Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo
Ngựa phi nước kiệu lên đồi.
Ta phi nước kiệu đến hồi yêu em.
Sông kia đá chẳng phải mềm?
Chân trời tím mở… nàng tiên, anh về…
Trích bài thơ cùng tên “Chân Trời Tím Mở…”
Ái Liên lớn lên trong sự nuôi nấng của một người đàn ông tên là Tô Diệp Lang. Chỉ nghe ông ta kể lại:
Không hiểu sao mẹ cô bỏ cô không còn đỏ hổm mà đã lên tới ba tuổi. Ông cũng không hiểu là cô con ruột, con riêng, hay con nuôi hoặc con lượm nhặt được ở đâu nuôi giờ thì chán kiếm nơi bỏ, mà người mẹ kỳ quá muốn đi bỏ như thế. Con bé cố van xin nhưng bà mẹ quyết liệt từ ly… Ông thì giận vợ bạc tình muốn sống chỉ đơn độc. Ngày xưa ông đi buôn lậu trong rừng nuôi vợ, song vợ ông lại nuôi nhân tình, ông bắt gặp để rồi ông tuyệt vọng, và hết sức giận tức đàn bà, ông đã có xu hướng tránh, không thích có vợ trong đời nữa. Để cho cuộc đời ông đừng bắt gặp đã trải qua như thế… Ông thanh thản và an nhiên sống một mình cũng độ vài năm nay…
Lúc đó một hôm ông đi tạt ngang trên con đồi nhỏ rồi kiếm mây rừng, và xuống vùng suối kiếm ít cây tre tốt phù hợp về làm công chuyện. Ông nghe tiếng khóc của một em bé năn nỉ không muốn xa mẹ:
“ Mẹ ơi đừng bỏ con… Mẹ ơi bỏ con tội nghiệp. Con không muốn xa mẹ”
Nhưng người mẹ trả lời:
– Không thể nào khác hơn.
Người mẹ như lạnh lùng vứt bé rồi biến nhanh. Thị ả trùm khăn che kín đầu, cả mặt mày tai tóc, chỉ ló hai con mắt quẳng đứa bé như vứt một miếng khoai môn, hay khoai mì không nỡ thương tiếc. Ông Tô Diệp Lang tình cờ chứng kiến lại động lòng thương xót con bé rồi thoáng nghĩ ra nơi lòng:
“ Tại sao trên đời lại có những cảnh tình mẫu tử tệ bạc như thế. Vợ chồng thay đổi đã đành, con núm ruột lại cũng dễ xa? Hay là bé không phải là núm ruột thị. Ôi chuyện đời biết đâu mà nói hết cội nguồn. Thôi thì cũng một cái duyên ta cứ lượm về, nuôi nấng nó làm con, dạy dỗ và tập luyện cho nó đi ngưạ bắn cung cho giỏi, đó là thú vui ta thích khi ta từng mong có con mà. Và đây điều làm ơn của ta cũng tạo cho nó một năng lực, để nó có mặt trong cuộc sống này nữa chứ? Và biết đâu nghĩ sâu xa hơn, khi về già nó là đứa con trẻ để Tô Diệp Lang nương cậy không chừng, nhờ nó lo cho ông miếng cơm bát nước để đủ hơi v.v… Vợ thì không cần nữa, con ông từng chẳng thiết tha thêm, nhưng làm sao chối bỏ cảnh đau thương này…
Thời gian mãi trôi đi… Người có cái tên Diệp Lang họ Tô đó. Ông vẫn nuôi con bé ông đặt cho cái tên từ khi gặp là Ái Liên và họ Tô của ông, tức là tên họ đầy đủ Tô Ái Liên. Ông cho Ái Liên ăn học đến năm lớp tám là Tô Ái Liên nói không muốn đi học nữa, xin nghỉ để ông khỏi mang gánh nặng nuôi cô cực nhọc, lại ăn học tốn kém nhiều. Cô có cách nghĩ thích đi làm mướn nuôi bản thân và nuôi ông chắc sẽ hay hơn. Bỡi đi học thêm tốn kém tiền bạc cấp dưỡng, kéo dài thời gian nhiều sẽ là tổ của núi gian truân đó chứ? Tô Ái Liên muốn ngoảnh mặt, làm lơ không thích học chi nữa, không lợi lộc đối với mình, và gia cảnh cha. Tô Ái Liên bắt đầu cô muốn xin đi làm. Cô có vẻ thích thú và hăng hái với tư tưởng mới này.
Một ngày Tô Ái Liên xin cha để đi làm việc.
– Cha ơi con muốn tìm việc làm đặng có tiền nhiều, cha con ta sẽ sống sung sướng hơn. Con muốn mua những thứ con ăn ngon hơn, cha cũng sẽ có những thứ ăn ngon hơn, cả cha con ta sẽ mặc đẹp hơn v. v… Cha đồng ý chứ?
– Cha chỉ muốn con đi ngựa giỏi, bắn cung tuyệt xạ là cha vui mừng thôi con gái ạ.
– Thưa cha, cái đó thì khi rảnh ba dạy con. Đâu phải thời gian ba trăm sáu lăm ngày ta phải tập trung hết cho việc bắn cung và đi ngựa cha kính yêu.
– Thì cũng được thôi. Cha có thể chiều theo sở thích con, nhưng con tìm đâu công việc.
– Con sẽ xuống phố dò la hỏi tý thôi. Nhà mình thật ra không xa phố mấy thưa ba… Ái Liên thì lúc kêu cha lúc kêu ba. Hổng hiểu sao cô thích gọi vậy. Tuy nhiên Tô Diệp Lang vẫn vui vừa lòng, không trách trả điều chi.
Ái Liên đi làm một việc tại một nơi người ta mướn. Cô phải đi làm nơi lau quét, dọn dẹp ngăn nắp, gọn gàng cho một gia đình tương đối giàu có dư giả. Thời buổi này họ vẫn có để bản thông báo treo mướn một góc nơi nhà. Tô Ái Liên đi kiếm, lanh mắt cô trông thấy bản thông báo sớm, thì cô cố gặp gỡ xin công việc.
Người chủ nhà là một người đàn bà đầy đặn da thịt, không cao to nhưng không lùn lắm. Thoạt nhìn thấy Tô Ái Liên còn nhỏ mà mặt mày linh lợi vẻ sáng láng, thao tác lại rất mau mắn nên bà nhận liền.
Ái Liên mừng rỡ đi về báo nói với cha. Và vài hôm sau cô tới làm việc ngay.
Oái ăm bà chủ nhà có một tư tưởng cao, thử người giúp việc. Bà bỏ tiền như rơi rớt tại một góc để thử lòng Ái Liên có tham không? Tội nghiệp cô bé Tô Ái Liên dọn dẹp đồ đạc đi đến thấy tiền, bé lại thích dù của ai đánh rơi. Đánh rơi mình có quyền lượm chứ đâu phải là ta cố ăn cắp? Tiền bạc làm việc khó khổ mới có được, đâu phải dễ có như vậy? Tại sao làm lơ vụ này, khi tiền nó tới tặng cho ta trước mắt mà lị? Ai nào dễ hất hất hủi nó chi, hoặc giả làm thinh. Tiền mà, hoặc lượm rồi mình tự tung hô trả lại cũng được v.v…? Nhưng ôi không đời nào ta chịu ngu khi lượm mà trả lại, tiền bạc muốn vô túi mình, mình đẩy cho người khác rõ là dại mất thôi. Hi hi. Tô Ái Liên ngoan ngoãn nghĩ và lấy cất bỏ túi, làm của riêng mình…
Thế rồi, hai ba hôm sau Tô Ái Liên tới làm việc hằng ngày, bà chủ tìm đến hỏi:
– Ái Liên có nhặt được tiền rơi trong nhà này không?
Thì Ái Liên không chối mà nói:
– Dạ có. Con lượm được… Và bé đưa ra cho họ nhìn một tờ giấy bạc năm trăm nghìn.
Tuy nhiên họ vẫn đuổi việc không cho Ái Liên làm nữa. Vì bà chủ suy nghĩ bảo:
– Là có lòng tham. Thì chúng tôi không chấp chứa, sẽ đi tìm một kẻ mới hơn khác.
Bé Ái Liên như uất ức bảo:
– Con chỉ lượm thôi, con không có cố tình ăn cắp mà.
Bà chủ chỉ làm thinh sau nói một câu:
– Được rồi không mướn nữa thế thôi.
Bé cay cú với chính bản thân rồi hồn nhiên về nhà kể lại người cha Tô Diệp Lang nghe, ông không phản ứng la rầy gì cả, mà chỉ bảo Ái Liên:
– Thôi con ạ. Con quý tiền nhưng sa vào cái bẫy họ thử thách, thôi thì mình ở nhà ăn cơm với muối mè cũng xong thôi. Nói đùa thôi ba cho con ăn uống đầy đủ, khi nào hết của cải cha con ta đi hát ăn xin cũng OK. Nhưng ba thấy con ham tiền, nhưng đâu có ham ăn uống phải không nào?
– Dạ con ăn sao cũng được. Con ăn mì khoai, rau quả, như cuộc sống bình dị cha con mình vẫn xong thôi cha. Riêng con sẽ đi tìm một công việc làm khác. Thật ra con không có gian, chỉ thích tiền ai rớt và nhặt lấy thôi.
– Trong xã hội, thực tế vậy là họ kêu gian lận đó con.
– Dạ con không hiểu. Nhưng vì sao thưa cha?
– Trái tim con bé bỏng non nớt, làm sao con hiểu lòng người thường cay độc, phòng ngừa và cố chuẩn đoán dù sai lầm, hoặc không sai lầm… Song như thế nào vẫn cho con bài học nhiều ý nghĩa cuộc sống.
– Dạ. Con hiểu hơn rồi thưa cha.
Một cái job khác. Bé đến trước một ngôi nhà thứ hai, nhà là một căn hộ bán tạp hóa lớn. Bé đọc một bản tin họ ghi: “Chúng tôi tại đây có mướn người phụ giúp việc cân đong, phụ gói hàng giỏi, trung thành với chủ.” Bé nhìn chòng chọc bản tin, rồi tự đi đến khai báo nguyện vọng được làm hầu công.
Thấy Ái Liên lễ phép chân thành họ cũng nhận ngay vào việc. Thế là chủ họ nhờ tới cân đong đường, muối, đậu, gạo thóc, sữa, bột v. v… bằng một cái quả cân tay. Và rất nhiều thứ linh tinh khác, nghệ, gừng, hành, tỏi, ớt, tiêu, đủ thứ vật dụng khác cũng phải dùng đơn vị cân lường hết. Ái Liên làm rất nhanh gọn, óc tổ chức ngăn nắp… Ái Liên đong cân vào bì, túi, bịch, đựng, cô luôn cân đong già nhiều hơn một tý. Ái Liên biết là phí phạm một chút, nhưng cô thích cho họ thêm một “xíu xiu” để họ vui. Bị bà chủ kiểm tra thấy, bà nghĩ “Tại sao con bé không tiết kiệm giựt giữ lại, mà cứ cho thêm là sao…? ” Kiểu này bù ấy là thua non, lậm phát mất, bà chủ không hài lòng cách như vậy. Bà la rầy bảo thiệt hại về mình lỗ đi chết thôi, khó có lời được như ý bà muốn… và bà cũng không mướn nữa. Bà chủ này thì to cao, song ốm và mảnh dẻ hơn bà chủ thứ nhất, giọng nói bà thì ồ ồ và đi nhanh chứ không chậm rãi rải đều đều, cố trung hậu như bà chủ ở nơi dọn dẹp trong gia đình Thịnh Đạt, mà Tô Ái Liên đã làm qua.
Bé Ái Liên trở về nơi cha trong nóc nhà tranh nghèo nàn, ăn những bữa cơm đạm bạc cùng người cha Tô Diệp Lang. Ông vẫn vui vẻ bảo Ái Liên:
– Dân buôn bán cũng có nhiều hạng người, có người rộng rãi, thêm thắt, cho dày hơn, nhưng cũng có người lấy ra riết thắt, bóp, cột. Vậy đó họ không vui thì con đừng đi làm nữa, cha con ta vẫn cứ sống đạm bạc. Sự lanh lợi con đổ vào cỡi ngựa, rèn thêm kỷ năng phi ngựa cho đẹp, cho khách mướn ngựa đi chơi, ta lấy tiền đâu có chết con gái. Cha đi lên rừng kiếm mây đan rổ rá, cưa tre lóng tốt, vót đũa, đan đát nong nia, lượm củi khô bán cũng đổi lấy được gạo cá, mắm muối, cha chỉ mong nuôi con. Và con có tấm lòng, có trái tim tốt, trời sẽ chứng cho là cha vui rồi…
Còn nữa, cái nghề thứ ba Tô Ái Liên làm, là việc phụ giúp cho một gia đình, nhà có người nội già, bà đau nặng. Họ mướn người trẻ túc trực liên tiếp bốn tiếng khi người nhà đi bận công việc chưa về, nhiệm vụ Tô Ái Liên đi làm đổ bô cho người bịnh tiểu tiện. Đôi lúc cần tắm rửa thay quần áo cho họ v. v… kịp thời. Ái Liên đến làm rất chu đáo. Nhưng phần đổ bô thì cô bịt mũi và thích đeo bao tay…
Họ chủ nhà thấy, lại không đồng ý Tô Ái Liên như vậy. Họ nghĩ làm việc kỹ kiểu làm đó, coi như không tôn trọng chủ nhân gia đình họ, khinh khi chê chỉ họ… Nghĩa là nhất thiết họ cần người làm phải tôn trọng họ, và làm việc quên mình…
Ba cái Job- Ba công việc cô đổ sông đổ suối, như chào thua non, cô phải quay về ở với người cha nuôi ăn mì, ăn khoai lang, cơm độn, với kiếp nghèo. Nhưng Tô Ái Liên ngày càng trau dồi võ thuật và kiếm cung. Cô phải biết xông xáo là luyện đi ngựa cho tuyệt đẹp, chạy ngựa rất nhanh thoáng đạt, hiên ngang v. v…
Tuy thế không hiểu sao con bé lớn lên ngày càng xinh đẹp. Và càng giỏi giang môn cỡi ngựa bắn cung. Có nhiều người tới muốn mướn bé đi làm việc nhà nữa, nhưng ông già không cho. Tô Diệp Lang bảo:
– Nghèo khổ mặc kệ. Cha không muốn con đi làm mọi cho họ, rồi bị họ chê khen, trách trả phiền phức nữa…
Không được đủ ăn thoải mái chứ nói chi giàu có, tuy thế hai cha con sống trong mái nhà hạnh phúc. Ông Tô Diệp Lang đã phát triển thêm môn đan giỏ ngựa (Vì kiểu giỏ có hai cái chân quỳ đứng giả làm chân ngựa, để người gồng gánh dễ dàng bỡi phần giỏ được tạo cao… Môn này Tô Ái Liên đã biết chuốt nan rất đẹp giúp cho cha. Các môn đan đát khác Tô Ái Liên cũng giúp cho cha Tô Diệp Lang nhiều mặt. Vót đũa cô có thể vót đẹp nhanh hơn cha rồi. ) Làm hết các môn này, Tô Diệp Lang chỉ chú tâm dạy Tô Ái Liên đi ngựa, huấn luyện cho Ái Liên cầm cương, giật cương, buông cương, thả dây cương đúng lúc… Biết quẹo nhanh, tiến tới nhanh, đi tháo lui vẫn nhanh không chậm, và nhẹ nhàng… Thỉnh thoảng ông có dạy Tô Ái Liên hát; một bài hát Tình Cha mà ông rất chuộng… Ông muốn đem sự giáo huấn cho Tô Ái Liên bằng âm nhạc giải trí, và khéo léo. Và người cha họ Tô đó chỉ dùng một cây đàn nhị. Tức là đàn hai dây để so se kéo khảy… Mỗi khi rảnh, hoặc vui buồn ông gởi vào tâm hồn tiếng tơ ông đó. Khi có Tô Ái Liên ca, khi thì ông chỉ ngồi kéo một mình mà ngóng nghe…
**
Đức Trọng nói môn na là một anh chàng Mỹ lai. Cụ thể diễn tả hơn để nói, là anh với nguồn gốc Mẹ Việt chính khuôn, cha người gốc Mỹ, trong chiến tranh VN anh ra đời vào năm 1975. Khi quân đội Mỹ có lịnh buộc rời bỏ chiến cuộc MNVN, nhưng không hiểu sao người bố anh lại còn ở lại, rồi tặng một di tích cho phái đẹp, tức là tặng cho một phụ nữ một di sản. Là sản phẩm anh đó. Nhưng rồi bà cho anh vô nơi trẻ em mồ côi liền. Điều chắc chắn là anh không biết mặt cha ra sao? Và không hề biết ánh mắt người mẹ như thế nào. Anh chỉ biết anh lớn lên thì người ta nói thằng nhỏ lai anh nghe như vậy thôi. Anh đành sống ở những nơi chỉ có tình thương và lòng nhân đạo của kẻ không sinh ra mình. Và anh lăn lóc sống ở các gia đình khác họ nuôi, khi họ tới xin và nhận lãnh, khi buồn họ trả lại, rất nhiều thảm cảnh…
Rồi anh được qua Mỹ ở diện Mỹ lai. (Tức là dòng máu người cha Mỹ kết hợp với mẹ người Việt tạo ra con người anh đó.) Qua Mỹ Đức Trọng đúng tên họ đầy đủ của anh là Hồ Đức Trọng- Anh làm rất nhiều nghề. Làm phụ bếp nhà hàng, phụ bán nail supply cho chủ, làm thợ nail, làm chợ Việt Nam chợ Mỹ v.v… Làm cho construction nhưng cuối cùng là anh trụ lại ở construction, và chủ yếu nữa là đánh bài, chia bài, chơi bài, kéo bài…
Đức Trọng chưa vợ, anh không chữ nghĩa nhiều nhưng đẹp trai lanh lợi, điển tướng nhiều cô phải lòng song anh chưa chấm được cô nào làm vợ? Không phải anh kén lắm, mà chắc chưa gặp duyên nợ… Anh vẫn vui và sống đời độc thân…
Sở trường anh là ưa đi chơi đây đó, lúc nghỉ làm công trình hoàn tất, khi rảnh đi đánh bài là chủ lực, đánh bài là môn thiên hạ lo ngại chê trách. Họ thường bảo “cờ bạc là bác thằng bần.” Song anh đánh thua thì ít, mà vận may anh ăn đậm, ăn lớn là phần nhiều. Không biết là anh thông minh, hay xử lý con bài tài tình, hoặc trời cho… Không biết Đức Trọng ở trong trường hợp nào. Thế nên anh có nhà cửa đẹp lớn hẳn hoi. Một căn nhà anh ở rộng rãi, và một căn cho thuê lớn đẹp hơn nữa. Môn thứ hai Đức Trọng ưa chuộng là đi cỡi ngưạ. Chính lẽ đó anh chỉ thích coi phim, toàn là những phim có người cỡi ngựa giỏi. Sống ở Mỹ đi làm, nghiện cờ bạc lấy hên, rồi có ngày anh muốn đi chơi xa… Giống như những ngày holiday hay vacation dài hạn của tuổi trẻ.
Lần đó anh về Việt Nam anh lên Đà Lạt. Tìm đến vùng cao nguyên xứ lạnh này để thuê ngưạ và cỡi ngựa cho thoả chí, một kiếp tang bồng, một chuyến trở về quê hương. Xe hơi, tàu thủy, máy bay là những người bạn anh thôi, dây cương và con ngựa đẹp mới là tri kỷ của anh, hay nói lả lướt hơn những đường bay của chú ngựa tuyệt vời, thì anh thật sự như quý như cô nhân tình anh đang mong mỏi gặp…
Rồi ước mơ vẽ ra trong trái tim anh… Rồi một ngày anh bắt gặp cô gái nhỏ cao ráo xinh đẹp và có một con ngựa nâu dắt đi cho thuê. Cô làm nghề cho thuê ngựa để chụp hình, có thể ai muốn cỡi nó dù đi một đoạn rất gần chăng nữa, thì giá thuê cao hơn gấp năm lần.
Hồ Đức Trọng anh tìm đến bên cô. Anh bảo:
– Tôi muốn cô cho tôi thuê con ngựa.
Tự nhiên cô nhìn anh và trả lời:
– Tôi chỉ cho thuê chụp hình thôi, không cho thuê ngựa để đi.
– Nhưng tôi muốn thuê để đi, bao nhiêu tiền tôi trả.
– Con ngựa không có tôi, nó không cho ai được đi với nó cả, trong vòng đi xa.
– Thì tôi mong cô đi chung, tôi nhất định trả thêm tiền nữa mà.
Nàng Tô Ái Liên mỉm cười liếc anh và làm thinh.
– Được chứ cô bé ơi.
– Đừng kêu tôi cô bé. Tôi lớn rồi.
– Cô bao nhiêu tuổi mà kêu lớn. Và cô muốn tôi kêu bằng gì đây?
– Tôi mười sáu tuổi và tên tôi là Tô Ái Liên. Cứ gọi tôi là Tô Ái Liên hoặc Ái Liên cũng đủ OK vậy.
– Mười sáu tuổi là còn nhỏ nhít lắm cô bé. Ồ còn tên Tô Ái Liên. Chao ơi tên cô đẹp quá nhỉ?
– Còn anh tên gì mà khen tên tôi đẹp. Tôi có quyền hỏi được chứ.
– Tôi đó hã? Tôi Hồ Đức Trọng.
– Wow tên anh mới thật lý tưởng.
– Tên mà lý tưởng gì cô?
– Tên anh đẹp lắm. Tôi thích tên anh.
– Cám ơn cô thích name tôi.
– Ồ thôi được rồi, tôi sẽ chạy về báo với cha tôi ông thuê kiểu này, và tôi sẽ quay lại.
– Không sao đâu. Tôi mà có làm gì cô, con ngưạ sẽ chà tôi như người ta chà cơm cháy đó thôi.
Tô Ái Liên nghĩ ngợi cười câu anh nói, và sau đó cô bé chịu ở lại cùng anh, cho anh đi cùng… Cô nhìn anh và bảo rằng:
– Tôi lúc nào cũng nhận tiền trước để thi hành công vụ xin anh vui lòng.
– Dễ mà. Nhưng coi ra cô bộ khôn quá hã?
Tô Ái Liên chỉ mỉm cười lần nữa, và gật đầu không nói thêm.
Đức Trọng đưa tiền, làm Ái Liên vui lắm và như cho ngựa bắt đầu nhận việc cùng nàng.
Ái Liên leo lên lưng ngựa nắm dây cương rồi ra dấu chàng phi lên ngồi phía sau nàng.
Ôi một con ngựa đẹp, một cô gái đẹp, một chàng trai đẹp. Họ là một bức tranh sinh động tuyệt vời của cuộc rong chơi bằng ngựa, giống như một cuộc đua ngựa, mà không có con ngựa đối phương thứ hai, chỉ có gió nhẹ buông chiều chuộng, hay thách thức dưới mây trời lãng bãng… Nàng bắt đầu giở nhẹ dây cương và chộ tay vào nếp lưng, gần vai nó, đụng cùng bườm con ngựa theo thói quen cho ngựa biết. Nó hiểu ý bắt đầu chiều lịnh Tô Ái Liên, và nhấc chân so bóng… Chàng ngồi phía sau ôm hờ Tô Ái Liên. Hương tóc nàng tỏa ra, hơi thở nàng hòa quyện, trái tim nàng chợt ấm dồn. Quanh cảnh có gió hát, cây reo, nước gọi thiết tha mời gọi. Phong cảnh thật là hữu tình vì như xúc động… Tuy nhiên Đức Trọng cứ im lìm cho nàng điều khiển con ngựa chạy một cách hợp lý. Mỗi lúc chú ngựa đi thêm đẹp nhẹ nhàng, lướt như mây gió… Suốt gần hai mươi phút nàng đã đi qua nhiều núi đồi ngõ ngách, làng mạc… Đó là những hướng đi thưởng ngoạn của người cỡi ngựa, nàng nghĩ cho con ngựa mình hôm nay, chắc nó trải nghiệm thêm, cùng nàng và anh chàng xa lạ…
Một đoạn sau chàng quá yêu thích, nhưng lại bảo:
– Dừng lại đi cô bé.
– Chi vậy? Hỏi thế nhưng Tô Ái Liên đã thắng cương, cho ngựa dừng lại.
Chàng mau mắn bảo miệng tươi như hoa mới mọc:
– Cô cho dừng đứng lại tý, tôi muốn cầm dây cương một chút xem sao. Chủ yếu là tôi muốn tôi cỡi ngựa chứ không phải cô cỡi đâu.
– Anh sẽ phụ tôi một khoảng tiền lớn nữa đi nha.
– Tại sao như vậy?
– Một cuộc đổi ngựa phải có tiền thưởng thêm chứ?
– Được thôi.
Đức Trọng đưa tiền thêm. Ái Liên cầm lấy và đút nhanh vào túi quần mình rồi. Xong những đổi chỗ cho khách là chàng. Như vậy bây giờ chàng ngồi trước và Ái Liên ngồi sau. Lúc đầu Tô Ái Liên ngồi sau có vẻ bối rối hồi hộp, nhưng một chốc lát nàng có vẻ tự nhiên hơn. Chàng thật đi ngựa giỏi siêu luôn, đẹp lắm. Nàng cũng đâm ra có cảm giác thích và thú vị. Hai người đi mỗi lúc một xa, qua nhiều thung lũng núi đồi, như mây gần chạm núi chập chùng, một khoảng hoang vu vắng vẻ, nhưng có thác nước cách chừng mười mấy mét, chàng chừng nhìn chung quanh rồi bảo nàng:
– Tôi muốn dừng lại đây, chúng ta nói chuyện một chút nhỉ?
– Thôi chúng ta đi về thôi, nếu như anh muốn hết đi rồi. Anh biết tôi đã cho anh dùng ngựa quá nhiều và đi hơi xa. Từ trước tới nay không ai tôi cho phép đi dài như thế. Và không bao giờ tôi ngồi chung với họ cả, cùng lắm là hai phút, để chỉ họ cách giáo huấn con ngựa một tý rồi họ tự lo lấy.
– Vậy tôi là một người đặt biệt.
– Đúng đã vượt hơi quá một nội quy của tôi. Cô nói có vẻ nghiêm.
– Cám ơn cô bé, nhưng cô ngồi lại với tôi ở đây nghe gió rừng tý đi, có chết tôi sẽ đền cho.
Tô Ái Liên lại cười tươi vui bảo:
– Đừng gọi tôi cô bé, và anh nói chuyện không thật nha. Nếu tôi chết làm sao mà tôi ở đâu biết bắt đền gì anh chứ? Câu nói anh đã không có trách nhiệm thật rồi. Hìm…
– Nói đùa thôi nhưng cô vì tôi một chút. Tôi sẽ trả công cho sự hy sinh của cô mà.
– Anh biết dùng thế lực đồng tiền siết, gài kín tôi nha. Nhưng điều đó cứ coi như trong lòng tôi đồng ý đi.
Tuy nói thế nhưng cả hai xuống ngựa. Đức Trọng rời ngựa xuống trước, nàng buông người lẽo đẽo thong xuống, xuống sau. Cả hai người đã tự chủ kiếm chỗ ngồi gần nhau, cách khoảng nhau không quá nửa thước. Hai người ngồi song song chứ không phải đối diện.
Đức Trọng quay mắt nhìn Tô Ái Liên cất lời hỏi một cách ngỗ nghĩnh:
– Cô có người yêu chưa, người cô thật xinh đẹp, và tài ba đi ngựa. Xin cho tôi biết chia sẻ một chút riêng tư để vui đi. Cô bé không chê tôi tò mò nhiều chuyện chứ?
– Đó ngộ ghê cứ kêu tôi bé hoài. Một là cô không có chữ bé. Hai là kêu tên tôi Tô Ái Liên thôi. Bộ anh không thích tên Tô Ái Liên tôi hã sao?
– Thích số một chứ. Mà tôi muốn kêu cô nhiều kiểu thôi.
– Anh quả là nhiều chuyện nha.
– Tô Ái Liên trả hãy lời câu hỏi anh đi. Tôi nhắc lại đó.
– Ồ anh hỏi thì không sao cả. Mà tôi nghèo ai dám yêu tôi chứ? Và tôi không muốn yêu ai sớm. Tôi chỉ lo cuộc sống sinh nhai cho cha tôi, và tôi đã chưa đủ.
– Cô thật chí hiếu nhưng tôi không tin điều cô nói là thật đâu?
– Anh không tin về phương diện nào?
– Tất cả những lời cô vừa nói.
– Không tin thì thôi song đó là sự thật.
– Ô sao tôi nghe cô hoàn toàn nhắc đến người cha, mà tôi không nghe cô nhắc đến người mẹ vậy.
– Tôi không có mẹ và chỉ sống với ba nuôi. Và ông yêu thương tôi còn hơn như con ruột. Nên tôi quý nguyện sẽ đáp đền làm tròn bổn phận, nơi tình người trong con tim mình…
– Wow cô nói chuyện cũng hay quá nhỉ. Bây giờ tôi muốn về thăm gia đình cô, ba cô cho biết được hôn?
– Không được đâu ba tôi sẽ la tôi.
– Nhưng thật sự tôi muốn thăm gia đình cô đó mà. Có sao đâu la. Tôi vẫn đàng hoàng như cô thấy đấy.
– Tôi biết nhưng không được, để khi khác nhé… Tôi sẽ báo cho ba tôi rồi anh có thể đến thăm dễ dàng hơn, có lý hơn. Nếu không ba tôi sẽ đuổi tôi ra khỏi nhà nữa, tội cho tôi chứ? Anh nên hiểu cho.
– Cô nói chuyện cũng duyên dáng hết sức. Ô vậy thì cũng được.
– Tôi có thể chạy gần nhà, chung quanh mé triền nhà, cho anh thấy. Nhưng không tiện vô thôi. Khi khác sẽ tiện hơn nha?
– OK tôi mong đợi…
**
Hôm ấy, một hôm hai người lại tiếp tục cỡi ngựa phi rong chơi một lần nữa. Chàng vẫn thích cỡi ngựa, và nàng Tô Ái Liên hiểu ý ngồi phía sau lưng. Nàng cứ thả lỏng tay, mà chàng thì cứ muốn ôm tay nàng quấn hờ vô thân mình chạy cho chắc, và đẹp như một cặp tình nhân đi ngựa đẹp dưới mùa thu sương mù lãng đãng… Đó là chàng cảm tưởng, nhưng với Tô Ái Liên nàng thì cứ vô tư cho một vị khách quý, với số tiền thật nàng kiếm ra hôm nay quả nhiều thôi. Nàng vẫn trinh trắng và chàng có làm gì được nàng chứ? Nàng bé Tô Ái Liên này có võ mà? Với lại một người điển trai như chàng, hẳn chàng cũng trọng danh dự, không đời nào chàng để đi quá mức, để thiếu sót nàng phải chê trách… Hai người lại phải chia tay sau một sáng đi cỡi ngựa nữa, dù có vẻ họ mến nhau nhiều.
**
Tô Ái Liên đã về thưa với ba về câu chuyện chàng trai này. Ông Tô Diệp Lang lại bảo:
– Con ơi nhà mình nghèo, cha con mình thủ phận. Với lại ba thì gặp người phụ nữ điêu ngoa, nhưng con trai thời nay gian dối lắm. Con nên cẩn thận phòng thân.
– Dạ con biết.
Hai cha con ăn cơm với một bữa ăn đạm bạc, và Ông Tô Diệp Lang đã khuyên nhủ Tô Ái Liên như thế.
**
Những ngày ở Đà Lạt Hồ Đức Trọng say mê đi bộ và đi ngựa với cô gái tên là Tô Ái Liên này thôi. Và cũng một hôm Đức Trọng cùng nàng đi bộ dạo chơi nơi một vườn hoa đẹp, có được nơi thác nước xa xa từ phía Nam hướng tới là thác. Thác này gọi là thác Datanla, có bàn tay con người đụng vào nhân tạo thêm. Đi chơi với chàng, lại được tiền chàng cho trả công hậu, lại Đức Trọng tỏ ra lịch sự không mấy sỗ sàng nên Ái Liên khá thích. Đà Lạt thành phố của muôn ngàn hoa lạ, và nhiều thác đẹp nhất này, chỉ cảm hứng và đi chơi thưởng thức từng ngày một, chứ chắc cả tháng cũng chưa đi hết những điểm mà mình quá thích, quá ham nổi…
Chàng ngắm cảnh vật, thấm đẫm một tư tưởng. Đức Trọng vui vẻ chớp mắt bảo nàng:
– Anh muốn nói với em một điều mới mẻ.
– Chuyện gì anh.
– Anh muốn cưới em Tô Ái Liên. Anh yêu em rồi em chịu không?
– Anh đừng có xạo nha, em có gì xứng đáng với anh đâu. Con không cha không mẹ bị ai bỏ rơi. Sống với người cha nuôi nghèo khó. Em học hành không đến nơi chốn, kém chữ nghĩa nữa.
– Anh cũng mồ côi không cha không mẹ như em mà. Em có người cha nuôi từ tâm bé một người đó là hơn anh rồi. Còn giàu nghèo anh không cần, em chữ nghĩa nhiều anh cũng chưa chắc cần. Anh cần em xinh đẹp và yêu anh thôi. Mọi chuyện ta yêu nhau thì san bằng tất cả.
Thấy Tô Ái Liên làm thinh nhìn mình. Đức Trọng nhìn nàng cảm giác đời nàng mồ côi, nhưng lại bừng lên một nét yêu đời sáng láng, thông minh tươi tắn lạ thường. Chàng bảo:
– Em ít học thôi, em mà học chắc sẽ làm nghị sĩ hay tổng thống mất còn đâu anh gặp.
Bây giờ nàng lại mỉm cười thật tươi hơn nữa. Tô Ái Liên chỉ hiểu một phần mười ý nghĩa chàng nói, nhưng nàng lại thích.
Chàng lại nói thêm:
– Anh yêu em thiệt. Anh muốn lấy cưới em làm vợ đó.
Ái Liên lại chợt buồn:
– Nhưng còn ba, em thương ba em, Tô Ái Liên này không muốn đi đâu xa ba.
– Em bằng lòng yêu anh, anh sẽ tính cách. Anh cưới em rồi anh bảo lãnh được ba em mà?
– Không ba em không chịu đi đâu anh à. Sống chết gì em nghĩ ba vẫn muốn ở đây một đời lặng lẽ.
– Ba có thể thay đổi tính cách thái độ mà em. Vả lại em yêu anh bằng lòng, anh sẽ tính nhiều cách tiếp theo, có thể gởi tiền về nuôi ba, mong ba ra phố ở, hoặc mình có tiền rồi về lại xứ sở quê hương, ôi nhiều cách lắm. Nhưng quan trọng nhất là em có cảm giác yêu anh, thích anh không đã chứ.
– Dạ có chút chút.
– Không được nhiều sao?
– Con gái làm sao lẳng lơ nhanh, khi con trai mới nói tiếng yêu mình hã anh?
– Ai dạy cho em câu đó, và anh yêu em thật mà.
– Không ai dạy cả, trái tim em dạy em thôi.
– Ái Liên ơi. Anh muốn gọi tên em mãi trong lòng.
– Dạ cám ơn anh.
Chàng đã nói và kéo tay nàng hôn lên tóc Tô Ái Liên. Rồi hôn lên trán nàng, sóng mũi nàng nữa. Ái Liên cũng cảm mến và đón nhận. Hơi thở nàng gấp gãy, cả thân hình muốn run lên vì xúc động… Hai người đã tìm một nơi ngồi xuống nghỉ chân.
Bỗng dưng Tô Ái Liên hỏi:
– Nhưng mà anh không có người yêu, không có vợ bên đó nha.
– Có vợ, có người yêu rồi làm gì anh yêu em nhiều đến thế này chứ.
– Đàn ông con trai mà ai biết được.
– Hiểu như thế thì hư lắm nha.
Nàng cười hồn nhiên rồi lại hỏi thêm:
– Mà anh bên đó làm gì nhỉ?
– Anh làm nhiều nghề lắm, xứ Mỹ dân lao động cũng đủ sống thoải mái mà em. Anh làm gì cũng được, không giết người cướp của, anh đủ nuôi em no ấm một đời là được rồi. Nhất định anh không để em phải khổ sở vất vả, hay thiếu thốn đâu.
– Em tin anh và mong như vậy.
**
Một ngày khác nàng được chàng thuê con ngựa rong chơi tiếp. Hai người mặn mà tình cảm hơn nhiều. Tuy nhiên tình yêu họ thơ mộng và không quá đi sâu vào thể xác. Cuối cùng ba Tô Ái Liên đã đồng ý cho chàng viếng thăm, được về nhà ông Tô Diệp Lang chàng mừng như mở cờ trong bụng. Ngôi nhà ông nhỏ nhưng ngăn nắp, và phía sau là một chuồng thỏ bỏ trống lâu rồi, là gần chỗ cơ ngơi của chú ngựa nâu, mà hằng ngày Tô Ái Liên cỡi ra vùng sân bãi cho thuê những ai muốn đi ngựa.
Có nói trước nên Tô Diệp Lang tự làm bếp để đãi một bữa ăn cho Đức Trọng, có con gái ông Tô Ái Liên phụ giúp ông, Đức Trọng cũng sát cánh bên Tô Ái Liên tham gia cùng nàng. Yêu nhau thì đi chơi chung, làm việc chung có nhiều thú vị cả.
Rồi đến lượt dọn ra ăn. Cả ba người đều phấn khởi. Nhưng trước mâm cơm ông Tô Diệp Lang nghiêm nghị bảo:
– Tô Ái Liên là con gái nuôi tôi, song tôi yêu quý nó hơn cả con ruột. Bỡi vì cuộc đời nó không may bị cha mẹ nào đành bỏ rơi. Tôi nuôi nấng thương nó, những mong nó khôn lớn thành người và khi nó lập gia đình tôi sẽ nhờ vợ chồng nó, để tôi nương nhờ tuổi về già khó khăn.
Ông im lặng cả hai Tô Ái Liên và Đức Trọng thả đũa ngồi nghe.
Tô Diệp Lang nói tiếp:
– Nhưng bây giờ nó đã nói với tôi, cậu yêu nó và muốn cưới nó. Tôi không ngăn cản con gái tôi phải đi xa. Vậy tôi chỉ cầu phúc cậu thương nó trọn đời, không hất hủi bỏ bê nó. Vì nó ít chữ nghĩa và con nhà nghèo.
– Dạ con xin biết trách nhiệm và tình yêu thưa ba. Đức Trọng nhìn Tô Diệp Lang và đưa mắt sang Tô Ái Liên trả lời như thế.
Ông cha nhìn Tô Ái Liên rồi nói thêm:
– Còn con gái hãy nghe cha nói đây.
– Dạ. Tô Ái Liên đưa mắt nhìn cha đáp, cô mím môi lắng nghe hơn.
Ông nhìn chằm Tô Ái Liên và bảo:
– Con thương yêu một kẻ đã một lòng yêu con, và con đồng ý đáp trả. Thì cha những mong con trọng nghĩa vợ chồng ăn ở cho có đức hạnh. Xứng đáng với tấm lòng ba nuôi con từ tâm bé, ba ước nguyện. Còn ba thì ba chỉ mong ở tại nơi này khi tháng rộng năm dài hai con nhớ ba thì về thăm. Còn chuyện qua bên đó thì ba chưa tính. Ba chỉ nói bấy nhiêu bây giờ chúng ta ăn đi một bữa cơm hôm nay ba làm, và hai con đã phụ giúp. Xin nhớ những bữa cơm quê hương nghèo, nhưng hai con không được quên tấm lòng ba.
– Dạ con cám ơn ba
– Dạ con xin đội ơn ba.
Sau đó thì họ ăn một bữa cơm đạm bạc có rau lang luộc, cá chẽm kho, canh ốc lá me…
**
Được ba Tô Diệp Lang đồng ý. Họ đã cám cưới thương yêu.
Họ đám cưới nhà thờ và đơn giản cha xứ tác hợp lương duyên họ thôi.
Và cuối cùng Đức Trọng rước được Tô Ái Liên qua Mỹ như một giấc mơ hoa đẹp.
Quả là cuộc sống xứ cờ hoa bên Mỹ chàng khá đầy đủ giàu có. Chàng có một tòa nhà cho thuê, và một căn nhà lớn chàng ở rộng rãi giữa một thành phố lớn. Tô Ái Liên cùng với chàng ở căn nhà không cho thuê nơi đó. Căn nhà ở bên ngoài được tô một màu hồng phấn trông rất lịch, có hồ bơi dễ thương phía hông, phía sau lại có một vườn hoa gồm các loại hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, cẩm chướng. Phần nhiều chàng mướn người chăm sóc thỉnh thoảng, và bên trong chàng bày biện gọn gàng ngăn nắp, vật dụng đầy đủ tiện nghi tân tiến nhất. Chàng vẫn đi làm construction là chủ yếu, đi xa đôi lúc phải xuyên bang, và đi cờ bạc các sòng bài khi rảnh rổi, chàng mua đứt một chỗ cho Tô Ái Liên ngồi nơi sòng bài là niềm vui duy nhất của chàng họ Hồ này. Tuy nhiên, cần nói thêm Đức Trọng chàng rất yêu vợ và ghen đi đôi, sợ mất vợ thôi khỏi phải nói…
Nói đúng ra vì yêu thương vợ quá, anh hay sợ bị mất vợ bỡi Tô Ái Liên ngày càng xinh đẹp tuyệt trần, mà ít học, ít hiểu chàng lo sợ ai đánh cắp tình yêu ấy trong tim nàng thay chàng. Con người mà làm sao hiểu được hết nghĩa trong trái tim đa cảm ai đó. Đức Trọng chỉ những muốn đi với chàng thì ăn mặc thỏa thuê, nhưng không có chàng thì chàng bảo:
– Em cứ ăn mặc bình thường bên anh càng xinh đẹp anh càng thích, càng mừng. Nhưng anh muốn em đội tóc giả, đội khăn làm người già gia giả đi, khi không có anh bên cạnh, để không ai chú ý vợ anh được không? Ý anh chỉ muốn vậy.
– Được chứ. Anh muốn sao em vẫn làm được cả.
– Hoan hô em, nhưng em có vui không nhỉ?
– Anh vui là em vui thôi.
– Cám ơn vợ ngoan của anh.
Chàng lại ôm nàng thưởng cho những nụ hôn thật là đỉnh và ngây ngất. Cuộc sống như vậy đó, lâu lâu chàng vẫn đưa nàng đi xem con ngựa chàng gởi một người nuôi hộ ở một vùng ngoại ô xa xa. Chàng đến đó, để đem con ngựa ra cỡi đi qua các vùng cùng nàng Tô Ái Liên, dĩ nhiên là đi ra xa lạ nơi đường phố, của thành phố… Ngày xưa chàng đi một mình, giờ có vợ đẹp bên cạnh ôm sau lưng thì còn gì tình tứ bằng, hạnh phúc nào bằng cơ chứ… Con ngựa chàng tên cho nó là River. River rất khôn ngoan và quý chàng mặc dù chàng không trực tiếp hằng ngày bên nó, săn sóc chú tâm đến nó. Nhưng nó vẫn biết chàng là chủ nhân thứ nhất của nó, người nuôi kia là chủ nhân thứ hai, vắng chàng lâu ngày gặp lại ánh mắt River mừng rỡ khôn nguôi, nó khôn như người khôn trước tuổi. Và nó biết Tô Ái Liên là vợ chàng cũng là duyên kiếp quý dòng giống nó lắm, thoạt đầu linh tính nó đã biết gục đầu kính cẩn và ve vẩy cái đuôi tiếp đón nàng rồi, những lần kế tiếp nó cũng vui mừng không kém. Nó rất dễ chịu thích mừng khi nàng rờ vào mặt mũi, tai tóc, hông eo, bườm tai, vai vóc, ức cổ nó… Nó được nàng yêu thương và hôn lên đầu khi nàng cho carot nó ăn, và nó cũng đã làm nàng nhớ con ngựa Hồng Liên nàng lắm, nhưng làm sao cho vẹn toàn được, nàng đã theo chồng bỏ lại nơi ấy, nàng nhớ ngày ra đi nó giương bườm rũ xuống buồn bã, nhưng sau lại ánh lên ánh mắt vui thông cảm cho nàng lắm…
Tô Ái Liên rất thích mỗi khi lên thăm ngựa lắm. Nàng thích những đồ ăn chính nàng và chàng trực tiếp mua đem lên cho người nuôi dưỡng nó, và chính bàn tay chàng và nàng đút vào miệng cho nó ăn. River cả chàng và nàng đều lấy chung một nguồn happy lớn như vậy.
(Người nuôi ngựa nàng, bà nuôi tới bốn con ngựa của bốn chủ người khác nữa.) Nàng rất thích những cuộc đi thăm River có chàng và nàng, một nguồn vui như bất tận…
Nhưng bỗng một hôm nàng nói với Đức Trọng.
– Anh ơi em phải lo lấy học một nghề nha. Em không thể sống như hoa chùm gởi và đi chơi với anh hoài, anh đồng ý với em chứ. Cỡi ngựa vốn là sở trường của em, song ở đây rồi em không thể coi nó là nghề chính nữa. Ở Việt Nam cỡi ngựa cho thuê ngựa là điều em đi kiếm tiền, còn môi trường này khác rồi. Vui chơi giới hạn anh nhé. Tiền của như núi vẫn có thể hết và hao mòn mà anh Trọng?
– Anh nuôi em nổi mà. Anh còn tiền lo cho em cả đời vội chi em.
– Thôi làm sao biết được trời cho trời đãi, đôi lúc trời lấy. Với hơn nữa em muốn có một nghề làm tóc em thích.
– Nhưng em phải có bằng mới làm nghề được. Không thì bị người ta ăn hiếp lắm.
– Không sao cứ để cho họ ăn hiếp, họ khi ngán thì thôi chứ.
– Em nói chuyện vui và cũng hay nha Tô Ái Liên.
Nàng cười tươi.
Rồi nàng đi học làm tóc, nàng vẫn giữ danh dự với chồng vì mình đã hứa. Tô Ái Liên mặc quần áo thùng thềnh, không mấy trau chuốt, còn đội tóc giả nữa “Wig” đó. Tuy ai biết nhìn kỹ thì thấy ba vòng của nàng rất đặc biệt, vòng ngực của nàng vẫn nảy nở to cao, vòng eo thì che lấp nhiều, và vòng mông thật lý tưởng ở cô gái tuổi xuân thì mới cựa. Chỉ có đầu tóc là kiểu hơi xấu xí, lại một chút già già đi khác thôi. Nàng đi học tóc cứ như vậy nên một hôm mấy đứa tre trẻ hơn nàng một chút, hoặc bằng tuổi chọc ghẹo Tô Ái Liên:
– Trời ơi giống bà già sáu mươi quá ta ơi.
– Thì có sao, rồi mình cũng già tới đó thôi. Tô Ái Liên biết là ghẹo mình nên nàng không tiếc lời phản ứng.
– Ha ha ha. Chị Tô này nói hay há, không chê trách được tụi bay ơi. Mỹ Lan chọc.
Rồi cả đám cười rân rân. Một cô gái khác bảo:
– Chắc cố giữ thủ bản thân sợ chồng ghen. Quả là ông chồng độc đáo hết cách nói. Tô Ái Lan còn đáo độc hơn nữa mới chịu nghe lời chồng, số một đó chứ hớ tụi bay. Phụ nữ ngày nay ai mà chịu nghe lời chồng nhiều thế nhỉ? Phải không nào chị em ơi. Mỹ Dạ chọc tiếp. Cả đám có dịp cười rần rần lần thứ hai nữa. Họ cười vui còn hơn coi phim hài của Vân Sơn, hay của Thúy Nga Paris by Night.
Sau đó nàng đi học làm tóc biết hơn ba tháng. Đức Trọng lại cản ngăn nàng lại nghỉ, nhưng Tô Ái Liên lanh lẹ đã học được một khoảng của nghề của làm tóc.
Thời gian một năm đầu đưa Tô Ái Liên qua Mỹ chàng vẫn thắng bài nhiều. Sau hai năm nàng qua Mỹ chàng lại chơi bài thua nhiều và xuống dốc. Chàng lại buồn bã quyết gỡ, càng gỡ càng lún sâu, Đức Trọng càng thua đậm. Tuy nhiên lúc sau nàng không đi theo chàng nhiều khi chơi bài, và chàng cũng giấu nàng về sự thật thua thiệt đó.
Cuối cùng một trận chàng nói với đối phương. Anh ta tên Mỹ là Jacky Cheng, nhưng là người gốc China… Người này đang làm mưa làm gió ở sòng bài. Và thế giới bài bạc của anh ta đang thắng, phất cờ ăn mạnh.
Đức Trọng nói với Jacky. Anh đã bảo:
– Tao thua là tao thế con vợ nha.
– Quá tuyệt đi chứ. Rất thích câu nói đó, nhưng trọng lời hứa nhé Đức Trọng.
Quả nhiên những trận bài đó nợ chồng chất, chàng đã thua thế chấp cái tòa nhà cho thuê kia xong, số phận con vợ cũng bị tấn công dù chàng có hứa chỉ là tức gan, thua bài hứa cho ngon miệng mà thôi. Nhưng sự thật đã đi đến sự thật. Rồi đến thảm cảnh đau lòng, cuối cùng chàng buồn bã không cho vợ biết. Đức Trọng suy nghĩ đã cố tự sát, nhân một hôm nàng đi ra chợ VN. Đến khi về nhà nàng nhìn thấy chàng đâm dao ngắn vào tim chết ngắt rồi độ mấy giờ. Nàng hốt hoảng, nhưng Đức Trọng đã chuẩn bị cho nàng một lá thư đầy đủ…
“ Anh muốn chết đi, nhưng anh có những lỗi lầm. Thật anh không thể ngờ. Yêu anh em vẫn cứ sống…
Vĩnh biệt em. Anh vẫn yêu em mãi mãi… Em có thể bị làm vợ cho kẻ khác rồi. Đành chỉ hẹn em kiếp sau tiếp.
Tô Ái Liên nhận được lá thơ nàng thấy khổ đau thêm, nhưng có một gì đó báo tin như bí mật để nàng phải mãnh mẽ trước cuộc đời…
Thế là tưởng Jacky Cheng, chàng sẽ được nàng Tô Ái Liên, song nàng đã không chịu, đòi phải ra tòa nhờ luật sư và thắng kiện vì chồng đã chết. Tức là nàng được tự do thay cho cái sống của chàng… Và Tô Ái Liên hiên ngang công bố với người thừa kế chung sống với nàng là:
– Người mà nàng lấy không yêu, thì tỉ dụ nàng chỉ là một vật thể chứ không có tâm linh chi cả… Thì đâu hạnh phúc được chi mà đòi lấy nàng chứ? Phải không thưa quan tòa? Và tôi sẽ hứa trả nốt luôn căn nhà tôi đang sống khi chồng tôi còn thiếu nợ…
Thế là anh chàng Jacky gốc China đó chịu tha thứ, buông thả cho nàng về với ý nghĩ nàng. Nghĩa là trả tự do cho một cô gái muốn yêu và không yêu. Đương nhiên sau, lòng tự trọng Tô Ái Liên nàng bán căn nhà lớn đó để trả lại phần Đức Trọng còn thiếu khất. Tô Ái Liên đã giao tiền cho họ nơi con nợ của chồng mình.
Tô Ái Liên nàng phải tới thuê một căn ở một Apartment cũ kỹ, nhỏ thấp bé tiền để sống. Nàng Tô Ái Liên phải đi làm kiếm sống. Nàng có biết chút ít về tóc, tuy nhiên chưa đủ để chủ tiệm họ mướn Tô Ái Liên làm trong các tiệm tóc, cùng lắm là chỉ gội đầu cho khách và quét dọn tóc tai, giặt giũ khi khăn dùng, áo choàng khi sử dụng mà thôi. Ái ngại trước cuộc sống, và phải tự lo trước cuộc sống Tô Ái Liên đã tính nhiều kế ước. Nhưng cuối cùng nàng như tỉnh mộng chọn một việc làm khá dễ thương. Là vì ngày trước chồng Hồ Đức Trọng có dẫn nàng vào thể dục thể thao ở Mỹ tại nơi này LA/ FN, tuy không vô ra nơi đây nhiều lắm, tuy nhiên nơi đó làm nàng ám ảnh và ấn tượng. Giờ thì nàng apply đơn thử xin vào nơi đó dọn dẹp, lau quét, clean up. Họ đã vui chấp nhận nàng…
Người ta thấy Tô Ái Liên cô gái Việt linh lợi trẻ trung, xinh đẹp tuyệt vời, nhưng xin một việc làm quá bèo và thấp cuối hạng ở Mỹ, thì họ vẫn nghĩ hoàn cảnh nào sao đây. Chắc kém EngLish hay sa cơ thất thế đến đòi kêu mạng không chừng?
Đi xin việc thì Tô Ái Liên đến với một cô gái xinh đẹp trẻ trung, nhưng nhận được job nàng lại thay đổi hoàn toàn cách phục sắc ăn mặc, tóc tai, dày dép, mũ đội, áo quần, xách bag đeo mang v. v …
Thật ra mà nói Tô Ái Liên đi làm nơi này vẫn nhớ chồng lắm, ngày xưa nàng cùng chàng Đức Trọng song hành đến đây tập luyện các môn khi rổi. Còn bây giờ nàng đến đây chỉ đi làm công. Nàng vẫn đội tóc giả để khỏi ai chọc ghẹo theo đuổi mình cho xong chuyện, nàng nghĩ sẽ kiếm tiền một mớ về VN thăm cha nếu có thể, nàng tính vậy. Tuy nhiên nàng vẫn gởi tiền tháng cho cha Tô Diệp Lang đàng hoàng, chưa bao giờ nàng chối bỏ dù một tháng lương nào cho cha, hoặc định kỳ thiếu tiền cho Tô Diệp Lang cả! (Trước cái chết bi thảm của chồng Tô Ái Liên vẫn viết thư về báo tin cho cha. Ông Tô Diệp Lang vẫn sống ngôi nhà xưa đó, vẫn còn chăm sóc nuôi ngựa để làm niềm vui, đăng báo cho họ thích thì thuê, và ông nuôi hai mươi lăm con chim bồ câu mỗi sáng ông bỏ thóc cho nó ăn, rồi chúng nó bay lạch bạch thật sinh động… Đôi khi bay cao rồi hạ xuống chộn rộn, ông càng thấy vui đỡ buồn…Có thêm một chút yêu đời ông tìm thấy v.v…)
**
Riêng Tô Ái Liên. Tại nơi xứ Mỹ này nàng thì có một người đàn ông Việt lớn tuổi để ý thương thầm, vì ông ta nhìn nàng trẻ lắm chỉ là quần áo rộng thùng thềnh và bộ tóc thay đổi kiểu cách, dù lúc phần đuôi tóc cong vô, lúc thì phần đuôi bẻ cong đưa ra, lúc kiểu như bup-su-lơ ông nghi ngờ là tóc giả của nàng. Song thử hỏi ở đời mấy ai lại chịu hóa trang cho già ra. Muốn hóa trang trẻ trung thì hàng vạn, hàng tỉ người chứ hóa trang già, ai nỡ hóa trang làm gì? Ai thèm hóa cải chi, chỉ ngoại trừ là… Tuy vậy ông rất ưa nhìn tướng tá vóc dáng của Tô Ái Liên, ông nghĩ có gì lạ lạ trong nàng.
Nàng cứ tới nơi đây làm việc, không biết cô làm từ lúc nào đến lúc nào? Bao nhiêu giờ trong một ngày? Nhưng ông thường đến từ khi 9Am đến 1Pm, hoặc từ khi 2Pm đến 4Pm. Lúc nào ông cũng thấy sự có mặt của cô ta. Ô hay chắc cô ấy làm một ngày 10 tiếng chăng? Cô thường dọn dẹp làm sáng những tấm gương mờ, hoặc tì vết ai vây cào, bôi bẩn trên vách tường wall chút đỉnh, hoặc quét dọn phòng ốc hút bụi nền nhà, dù nền gạch đẹp, cao cấp loại xịn lắm, cô vẫn dùng máy hút bụi tân tiến để gôm những sợi tóc ai đó rơi rớt, hoặc giấy rác thả bừa vãi ra, ai đó lỡ buông tay đánh rơi v. v…
Hôm đó ông đang ngồi nơi ngâm nước nóng.(Nhà ông vẫn có hồ Spa cá nhân, nhưng ông thích tìm vui nơi công cộng.) Đây gọi là hồ Spa… họ dùng điện để chạy “run” theo 15 phút hay 30 phút một đợt. Bỗng thời gian đã đủ, hồ ngâm Spa nước nóng máy ngưng hoạt động, vì theo chu kỳ đã đứng im. Tô Ái Liên đi ngang nhìn mọi người trong hồ Spa đang trông đợi, cô bước nhanh để đưa tay bấm nút cho máy mở chạy lại lần tiếp theo, thì vô tình cô làm rơi cái đầu tóc giả “wig” của mình không biết lý do nào. Tóc thật của cô bung ra thả suông xuống… Cô không kịp đội “wig”lại mọi người đã nhìn thấy lộ diện. Tô Ái Liên như bị quê kích động, và cô cứ để luôn tóc thật của mình… Người đàn ông Việt tên Nguyễn Duy đó đã nhìn được tóc nàng thật, ông tự nhiên hân hoan vui như người nằm giữa mộng…
Và từ đó ông bắt đầu làm quen ráo riết với nàng. Kết bạn cùng nàng, thăm hỏi trò chuyện, tâm tư v. v… Tô Ái Liên một hôm vẫn chia sẻ thiệt:
– Chồng cô đã mất. Cô một mình một ngựa sống với xứ sở phồn vinh này. Cô chỉ những mong làm có tiền thêm một chút, cô sẽ về bên cha nuôi ở luôn tại VN.
Và ông không ngần ngại bảo:
– Tôi yêu nàng từ lâu và muốn cưới nàng làm vợ. Nếu như cô bằng lòng tôi sẽ dần dà cho cô hết về tiến bạc của cải như cô muốn.
Tô Ái Liên lắc đầu không chịu, và chỉ nói:
– Tôi chỉ muốn coi ông như người bạn quen thân mà thôi cũng đủ rồi.
Thời gian đó Tô Ái Liên tuy ít học, chỉ mới lớp tám, nhưng chuyện facebook với nàng cũng không có gì là khó khăn. Nàng đã tìm cách biết và chơi được. Nối kết facebook và lên tìm các trang mạng ở google, hay đến yoube là niềm vui của nàng sau những giờ phút đi làm và về nhà thui thủi một mình, hoặc để giải trí… Nàng lại có nối kết với một họa sĩ tên là Nguyễn Mộc Hải người chuyên vẽ những bức tranh ngựa phi sơn dầu, hoặc sơn nước. Có cả những cô gái đi ngựa, hoặc đứng bên với chúng một chú ngựa rất dễ thương, hay đẹp lắm v. v… Đã làm nàng Tô Ái Liên cuốn hút nhanh, cô cảm động yêu thích nhìn. Nguyễn Mộc Hải vui vẻ nói chuyện với Tô Ái Liên nhiều lần. Cô ta gởi hình mình cho anh ta vẽ. Và qua chat ở message cũng như phone nhiều lần tương tựa như vậy…
Nguyễn Mộc Hải luôn vẽ hình chính Tô Ái Liên gởi vào message, và làm thơ tặng nàng. Chàng vẽ là chủ yếu, tiếng thơ là thêm phụ. Nhưng tiếng thơ chàng đã rung cảm Ái Liên với hình vẽ, những bức vẽ đi sâu vào lòng cô tuổi trẻ thêm cảm thức… Tô Ái Liên yêu chồng, song nàng là cô gái mới lớn được yêu và chẳng may chồng lại mất, lẽ nào nàng dửng dưng, không thể rung động trước một nam nhi tài hoa dâng hiến cho nàng, con tim họ đó sao? Rồi nàng gởi hình mình đến cho chàng hàng loạt để Nguyễn Mộc Thảo tạo lên những bức tranh qua nét bút họa sĩ của chàng, nàng đi chung với ngựa phi… Chàng ghép, chàng tự sáng tạo thêm…
Tuy nhiên là tuyệt đối Tô Ái Liên yêu với trái tim nồng nàn, chứ nàng chẳng hề giúp đỡ tiền bạc cho chàng, và chàng chẳng hề hỏi xin dẫu cuộc sống chàng có túng thiếu, chàng là một nghệ sĩ tài hoa dẫu nghèo. Tô Ái Liên là một thiếu nữ ham tiền, và luôn luôn giữ tiền chặt không rớt ra ngoài một xu, ngoại trừ cô cho cha nuôi là Tô Diệp Lang và những điều nhất thiết cô cần phải chi phí mà thôi.
Tuy nhiên nàng đã từng nói chuyện với chàng Nguyễn Mộc Hải lần thứ ba qua cell phone:
– Em có thể về Vn lại và ưng lấy anh. Chúng ta ở với người cha nuôi khi ông về già tội nghiệp anh ơi. Nếu anh chấp nhận em thì ráng chờ đợi. Em không muốn đưa anh qua Mỹ đâu.
– Anh cũng không muốn qua Mỹ, sẽ liên quan… Làm em khó xử ở tâm hồn đúng hôn? Vả lại cha nuôi em không muốn qua Mỹ thì em về VN là chiến lược hay nhất. Chúng mình phục vụ lo cho ông ta. Khi nào ông không thích thì vô viện dưỡng lão. Việt Nam bây giờ viện dưỡng lão cũng hình thành nhiều em à.
– OK anh. Tại em kẹt ông già nuôi Tô Diệp Lang chứ thiệt ra chuyện đưa anh qua Mỹ không có gì khó xử ở tâm hồn cả. Vì em còn trẻ em có thể lấy chồng chứ em đâu có ngoại tình, hoặc là em quan hệ bất chính với ai.
– Anh hiểu cám ơn Tô Ái Liên. Những lời em nói thật là chân thật.
– Em luôn luôn chân thành để mình hiểu nhau trọn vẹn.
Cứ như thế Tô Ái Liên ở lại bên Mỹ một mình đi làm việc. Tuy tiền bạc kinh tế bên Mỹ nàng làm đã có. Thế nhưng nàng chưa về thăm. Bỡi Tô Ái Liên nàng vốn dĩ ham tiền, ở Mỹ đi làm công nhân quèn lương vẫn khá dư dã… Cùng đồng thời gian này đúng như nói trên, Tô Ái Liên đã bắt gặp Nguyễn Duy một lòng yêu thích nàng. Sự săn đón của ông, cuối cùng Tô Ái Liên cũng không cưỡng lại được, nàng nói chung vẫn phải sa lưới ái tình… Nàng đã đến thăm nhà Nguyễn Duy như lời mời của ông. Quả là Nguyễn Duy là một kỷ sư giàu có, nhiều thành tích đáng nể, vợ đã đi lấy chồng khác, ông đang ở trong một căn nhà to tướng chỉ riêng một mình, con cái hai người đã nên nghề, lập nghiệp và cũng ở riêng hết. Săn đón là con đường tình yêu của đàn ông, nhưng ông quá nhiều tình cảm, đối xử với Tô Ái Liên cả một tấm lòng tốt nữa.
Lần đầu tiên ông đã mua tặng cho nàng mười hai lọ nước hoa (tức một tá) đủ loại nước hoa có tiếng trên thị trường thế giới. Trúng trái tim hồng tươi nơi nàng đang thích lắm… Mạnh xúc cảm nên nàng phải lòng nằm gọn bên ông vui vẻ, rồi cùng đi đến chăn gối… Chưa hết đâu, lúc nằm bên ông, Nguyễn Duy luôn luôn bảo nàng coi quảng cáo ở Tivi, nếu thích loại nào ông sẽ mua cho loại đó nước hoa, bao nhiêu cũng được cả, như một gian hàng nước hoa tại nhà nàng vẫn không có vấn đề, hoặc không thích thì trả lại hay cho ai vẫn OK. Thế thì làm sao nàng trơ cứng như đá được, vả lại nàng vẫn là một cô gái không thể thiếu nhục dục, chi bằng ăn ngủ với Nguyễn Duy nàng sẽ có tất cả, tiền tài, sắc đẹp, sảng khoái, niềm tin, danh vọng… Coi ra ông tuy lớn hơn nàng hai mấy tuổi, hay ba mươi đi nữa, nhưng nhìn ông cũng còn phong độ lắm. Không sao mà, tuy nhiên Nguyễn Duy hay đi gậy có một ngày Tô Ái Liên đã hỏi ông:
– Tại sao anh đi cây baton kèm thế. Em thấy anh khỏe mạnh đâu có cần.
– Cũng giống như em sở thích làm giả thôi. Tại sao em đội tóc giả, và ăn mặc xềnh xoàng. Và đi baton cane là một thế giàu đẹp của người đàn ông mà em.
– Vậy sao? Riêng phần em, em không thích đội tóc giả đâu và ăn mặc xềnh xoàng đâu, chỉ vì em còn tôn trọng người chồng em lúc sinh thời, anh ấy thích em ăn mặc vậy khi không có anh ấy bên cạnh. Còn bây giờ anh Duy không thích vậy, thì em có thể thay đổi cho mọi nơi nha. Bây giờ thời gian cũng đi qua nhiều rồi.
– Không đâu em. Anh vẫn thích cái ý tưởng của chồng cũ em đó. Cũng như anh thôi, đi với anh ăn mặc như bà hoàng, đi làm cứ ăn mặc như xưa thôi em.
– Vậy nghen em vẫn chiều anh.
Đúng thế Nguyễn Duy vẫn là người đàn ông yêu Tô Ái Liên và vẫn sợ có kẻ bắt cóc ái tình nơi nàng, nên ông còn muốn duy trì lối ăn mặc của nàng khi không có ông bên cạnh. Tô Ái Liên cứ vui và cảm thấy chẳng hề hấn chi. Coi như một phong cách thay đổi tùy lúc, tùy nơi, nàng vẫn thấy thích và nhẹ lòng thôi… Tuy vậy Nguyễn Duy mua cho nàng căn nhà lớn hơn và sắm cho nàng đủ thứ để nhìn trong nhà cho đã mắt, nàng như là chính hiệu người vợ của một kẻ giàu có hạng lớn. Dụng cụ tân tiến, tiện nghi vật chất, áo quần thời trang nhiều mốt. Khi thì tặng cho xiêm y từ kiểu cách đặc trưng của thiếu nữ Việt Nam. Khi lại tặng cho qua kiểu cách các nước Mexico, Hàn Quốc, Japan, China, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Anh, Pháp, Mỹ. India, Pakistan, Trung Đông- Ả Rập, Đức, Áo v.v… Nàng có như một cửa hiệu Shoping nhỏ nhưng hết sức đặc biệt.
Dép, guốc, giày giớ, mũ đội đủ kiểu đủ loại các nước cũng có. Nói chung Nguyễn Duy sắm đủ thứ cho nàng như một công tước giàu có, hoặc hơn một model hạng xịn thành công. Và sau đó Tô Ái Liên được ăn mặc đi đứng theo kiểu nàng thích, nghĩa là nàng không còn đội tóc giả và mặc đồ rộng thùng thình đi làm, mà mọi lúc mọi nơi, mọi thì giờ nàng có quyền ăn mặc như sở thích mình, và nàng không còn làm dọn dẹp lean-up ở nơi thể thao có hồ bơi LA/FN kia nữa. Nàng quay lại như ăn mặc thật xinh đẹp làm tóc một tiệm, dù nàng chỉ gội đầu hay cắt những mái tóc đơn giản được chủ của có thương hiệu cosign… Có nhiều lần Nguyễn Duy đưa nàng về căn nhà mình, ông ta bảo sẽ cho căn nhà ông cho nàng, khi nàng cùng về ở chung với ông, nhưng Tô Ái Liên chưa bao giờ chịu đồng ý, nàng vốn dĩ thích có căn nhà riêng ông đã mua cho nàng đủ rồi, và nàng thư giãn riêng tại nơi nhà mình không bị ai ràng buộc. Dù Ông đã bán hai thêm hai cái Apartment từng cho thiên hạ thuê, để mua nhà cho Tô Ái Liên và sắm đủ thứ cho nàng. Nguyễn Duy là người biết chơi đánh nhạc đàn Organ, tuy ông chơi không nghề và giỏi lắm nhưng cũng đủ để dạy và đánh cho Tô Ái Liên hát mỗi khi cô qua nhà ông, và ông có hứng thú về nó. Ông thường thích cô ca nhất là bài “Tôi Vẫn Nhớ” một giai điệu Pasodoble xôm tụ, nhanh tiết tấu, với lời lẽ dễ thương sâu sắc. Xin trích lời bài hát vào đây với một văn từ réo gọi thâm thúy đó.
Bao năm qua dù xa anh nhưng tôi vẫn nhớ/ Nhớ con đường nắng u buồn/ Dìu nhau đi tìm râm bóng mát/ Lòng bâng khuâng nghĩ chuyện vu vơ…
Tôi vẫn nhớ, nhớ đêm hẹn hò bên trăng sao/ Từng câu nói yêu đương ngọt ngào (à a á a a à à) Tôi vẫn nhớ những đêm nhiệm màu/ Cùng người đan tay đếm sao đêm/ Hẹn trăm năm ta cùng kết tóc se duyên mộng vàng…
Nhưng đêm nay gọi tên anh tim nghe giá buốt/ Mới hay mình vẫn yêu người/ Ngày xa nhau càng xa mãi mãi/ Tình yêu ơi biết làm sao nguôi…
Tôi vẫn nhớ mắt em buồn nhìn nơi phương xa/ Sợ năm tháng duyên kia nhạt nhòa (hà a á a a à à)/ Tôi vẫn nhớ anh hay một mình/ Thường làm thơ nên thích suy tư/ Thường gom trăng sao dệt muôn lối quên đi chiều nao…
Tôi vẫn biết xa nhau là buồn…/ Chuyện tình kia vỗ cánh bay cao/ Để riêng tôi âm thầm chuốt lấy đau thương mỏi mòn…/
Nguyễn Duy nghe nàng hát dứt bài, buông tay đánh đàn để ông vỗ tay cho nàng. Ôi một khán giả vỗ tay cũng đủ cho nàng vui và hứng thú tròn mộng…
Và nàng Tô cũng đã hứa sẽ đưa ông lên thăm ngựa, coi nàng cỡi ngựa. Dù Hồ Đức Trọng mất đi nhưng con ngựa vẫn thuộc về của nàng như xưa. Tuy Nguyễn Duy còn trong hẹn mà chưa đi cùng nàng được. Thỉnh thoảng nàng vẫn đi một mình thăm ngựa. Nàng cứ chờ đợi khi nào ông thoải mái và thích đi cùng nàng chứ nàng không ép. Trong những lần đi một mình nàng có cảm giác lúc vui lúc buồn khi nhớ đến Hồ Đức Trọng- Người chồng xưa yêu thương nàng, trong khoảnh khắc Tô Ái Liên vẫn chạm về kỷ niệm…
Nhưng một ngày Nguyễn Duy đến thăm nàng như mọi lần, có khi thì nàng lái xe đến nhà ông ta tuỳ theo cảm hứng hai người, nhất là Nguyễn Duy có ý tưởng…
Căn nhà của Tô Ái Liên thì chưng hình cỡi ngựa rất nhiều, kể cả một bức tranh có Hồ Đức Trọng cùng nàng cỡi ngựa nơi Đà Lạt khi mới quen nhau lần đầu tiên, Tô Ái Liên vẫn đặt để hiên ngang đàng hoàng xinh xắn. Cô có ngỏ ý và Nguyễn Duy bằng lòng, thương cho cô ước muốn… (Nơi nhà Nguyễn Duy thì lối chưng hình khác hơn, ông chưng hình Tô Ái Liên cũng rất nhiều cùng ông, và hình cô ăn mặc đi đứng do Nguyễn Duy chụp và ưng ý nhất, những lần đi chơi hồ, biển đẹp, rừng mơ v.v… Chỉ có chưng một tấm nàng cùng với chú ngựa nâu của cha Tô Diệp Lang mà thôi.)
Lần này đến nhà nàng, hai người trong cảm xúc lúc ham mê đón nhận vừa xong. Mỗi lúc ông đến ngủ yêu với Tô Ái Liên là ông có tật lệ cho tiền nàng trước, ông muốn gây hứng cảm cho nàng tột cùng, nàng thì vẫn có vẻ kiều mến, vui sướng thích lắm. (Nguyễn Duy đã biết bản tính nàng theo khách quan nhìn thô và xấu, nhưng riêng ông lại rất thích, và thương yêu bản tính đó của nàng…) Nàng luôn bá vai ông mà hôn hít như một trẻ thơ được chứng tích, được quà đưa giám tận mắt.
Nàng đi tắm. Xong cuộc đam mê nhục dục đó. Tô Ái Liên muốn đi tắm thường là như vậy nàng thêm sảng khoái. Nguyễn Duy còn lại một mình hôn chiếc gối Tô Ái Liên như cố tình tìm hơi nàng còn lại, ông nhặt chiếc gối lên lại bắt gặp một quyển nhật ký, Nguyễn Duy vội vàng cầm đọc, một đoạn thấy văn chương nàng viết rất thơ rất hay:
Ngày… tháng…
Anh NMH ơi… Ngày sẽ qua đêm chóng tàn. Ngày tháng năm dần trôi đến tặng cho chúng ta gần anh ơi
Em một ngày về bên anh rồi nhé/ Còn gì đâu để anh trông đợi từng ngày
Em về nhẹ như một chuyến bay/ Chân trời tím pha sắc hồng anh nhỉ…
Gió yêu quá, và cứ hôn chân thủy/ Mạch tương giao gieo khúc tương cầu.
Trong lúc Tô Ái Liên cứ tắm, tắm xong nàng mặc đồ ngủ mới đẹp ra bảo:
– Mình đi ăn gì anh Duy há? Hay em tự nấu. Em cũng biết nấu ăn ngon rồi cơ mà.
– Thôi em ăn gì đi anh về nha. Nguyễn Duy làm lơ nhìn nàng và trả lời chỉ như thế. Vì ông bận lòng cho những thứ khác.
– Ủa sao về sớm vậy anh? Tô Ái Liên ngạc nhiên hỏi nhìn ông.
– Anh bận chút. Nguyễn Duy trả lời đút tay hai tay vô hai túi quần tây, Nàng Tô nhìn ông cũng rất là lạ.
Nàng thẩn thờ chia tay ông ra về. Nàng với nụ cười thật tươi, nhưng Nguyễn Duy chỉ im lặng ra đi.
Về nhà ông đọc kỹ lại hơn nữa. Nhất là đoạn văn thơ đó. Ngày… tháng… Anh NMH ơi… Ngày sẽ qua đêm chóng tàn. Ngày tháng năm dần trôi đến tặng chúng ta gần anh ơi
Em một ngày về bên anh rồi nhé/ Còn gì đâu để anh trông đợi từng ngày
Em về nhẹ như một chuyến bay/ Chân trời tím pha sắc hồng anh nhỉ…
Gió yêu quá, và cứ hôn chân thủy/ Mạch tương giao gieo khúc tương cầu.
Tô Ái Liên vô tình không biết và cũng quên phắt quyển nhật ký mình để dưới gối hôm nào.
Một hôm cô gọi điện cho Nguyễn Duy mãi không được, ông không bắt, cô ngỡ ngàng không biết điều gì xảy ra, Nàng lại lái xe đi sang nhà Nguyễn Duy. Ông lại chấp vấn nàng:
– Em đã có người yêu khác, em lường gạt anh quá.
– Ai đâu anh? Em hổng có mà.
– Thằng họa sĩ nào ở VN?
– Ôi trời ơi em viết chơi thôi đó mà. Em không nghĩ gì hết. Bằng chứng em có chưng hình gì hắn đâu?
– Làm sao em dám chưng hình hắn, em để trong tim em thôi. Em viết văn cho hắn hay và chân thật lắm.
– Văn chương em cảm thức viết vậy thôi. Mà sao anh dám lấy nhật ký của em.
– Như vậy em gian dối với anh?
– Em không có mà anh Duy.
– OK. Anh chấp nhận gian dối nhưng anh đã hy sinh cho em quá nhiều em muốn gì cũng có. Thì đổi lại quyển nhật ký anh vô tình lượm coi thì có gì lớn đâu? Thôi em về với hắn đi, nó đang trông em đó.
– Trời ơi anh nói nhảm.
– Không nhảm!100% . Đúng vậy em đừng chối nữa.
– Thôi mà đi thăm con ngựa River em đi. Dù gì anh vẫn hứa coi em cỡi ngựa bao lần rồi mà. Bỏ qua cho em đi, hay đi coi chim bồ câu ăn thóc đi em thích đó anh. Em yêu anh hơn, viết là hứa vui vậy thôi mà anh Duy ơi. Không có gì đâu anh.
– Đủ rồi em.
Nàng tiến tới muốn hôn đền cho Nguyễn Duy, nhưng ông lấy tay gạt nàng ra. Dù lòng ông còn yêu Tô Ái Liên và con tim ông đang tê buốt…
**
Nguyễn Duy một mình lái xe ra nhánh sông Ty ngồi buồn man mác, mà không biết mình buồn gì, có đáng buồn với Tô Ái Liên không nhỉ? Ông đã cắt hết nguồn liên lạc với cô. Cô đến nhà
thấy bản tin ông niêm phong cứng như đá, của lời ông “đi vắng đừng phiền nhau.”
Và ông đi biển một mình, kiếm những vỏ sò tự hỏi nhạc lòng réo gọi thênh thang, như không bến bờ, mà lòng ông thì giới hạn sự gặp gỡ Tô Ái Liên quyết chí rồi… Ông Nguyễn Duy đi coi chim bồ câu ăn thóc cũng một mình, ông đi ăn cũng một mình không còn Tô Ái Liên bên cạnh giỡn hớt, hài hướt mà ông thích nghe nữa. Tất cả như qua rồi của vĩ dãng, ông nghĩ thế và ôm đầu vặn hỏi mình, và dù nơi đâu tâm hồn ông cũng gióng lên bài hát mà Vũ Khanh ca, ông rất thích với
ông hiện giờ, để tưới vào lòng ông, an ủi ông cho đỡ khỏi buồn hơn. Xin trích lời bài hát này:
Anh biết em đi chẳng trở về/ Dặm ngàn liễu khuất với sương che/ Em đừng quay lại nhìn anh nữa/ Anh biết em đi chẳng trở về/ Không phải vì anh, chẳng tại em/ Hoa thu tàn tạ, rụng bên thềm/ Ân tình sớm nở, chiều phai úa/ Không phải vì anh, chẳng tại em/ Bên gốc thông xưa, mình lỡ ghi/ Tình ta âu yếm lúc đam mê/ Thôi đành xóa lời thề trăng nước/ Bên gốc thông xưa, mình lỡ ghi/ Em nhớ nhung chi, giọt hương huyền. Tình xưa đã lỗi khúc tơ duyên/ Tơ trời không đượm tình âu yếm/ Em nhớ nhung chi, giọt hương huyền/ Bể cạn sao mờ, núi cũng tan/ Tình kia sao giữ muôn vàn/ Em đừng giận tình phai úa/ Bể cạn sao mờ, núi cũng tan/ Anh biết em đi chẳng trở về/ Dặm ngàn liễu khuất với sương che./ Em đừng quay lại nhìn anh nữa…
Và một ngày… ông nghĩ lại bất ngờ, Nguyễn Duy thương Tô Ái Liên vì nàng không có tội, đời sống nàng còn trẻ, sự trẻ tuổi của nàng, ông nào muốn giam cầm Tô Ái Liên như con chim trong lòng son, ràng buộc tội nghiệp nàng đến bất công như thế. Tô Ái Liên tự do và có thể làm bất cứ điều gì nàng vui chứ. Ông bỗng dưng muốn thay đổi thái độ mới hơn, ông đền lại cho nàng tất cả. Ông nghĩ và tiện tay đi lấy giấy bút mực, ông muốn ký tất cả gia sản mình trao cho lại nàng quản lý, rồi ông muốn đi vào nơi chùa vắng đi tu cho lòng thanh thản hơn, riêng cho riêng mình mà thôi… Không biết ông cao thượng hay ngu muội nhưng trong lòng ông vui thì ông cứ làm Và ông lại thèm nghe bản nhạc thơ của Phạm Thiên Thư mà Anh Bằng phổ nhạc. Vừa viết xong sang gia sản cho Tô Ái Liên, ông lại vuốt mặt mình, rồi vỗ nhẹ đầu bước qua ngồi nơi cây đàn Organ để tự hát đệm đàn bài nhạc đó. Phải chăng âm nhạc là nơi nương tựa cho con người niềm vui nỗi buồn. Nguyễn Duy cất giọng:
Rằng xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng nhớ người/ Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau/ Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi/ Sông này đây chẩy một giòng thôi/ Mấy đầu sông thẫm tóc người cuối sông/ Nhớ xưa em chưa theo chồng/ Mùa Xuân may áo áo hồng đào rơi/ Mùa Thu em mặc áo da trời/ Sang Đông lại khoác lên người áo hoa/ Rằng xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau/ Thôi thì em chẳng còn yêu tôi/ Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng/ Thôi thì thôi mộ người tà dương/ Thôi thì thôi nhé… đoạn trường thế thôi. Nhớ xưa em rũ tóc thề/ Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay/ Đợi nhau tàn cuộc hoa này /Buồn như cánh bướm đồi Tây hững hờ…
Sau đó mấy tuần Nguyễn Duy đã thực hiện ý tình. Một chân lý mới nơi ông sống. Một ngôi chùa Bát Nhã đã thực sự đón chân ông…
Tô Ái Liên lại thương ông kêu ông trở về. Đợi nhau kêu ông trở về miết, nàng khóc mãi, ôm phone gọi liên tục, song ông nhất định không về.
Và tại sao nơi nàng, Tô Ái Liên thì cứ ám ảnh, cứ mãi nhớ đến ông trong tận giấc mơ thấy ông trẻ lại cùng nàng về sống bên cha… Người được nàng cỡi ngựa đưa đi, nàng chở đi đẹp trên lưng ngựa, trên quê hương có người cha của nàng là Tô Diệp Lang, đó Nguyễn Duy, chứ không phải là Hồ Đức Trọng hay Nguyễn Mộc Hải. Ôi những giấc mơ tuyệt vời…
Thức giấc nàng vẫn lẩn quẩn trong giấc mơ. Đời nàng đi về đâu. Ôi định số cho Tô Ái Liên hạnh phúc và khổ đau… Nàng đưa mắt nhìn ra ngoài, nhưng cơn gió nhẹ nhàng, nhưng vẫn đủ cuốn những chiếc lá bướng bỉnh đi theo nó… Trong căn nhà Tô Ái Liên gục đầu và khóc, nàng đưa tay hứng lấy những giọt lệ trong buốt mặn môi của mình…*/*
TTHT viết 2018.
(Đây là câu truyện sáng tác sau nhất của TTHT hiện giờ…)
Truyện HT luôn miêu tả hay, tâm lý nhân vật đặc trưng vô cùng. Tô Ái Liên xinh đẹp biết đi ngựa. ham tiền, nhưng lại là người tình cảm xuyên suốt, Lại sâu sắc , rất nhiều thứ đáng yêu…Và không biết có về với Họa sĩ Vn hay không? Là một câu hỏi dành lại cho người đọc với tp.
Xin chúc mừng cho tác phẩm thế lực đồng tiền. văn ngữ rất có điện, nóng…
Chúc HT vui
Thanks QA cứ đi theo tác phẩm mình như hình với bóng, và comt rất ư là dễ thương, thấu đáo, cái khó của tác phẩm là người đó dựng được, mà người khác không dựng được… Ví như đi trên một sợi dây mỏng manh, tưởng chừng như té ngã, nhưng lại không té nổi, vì họ có tài xử lý trong đó. Ai bắt chước sẽ bị té nếu chưa nắm hết kỷ thuật, kiểu lách v.v… .Nói chung không có tài thì chịu… Thảo thường viết truyện có vẻ “đời hơn” là lý tưởng. Tô Ái Liên có nhiều khuyết điểm nhưng chính khuyết điểm đó lại dễ thương, hay, lạ… được tôn vinh, và chỉ có nàng có được mà thôi. Câu hỏi đặt ra nàng có về với NMH ở Vn hay không? Tùy vào người cảm nhận, có thể có mà có thể không? Cảm xúc nóng bỏng TAL đang dành cho Ng. Duy… Cảm xúc đó có thể là mạnh mẽ, nhưng không có nghĩa là nàng khó quên… Bỡi NG. Duy đã từ chối… Chẳng lẽ nào tuổi trẻ nàng bị hủy hoại “dí chết” hihih… Còn văn phong QA khen Thảo thật tâm đắc, với ý nguyện…Vì văn phong viết không có điện… nguội ngắt làm cho mình đâu có hứng thú viết, và người đọc cũng thấy chán nhàm nhạt tầm thường…
Như nhà văn Ng Ngọc Tư ngoài tác phẩm CĐBT được lên phim hay, cô ta viết các câu chuyện khác, tình tiết, bố cục không có gì, nhưng văn phong kéo bạn vào đọc rất thích, rất ấn tượng, ngôn ngữ cô sáng tạo vô cùng, tuy đơn giản và rất gần gũi, dễ nhớ v.v…
Mình có quyền nhận xét, còn tuỳ duyên mỗi người ưa thích nữa,
Xin cám ơn HX và thanks QA nhiều.