Mộ Tình

Tác giả: Lưu Thu Thuyền

Chú Thành phóng xe vào sân nhà Hà. Chú dựng vội xe gắn máy ở góc tường. Chiếc xe đổ nhào xuống đất, chú mặc kệ, đi thẳng vào trong phòng khách. Bố Hà vừa thấy chú Thành, nói ngay, không kịp chờ chú thở:

“Cảm ơn cô chú có ý định giúp gia đình anh. Chú chờ một tí. Chị đã xếp gần xong va li cho cháu Hà rồi.”

Hà định ra vòi quà chú Thành như thường lệ nhưng nghe nhắc đến mình, cô bé chạy vào phòng kiếm mẹ định hỏi vài câu. Mắt mẹ đỏ ngầu. Bà kéo tay cô bé ngồi xuống giường:

“Cô chú Thành sẽ đi Mỹ chiều nay. Cô chú có lòng tốt muốn cho con đi cùng. Thôi con lo thay đồ. Lát nữa sẽ có xe đón cô chú vào Tân Sơn Nhất (Vừa nói, bà vừa khẽ đẩy lưng Hà). Con nhanh lên, bên ngoài lộn xộn lắm, chú chờ lâu nguy hiểm…”

Nói đến đây bà nghẹn ngào quay mặt đi vì sợ đứa con yêu dấu thấy được nỗi đau đớn dâng lên trong mắt mình. Cô bé chín tuổi hiểu thấu được lòng bà, chạy đến gục vào ngực mẹ khóc rấm rứt: “Con không muốn xa bố mẹ, mẹ ơi!”

Ðến Mỹ, Hà nhớ mẹ, nhớ gia đình. Cổ họng Hà đắng chát. Cô bé bệnh quặt quẹo. Mặt mày ngơ ngẩn. Cầm đũa chẳng đụng miếng cơm. Cô chú Thành thay phiên nhau an ủi, săn sóc, chiều chuộng Hà từng ly từng tí nhưng Hà vẫn buồn tê dại. Sợ nhất là những đêm dài trong căn phòng ngủ im vắng. Chú Thành thường qua đắp chăn cho Hà lúc nửa đêm, thấy Hà nằm co một góc giường với chiếc áo của mẹ phủ ngang mặt. Chú xót xa, ôm lấy cô bé dỗ dành nhỏ nhẹ, Tội nghiệp cháu, cháu yêu bé bỏng của chú… Hà khóc vùi trong vòng tay chú. Thiếp đi trong những giấc chiêm bao có bố mẹ càng lúc càng xa dần.

Sau một thời gian dài làm quen với nề nếp, phong cảnh mới, Hà từ từ lại sức. Cô bé mơn mởn như dây mướp hương sau vườn. Chú Thành đưa Hà đi học, cô Thành đón Hà về. Trong lúc cô lo bữa ăn chiều, Hà líu lo kể chuyện trong trường. Cơm tối xong, Hà dọn bàn rồi lấy sách vở ra học. Gặp bài toán khó thì có chú Thành sẵn sàng tiếp ứng, đọc câu văn trúc trắc đã có cô Thành để dựa lưng. Hà nhớ có lần lo ra, bị chú Thành cốc đầu một cái nên thân. Cô bé rơm rớm nước mắt xin lỗi cô chú. Thấy chú Thành có vẻ hối hận, Hà tủi thân khóc mùi mẫn. Chú phải ôm Hà vào lòng dỗ. Cô Thành chỉ biết lắc đầu trách chú… vũ phu! Hà thì nghĩ khác, cô bé cảm ơn cơn nóng của chú để có dịp làm nũng. Cốc đầu kiểu “màu mè” gió thoảng của chú thì còn lâu Hà mới đau!

Những đêm sáng trăng, chú Thành hay ngồi tư lự nhìn mông lung vào một khoảng không gian xa xăm. Hà thường sà vào lòng chú. Bắt chú phải kể những chuyện hành quân, tả những cảnh đẹp quê hương mà cô bé chưa bao giờ được nhìn thấy. Chú lúc nào cũng khoan dung, cất giọng trầm ấm đưa Hà vào những chiến thắng oanh liệt của quân đội Việt Nam Cộng Hòa rồi miên man dẫn Hà ra tận núi Ngự thơ mộng, sông Hương êm đềm, Ðàlạt sương mờ, Nha trang cát trắng… Mắt chú ánh lên vẻ say sưa nhiệt thành làm ấm cả căn phòng nhỏ. Hình ảnh chú với cánh chim sắt oai hùng quần thảo giữa làn mưa đạn làm Hà ngẩn ngơ thán phục. Ðôi mắt trong veo của Hà mở to chiêm ngưỡng người đàn ông dày dạn phong sương… Nghe chú kể chuyện xong, Hà hay vén áo chú lên, tẩn mẩn đếm sẹo của chú và hỏi lịch sử từng chiếc một.

Khi chú Thành đổi sang ngành địa ốc. Chú càng lúc càng làm ăn khá. Chú mua được căn nhà xây ven đồi. Có vườn rộng trồng toàn hồng nhung, loài hoa chú ngưỡng mộ nhất. Có suối nước nhân tạo chảy róc rách… Chú sắm đàn dương cầm cho Hà. Chú giảng: “Người đàn bà vừa biết thưởng thức âm nhạc lại vừa biết chơi nhạc cụ, là những người giàu tình cảm, rất… đáng yêu!”. Chú cũng tập cho Hà nhìn thấy cái đẹp trong văn chương, tranh ảnh. “Người đàn bà tao nhã phải biết tha thiết với nghệ thuật!” Hà được chú dạy cách đi đứng cho uyển chuyển, ăn uống cho lịch sự. Chú Thành lại còn nói cho Hà biết những tật xấu, những điểm yếu của đàn ông… Chú sợ nhất là cảnh Hà phải khổ lụy vì tình sau này!

Càng lúc, mắt Hà càng ướt long lanh, môi Hà càng thắm màu hồng nhung và mái tóc sóng mềm của Hà càng mượt óng…

Một hôm, lựa lúc chú Thành đi công việc, cô kêu Hà vào buồng riêng. Khuôn mặt đượm vẻ nghiêm trọng, cô nhìn sâu vào mắt Hà:

“Hà ạ! Cháu năm nay đã 16 tuổi. Nên tránh những đụng chạm với chú Thành. Thiên hạ nhìn thấy hiểu lầm, không tốt cho cháu.”

Hà lặng người: Cô Thành ghen với mình! Hà cúi đầu dạ nhỏ rồi thẫn thờ bước ra ngoài. Bữa cơm chiều tẻ nhạt trôi qua. Hà tránh mắt mọi người rồi lấy cớ nhức đầu xin về phòng nghỉ. Chú Thành ngạc nhiên, chú hỏi cô chuyện gì xảy ra nhưng cô chỉ cười nhẹ, nói lảng sang chuyện làm ăn.

Hà đóng ình cửa phòng, kéo ghế ngồi thừ trước gương: “Không lẽ mình bước vào thế giới đố kỵ ghen ghét của người lớn rồi sao?” Hà mím môi suy nghĩ. Cô bé đang tuyệt vọng bám lấy tuổi thơ nhưng nó có vẻ tuột dần khỏi đôi bàn tay thuôn nõn của mình.

Ðêm ấy Hà nằm chập chờn. Cô kéo chăn lên mặt để dỗ giấc ngủ. Vẫn khó ngủ! Cô nhủi xuống gối như con đà điểu cắm đầu xuống cát. Cảm giác lo âu buồn bã ùa đến vây cô. Không khác lần đầu cô bước vào chu kỳ kinh nguyệt là bao. Chợt Hà cảm thấy lần chăn bông ấm áp phủ nhẹ trên thân mình, rồi một nụ hôn dịu dàng khẽ đặt lên mái tóc cô bé. Hà quay lại nắm lấy tay chú Thành. Cô bé nghẹn ngào hỏi chú:

– Chú Thành ơi, Hà của chú có phải là người lớn không?

Ngạc nhiên, chú Thành đáp bừa:

“Ờ. Thì… thì… cháu người lớn chứ còn gì nữa!”

Hà nhói tim, cúi gằm mặt. Chú Thành nâng cằm cô bé. Ðôi mắt gợn ba đào của Hà làm chú xót xa thương cảm. Chú không kìm lòng, cúi xuống hôn nhẹ lên những giọt nước mắt trong vắt đang ứa nhanh.

Như được khuyến khích, Hà ép người vào lòng Thành. Dụi đôi mắt ướt lên vai anh, rồi hôn lén vào cổ anh. Nụ hôn chờn vờn như cánh bướm của Hà đã làm thân thể người đàn ông run lên. Anh nhẹ đẩy cô ra nhưng Hà đã kéo khuôn mặt Thành lại gần hơn. Hà dồn dập hôn lên sóng mũi cao. Hôn lên đôi mắt sâu. Và hôn lên đôi môi đa tình của Thành. Toàn thân Hà nóng như bị lửa từ chín tầng hỏa ngục nung đốt. Hà đang dùng tới bài học yêu đầu tiên Thành đã dạy: Nhược điểm thứ nhất của người đàn ông là giọt lệ đau khổ trên đôi mắt mỹ nhân. Thành như bị cuốn vào lớp sóng ngầm, anh úp mặt vào khuôn ngực phập phồng rung động của Hà, chới với trong sóng tình rồi buông thả không cầm giữ được lòng mình nữa.

Ngày hôm sau, Hà ca hát véo von, chân sáo bước ra xe để chú Thành đưa đến trường. Cô Thành ngạc nhiên ra mặt. Nhưng cô thầm mừng cho Hà còn trẻ lòng non dạ, chóng nguôi khuây.

Ngồi trên xe với Thành, Hà nheo mắt ra điều kiện:

“Khi nào có mặt cô thì Hà gọi chú bằng chú. Bây giờ gọi anh nghe!”

“Ừ, muốn sao cũng được, Khỉ-con…”

Tình yêu và hạnh phúc làm ửng hồng đôi má Hà. Hà trông tươi như một đóa hồng hàm tiếu trong nắng sớm. Thấy đám con trai trong lớp nhìn mình ngẩn ngơ một cách vô hy vọng, Hà cao hứng vất cho lũ thanh niên còn dày mụn dậy thì, một tia nhìn hết sức dịu dàng. Các chàng cứ thế ngất ngây bàng hoàng suốt buổi học!

Một hôm, Hà được tin gia đình sắp qua Mỹ diện H.O.. Cô náo nức sung sướng. Cô Thành cũng rạng rỡ mặt mày:

“Thật may mắn quá. Cô chú cũng đến lúc cần những phút riêng tư…”

Ôi! chắc cô Thành đã đoán già đoán non về tình cảm giữa chú và Hà. Cô phải làm ngơ những đêm chú đột nhiên biến mất khỏi giường. Người đàn bà, cao tay ấn đã yên lặng để khỏi bị mất chồng và để giữ thể diện với cộng đồng người Việt nhưng cô đã ngấm ngầm ra tay. Gia đình Hà vừa tới, cô Thành đưa ngay Hà về, cùng với quần áo sách vở. Cô giữ lấy chiếc dương cầm vì cô “sắp” tập chơi. Chú Thành chết trân không nói nổi một lời. Chú chỉ biết nhìn vợ ra tay thu xếp lại đời sống. Nói gì được nữa? chú là cái ổ tội lỗi. Chú có lỗi với cô, với Hà, một cô bé ngây thơ, và nhất là với bố mẹ Hà!

Như được nói trước, bố mẹ cấm cửa không cho Hà ra ngoài. Trừ những lúc đi học, bố cô đưa đi. Ngoài ra, cô chỉ lẩn quẩn trong nhà. Ngay cả ra sân đi dạo, Hà cũng bị cản. Lần đầu tiên, Hà hiểu thế nào là tù túng. Cô chú Thành không thấy lại chơi. Chú gọi dây nói, hỏi thăm Hà chưa hết câu đã bị cô nhờ đưa đi làm tóc, chở đi chợ. Cô Thành ghen âm thầm. Cơn ghen đầy những tính toán khôn khéo. Chú không thể chê cô một lời, làm sao nghĩ đến chuyện li dị?

Hà nhớ chú, gầy sút. Cha mẹ cô vẫn quản thúc cô ngày đêm khiến cô quẫn trí chỉ muốn tự tử cho xong. Trong giây phút tuyệt vọng nhất, người bạn gái cùng lớp dúi cho Hà mẩu giấy con, nháy mắt cười:

“Sướng nhé, có thơ tình của chàng nhờ tôi chuyển cho bồ này!”

Hà mở vội mảnh giấy có ghi vài giòng chữ quen thuộc: “Hà ráng đến Westin Hotel của thành phố X, cách đây chỉ 50 dặm. Anh mướn sẵn phòng rồi. Mình sẽ đi thật xa khỏi nơi đây. Hẹn gặp Hà đêm nay. Yêu Khỉ-con”. Hà cầm lá thư, rộn rã hy vọng. Về đến nhà, Hà giúp mẹ làm bếp xong, cô thủ thỉ với mẹ:

“Mẹ cho con ra thư viện mượn sách. Chỉ chừng nửa tiếng thôi. Con cần viết bài khảo cứu. Kỳ này bài làm kém, con bị trường đuổi học mất.”

Mẹ Hà mềm lòng:

“Mẹ mở cửa bếp cho. Nhớ về lẹ. Bố không biết thì đỡ mất công giải thích con ạ!”

Hà lên phòng lấy túi xách. Dồn ít quần áo, giấy tờ. Cô ào ra khỏi nhà như một cơn lốc. Hơn một tiếng đồng hồ sau, cô chễm chệ ngồi trong chiếc ghế bành êm ái của khách sạn Westin. Tên bồi phòng lăng xăng bưng đồ ăn, nước uống lên cho Hà. Hắn nói, Cô cần gì cứ kêu tôi, ông “Thomas” đã trả tiền hậu hĩ trước rồi! Hà chả buồn ăn, cô chỉ mong gặp lại người đàn ông đã dìu cô vào một thế giới đàn bà tràn ngập màu sắc huyền ảo.

Chờ đến hai giờ sáng, Hà vẫn chưa thấy Thành tới. Cô sốt ruột quay quắt! Ba giờ, Hà không chờ được nữa. Cô rời khách sạn. Mướn tắc xi chạy về nhà Thành. Ðứng ngoài đường nhìn vào, Hà thấy trong nhà tấp nập người. Cô bất chấp tất cả, chạy vội vào trong. Bố mẹ đứng gần cửa, giữ cô lại:

“Chú Thành vừa mất trong tai nạn xe hơi cách đây mấy tiếng đồng hồ. Nhân chứng bảo có lẽ chú lái xe lúc mệt mỏi nên ngủ gục. Hy vọng chú đi không đau đớn!”

Khuôn mặt Hà tái nhợt. Cổ họng nghẹn như bị ai dùng dây thừng quấn thật chặt. Nước mắt Hà đông cứng. Cô đứng chơ vơ. Chung quanh, không gian và thời gian hoàn toàn ngưng trệ.

Ðám tang chú Thành, Hà không nhỏ một giọt lệ. Cô chỉ thấy đau từ chân tóc đến từng mạch máu li ti. Và lạnh, lạnh như có những cơn gió lồng lộng thổi qua cửa ngõ mở thông thống tan hoang. Chú Thành ơi, vì ai mà chú tử nạn?
oOo

Mười năm, hai mươi năm… Mỗi khi đến Tết Âm lịch, nghĩa trang Restland lại có một thiếu phụ mặc áo dài đen, đặt một bó hồng nhung rực thắm lên mộ người tình. Lặng lẽ khóc…

***Cho KTrang***

Leave a Reply

Your email address will not be published.