôn trọng sự chung thuỷ trong tình vợ chồng trong tất cả mọi cảnh huống của cuộc đời — giàu sang phú quý, đói rách nghèo khổ, hay phải xa cách trong một thời gian dài vì chồng phải đi lính hay phải đi làm xa — và người đàn bà cũng đòi hỏi chồng mình phải chung thuỷ.

 

 

Lấy nhau cho trọn đạo Trời

Đổ chùa Thiên Mụ mới rời nhau ra.

 

Vợ chồng đồng tịch, đồng sàng

Đồng sinh, đồng tử, cưu mang đồng lần.

 

Trăm năm giữ vẹn chữ tùng

Sống sao thác vậy, một chồng mà thôi.

 

Vái Trời cho đặng vuông tròn

Trăm năm giữ vẹn lòng son với chàng.

 

Ngu si cũng thể chồng ta

Dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng người.

 

Xấu xa cũng thể chồng ta

Dẫu rằng tốt đẹp cũng ra chồng người.

 

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

 

Trăm năm, trăm tuổi, may rủi một chồng

Dầu ai thêu phụng, vẽ rồng mặc ai.

 

Đã rằng là nghĩa vợ chồng

Dẫu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

 

Em là con gái có chồng

Mồ cha những đứa đem lòng nọ kia.

 

Gái goá chồng, phòng không trực tiết

Trai goá vợ mải miết ngoài đường.

 

Trăm năm ưc hn chung tình,

Trên tri dưi đt ch mình vi ta.

 

V chng là nghĩa phu thê.

 

V chng gi xương, gi tht.

 

Vàng ròng vào la chng phai,

Búa rìu sm sét, không phai ân tình.

 

Đã rng là nghĩa v chng,

Du cho nghiêng núi, cn sông, chng di.

 

V chng nghĩa nng, tình sâu,

Thương cho đến thu bc đu vn thương.

 

Mình v, tôi cũng v theo,

Sum vy phu ph, đói nghèo có nhau.

Dù khi đĩa mui, chén rau,

Thu chung ta gi, sang giàu mc ai.

 

Tay p má k, sinh t có nhau.

 

Đói no mt v, mt chng.

 

Đôi ta như áo vi màu,

Trăm git, nghìn gi, dãi du không phai.

 

Mui ba năm còn mn,

Gng chín tháng còn cay.

Đo cang thưng ch đi, đng thay,

Du làm nên danh vng hay ri ăn mày, ta vn thương nhau.

 

Ai v ai mc ai,

Ta như du đưm thp hoài năm canh.

 

sao cho vn cho toàn,

Giao ngôn ch ph, nghĩa vàng ch vong.

 

Th nguyn sau trưc nht ngôn:

Sng nm chung gi, chết chôn chung m.

 

Dù cho cn nưc Thu Bn,

Hi Vân hoá cát, bin Đông thành đèo.

Dù cho cay đng trăm chiu,

ng không lay đưc tình keo nghĩa dày.

Dù cho…cho đến bao gi,

Lòng đây, d đy vn trơ như đng.

 

Tháp kia còn đng đ đôi,

Cu kia đ cp hung chi tôi vi mình.

Tháp tri nng sương, cu nương st đá,

Du ngưi thiên h tiếng ngã li nghiêng.

Cao thâm đã chung lòng nguyn,

Còn cu, còn tháp, còn duyên đôi đa mình.

Non sông nng gánh chung tình.

 

Trăm năm ai ch b ai,

Ch thêu nên gm, st mài thành kim.

Trăm năm lòng gn, d ghi,

Du ai đem bc đi chì ng không.

 

Trăm năm lòng gn, d ghi,

Du ai thay cúc, đi khuy cũng đng.

Trăm năm tc mt ch đng,

Du ai thêu phng, v rng mc ai.

 

Chim xa bầy thương cây nhớ cội

Vợ xa chồng đạo nghĩa nào sai

Vàng dòng [ròng] cả lửa chẳng phai

Ở cho chung thuỷ, có ngày gặp nhau.

 

Tri cao b rng mênh mông,

sao cho trn tm tình phu thê,

Trót đà ngc ưc vàng th,

Du rng cách tr sơn khê cũng liu.

V chng đu gi má k,

Làm sao mà b mà v cho đang.

H v chn li đá ngang,

V sao cho đt cho đang mà v.

 

Dạ ai hoài tâm tư bất tuyệt

Lòng ưu tư nhật nguyệt vô vong

Ai vong thiếp cũng không vong

Ôm lòng chờ đợi, đầu tóc bạc răng long cũng đành.

 

Sạch con thì lắm người bồng

Xinh chồng thì lắm người thương

Tin chàng lòng dạ như gương

Không quên nghĩa thiếp, người thương mặc người.

 

Trăng lên va ti mái hiên,

Thiếp thm, chàng phin, có nh hay quên?

Làm ngưi, ph bc sao nên,

Trông xung thn đt, trông lên thn tri.

Nói ra, d gi ly li,

nh đênh mt bin chân tri qun bao.

 

Vợ chồng là nghĩa già đời

Ai ơi! Chớ nghĩ những lời thiệt hơn.

 

Đôi ta chung m chung thy,

Đêm trăng chung võng, vơi đy thu chung.

 

Tay nâng chén mui, đĩa gng,

Gng cay, mui mn, xin đng b nhau.

 

Tình yêu, nhân nghĩa, thuỷ chung là chất liệu nền tảng xây nên mối quan hệ vợ chồng mà kết quả tất yếu là đơn vị gia đình. Và để có một gia đình đầm ấm thì cần phải có sự thuận hoà của các thành viên trong gia đình. Sự hoà thuận này bắt đầu với hai thành viên đầu tiên: người chồng và người vợ. Vợ chồng hợp tác, đồng thuận, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc, không cãi vã, bất hoà là điều kiện cần thiết để có được một gia đình hạnh phúc. Do đó, người đàn bà dân dã trân quý và vinh danh sự hoà hợp giữa vợ và chồng, không những chỉ trong ý nghĩa cảm xúc của tình yêu mà còn trong ý nghĩa bổn phận thực tế: lo lắng cho nhau, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau trong tinh thần “tương thân tương ái” của người bình dân Việt Nam.

 

 

Vợ chồng chớ cãi nhau hoài

Sao cho trong ấm thì ngoài mới yên.

 

Vợ chồng : “tương kính như tân”

Mới nên tương hợp, tương thân, tương hoà.

 

Yêu nhau cho mặn cho mà

Chồng vợ thuận hoà, trong ấm ngoài êm.

 

Thuận vợ thuận chồng, bể Đông tát cạn

 

Chồng hoà, vợ thuận.

 

Một miếng, nửa miếng, có vợ có chồng.

 

Phu phụ hoà, gia đạo thành.

 

Chồng hoà, vợ thuận; gia đường yên vui.

 

Vợ chồng như đôi cu cu

Chồng thì đi trước, vợ gật gù theo sau.

 

Vợ chồng như nút với khuy

Sao anh không than vãn lời gì cho em nghe?

 

Xét ra trong đạo vợ chồng

Cùng nhau tương cậy để phòng nắng mưa.

 

Tháng chạp là tháng trồng khoai

Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà

Tháng Ba cày vỡ ruộng ra

Tháng Tư làm mạ, mưa sa đầy đồng

Ai ai cũng vợ cũng chồng

Chồng cày, vợ cấy, trong lòng vui thay

Tháng Năm gặt hái đã xong

Nhờ Trời một mẫu năm nong thóc đầy

Năm nong đầy em xay, em giã

Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo

Sang năm lúa tốt, tiền nhiều

Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chồng

Đói no, có thiếp, có chàng

Còn hơn chung đỉnh, giàu sang một mình.

 

Vợ chồng kết tóc trên trời

Đói no ta sẽ lấy lời bảo nhau

Ăn thường cơm muối, canh rau

Hàn vi thuở trước, thuở sau thanh nhàn.

 

Vợ chồng là nghĩa tao khang

Chồng hoà, vợ thuận, gia đường yên vui

Sinh con mới ra thân người

Làm ăn thịnh vượng, đời đời ấm no.

 

Chồng chài, vợ lưới, con câu

Lân la khúc vịnh mặc dầu nổi trôi.

 

Sớm khuya có vợ có chồng

Cày sâu, bừa kĩ mà mong được mùa.

 

Nên thì một vợ một chồng

Một niêu cơm tấm, một đùm mắm nêm.

 

Chồng chuồi, vợ dệt chiếu hoa

Tay trao khổ dệt, đôi đà đáng đôi.

 

Trời hè lắm trận mưa rào

Gặt sớm, phơi sớm, liệu sao cho vừa

Khuyên em chớ ngại nắng mưa

Của chồng, công vợ, bao giờ quên nhau.

 

Kể chi trời rét đồng sâu

Có chồng có vợ rủ nhau cày bừa

Bây giờ trưa đã hồ trưa

Chồng vác cây bừa, vợ dắt con trâu

Một đoàn chồng, vợ trước sau

Trời rét mặc rét, đồng sâu mặc đồng.

 

Rủ nhau đi cấy, đi cày

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

 

Lấy anh thì sướng hơn vua

Anh đi xúc giậm được cua kềnh càng

Đem về nấu nấu, rang rang

Chồng chan, vợ húp lại càng hơn vua.

 

Ngoài ra, còn có một yếu tố khá quan trọng trong quan niệm của người đàn bà dân dã về thành phần cấu trúc của gia đình. Đó là giá trị về phẩm giá của người chồng. Người đàn bà dân dã thường có ước vọng được lấy một người chồng có học thức. Và trong hầu hết mọi trường hợp người đàn bà đã hi sinh rất nhiều, chịu khó làm ăn vất vả trong nhiều năm, có khi suốt cả cuộc đời, để nuôi chồng ăn học đến thành tài. Tuy nhiên, cũng không thiếu bằng chứng người đàn bà thất vọng vì người chồng lười biếng, không chịu lo học, hoặc người chồng chỉ có chức vị và danh giá hão huyền mà không đủ phương tiện đáp ứng được những nhu cầu vật chất cần thiết hằng ngày của gia đình. Do đó, sự lựa chọn của người đàn bà dân dã thường rất thực tế.

 

 

Ai ơi chớ lấy học trò

Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm

Mùa đông trời rét căm căm

Đi cấy được ba mươi sáu đồng kẽm về, nó lại nằm nó ăn.

 

Thôi đừng lấy chú biện tuần

Tuy rằng hào nhoáng, nợ nần chan chan.

 

Lấy ai thì cũng một chồng

Lấy anh hàng thịt, ăn lòng sớm mai.

 

Lòng ta mun ly th kèn,

Đám sang thì bánh, đám hèn thì xôi.

 

Nhưng dù sao thì ước vọng của người đàn bà dân dã được lấy chồng có học là một hiện tượng khá phổ biến trong quần chúng. Người ta thường tin rằng lí do người đàn bà ước vọng lấy được chồng học thức là có mục đích khi chồng đỗ đạt, được làm quan thì người đàn bà sẽ có một cuộc sống vươn lên khỏi cảnh bùn lầy nước đọng, được sung sướng và hãnh diện với người trong làng. Suy luận này hẳn nhiên là đúng. Tuy nhiên, số người đỗ đạt và làm quan thực sự chẳng bao nhiêu. Cho nên, sự quyến rũ của người chồng có học đối với người đàn bà dân dã còn được thể hiện ở sự hiểu biết, ở tư cách ứng xử thanh lịch chứ không chỉ ở tiềm năng quyền cao, chức trọng của người chồng.

 

Sau đây là những câu ca dao minh chứng người đàn bà dân dã ước mơ lấy được chồng có học thức với mục đích là trong tương lai chồng mình sẽ đỗ đạt và được vua ban quyền cao chức trọng đem lại sự sung sướng và hãnh diện cho bản thân và gia đình.

 

 

Em là con gái Phụng Thiên

Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng

Nửa mai chồng chiếm bảng rồng

Bõ công tắm tưới, vun trồng cho rau.

 

Em thời canh cửi trong nhà

Nuôi anh đi học đăng khoa bảng vàng

Trước là vinh hiển tổ đường

Bỏ công đèn sách, lưu phương đời đời.

 

Em thì canh cửi việc nhà

Chàng thì đi học, đỗ ba khoa liền

Khoa trước thì đỗ giải nguyên

Khoa sau tiến sĩ, đỗ liền ba khoa

Vinh quy, bái tổ về nhà

Để thiếp trông thấy, thiếp hoà mừng thay

Công thiếp lo liệu bấy chày

Chàng đi ngựa thắm, thiếp nay võng đào

Thiếp sắm cho chàng một chiếc nhà cao

Bằng chín mẫu đất, bằng ba quãng đồng

Cột cái thăm thẳm vẽ rồng

Mượn ba vạn thợ, trả công đề huề

Thiếp đánh hòn đá xây hè

Thiếp cho xẻ núi Ba Vì về xây

Trên thềm ngựa chạy bảy ngày

Chung quanh lót ván cột tày gỗ thông

Gỗ mun đóng chiếc thuyền rồng

Cửa ngõ bằng đồng sáng lộn như gương.

 

Khuyên anh chăm chỉ nghề nho

Thức khuya, dậy sớm sao cho kịp người

Người ta được một, em muốn anh được mười

Học cho hơn người: tiến sĩ, trạng nguyên

Anh về cưỡi ngựa vua ban

Nhờ anh, em sẽ ngồi trên võng vàng

Cờ quạt hai hàng

Đẹp mặt mẹ cha.

 

Mảnh chồng quan bằng đàn chồng dân.

 

Lấy chồng cho đáng tấm chồng

Bỏ công trang điểm má hồng răng đen

Chẳng tham ruộng cả, ao liền

Tham về cái bút, cái nghiên anh đồ

Hay ăn đã có lương khô

Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm

Dài lưng đã có võng đào

Tốn vải đã có áo bào vua ban.

 

Khuyên chàng đi học em vâng

Việc trong gia thất, việc đồng mặc em

Bút nghiên, giấy má đã mua rồi

Khuyên chàng đi học, em thời cửi canh

Nữa mai gia thất được thành

Bõ công anh học, bõ lòng em khuyên.

 

Mẹ già đã có thiếp nuôi

Trình anh đi học, chớ rời sách ra.

 

Đi đâu chẳng lấy học trò

Thấy người ta đỗ, thập thò mà nom.

 

Tuy nhiên, không phải lấy được chồng ăn học để được làm quan đem lại kiêu hãnh cho mình và gia đình là mục đích duy nhất của người đàn bà dân dã. Sự hiểu biết và tư cách lịch lãm của người có học thức cũng được thẩm định là xứng đáng với sự hi sinh của người vợ.

 

Dốc một lòng lấy chồng hay chữ

Để ra vào kinh sử mà nghe.

 

Ngọc bất trát bất thành khí,

Nhân bất học, bất tri lý.

 

Hoài lời nói kẻ vô tri,

Một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông.

 

Dặn con, con có nghe cho,

Chọn người quân tử, đói no cũng đành.

 

Chẳng tham vựa lúa anh đầy,

Tham năm ba chcho tày thế gian.

 

Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.

 

Khuyên anh đọc sách ngâm thơ

Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.

 

Đêm nằm nghĩ lại mà coi

Lấy chồng hay chữ như soi gương vàng!

 

Tóm lại, xã hội cổ truyền của Việt Nam, đặc biệt là xã hội suốt thời nhà Nguyễn, trong thực tế, tự phân chia ra thành hai tầng lớp: (1) tầng lớp giàu có, thượng lưu, và quan quyền ở vùng phố thị, và (2) tầng lớp bình dân ở vùng thôn quê. Quan điểm về quan hệ vợ chồng của tầng lớp (1) thường được thể hiện qua những đổi chác mang tính vật chất dựa trên một ý thức hệ hệ đẳng và uy quyền của Tống Nho, cướp đi tính nhân bản và phẩm giá của người đàn bà trong mối liên hệ giữa người với người. Mặt khác, khi ước muốn được lấy một người chồng có học với ý hướng muốn vươn lên vì sự hào nhoáng của danh giá và uy quyền qua vai trò tiềm năng của người chồng tương lai có thể đỗ đạt, làm quan, người đàn bà dân dã ở tầng lớp xã hội (2), vì bản chất và niềm tin cố hữu, đã chuyển tải, trong tiến trình vươn lên đó, một ý thức cách mạng về quan hệ vợ chồng đầy ắp tính nhân bản và công bằng xã hội do quan niệm về tình yêu, nhân nghĩa, thuỷ chung, và sự hoà thuận giữa vợ chồng mang lại.

 

Những giá trị nhân bản này không những đã phần nào có ảnh hưởng trong xã hội cổ truyền qua sự tiến hoá tiệm tiến nhờ những ngòi bút của các nhà văn tiến bộ, chẳng hạn như trong Tự Lực Văn Đoàn, mà khẩn thiết cần có trọng lượng đối với xã hội hiện đại vẫn đang còn mang nặng những nỗi đau của thời đại xưa, do đó, đòi hỏi giới trí thức và phụ huynh trong mọi gia đình phải có trách nhiệm và ý chí cương quyết cải tiến nền văn hoá của dân tộc Việt.

 

(Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ mạn bàn về “Thực trạng về Quan hệ Vợ Chồng ở Vùng Thôn quê.”)

 

 

Tiểu Thạch Nguyễn Văn Thái, Ph.D.

North Wales, Pennsylvania

Ngày 01 Tháng 10 Năm 2023

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.