Tình Yêu Vĩnh Cửu…

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

(Hình có tính cách tượng trưng thôi…)

Ta về thăm lại H.A

Người xưa còn đó, bóng nàng tìm đâu?

Ngẩn ngơ chân bước qua cầu

Thức trong kỷ niệm, hoa ngâu vỡ oà…

Người đi ngắt một cành hoa.

Ta về ngắt một chuyện là… tương tư…

(Trích bài ta về cùng tác giả)

Thanh Phượng vừa ngủ dậy. Cô hé nhìn bên khung cửa một bình minh thật đẹp, cô xếp mền cho có xếp, và cô đi nhanh súc miệng… Cô làm vệ sinh cá nhân, rồi Thanh Phượng loay hoay đi vào phòng mình, cô lại tìm bộ đồ mặc cho sáng sủa hơn, cô thay một cách chầm chậm cho bộ đồ đang mặc ngủ trong người. Thanh Phượng tự lo pha một ly sữa uống. Xong, cô kiểm tra một ít dụng cụ mang theo ra đường… Như một dự định đã có hôm qua…

Thanh Phượng đến nhà người bạn Minh Ngọc, qua một cái đồi nhỏ không xa nhà cô lắm, chừng một phần hai cây số. Nơi đó Yến Nhi cũng đã đến. Cả ba đứa chuẩn bị làm lồng đèn. Phải nói thêm nhà của Minh Ngọc ba mẹ cô làm nông nghiệp, vườn tược đẹp, vườn mãng cầu riêng, và vườn cây ăn trái đủ thứ, sát chung quanh nhà. Nhà của Thanh Phượng cũng làm nông nhưng vườn điều ở xa căn nhà, vườn tràm cây, vườn coffee cũng khá xa nhà luôn. Còn nhà Yến Nhi thì ba má là giáo viên nên họ theo cất trên các rẻo đất cao, nơi đó có nhiều nhà san sát, chỉ trồng một vài cây cảnh, không trồng được nhiều cây ăn trái, vì đất thiếu, thiếu nước, thiếu nhiều chất, nhiều thứ…

Nên lúc nào rảnh, hay làm gì cho công việc học sinh của nhóm, học tập chung giải toán, đọc văn, xem truyện, thì ba đứa (Thanh Phượng, Minh Ngọc, Yến Nhi) cũng hay tụ về nhà Minh Ngọc làm, rồi sau đó họ vui chơi. Cả ba ưa nắn đất sét công nghệ tạo thành, thành nồi niêu xoong chảo, muổng đĩa, ly tách, bình rổ, Hay hình thù các con vật chó, mèo, gà lợn, ngỗng ngang, chim chích. v.v… Nhất là làm thủ công, cắt dán chữ, cắt dán bông hoa, cắt dán hình nhà mới lạ.(kiểu nhà- models). Cả ba “nàng” học hỏi lẫn nhau. Hoặc họ học thêm để làm khéo đôi tay mình, cho một cái gì đó ra hồn. Xong cả ba chuyện trò, ca hát vãn… Cũng có khi ra vườn tìm kiếm cút bắt v.v…

Ba đứa thân nhau như bóng với hình, và yêu thích với công việc. Hôm nay đến, ba đứa làm lồng đèn ngôi sao, có khung sẵn, do ba của Minh Ngọc đã làm cho rồi.

Thanh Phượng làm lồng đèn bằng màu vàng. Minh Ngọc thì chọn màu xanh, Yến Nhi chọn màu đỏ chói.

(Cả ba còn làm chung một cái lớn, cỡ khổ kích lớn, gồm là nhiều màu phối họp nữa…)

Chiếc lồng đèn cá nhân của Thanh Phượng hoàn tất rất là đẹp. Hai bạn Minh Ngọc, Yến Nhi đều mê thích cái lồng đèn của Thanh Phượng làm nhất, vì độ căng giấy bóng nơi lồng đèn mặt phẳng, và các góc Thanh Phượng làm rất tuyệt, mặt phẳng ở phía nào vẫn không dung dư, ở góc thì bốn bên không bị thừa thãi đụn nhàu, gấp gãy… Thanh Phượng người tập trung nhất công việc, vừa là cô bạn làm chăm chỉ trong ba người. Lại là người có năng khiếu thẩm mỹ thiên bẩm nữa, nên thành tích của Phượng bao giờ cũng ăn đứt hai bạn là một điều đương nhiên. Hi hi. Hai nàng Minh Ngọc, Yến Nhi có cố gắng mấy, cẩn thận mấy cũng không thể về trước được, giải nhì, ba là ngon rồi, không thể vượt trội như Thanh Phượng được. Giải thưởng số một, luôn dành riêng cho “cô nàng” Thanh Phượng.

Hai nàng Minh Ngọc, Yến Nhi đều biết bẩm sinh của mình kém, thiếu hai kỷ năng trên, thôi đành đứng sau vị trí cô bạn cũng OK. Mình đâu thể nào oán trách ai được…

Còn lồng đèn chung thì có sự gánh vác làm chung, khâu cắt giấy kiếng bóng cánh sao, bôi keo hồ thì Minh Ngọc, Yến Nhi làm, Thanh Phượng là đảm trách dán giấy bóng vào khung, cô căng ra cho thật đều, canh phẳng các góc hơn. Đôi lúc Minh Ngọc muốn tiếp sức phụ đặt giấy bóng lên, nhưng căng góc sít sao rồi ịn xuống đúng vào nền khuôn, Thanh Phượng vẫn luôn luôn hỗ trợ! Thanh Phượng kiểm tra đi vào cái bước cuối cùng, nhìn ngắm thêm, phải trải rộng làm đều đẹp các mặt phẳng như ý, các góc không bị nhúm đụn nhàu dồn, hoặc khó coi… Những yêu cầu lớn là Thanh Phượng làm thay cho hai bạn.  Hai nàng công chúa kia lo những chuyện khác: kiếm kéo thích hợp, đưa dây buộc, tìm kẽm đúng cách, đưa tơ nối, hay thiếu vật liệu chi, đưa hồ keo tới, kiếm màu sắc thay. Hay Thanh Phượng muốn sửa đổi, thêm bớt, cần điều chi tủn mủn phụ v.v… thì Yến Nhi, Minh Ngọc tiếp sức, hai nàng đưa lẹ làng…

Cả ba hoàn thành với ba tác phẩm thủ công riêng, rồi chiếc lồng đèn ngôi sao làm chung cũng xong sau đó. Cả ba đứa vui lắm, nhìn ngắm, họ tươi thích, mê cười giỡn ra trò… Rồi ba nàng phải dọn dẹp, để treo lồng đèn lên, thắp đèn bên trong mà ngắm kỹ thêm nữa… Trong lòng họ vui hơn ăn tiệc. Cả ba “công chúa” hân hoan, vui hát hò, giải trí…

Minh Ngọc, Yến Nhi vui vẻ đề nghị. Minh Ngọc nói trước, nhìn hai nàng:

– Trời ơi hơn tiếng đồng hồ mới xong, giờ xong rồi đó. Ăn mừng hoan hỉ đi. Chúng ta hát đi Phượng…

– Ô hay thục nữ có tài nha Thanh Phượng. Hát đi Phượng yêu. Yến Nhi bảo thêm.

– Hát thôi có gì sợ ta? Thanh Phượng như nắm bắt ý hai bạn, cô thẳng hơi nhưng e lệ trả lời thế.

– Ừ thì làm liền đi Phượng. Yến Nhi nhìn Phượng bảo thêm.

– Sure thôi. Mình cũng thích hát mà.

– Ê để tao lấy nước, cả ba uống đã mới có hơi chứ… Minh Ngọc đưa tay trỏ gát lên miệng nơi nhơn trung, như làm dấu mình có quyền một sáng kiến.

– Phải rồi đó. “Khách tới nhà không gà thì vịt” Mày đãi nước không, như thế là keo Minh Ngọc ơi.

– Mấy món đó là phải nói trước chứ lị? Thưa hai nàng đừng quá khắc khe. Hihi.

Minh Ngọc nhìn bạn trả lời, nhưng đó là câu hỏi thắc mắc mới của nàng cho vui.

– Nhi giỡn chơi thôi mà. Lát nữa ra vườn kiếm trái cây ăn là nhất rồi. Yến Nhi bảo thế nhìn hai bạn Minh Ngọc và Thanh Phượng đứng đó.

Thanh Phượng nghe triết lý trẻ con của hai nàng kia. Nàng thì làm thinh. Mà sự thật Thanh Phương bao giờ cũng ít nói hơn hai nàng kia. Chắc Phượng nhường phần nói cho hai bạn nhiều hơn mình!

Minh Ngọc đem ba ly nước rót ra mời bạn. Cả ba bưng lên uống đều một lượt và bỏ ly xuống một lượt, như từng tập dợt đẹp.

Minh Ngọc bảo:

– Đề nghị Thanh Phương xuất phát đi. Uống nước lấy hơi rồi đó.

– Đúng vậy. Thanh Phượng cất tiếng ca đi. Thanh Phượng có nhiều cái nhất, thì hát cũng trước nhất đi. Nào… Yến Nhi bảo.

– Lúc nào Thanh Phượng cũng bị ép nha. Thanh Phượng cười phản ứng nhẹ.

– Ưu tiên chứ ép gì? Minh Ngọc nhìn bạn Phượng, cô nói thế và nhướng đôi chong mày xanh đậm của mình thêm rõ rệt.

– Được thôi… nhưng hát bài nào ta?

– Tự do chọn lựa theo ý mình đi. Yến Nhi bảo.

Thanh Phượng hát bài Nhạt Nắng nghen.

Hai bạn gật đầu. (Xin chép bài hát vào đây cho các bạn đọc thưởng thức lời ca từ hay)

Lời bài hát Nhạt Nắng

Tôi thương miền quê… nhớ hoàng hôn trên đất xưa

Nghe… tiếng tiêu mơ màng chiều hè

Tôi… yêu người xưa… áo nâu hương duyên thật thà

Đời… mặn nồng hồng lên đôi má

Nhưng thôi giờ đây… nắng tàn phai trên khóm tre

Bao… áng mây bên trời mịt mờ

Thương… ai nhạt môi

Mắt sâu lắng như đêm dài

Đời… cần lao khoác lên mình trai

Điệp khúc:

Hoàng… hôn phai nắng

Chân… trời xa vắng

Còn… đâu tiếng tiêu buông

Chiều… tà mênh mang

Thoáng… bên đồi nương

Có… tiếng ai thở than

Tôi thương làng xưa… mái nghèo không manh liếp che

Tia… nắng phai mau ngoài đầu hè

Tôi… thương miền quê

Khóm tre… xác xơ tiêu điều

Người… buồn u uất ôm tình sâu.

Hát xong Minh Ngọc và Yến Nhi lần lượt bảo:

– Hát hay nhưng bài buồn quá Phượng. Minh Ngọc nói.

– Đúng rồi hay nhưng buồn quá Phượng ơi. Yến Nhi bảo.

– Bài ca buồn thì hát buồn thôi. Hihi. Thanh Phượng đi lại, vẻ tự nhiên cười cười trả lời.

Phượng hát hay nhất, đề nghị mi hát lại một bản nữa rồi tới hai tao. Yến Nhi bảo nữa. Nàng để lộ chiếc răng khễnh và đôi môi đỏ chót nổi bật. Làm hai bạn cũng muốn nhìn Yến Nhi nói quá đấy chứ.

– Thôi phải công bằng mỗi đứa hát đi, rồi tao hát bài khác. Phượng thì có chiếc mũi cao thẳng và đôi mắt tuyệt vời, khi buồn, vui, giận, hờn, hay trách cứ ai gì đó. Nàng cũng khó gây sự phiền phức cho ai nhìn mình. Nói cách khác hơn. Phượng thể hiện chi ai nhìn cũng hút mắt, yêu kiều từ nơi nàng toát ra.

– Không Phượng hát hay nhất nên hát hai bài liền đi Phượng, tụi này sẽ có hứng, hát sau. Minh Ngọc hưởng ứng theo lời nói “phe ta” của Yến Nhi.

– Ép nha? Không được nha. Ép hoài vậy sao? “Ép dầu ép mở ai nở ép ca” Hi hi.

– Hát đi mà năn nỉ đó. Nên nghĩ ưu tiên đó chứ ép gì Phượng, “lẹ lẹ dùm” Ca sĩ nổi danh hơn, người đẹp hơn thì phải hát nhiều hơn thôi. “Mắc cỡ chi không lẹ, lẹ dùm” hè hè…

– Thôi được tao hát xong có thưởng nghen, nhưng hát bài gì?

– Mày cứ tự thích đi, cho mày tự do cảm xúc chứ? Yến Nhi bảo ngọt.

– Được tao thích bài Lòng Mẹ.

– Trời ơi buồn nữa. Chết luôn! Cũng Yến Nhi nói.

– Vậy sao bảo tao tự chọn và tự thích? Xí trời ơi…

– Ừ được rồi ca đi, nói mãi phí thời gian hè. Minh Ngọc như muốn gút chuyện.

– Khổ nè. “Giục tất bất đạt” hai bạn ơi?

– Phượng nói thế, nhưng rồi tằng hắng, lấy giọng ca liền, Bài Lòng Mẹ.

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,

Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,

Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.

Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.

Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.

Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ….

Thanh Phượng ca đến hết bài.

Thanh Phương, đúng cũng là người có giọng ca hay nhất trong ba nàng “tổ ba ba”này.

Sau đó hai nàng Minh Ngọc và Yến Nhi ca hai bản. Cuối cùng họ họp ca một bản “ Sơn Tinh Thủy Tinh- Nhớ thuở xưa non nước Âu lạc thái bình có cô Mỹ Nương tuổi vừa lên đôi tám xinh như…” Họ hát thật vui nhộn, chân tình, tha thiết. Rồi cả ba tuôn ra vườn chơi… Cả ba ưa me, và ổi nhiều nhất, nên họ đi hái, rứt hai thứ này vô nhà làm muối ớt, họ chấm ăn chua, cay ngọt hít hà… Cuộc chơi cả ba tự nhiên, nhưng vốn như hình thành lên lâu rồi!

Một nề nếp thật dễ thương …!

***

Một sáng chủ nhật khác cũng vậy. Ngủ dậy Thanh Phượng cũng hé cửa nhìn, bình minh mới lên cũng đẹp vậy. Cô lại thích viết lá thư để cho ba coi trên bàn mấy lời. Cô cho đó là “bài văn nhỏ của viết thư, tập sự văn chương mình” Xong cô xếp mền, gối, lại cho gọn gàng. Thanh Phượng vẫn thay đồ ngủ như khi nào, rồi tự làm sữa uống, rồi cũng mang theo sách vở, băng đồi đến nhà Minh Ngọc nữa. Những ngày nghỉ ba đứa hay tập trung ở đó. Tùy theo mỗi bữa, học và chơi đôi lúc khác nhau một tý.

Có khi bắt dế, tìm hoa, học hát, đọc sách, làm thủ công v.v…Ở một nơi nào đó. Cũng từ nhà Minh Ngọc hội ngộ rồi ra đi. Cần nói thêm Minh Ngọc và Yến Nhi cha mẹ còn rất trẻ chỉ có mỗi một mình chúng. Minh Ngọc Yến Nhi chẳng có chị em chi cả. Còn Thanh Phượng có chị. Cha mẹ Thanh Phượng thì lớn tuổi hơn cha mẹ của hai bạn kia chút đỉnh. Nhưng Thanh Phượng mất mẹ ruột sớm. Nàng ở với mẹ sau. Bỡi ba Vỹ lấy vợ thêm. Thanh Phượng có một người chị ruột tên là Thanh Vy, hơn Phượng 7 tuổi. Chị Thanh Vy có chồng khi tuổi 17. Giờ chị đã 19… Chị ở xa tận thành phố…

Mỗi lần như mọi lần. Ba của Thanh Phượng ngủ với Túy Huê mẹ sau, lúc nào ba cũng dậy sớm hơn… Trước hết ông đi pha coffee cho mình, và pha cho vợ Túy Huê để sẵn. Sau đó ông đi coi lại mùng, mền, gối, chăn, của Thanh Phượng, và xếp lại. Nếu chưa ngay thẳng chỉnh chu, ông phá ra, tự đem xếp lại lần nữa. Ông cưng Thanh Phượng, chưa bao giờ la nàng “tiên con” này một lần. Ông luôn đi rửa chén bát qua đêm. Nếu ai ăn khuya chưa rửa… Và ông rửa ly tách Thanh Phượng mới uống còn để đó. Ông lo đi quét dọn nhà, bằng chổi đót nhẹ nhàng, trong nhà gạch sang, loáng in bóng người. Đôi khi ông lau bàn ghế bằng chổi lông gà, hoặc lông tơ sợi công nghệ, nhiều kiểu khác v.v…

Sau đó nửa tiếng vợ Túy Huê ông mới dậy. Túy Huê có thói quen dậy là đi nhìn ông chồng Vỹ trước, nhìn sơ qua rồi Túy Huê mới đi súc miệng làm vệ sinh cá nhân.

Trang điểm xong buổi sáng, Túy Huê ưng ý ngắm mình trong gương. (Sáng nào cũng thế) Rồi nàng mới ra mắng móc chồng, trách chồng Vỹ:

– Anh lúc nào cũng làm thay cho con Thanh Phượng. Để nó làm chứ. Bộ anh sợ nó làm hư bàn tay đẹp? Anh sợ bể gãy hư móng tay, của con nhà giàu hay sao anh nhỉ? Mà anh cứ lo đi rửa chén, nhà cửa cũng vậy. Anh cứ lo… Anh mãi đi quét bụi… Thiệt tình anh?

Trần Vỹ đưa mắt nhìn vợ chưa nói gì.

Túy Huê như nóng máy bảo tiếp:

– Mùng, mền, chăn gối, 12 tuổi rồi không biết xếp ngay ngắn… Là làm sao vậy anh? Cưng quá chỉ là tổ hư mất thôi.

Ba Thanh Phượng chưa biết nói gì, chưa kịp nói gì. Túy Huê như cứ sang sảng được nước. Nàng bảo thêm:

– Anh Trần Vỹ làm riết em coi không được. Bộ anh muốn để nó sướng hư thân, cỡ đó chắc… chỉ lấy chồng làm công chúa, hay sẽ quyền tước chi thôi, nên ngại sờ mó công việc…?

– Nó còn nhỏ mà em.  Nó tự pha sữa uống được rồi.

– Trời ơi 12 tuổi pha sữa uống mà khen. Hết biết kiểu anh khen luôn.

– Anh cưới em là để lo cho nó, vì còn nhỏ đó thôi. Em phải biết… Đừng sanh nạnh con anh…

– Như vậy anh lấy em về hầu hạ cha con anh đấy?

– Không phải vậy, nhưng em nên thương nó. Như con ruột đi…

– Hứ nói cách nào rồi anh cũng binh cả. Nếu anh muốn ý anh, thì thôi em đi, bỏ em đi cũng được vậy…

Ba Thanh Phượng Trần Vỹ làm thinh. Trong tâm trạng buồn. Ông tiếp tục rửa chén thay vợ. Túy Huê đi uống coffee mới sáng… Và nàng chuẩn bị đi lễ như mỗi chủ nhật…

Ba Trần Vỹ tiếp tục dọn dẹp rửa hết chén bát, nồi niêu, xoong chảo cho sạch đẹp. Ông lại tự nhiên nhớ đến vợ ông Thanh Hằng ngày trước… Mỗi lần cãi cọ chút đỉnh với Túy Huê là Trần Vỹ lại nhớ vợ trước vô cùng.

Trước khi mất vợ ông còn bảo:

– Anh nên cưới vợ để lo cho hai con, nhất là Thanh Phượng còn nhỏ lắm.

– Anh thật sự không muốn.

– Khi ăn ở với nhau. Em còn sống thì mong anh yêu em và thủy chung. Nhưng nếu như số trời định, em chết đi sớm, thì anh nên lấy vợ… Cho anh nương nhờ cuộc đời sớm hôm… Và người vợ sau sẽ nghe lời anh, đỡ đần cho con em, con chúng ta…

Vợ Thanh Hằng ông chết bất đắt kỳ tử, do ăn nấm ngộ độc mà chết vô tình. Nhưng trước sự lìa đời nàng đã soãi nói lên được những điều đó… Người vợ mà ông yêu thương nhất, lại không thể cùng sống trọn đời. Một sự đẹp đẽ của tình yêu trở nên mong manh và ưa gãy đổ…

Vợ ông, Thanh Hằng đã ra đi bỏ lại cho ông hai đứa khi Thanh Vy mới 13, Thanh Phượng mới lên 6.

Nguyên nhân là khi hai vợ chồng đi làm rẫy, đúng ra ông làm chứ Thanh Hằng chỉ đi cùng ông ra thăm chơi thôi. (Thanh Hằng lo nội trợ, chăm con, nàng lo dọn dẹp nhà cửa gia đình, sạch sẽ gọn gàng, nấu cơm nước chồng con ăn ngon, chăm dạy hai con học hành siêng, vâng lời lễ phép thôi. Trần Vỹ chỉ yêu cầu nàng bấy nhiêu)  Hôm đó nàng theo chồng đến vườn tược rẫy, nghe chim chóc hót, thấy có một vài cây nấm mối, đang mọc trong vườn đẹp, lại ăn được chưa tàn. Thanh Hằng  thấy ham quá, xin chồng nhổ lấy trên tay, nàng nhổ nhầm một vài cây nấm khác bên cạnh, nàng không biết. Thế rồi nàng đem về rửa sạch để nấu. Đến khi nếm mùi vị thử. Thanh Hằng đưa lên miệng dùng một thìa nhỏ, sau đó bị ngộ độc, chết không kịp cứu. Con chó Cũn có biết nó sua sủa ngăn cản, khi nó nghe mùi chẳng lành nhưng hỡi ơi đã muộn… Thanh Hằng dùng nhanh quá, một chút nước vào đường ruột, vào cơ thể của nàng…. Chất độc đâu cần nhiều, một chút thôi, mà hủy hoại cơ thể nàng mau lệ không trở tay kịp. Độc tố nấm không dùng ăn được là kinh khủng như thế! Phần còn lại, con chó dùng mõm cùng hai chân trước nó na đi, nó ôm tha cái nồi bỏ tận phía sau. Vì nó cảnh báo cho biết nguyên nhân, và nó muốn cấm đoán không ai được ăn …

Con chó buồn tênh, vì nó hư không cứu được chủ. Nó thất vọng, nhịn ăn chết theo cùng cô chủ, vợ ông Vỹ, cách nhau có một tuần…

Ông đang làm việc, Trần Vỹ nghĩ sự ra đi của vợ bất đắc kỳ tử bị ngộ độc, cùng con chó trung thành mà lòng ông vẫn còn đau nhói…

Sau một hồi vợ Túy Huê bảo Trần Vỹ đi lễ.

Ông đáp:

– Anh bận chút việc lo cho rẫy bom thuốc sung sức cho cây ra hoa em à.

– Hãy để mọi sự lo lắng cho ngài.

– Anh sống theo thuyết nhân quả. Ngài lo lắng cho ta, không có nghĩa là ngài làm cho ta, mà chính ta phải làm lấy. Ta hưởng được phước. Là do chính ta đã tạo ra nhân trước đó.

– Anh nói thế thì vợ anh Thanh Hằng đã làm gì ác độc chăng? Nên cuộc đời bị tước đoạt sớm.

– Em đừng ăn nói vi phạm vậy Túy Huê?

– Thì ý anh mới vừa bảo.

– Trên trái đất này biết bao kẻ chết oan, hay hàm oan bỡi số phận họ mong manh, và có nhiều căn nguyên nhiều kiếp, nhiều đời, nhiều khê mình không thể lý giải hết được. Em không nên nói càn. Và hỗn với người đã khuất. Đương nhiên là Thanh Hằng hiền thục rồi.

– Thôi em không tranh cãi với anh, bỡi mỗi người, mỗi cách nhìn. Mỗi tôn giáo giải thích, nguồn gốc sự sống cái chết không bao giờ giống nhau. Bây giờ em chỉ muốn anh đi thánh lễ thôi. Được không?

– Anh không đi được. Em cứ đi đi. Anh đã nói anh bận thì em cứ nghe đi đã. Anh ở nhà có việc riêng thế thôi.

– Thôi được. Em vẫn tôn trọng quyền tự do chọn của anh. Em đi một mình cũng được không sao đâu.

Nói xong Túy Huê trang điểm thêm cho xong, nàng chọn mặc áo dài tề chỉnh lấy xe motocycle ra lái để đi lễ theo ý mình.

Trần Vỹ thì ở nhà chuẩn bị vào rẫy… Lòng anh buâng quơ rỗng không. Nhưng thiệt ra anh đang nghĩ nhiều thứ…

Lái xe đi một mình. Đi một đoạn giữa đường chưa tới nhà thờ. Túy Huê nghĩ lại buồn cho chính mình, có chồng mà cứ đi lễ cô lẻ phần nhiều, nên cô đổi ý quay về tìm cách. Túy Huê muốn về năn nỉ Trần Vỹ cùng đi…

Nàng cho xe chạy ngược lại, nàng vào sân, xuống xe tìm chồng và bảo. Khi Trần Vỹ tay, lưng chàng đang chọn đồ, chuẩn bị mang dụng cụ nghề vào rẫy…

Bị Túy Huê bảo:

– Anh ơi em chẳng muốn đi một mình đâu. Có chồng như thế là chẳng đáng chi cả, buồn quá hè anh? Anh phải đi với em đi chứ? Rồi về em cùng anh vô rẫy vui hơn.

– Anh đã chuẩn bị vô rẫy rồi mà. Thiếu gì người họ đi thiếu vợ hoặc thiếu chồng, một vài khi vì công việc bận khẩn, hay lý do nào đó đâu có sao em…?

– Không em không chịu. Anh cưới em không một ân huệ cho em chi cả. Vậy em lấy để làm gì? Một yêu cầu nhỏ nhất, anh cũng không công bằng cho em, không cho em niềm vui…

Im một chút như để lấy hơi… Túy Huê bảo tiếp:
– Trái tim anh sao lại hóa đá với em như vậy. Anh ác ôn với em quá thì thôi … Anh nghĩ lại đi… Em đâu xấu xa gì? Em đâu dở mả gì? Anh lại coi thường ra quá mất…

Trần Vỹ làm thinh. Túy Huê giục:

– Anh đi với em đi. Sao anh nỡ nguội, đối xử như tảng băng với em, thì cưới em để làm gì?

Im lặng nghĩ một tý Trần Vỹ nói:

– Thôi được anh đi với em, rồi về anh vô rẫy. Được không?

– Thì được chứ. Em sẽ đi vô rẫy cùng anh. Anh ít cho em vô rẫy. Mặt hàng em làm rèm cửa, rèm buông của em lúc này, tháng nay cũng lơi rồi mà…

– Ừa được nếu em muốn… Trần Vỹ nói một cách lưỡng lự trong lòng, chàng như không hưởng ứng sôi nổi mấy.

Hai người lại đi lễ chung. Nhà thờ cách nhà Trần Vỹ chừng độ hai cây số. Anh thay đồ lại, ăn mặc tề chỉnh đẹp trai và lái xe chở vợ Túy Huê đi…

Họ vào làm lễ chung với nhiều người khoảng 40 people hơn nơi đó. Xong lễ Trần Vỹ lại lái xe đưa vợ về. Anh thay đồ khẩn trương đi lao động, chuẩn bị vào rẫy. Lưng anh chuẩn bị mang ba lô đi.

Túy Huê lại đổi ý bảo:

– Thôi hôm nào mình đi anh, hôm nay ta nghỉ ở nhà cho trọn ngày của thánh lễ chủ nhật đi.

– Anh cần vào rẫy vườn hôm nay.

– Anh ở nhà, em muốn nói chuyện với anh hôm nay một điều…

– Em muốn nói điều gì? Trần Vỹ vẫn còn mang ba lô trên vai mà hỏi.

– Chúng ta có thể bán nhà vào thành phố sống, nghề em ở thành phố phát triển hơn. Ở quê rèm, màn họ ít yêu cầu, ít chuộng quý… Anh thấy đó. Đa phần họ tiện tặn, ít chưng diện cho nhà cửa…

– Nhưng anh vốn thích sống quê từ lâu. Anh không thể nghe theo em được nhé. Túy Huê em? Với lại nghề gì mình cũng cần nâng đỡ, ý thức họ lên dần dần. Họ làm quen dần dần. Và anh không đặt nặng nơi em, phải làm ra tiền bạc nhiều…

Tự nhiên Vỹ lại tháo ba lô trên vai để xuống nơi ghế gần đó. Anh như muốn lắng nghe những gì Túy Huê bảo với anh. Và anh đã trả lời với nàng.

– Nhưng hôm nay anh ở nhà với em được chứ? Túy Huê lại mạnh dạn bảo thế.

Trần Vỹ dịu dàng mà trả lời:

– Cũng được thôi. Nhưng anh vốn không ở không? Nếu mình đang muốn đầu tư cho một cái gì đó ngẫu hứng. Lại càng phải tranh thủ thời gian…

– Ý anh là.

– Anh vẫn ở nhà với em. Nhưng em cứ nghe nhạc, đọc tiểu thuyết. Hay xem luận đề nào đó em thích. Anh muốn vẽ tranh. Vì bức tranh còn đang dở dang tuần trước… Anh cần vẽ nó. Anh thật sự muốn tranh thủ.

– Cha con anh hết đàn hát lại làm thơ văn, hết thơ văn lại vẽ tranh. Thật đáng ngưỡng mộ, nhưng anh làm riết thì không hạp lắm với em…

– Phải khác một chút, và bổ sung nhau cũng là hay thôi mà em. Giống nhau hết cũng là một niềm hạnh phúc tràn trề. Nhưng ở đời khó kiếm được như vậy.

– Thôi anh lý luận quá, em chẳng muốn hiểu. Đủ rồi anh vẽ viết làm gì đi. Em coi lại mấy phần rèm cửa, rồi đi đọc tiểu thuyết còn thích hơn nói chuyện với anh. Anh nói chuyện với em khô khốc như là cơm thiếu nước… Khó nuốt thí mồ…

– Em quá nhiều yêu sách… Anh đã nhường cho em sáng nay…

– Thôi được rồi. Yêu sách mà anh có làm được ý em đâu?

Trần Vỹ không biết có nghe hay không, anh lại đi lấy bút, cọ ra vẽ tranh, như không để ý đến nhiều câu nói lải nhải của Túy Huê nữa.

***

Hôm đó, vẫn một hôm có dịp Trần Vỹ tập cho con Thanh Phượng hát, anh đánh đàn. Nhà anh khấm khá, anh sắm đủ thứ tiện nghi cha con anh thích, nhiều loại đàn. Vì Thanh Phượng có năng khiếu văn sĩ và cả ca sĩ. Anh nghĩ… Trần Vỹ lúc nào cũng thương con, chiều con. Anh hay đọc những bài văn miêu tả của Thanh Phượng viết. Anh rất biết, hiểu. Anh lấy làm cảm động cho con bé. Mà chính anh cũng có hai năng khiếu đó. Thanh Phượng thì mặt mày giống mẹ hơn, đức hạnh cũng giống sát mẹ. Hiền thục và thánh thiện, nhưng năng khiếu lại học hệt từ cha Trần Vỹ.

Thấy thế, đợi cho Thanh Phượng đi rồi. Túy Huê bảo:

– Anh cứ thương con Thanh Phượng, chiều theo ý nó.  Có ngày nó sẽ hư mất… Thấy cha con anh, tôi phát chán…

– Xin em đừng đem lòng đố kỵ. Hãy để cho cha con tôi có niềm vui thú với năng khiếu. Đó là những môn nghệ thuật giá trị. Nếu em không bằng lòng thì chúng ta phải xa nhau còn hơn… Anh như chịu hết nổi em phàn nàn vô lý đó nha Túy Huê…

– Anh đi cưới em, chứ em chưa năn nỉ nha? Anh Vỹ, anh đừng xài xễ em.

– Nhưng nếu như anh lầm, em lộn thì chúng ta giờ phải xa cách còn hơn. Im một tý Trần Vỹ nói tiếp hơi rất buồn:

– Thà anh cô đơn còn hơn. Khi em xinh đẹp mà cứ như món hàng không có hương…

– Thế nào là có hương?

– Tự em nghĩ lấy ra thôi.

– Em cũng chưa bao giờ ác độc với Thanh Phượng nha. Và em chưa bao giờ lấy của tiền anh, để đi làm hồi môn cho riêng mình mà?

– Túy Huê à tránh tranh cãi vô lý. Trong thâm tâm anh không phải không quý em, nhưng tánh tình em có chút gì đó thiếu sót. Em nên kiểm lại mình. “Lời thật hay nghịch nhĩ. Sự thật hay mất lòng” Em nên chín chắn lại hơn…

Nghĩ một tý. Trần Vỹ nhìn mặt Túy Huê anh nói thêm:
– Em phải tử tế khi nói chuyện với anh và phải thương lấy con anh, nhất là Thanh Phượng. Anh không muốn nói nhiều, nhưng anh mong em suy nghĩ lại cho thật chu đáo.

Tự nhiên Túy Huê thấy mình như sai, có phần hối hận cô bảo:

– Vâng em cố gắng hiểu ý anh, em sẽ cố gắng thôi…

– Được anh mong vậy.

Túy Huê không biết làm lành gì mau hơn, nàng đến bá vai chồng và nói:

– Ai biểu anh không dạy cho em hát chi. Tối ngày em cứ giao rèm màn cửa. Lụi hụi hoài với máy. Cắt may, may cắt máy hoài, nên buồn chán quá. Tha thứ cho em đi nha…

– Anh đâu có bắt em làm nhiều. Mà em cũng đâu có làm nhiều đâu mà gọi là lụi hụi.

– Làm thì sao, mà không lụi hụi kim chỉ anh chứ? Một chút vẫn phải kêu lụi hụi chứ.

– Tại em cứ phóng đại sự kiện sự việc, cứ nhẹ nhàng ung dung, vui vẻ với công việc, không đòi hỏi phải chạy đua. Cứ nghĩ đơn giản vậy mà em làm thôi.

– Em vẫn biết. Anh vẫn tốt nhiều thứ, nhưng em suy nghĩ lộn xộn… Em có nói gì u mê. Anh tha cho em đi anh, anh Trần Vỹ của em?

– Anh thì dễ tha thứ nhưng khó bỏ qua. À còn hát phải có năng khiếu. Tiếng nói em không khô cứng, nhưng em hát không có hơi… Khó mà hay…

– Em biết…

– Đừng nói xa em nha anh. Tối ngày cứ hăm xa em, xa em. Bộ không có chút tình cảm nào ưu ái cho em sao?

Trần Vỹ như mỉm cười miễn cưỡng bảo:

– Thì có chứ. Nhưng em làm anh buồn… vì em nông nổi…

– Vậy em xin lỗi. Nhưng anh đừng hăm em, có ngày em bỏ đi đó. Đừng ngồi khóc nha…

– Hihi? Haha. Trần Vĩ cười to hơn. Anh không biết nụ cười anh buồn hay tươi nữa đó. Song Túy Huê đã tháp tùng hôn, cắn lên nụ cười đó một cách rất nóng bỏng. Chàng rồi khó cưỡng được ân tình nàng vẫy gọi. Bỡi chàng Trần Vỹ cứng rắn, nhưng đâu phải không có con tim, không dễ lay động với người đã yêu mình…

***

 

Thắm thoát 4 năm trôi qua, ba đứa bạn bè, khôn lớn hơn.

Thanh Phương học nghề và giỏi đàn violon.

Minh Ngọc giỏi đàn tranh.

Yến Nhi giỏi thổi sáo.

Cả ba dẫn nhau đi chơi trên rừng, có một cái hồ, gần nơi sông chảy bên cạnh không to, nhưng đẹp. Ba đứa ngồi lại nơi các tảng đá nhìn hồ rộng mà làm thơ, chơi nhạc, đọc sách…

– Bây giờ tụi mình chơi một trò chơi. Cả ba cầu nguyện rồi tự ghi lên ước mơ, để gom chung lại một nơi.

Tự nhiên họ dứt hòa âm bản nhạc. Yến Nhi lại bảo thế. Minh Nguyệt và Thanh Phương đang nhìn bạn mình  Yến Nhi phát biểu.

Yến Nhi tiếp tục trải ý:

– Nè lấy cái quyển sách này làm chứng bỏ vào trong đó. Ba đứa được có quyền ký ước, đoán ý của hai bạn. Còn của mình là coi như không được đoán. Không cần nói về mình. Sau khui mở, sẽ biết ý của mình đã ghi rồi. Đứa nào nói trúng ý bạn, thì sẽ được giải thưởng. Tùy mình muốn tiền bạc một trăm, sách vở ba bộ. Giày dép ba đôi, mũ nón ba cái v. v…

– Vậy đi chơi cho vui, đàn hoài cũng ngán, đọc sách miết cũng nhàm. Vậy nha Thanh Phượng? Minh Ngọc hỏi nhìn Thanh Phượng.

– Được thôi. Thanh Phượng đáp.

– Vậy thì tiến hành hĩ? Yến Nhi bảo.

– OK.

Cả ba đứa tự mình lui vào một góc riêng để cầu nguyện riêng cho mình, nghĩ ra ghi vào ước muốn cá nhân, rồi ký tên. Sau đó vui vẻ vò lại bỏ vào giữa trang sách để chung kia.

Bước thứ hai là cả ba phát biểu ước đoán của mình về ước mơ của bạn. Không bắt buộc trúng lắm, hoặc sai cũng không đặt thành vấn đề. Chỉ là trò chơi cho vui… Vì ít ra họ cũng quan tâm tới giấc mơ của bạn, thế thôi… Trò chơi đại khái là như vậy.

Minh Ngọc lên tiếng đoán Phượng nè nghe đây.

– Lớn lên Thanh Phượng sẽ mong làm nhà văn và ca sĩ…

– Yến Nhi đoán Phượng sẽ mong xuất sắc trên một lĩnh vực và có tiếng tăm…

– Phượng đoán ước muốn của Minh Ngọc, sẽ được một người chồng yêu thương, với lại kỷ năng chơi đàn tranh tuyệt vời.

– Yến Nhi đoán Minh Ngọc sẽ thích đẹp gái, mong lúc nào cũng có nhiều người ngưỡng mộ yêu thích…

– Minh Ngọc đoán nghĩ Yến Nhi sẽ là người mong hoạt bát và làm ra tiền.

Phượng đoán Yến Nhi sẽ bất bại nếu có cuộc thi nào đó tổ chức. Hhih.

Ba đứa bắt đầu khui “ước mơ bí mật” từ ba tờ giấy vò bỏ trong trang sách kia.(Họ không biết là trong đó mỗi tờ ghi gì? nhưng dĩ nhiên là biết tờ, mảng giấy nào là của ai. Vì vỏn vẹn ba người bỏ vào trang sách, họ không cần trộn)

Minh Ngọc đọc của Thanh Phượng ghi:

– Thanh Phượng mong là một người trở nên phục vụ cho xã hội tốt… Ký tên Thanh Phượng.

Yến Nhi đọc của Minh Ngọc.

– Minh Ngọc ước mơ là người con hiếu thảo và làm vừa lòng nhiều người. Nhất là vị hôn phu. Ký tên Minh Ngọc

Phượng đọc của Yến Nhi.

– Yến Nhi ước mong trời ban phép tiên… ha ha. Ký tên Yến Nhi.

Cả ba đứa lắc đầu cười ngặt nghẽo ước muốn của Minh Ngọc ở phần cuối câu.

Mỗi người mỗi cảnh, mỗi hoa mỗi nhánh nhưng vui hĩ. Minh Ngọc bảo thế.

– Thì vui mới chơi trò chơi “ Tìm ước mơ bí mật chứ”

Cả hai Thanh Phương và Yến Nhi lần lượt nói như thế.

Sau đó họ lại chơi trò hòa tấu một bản nhạc, được tập dợt tự nhiên, để rồi giải trí một cách âm nhạc nữa… Một bài hát mang tên “Sơn tinh Thủy tinh…” Mà họ luôn ưa chuộng.

Nhớ thuở xưa non nước

 Âu lạc thái thái bình, thái bình

Có cô Mỹ Nương tuổi vừa lên đôi tám…

 Xinh như tiên nga.

Non  bồng dáng xinh.

Non bồng giáng xinh…

Họ hát và hòa tấu chung đến hết bài. Và sau nhất Minh Ngọc nói:

– Ồ có chuyện này. Hai bạn có nghe chưa?

– Chuyện gì?

– Chuyện lớn đó. Nghe này, ba đứa mình Thanh Phượng đẹp nhất, làm gì cũng đẹp nhất, hát cũng hay nhất, đoán gì cũng gần trúng nhất. Vậy nay mai có thi hoa khôi huyện, xin cử Thanh Phượng nha. Thanh Phượng sẽ hên nhất đó. Nghe đài phát thanh đã thông báo tin đó nha.

Thanh Phượng như đề nghị một câu hỏi:

– Vậy sao? Thanh Phượng chưa nghe thông báo?

– Mình có nghe. Yến Nhi gật đầu đáp.

Phượng bảo tiếp:

–  Vậy cả ba chúng ta đi… Thì nên đi thi hết đi.

– Chèn ơi. Cả ba mình đi thi? Trời ơi thì hóa ra dại sao? Như chiến đấu với bạn bè thân, không hay đâu? Đề nghị chỉ Thanh Phượng đi thôi. Minh Ngọc phân minh phải trái.

– Đúng đó. Tụi này sẽ cổ vũ. Bạn bè thì không nên tranh hơn thua nhau, sẽ ý nghĩa hơn. Hơn nữa mình và Minh Ngọc khó mà thắng. Tốt nhất chỉ để Thanh Phượng thi sẽ ý nghĩa nhiều mặt… Yến Nhi làm như thông thạo gút chuyện thi hoa khôi…

Sau đó họ chơi một màng ảo thuật. Lanh tay lẹ mắt.

Yến Nhi bỏ tiền trên tay sang qua, sớt lại 10- đến 12 vòng.

– Đó ai nói đúng.Tiền đang ở đâu? Haha. Đầu tiên nói đi ha ha.

Minh Ngọc nói: tiền nó ở bên tay phải.

Thanh Phượng nói: tiền nó ở bên tay trái.

– Minh Ngọc đoán sai nè. Thanh Phượng đoán đúng nè.Yến Nhi đã xòe bàn tay ra lấy chứng. Cả ba lại cười ha ha vui vẻ.

Đoán này là may cho Thanh Phượng. Nàng cố nói khác đi với Minh Ngọc. Chứ thật tình nàng khó thấy cái tay lanh lẹ của Yến Nhi đưa ra kéo lại bên nào. Rõ ra thì nó ở bên tay trái của Yến Nhi thôi.

-…

***

Mấy tháng sau cuộc thi hoa hậu thiếu niên diễn ra từ 14 đến15, 16. Hoa hậu đã dành về cho Thanh Phượng.

Thanh Phượng chẳng những đẹp mà trả lời hay nhất, dễ thương nhất. Khiến ban giám khảo, cả quan khách tham dự ai cũng thích. Họ quan tâm soi xét cho nàng dành lấy vương miện.

Câu hỏi cho Thanh Phượng là:

– Em nghĩ thế nào về tình yêu:

Thanh Phượng trả lời:

– Tình yêu là thiêng liêng, chỉ có hai người trong họ mới cảm nhận được tình yêu…

Nàng cười lưỡng lữ, thiên hạ vỗ tay.

Thanh Phượng cười mỉm nói tiếp:

Nhưng nếu tình yêu mất đi sẽ buồn lắm… Nhưng mất rồi thì thôi… Em xin trả lời em nghĩ tình yêu là như thế.

Cả giám khảo năm người, cùng khán giả tham dự vỗ tay không ngớt. Chẳng những họ ngồi vỗ tay mà đứng lên để biểu lộ sự quan tâm khuyến khích câu trả lời lý tưởng mà chân thành. Họ thầm khen câu nói ngắn nhưng hết sức ấn tượng. Như thế nàng chiến thắng, với ý tưởng tình yêu của thế giới quan, và chủ quan, riêng của nơi lòng mình nữa… Rồi đúng như thế cuộc thi đó Thanh Phượng dẫn đầu số điểm sắc đẹp, phong cách, tâm tưởng, ứng phó hay nhất…

***

Lê Lĩnh là nhà kiến trúc sư đi học rồi đi ra làm ở Nhật. Ba mẹ anh chết trong một tai nạn máy bay trong chuyến đi Mac-xơ-cơ-va về quan hệ buôn bán, làm ăn mậu dịch… Khi anh lên 10. Anh từ đó ở với chú ruột cùng ông bà nội ăn học thành tài… Anh là một người ăn chơi phóng khoáng, lịch duyệt nhưng chưa hề yêu ai. Anh lại về Việt Nam thăm gia đình ông bà nội… thăm chú, và thăm một người bạn lớn hơn tuổi anh, là Thái vũ- chồng của Thanh Vy, chị ruột của Thanh Phượng.

Cả ba người ngồi uống trà nói chuyện, đủ thứ về nước Nhật. Tại sao họ tiến bộ? Và vì sao nguyên tắc sống của người Nhật? Lê Lĩnh cung cấp thông tin và Thái Vũ cũng biết qua sách báo. Nhân hôm nay anh đến nhà Thái Vũ thăm chơi, vô tình anh thấy tấm lịch người con gái đẹp, mặc áo dài đội khăn đóng đẹp. Nụ cười thơ ngây. Lê Lĩnh ưa nhìn. Anh quyến luyến tấm hình treo. Rồi anh nhìn thấy hao hao giống Thanh Vy. Anh cố nhìn lại hồi lâu, anh hỏi Thanh Vy:

–  Chị Vũ, hình của ai làm lịch đẹp quá mà hao hao có vẻ giống chị ghê đi.

– Hình em gái tôi đó. Nó đoạt hoa khôi đợt thi nơi huyện của nhóm VHTT tổ chức đó, tìm kiếm sắc đẹp và tài năng đó…

– Vậy à cô đó đẹp quá, nhưng tài năng cô ta có gì thưa chị?

– Nó hát hay và biết viết văn khá, biết chơi đàn nữa đó. Ứng đáp câu hỏi dễ thương, hồn nhiên nên nó trúng nữa. Ban giám khảo chọn và khán giả yêu thích.

– Đối với em chỉ cần một sắc đẹp như thế đủ rồi.

– Nhưng có tài năng cũng vinh dự chứ?

– Tất nhiên… nhưng với em nghĩ không cần lắm. Nếu nói về hoa khôi hay hoa hậu…

– Sắc đẹp ít làm nên lịch sử, mà tài năng mới làm nên lịch sử Lê Lĩnh à.

Lê Lĩnh cười tế nhị gật đầu bảo:

– Đúng vậy. Nhưng em tỉ dụ thôi.

– Tôi hiểu ý chú, rộng lòng cho giai nhân… Thanh Vy nói và cười tươi nhìn vầng trán của Lê Lĩnh.

– Em về kỳ này làm thăm gia đình, thăm bạn bè ân nhân. Nhưng cũng muốn cưới vợ người Việt luôn đó. Anh Vũ chị Vy à.

– Vậy sao? Cả hai vợ chồng cùng hỏi một lượt.

– Hay là anh Thái Vũ và chị Vy giới thiệu cô này cho tôi đi. Nhìn hình duyên dáng, dễ thương quá mức.

– Cái đó là OK thôi. Nhưng quan trọng là chú và nó có rung cảm nhau, yêu nhau hay không chứ?

– Chị cứ giới thiệu cho em gặp. Nhưng cô có người yêu chưa em mới dám…

– Chắc chưa? Nó còn hồn nhiên trinh trắng và chưa yêu ai. Vừa mới qua 15.

– Ồ wow. Thế thì yêu muộn đó chứ. Nhưng em thích…

– Được tôi sẽ kêu nó lên đây để chú gặp ngắm thử nha.

– Còn gì bằng. Lê Lĩnh vén mái tóc trước trán đáp.

– Hình nó giờ khắp nơi đăng tải đó. Chú cứ vào google mà kiếm coi. Thanh Vy bảo vậy.

– Được em sẽ tìm.

Lê Lĩnh lấy ipac ra tìm liền, thấy lốc lốc hình người đẹp. Nhưng chàng đã bị hình Thanh Phượng nhốt đôi mắt chàng không lối thoát rồi…

Sau đó Lê Lĩnh và vợ chồng Thái Vũ uống trà tiếp… Cuối cùng họ có lắm vẻ vui mừng. Nên họ uống rượu champagne cognac thay đổi…

***

Thanh Phượng đã đi chơi với Lê Lĩnh khi nhận tin nhắn của anh chị và lên gấp. Đúng với giao kèo nơi anh chị:

– Em cứ đi chơi mở mang giao lưu chứ không có nghĩa là đi với nhau là buộc mình phải cột chặt với người đó, hoặc phải buộc đem lòng yêu mến họ…

– Em hiểu… Nhưng vì chị và anh giữ hứa thôi. Với em không cần kỷ sư đâu.

– Vâng chị hiểu… Thanh Vy trả lời.

Thế là sau đó Thanh Phượng lên nơi anh chị Thái Vũ, Thanh Vy đang sống tại thành phố NT. Cô được đi chơi với chàng Lê Lĩnh mời, nơi ở các khu giải trí cho khách du lịch… Và được ăn kem chung ngắm mây trời nơi thành phố NT…

Ba câu hỏi mà Lê Lĩnh hỏi Thanh Phượng là:

– Em có ước mơ gì lớn trong đời không? Thanh Phượng có thể cho anh biết. Con người ai cũng bắt đầu từ ước mơ mà em.

– Ước mơ thì nhiều lắm, nhưng biết đâu một điều cũng chẳng được. Cuộc sống đầy thác ghềnh, biến loạn lắm anh…

Lê Lĩnh cười anh nói tiếp:

– Đúng là em tư tưởng nhà văn lớn như trong các sách anh đọc. Nhưng… Em có biết ước mơ đẩy hành động ta đi nhanh và chiến thắng phần nhiều em ạ.

– Quan điểm bao giờ cũng nghịch chiều và vô lý song vẫn tồn tại anh à. Thanh Phượng nói và cười cười.

– Em lý luận tài hoa quá, sau này sẽ xuất sắc lắm. Chị Vy nói không sai. Giờ diện kiến em, anh mới hiểu em trọn vẹn.

– Tự nhiên lòng em nghĩ thôi. Em tưởng chắc không trúng đâu anh…Nàng vẫn còn cười tươi nhìn vào Lê Lĩnh.

– Thôi được rồi. Anh hỏi em có người yêu chưa. Nói thật nha. Đi chơi thì chúng ta phải nói chuyện để giao cảm. Để hiểu nhau hơn Thanh Phượng à.

–  Được nói chuyện với nhau là quý rồi. Còn người yêu? Dạ em chưa có.

–  Anh hỏi có vẻ đường đột, vô lý. Nhưng em biết thời đại mới, đừng quá khắc khe với chính mình và hãy thẳng thắn, tự nhiên hỏi những câu mình thích, mình có tư tưởng quan tâm. Đúng không em?

– Dạ không sao. Anh cởi mở tâm hồn, cũng OK mà.

– Như vậy nếu anh đem lòng yêu em, em có cho phép không, và em có đáp lại tình anh không em Phượng?

– Em làm sao cấm trái tim người khác được. Riêng em, thì em mến anh thôi. Tình yêu em dành cho sách vở bạn bè, ba em, chị em… Em chưa nghĩ đến tình yêu của kẻ khác phái. Anh Lĩnh ơi…

– Trên 15 tuổi chưa biết yêu hẳn là muộn, nhưng trinh trắng anh thích. Anh chờ đợi khi trái tim em mở cửa nha?

– Thanks anh nhưng em không dám hứa…

Sau đó họ đi vào chợ hoa. Lê Lĩnh mua một bó hoa hồng tặng cho Thanh Phượng nàng từ chối không nhận, nhưng cuối cùng anh năn nỉ quá nàng đã nhận….Và cô ôm bó hoa cô hít ngửi. Thanh Phượng thấy lòng buâng khuâng một chút gì đó…

***

Túy Huệ đang nói chuyện với chồng.

– Trời ơi không mơ mà có. Không ước mà thành. Còn gì bằng mà để chần chờ anh Vỹ. Đâu phải dễ kiếm một kỷ sư giỏi giang làm việc ở Nhật.

– Nhưng con anh trong trắng chưa có người yêu. Kinh nghiệm tình yêu chưa có. Và biết đâu nó sẽ buồn khi thấy lòng chưa thật sự rung động…

– Chưa có tình yêu mới là ngon cho nó đó chứ anh? Có tình yêu rồi Thanh Phượng sẽ bịn rịn người yêu nó, sẽ rắc rối hơn. Anh nghĩ sao mà anh phát biểu vớ vẩn vậy?

– Thôi được để anh nói chuyện với nó.

– Ừa đừng để mất mối. Em không phải là mẹ ruột nó nên em không dám xen vào. Lỡ nó không hiểu tưởng em muốn nó ra khỏi nhà. Nhưng thật sự em thương nó và muốn nó có một tương lai tuyệt vời…

– Đường đời biết đâu là tuyệt vời và không tuyệt vời em. Nhưng thôi anh sẽ nói để nó chọn lựa. Vì anh cũng thấy cơ hội, chỗ quen biết với chồng chị Thanh Vy của nó.

– Em OK thôi, anh tiến hành đi. Dịp may thường không có nhiều lần nha…

– Anh hiểu. Để anh sẽ liệu tính…

Túy Huê lại đi xếp rèm, màn cho vào thùng để chuẩn bị giao cho khách thầu, và khách lẻ. Trần Vỹ thì lo đi chăm các cây cảnh trong sân nhà của anh. Lâu lắm anh mới rảnh chơi cây kiểng cảnh một bữa thật thong thả.

***

Hôm đó đi học về. Trần Vỹ anh hiểu con và nói:

– Ba có chuyện nói với con Thanh Phượng.

– Chuyện gì thưa ba?

– Cất sách vở rồi ra nghe ba.

– Dạ. Thanh Phượng nói rồi lui vào phòng mình. Cô cất tạm sách vở. Rồi nàng toan bước ra theo ý ba dặn.

Ngắm khuôn mặt con bước đến có vẻ ngạc nhiên. Nhưng Trần Vỹ bình tâm bảo:

– Thì chuyện Lê Lĩnh đem lòng nghĩ đến con. Nó muốn cưới con trong chuyến về Việt Nam lần này đó.

– Dạ con chưa nghĩ tới ba à.

– Duyên nợ đã đến, thôi chần chờ chi con.

– Nhưng con còn đi học.

– Đi học không phải là bước cản lớn. Bước cản lớn nơi lòng con, là con có cảm tình, và có cho Lê Lĩnh đi hỏi cưới con không? Con chịu làm vợ của Lê Lĩnh không?

– Dạ để con suy nghĩ…

– Thôi được rồi. Ba thấy Lê Lĩnh cũng lịch lãm, nghề nghiệp khá vững ổn định cho đời con. Nhưng ba thì khuyến khích chứ không có ý cố ép. Con nên biết.

– Dạ con sẽ trả lời ba sau. Chắc gần nhất đây thôi ba… Thưa ba.

– Được ba chờ.

***

Sau đó thì Lê Lĩnh đã tổ chức đám cưới cùng Thanh Phượng. Họ đám cưới tại nhà như truyền thống ở đây.  Có bạn bè người thân bà con đến dự… (Dĩ nhiên là có Thái Vũ  Thanh Vy cùng về) Có cả Minh Ngọc và Yến Nhi đến dự… Họ rất thương và quấn quít bên người bạn… Thanh Phượng cái mới nhất là cô dâu mới, chứ không phải là giải hoa hậu, hay hoa khôi nữa…

Trong đám cưới vui nhưng Thanh Phượng lại khóc.

– Không nên khóc trong đám cưới con. Ba Vỹ nhìn Phượng ông bảo.

Nhưng Thanh Phượng trả lời với ba Trần Vỹ:

– Con đã từ giã tuổi học sinh, tuổi thơ ấu. Từ giã căn nhà có ba và con…

– Đời rồi ai cũng vậy mà con. Được rồi ba hiểu. Vui lên đi để họ quay video và chụp hình Phượng.

Chị Vy thì bảo:

– Em đã chọn thì vui lên. Chứ khóc chi em. Làm vậy coi không được đâu. Cảm động sai chỗ Phượng?

Thanh Phượng nghe lời ba và chị Vy nàng mím môi và để chồng ôm mình chụp hình. Lê Lĩnh dư hiểu nàng đang xúc động khi con người chuyển bến ra đi. Nàng là cô gái ở quê, mới lớn có chồng. Thanh Phượng chuyển sang một giai đoạn khác… Thì nàng, ai lại làm sao mà cứng rắn, mà khô lệ cho được…

***

Sau đó thì Thanh Phượng theo chồng qua Nhật sống. Lê Lĩnh là nhà kiến trúc vẽ sơ đồ cho nhà cửa. Hạch toán ở nhiều dự án, công trình business các nơi chủ nhân thầu lớn…

Lúc đầu ba tháng chàng rất yêu vợ và không rời nửa bước với nàng. Không biết chàng yêu thương nàng còn mới quá, hay là chàng chỉ muốn giữ tình cảm cho nàng, qua một giai đoạn “mật ân tình…”

Nhưng một khoảng sau, chàng lại đi khuya về muộn, và trở lại với sân khấu gái bar, yêu đương những cô gái bên ngoài mời gọi xác thịt rong vui. Khi chàng làm việc xong nơi công sở, hay office ra về. Đến khi nghi ngờ và biết được xác thực. Thanh Phượng cố gắng bình tĩnh, nàng lên tiếng bảo chồng khi thấy chàng chơi qua các tạp chí, sách playboy, rồi khoanh thành vùng nơi các cô gái chàng chọn hình, để một đống riêng. Thanh Phượng hỏi chồng một hôm chàng đi làm về trễ, ăn cơm qua quít với nàng, rồi chàng chuẩn bị tắm rửa, trang phục ăn mặc ra đi:

– Em đã biết về anh. Anh không thể chối cãi. Em đã nhìn và biết tất cả về anh. Tại sao anh lại đi chơi hoang như thế. Em có làm gì anh buồn.

Lê Lĩnh trả lời:

– Trời em ơi. Đó là một môn nghệ thuật như giải trí. Còn em là vợ tình yêu sẽ khác. Em đừng đem ra so sánh là sai lầm…

– Anh không nên đi chơi như vậy, em không thích đâu.

– Chẳng có liên can gì tình yêu lâu dài cả. Em để ý làm gì?

– Nhưng em không muốn anh một người như vậy. Đó là ước mơ em. Em không muốn anh là người tồi tệ.

–  Em ơi. Em phải học cách tiến bộ hơn. Văn minh hơn nè. Không có gì tồi tệ cả. Để thoải mái đi…

– Em thật khó nghe lời anh phân minh.

– Thanh Phượng à, em nên biết. Anh là một người làm ra tiền. Anh từng là một tay ăn chơi vui vẻ. Vua điệu nghệ, lịch duyệt, lành nghề… Từ khi chưa có em, anh vẫn thường như thế… Nhưng khi có em, anh tốc lực giảm một thời gian. Bây giờ anh trở lại em cũng nên rộng lòng tha thứ… Em không nên đòi hỏi quá đáng, với những việc anh nghĩ không là gì với đàn ông, của anh?

– Làm sao em có thể vui và rộng lòng khi hình bóng anh lưu giữ cất để nhan nhản nhiều quyển play boy. Anh giữ để hấp thụ, để tìm kiếm… Làm người vợ dù hiền cách mấy, không thể ai mà ngồi, như ngồi tù mà chịu nổi cả…

– Thanh Phượng. Em là người vợ tuyệt sạch, hồn nhiên, trinh trắng. Tình yêu anh dành cho em khác. Tình yêu anh dành cho họ khác. Anh có quyền vui chơi bên ngoài. Nhưng anh yêu quý em hơn ai hết… Anh biết lòng anh…

Im một tý nhìn Thanh Phượng. Lê Lĩnh nói tiếp:
– Tại sao em dại dột mang vào những tư tưởng vị kỷ đó. Em là hạt ngọc, họ là hạt cát. Làm sao mà em đem lòng so sánh làm chi? hạt ngọc và hạt cát. Anh yêu em biết nhường nào? Anh nói lại em hiểu chưa?

– Đừng ca ngợi lý thuyết nữa. Làm sao anh yêu em, mà anh có thể đi san sẻ ái tình cho người khác.

– Anh đã nói… Đó là những cuộc chơi giải trí bên ngoài em để ý làm chi, bận tâm làm gì? Là người vợ thương chồng, em phải có bổn phận yêu thương chuộng chồng, để cho chồng riêng một số ý thích. Đừng quá chú ý vào những việc không đâu ở ngoài bên lề em à. Và đừng kêu ca phàn nàn, những chuyện phải có của xã hội mà…?

– Như vậy em và anh không thể hạp được.

– Em phải chấp nhận… Anh xin em hiểu rằng. Em là vợ anh chứ không phải làm mẹ. Vợ thì em phải biết vị trí giới hạn của nơi em. Dù anh rất thương em.

Lê Lĩnh nói và thắt cà vạt xong. Anh bỏ đi.

Thanh Phượng nhìn theo chồng, dù chàng có nói gì chăng nữa yêu mình, nhưng tự nhiên tình yêu nơi anh, cô như giảm xuống theo độ dốc đứng, nỗi bực tức cô lại tăng lên cấp số. Thanh Phượng ngớ ngẩn ra một điều với cách sống của một người chồng, một kiến trúc sư…

Nàng thấy buồn vô cùng, và muốn kiếm tiểu thuyết đọc cho đỡ buồn hơn…

***

Thanh Phượng muốn thôi chồng. Nàng muốn trở về quê hương, cô muốn tự do ăn học lại. Khi nàng biết sự thật về chàng. Cái lỗi là nàng chưa từng yêu, chưa từng hiểu chàng trước khi lấy nhau cho lắm. Nhưng đàn ông làm sao mà hiểu họ cho hết được, dù có chín muồi yêu thương, khi họ tráo trở, thì cũng nhan nhản dưới đất trời mà thôi… Có yêu đương cỡ nào cũng bằng thừa khi con ngựa tình đời trở chứng…

Nghĩ rất nhiều, nhưng rồi làm sao nàng có can đảm ấy về Việt Nam. Nên thành Thanh Phượng nuốt lệ vào trong, giam mình trong cay đắng….

Với chồng Lê Lĩnh mỗi lần nói ra chàng cứ cho riêng mình là đúng, chàng có lý, và khuyến khích buộc vợ, nàng phải tuân theo. Lắm khi như chàng nhét dẻ vô hình vào miệng nàng không bằng. Không cho nàng nói nhiều. Có thể định nghĩa nàng, đôi lúc như người câm vô điều kiện.

Và nghĩ cho cùng nàng vẫn ráng chịu, làm sao nàng dám để tin này cho ba Trần Vỹ biết, và chị Thanh Vy tường tận. Họ chẳng cứu được nàng mà lại thêm đau tủi cho duyên số của nàng nữa…

Đã vậy lụi hụi sau cãi lần đầu tiên đó, nàng đã mang thai mới chết chứ? Tính ra nàng mang thai ngay trong tháng mới cưới nhau. Ông trời đã trói buộc nàng và Lê Lĩnh ăn đời ở kiếp mất rồi. Nàng nghĩ có con rồi, thôi nhau lại tội cho con thơ nữa…

Ý tưởng Thanh Phượng thì suông, mà bối cảnh sự kiện cuộc đời, cứ làm cho nàng rối bù lên khó giải quyết được.

Thời gian ấy nàng mang bầu rồi sinh nở con, và nuôi dưỡng con thơ. Cơm nước, giặt giũ, quần áo, cho chồng… Thời gian còn lại nàng, chỉ còn lại ưa đọc sách, viết văn, làm thơ. Nàng muốn cho quên đi nỗi buồn, là cho đi cái đam mê ngưỡng mộ nơi nàng, từ ngày hồi còn thơ ấu nữa.

Thanh Phượng hay nằm hát, tự mình thưởng thức, và hay ngồi chơi đàn cho hằng giờ khuây khỏa cho riêng mình…

***

Thắm thoát thời gian như tên bay. Bảy năm sau. Nàng muốn xin Lê Lĩnh đi làm thư viện. Vì vốn nghiệp dĩ nàng mê sách từ nhỏ… Và đi làm thì nàng sẽ thấy mình sẽ hữu ích hơn, dù chàng lắm tiền nhiều của cho nàng… Nhưng Thanh Phương vẫn thấy thiếu một cái gì đó trong tim nàng…

Nhưng cái nàng ao ước và xin ở chàng, thì Lê Lĩnh chàng lại không có cho nàng. Đó là lòng thủy chung nàng muốn chàng cho nàng… Dù chàng cứ biện minh là chàng chỉ yêu nàng, và những cuộc vui giải trí đó là vô tội vạ…

Con bảy tuổi rồi, thằng bé giống nàng hệt đôi mắt, chỉ tướng tá là giống Lê Lĩnh thôi. Và giống chàng ở chiếc cằm vuông vức thôi. Sóng mũi, chiếc miệng vẫn thuộc về nàng…  Giống nàng… trăm phần trăm!

Một hôm bé chơi ở phòng với những kiểu thí nghiệm, sắp hình tiên đoán lanh trí, thử óc kiến tạo chất nước qua không gian. Chơi lâu đã mệt Antony tự nhiên sang phòng mẹ mình. Nhìn vào mắt mẹ. Bé  hỏi:

– Mẹ ơi. Con muốn hỏi mẹ. Mẹ có yêu ba không, sao mẹ ít nói chuyện với ba vậy. Mẹ chỉ yêu sách thôi. Đúng không?

– Mẹ yêu ba chứ, không yêu ba làm sao có con?

– Vậy thì con muốn mẹ hôn ba trước mặt con đi, như các cặp cha mẹ khác đi, con coi họ thường thương yêu, họ hôn vậy đó…

– Con nhỏ mà bắt đầu tư tưởng lãng mạn. Hôn nhiều chưa phải là yêu nhiều con ạ. Thanh Phượng nhìn con lạ lạ trả lời như thế.

– Hì hì… Con thấy thôi. Nhưng mà con thích ba mẹ hôn nhau yêu nhau. Hihi.

Thanh Phượng nhìn con âu yếm thêm. Nàng cười chưa nói gì thằng bé lại nói tiếp:

– Và mẹ ơi con muốn có em bé nữa.

– Hừm đủ rồi, có em bé mẹ sẽ hết yêu con như bây giờ. Con chịu không?

– Vậy thì thôi khoan đã mẹ hĩ…?

– Ừ mẹ biết lòng con…

– Nhưng mà, con vẫn muốn có em bé mẹ ơi…

– Mẹ hiểu. Thôi chờ mẹ nha. Mẹ sẽ có em bé cho con.

Những ngày cuối tuần không đi học, bé vẫn chơi trò chơi khám phá môi trường, kiến tạo cách sống, và tra cứu về kỷ thuật. Xong lại ưa quanh quẩn bên mẹ. Bé hay hỏi Thanh Phượng những câu trẻ thơ thật dễ thương, và cả lắt léo… Nàng chỉ còn lại tình yêu nơi đứa con trai này, mà làm nàng vui vẻ. Nàng quý thằng bé biết chừng nào! Hơi thở tiếng nói nó, nó như tác động, như đến đời sống vật chất và tâm linh nàng, cần cho dòng máu nàng lưu thông tốt, cần cho nàng còn lại sống yêu…!

Rồi một hôm nàng xin chồng Lê Lĩnh:

– Anh ơi em muốn vào làm tại một thư viện Việt Nam ở Nhật.

– Em cứ ở nhà đi. Trông coi con, anh đâu có thiếu tiền.

– Nhưng em muốn đi làm nơi đó. Anh biết em thích văn học, sách vở ngay từ khi em mới quen anh, và chị Vy em đã giới thiệu về em cho anh…

– Chỉ vì… Anh không thích em đi làm.

– Nhưng em thích em đi làm. Anh cũng nên cho em tự do một chút. Anh đã quá nhiều tự do, còn em như con chim trong lồng son. Thật ra em chả thích đâu. Em không còn gì hạnh phúc, nếu anh luôn từ chối những thỉnh cầu nơi em…

– Em phải sinh con nữa và tiếp tục nuôi con, chăm con.

– Em không đời nào. Tự nhiên Thanh Phượng đáp thẳng thừng.

– Em nói thế, là thế nào? Hèn chi em không chịu sinh con thêm cho anh. Nhưng tại sao em lại cảm nghĩ ra điều ấy. Lê Lĩnh nhìn nàng quá quắt và hỏi những câu như vậy.

– Em hết yêu anh. Và tình yêu ở tâm hồn em đã chết. Em mất hết cảm hứng về anh. Em là người đàn bà lãng mạn, biến thành khô khan trong tư tưởng là do anh?

– Em ghen? Và em hư…

– Em không còn ghen, và em không hư, nhưng em không thấy tuyệt vời, khi anh cho em biết về anh một cách trọn vẹn đầy đủ… Anh sống phóng túng và kỳ lạ… không hạp theo ước mơ em… Em rất thơ ngây trong trắng, chân thành ngay từ đầu. Mà anh cố tình che đậy để cưới em. Anh làm cho cuộc đời em, không như em muốn…

Thanh Phượng nói và những hạt lệ rơi xuống tự nhiên.  Lê Lĩnh đã cố tình chạy tội, hình như anh không dám nhìn nước mắt nàng, đang rưng rưng rơi…

***

Sau đó Thanh Phượng thuyết phục mãi. Lê Lĩnh mới nhắm mắt cho nàng một ước mơ… Nàng đã đi làm ở thư viện Vn. Nàng có quyền đọc sách và nghiên cứu sách Trung Hoa, Việt Nam, Pháp, Nhật, Mỹ v.v… Đa phần nàng đọc sách được dịch sang Việt. Và sách Việt phần nhiều. Nàng đã đem lòng yêu mến một thi sĩ NĐT làm thơ cho phụ nữ khá hay. (Hai người có đôi, ba lần tiếp xúc, qua liên lạc nhau bằng điện thoại phone tay) Và chàng đã làm riêng cho nàng cả chục bài thật ý nghĩa… Nàng cảm tình chứ nói yêu riêng thì nàng không có. Nàng chỉ yêu chồng. Nhưng người chồng chỉ đem lại cuộc sống cho nàng sung túc, mà chàng không đem lại được cho trái tim nàng yêu đương hoan hỉ…

***

Lần đó. Chàng đi qua Châu Âu xem bóng đá. Chàng  đưa thằng con trai đi theo. Nàng không muốn cho thằng con trai đi trong dịp này.

Nàng bảo:

– Anh đi một mình đi, để con ở nhà đi học anh Lĩnh.

Chàng bảo:

– Sự thông minh không phải ngồi đó ôm sách học, mà cần học từ cách nhìn thấy, chiêm nghiệm thực tế. Học trong so sánh, sáng tạo suy luận, đồng thời phải đi vui chơi giải trí chứ?”

Nhưng sau đó Lê Lĩnh đã thắng nàng. Đứa con được chàng mang theo. Rồi cả hai bị tai nạn lưu thông máy bay chết hết. Thanh Phương nhớ lại ngày theo ba ra đi. Hổng hiểu sao nàng thương con quá cứ bảo nó:

– Con ở nhà với má đi. Con đi má nhớ con lắm.

– Con đi một lần này nữa thôi. Con sẽ ở lại nhà với má, nghe má đọc truyện nè, coi phim cùng má, nhìn thấy má cười bên con… Con không đi đâu nữa hết nè.

– Cái miệng này là mỏ vàng của tôi đây, hứa nghen. Nói với má là phải làm được vậy nha.

– Cái chắc rồi. Con nói không làm được thì con không phải là con của má nữa. Hihi.

– Vậy con sẽ là con của ai.

– Con của con nai trên đảo hoang.

– Nói tầm bậy không hà. Thanh Phượng lườm con và hôn bé. Con trai duy nhất của nàng!

Bé lại biết nói vui nữa:

– Con nói cho vui thôi mà. Con sẽ là con của ông già, già nào. Già noel. Hihi.

Những lời nói vui nhộn, tình cảm còn đó trước giờ chia tay. Vậy mà cuộc chia tay đó, đứa con đã không giữ lời hứa đi, nó đã ra đi xa nàng biền biền trong hư vô…Nàng thương con khóc thầm tưởng nhớ. Riêng chồng, Thanh Phượng có buồn, nhưng quặn lòng lắm thì nàng không. Vì nàng sống cho chồng trên 7 năm. Tâm hồn nàng trong trắng yêu chồng hết mực. Nhưng trớ trêu chàng đã có một tình yêu với nàng không như nàng tưởng… Đâu đó cũng là định số, đã cướp chàng ra khỏi cuộc đời nàng… Nàng vẫn phải sống và nàng muốn về Việt Nam thăm một chuyến bạn bè người thân… Thanh Phượng từng mong đợi. Đối với Thanh Phượng tiền bạc không khó… Nhưng có “một trái cấm” nào đó vô hình xiềng xích nàng đến vô tận…

Nhưng rồi ý tưởng mới, nàng có ý qua Mỹ trước. Bỡi nàng có nhà văn Việt Nam ở Mỹ, kết nghĩa với nàng anh em… Thời buổi hôm nay tiến bộ thì quen biết nhau qua thăm hỏi số phone được quảng cáo, hoặc ở các trang mạng, rồi cho địa chỉ và dần dà tìm nhau qua phone không có gì là khó cả, dễ hơn một buổi cấy mạ dưới quê. Và trơn tru tựa như những một cơn mưa phùn trôi nước…

Người đàn ông đó, nhà văn đó tên BHL. Anh ta hứa sẽ có cách đưa nàng qua đó. Với lại Thanh Phượng có quá nhiều tiền thì sự qua Mỹ không khó với cô. Tuy nhiên tất cả rồi cũng phải nguyên tắc, thủ tục chính xác khi đến với xứ sở America…

Thanh Phượng qua Mỹ trước, nàng tính như thế, sẽ về Việt Nam sau vẫn không muộn. Chuyện gì đến cứ để nó đến, chuyện gì đi cứ để nó đi, có chặn lại nó cũng tìm cách đi. Định mệnh và số phận luôn rượt đuổi thao túng mọi ước mơ con người…  Nàng chưa quá 30 tuổi, nàng chưa vội vàng tất bật. Và tất bật thì khó mà thành đạt như ý… Nàng hiểu sự việc, sự đời như xẻ lẻ, xé nửa vầng trăng ra thì đau nát, đau đến nỗi nào mất thôi…?

**

Qua Mỹ nàng thành lập công ty sinh hoạt cho người cao tuổi. Và Thanh Phượng hoạt động ở đó, nàng khuyến khích nấu ăn, ca hát thư giãn, giúp đỡ người già vui chơi, giải trí, cả tàn tật đi lại khó khăn, sẽ được người khỏe mạnh nâng đỡ, help giúp… Tiền vợ chồng nàng có từ những nhà bank, và tiền chồng cùng đứa con trai tai nạn bỡi máy bay, được đền bù lớn như khối núi… Thì đâu có gì là khó khăn cho nàng? Thanh Phượng đẩy ra làm từ thiện không hề tiếc nuối…

Yêu thì nàng chưa yêu ai ngoài chồng, mặc cho những lúc nàng từng tức Lê Lĩnh không chịu được. Khác chi như là cục máu muốn sắp đông lại. Nhưng cảm tình nào đó trái tim Thanh Phượng đặc biệt dành cho một nhà thơ NĐT ở Việt Nam có ấn tượng. Từ hồi nàng bắt gặp thơ anh ta trong thư viện. Anh lại góa vợ sớm. Thơ anh ta làm rất tình cảm, chan chứa và nồng hậu… Đi vào trái tim nàng cảm mến. Nàng thích. Thanh Phượng thích thơ NĐT…

Nhưng nàng chưa thể về được. Nàng có hẹn thề nếu có thể chàng gắng chờ… Với nàng tình yêu luôn chịu đựng gian nan, khó khăn và chờ đợi, thủy chung và bến hẹn…? Nhưng chàng, sau đó chàng lại rẽ bước…

Chàng ta không chờ đợi, lại làm thơ cho kẻ khác, những phụ nữ khác và dẫn nhau đi chơi ở các danh lam thắng cảnh rồi post lên các trang mạng, cả fb v.v… chia sẻ. Nàng thấy, nhìn như trêu ngươi nàng mất rồi? May là nàng biết yêu say đắm, nhưng không biết si tình…?

Thấy thực tế vậy Thanh Phượng ngán ngẩm cho tình yêu. Nàng lại không muốn về Việt Nam nữa. Thanh Phượng tiếp tục hoạt động mạnh công tác từ thiện bên Mỹ. Nàng đi đâu cũng có người yêu đeo đuổi, cảm tình vương vấn… nhưng để lấy người ta yêu nhau, mà sống đời nữa. Với nàng thiệt là khó lắm.

Ở các hội từ thiện nàng đem tiếng hát chia sẻ. Thanh Phượng hát hoàn toàn nhạc dành cho cha mẹ là nhiều. Thanh Phượng thường hát nhất là 4 bài… Lòng Mẹ. Bông Hồng cài áo. Mừng tuổi mẹ. Mùa xuân của mẹ. Thanh Phượng thể hiện rất đậm chất trong những lời ca tiếng hát cho mẹ. Mặc dù Thanh Phượng mất mẹ rất sớm, hay chính khát vọng về mẹ, nên nàng hun đúc lên lời ca giàu tình cảm, giàu lòng thống thiết, mộng mị, bi ai. Và nàng coi tình yêu cá nhân là một cái gì đó hết sức ngờ vực, nàng cố mà lẩn tránh, Thanh Phượng trải nghiệm hai cuộc tình, họ yêu mình nhưng rồi xa xỉ. Họ chỉ là những món hàng rẻ tiền. Nên nàng không thèm cất lên tiếng, để ca ngợi cho tình yêu cho lứa đôi nữa…

Nên giữa đám đông thiên hạ yêu cầu nàng hát nhạc tình, vì họ biết Thanh Phượng hát nhạc tình không thua kém nhạc quê hương, hoặc cha mẹ. Thế nhưng nàng chỉ trốn đi, và cười trừ từ chối. Thanh Phượng chẳng hề muốn khai phá dòng nhạc này. Dầu từ trong trái tim nàng vẫn còn nóng bỏng…

**

5 năm sau đó nữa, nàng mới quyết định là về VN.  Bạn Thanh Phượng Yến Nhi đi lấy chồng giáo viên từ lâu. Minh Ngọc đã lấy chồng bác sĩ cũng từ lâu.  Ba Trần Vỹ vẫn sống với Túy Huê. Thỉnh thoảng ông hay nổi nóng, ông giận vợ, lên nhà Thanh Vy ở thành phố NT, vài hôm rồi cũng về với ngôi nhà mình…

Về VN. Thanh Phượng có gọi phone NĐT cho biết mình đã về nước và coi như bạn bè. Hẹn gặp chàng nơi khách sạn. Chàng thật bỡ ngỡ khi nghe tin ấy. Chàng ngỡ ngàng như kẻ mộng du, lạc lõng… Rồi đúng hẹn. Họ lại được gặp nhau tại khách sạn như giấc mộng…

Bên nhau chàng chia sẻ, chàng kể nỗi cô đơn sâu thẳm trong hồn mình. Và những cuộc chơi của chàng chỉ là hình thức chôn đi nỗi buồn thúi ruột vì vắng xa nàng…

Chàng kể làm nàng nhớ mang máng lại nàng có gặp một người đàn ông mang kính đen ở Vườn Tao Đàn ngồi, hơi xa cứ hay nhìn mình. Nàng thì cũng đeo kính mát xanh râm mà vẫn coi được các trang báo, nhìn được các vật trong tầm. Lúc đó nàng đang ngồi coi tờ báo văn nghệ, ở mục thư giãn cho vui. Thanh Phượng ít ngắm cảnh hôm đó. Nàng chỉ nhìn qua quít, và chỉ chú trọng tâm ý vào trang báo. Hôm đó có phải NĐT có mặt nơi đó không? Có phải là chàng hôm ấy không? Người ấy siêng sắng nhìn mình hoài dù đeo kiếng đen… Người thì đông nhộn lắm qua lại, họ vui thay của Tao Đàn một ngày nắng ấm vào lòng họ… Một cảnh đẹp thánh thoát của thành phố SG… Nàng giờ thì im lặng thả hồn trong bức tranh đó. Chàng NĐT thì không hiểu gì nơi nàng, nên hỏi Thanh Phượng.

– Em đang mơ mộng gì em?

–  Hình như em có gặp anh một nơi.

– Ở đâu vậy?

– Ở Vườn Tao Đàn đúng là anh không? Cách đây 2 hôm vào buổi sáng.

– Trời ơi đúng rồi.

– Thiệt sao?

– Những khi nhớ em, anh hay ra đó ngồi một mình. Anh uống ly coffee ngắm cảnh, ngắm người. Hôm đó ngồi từ xa, anh có nhìn em anh ngờ ngợ, và anh rất thích nhìn em…(Lúc đó thì NĐT thích chi người con gái này và lòng anh rủ xuống như nghe được bài hát ru tình của TCS vào lòng. Lời bài hát này anh rất mộ điệu và xin ghi vào đây, và có phải anh quá giàu tưởng tượng với lúc này:

Ru em đầu cơn gió, em hong tóc bên hồ

Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá

Ru em tình khi nhớ, ru em tình lúc xa

Ru cho bầy lá nhỏ, rụng đầy một mùa Thu

 

Ru khi mùa mưa tới, ru em mãi yêu người

Ru em hoài bé dại, một hồn thơm cây trái

Ru em chờ em nói, trên môi tình thoát thai

Ru em ngồi yên đấy, ru tình à ..ơi

Ru người ngồi mãi cùng tôi

Ru người ngồi mãi cùng tôi

Ru em hài nhung gấm, ru em gót sen hồng

Ru bay tà áo rộng, vượt tình tôi chấp cánh

Ru trên đường em đến, xôn xao từng tiếng chim

Ru em là cánh nhạn, miệng ngọt hạt từ tâm

 

Ru em tình như lá, trăm năm vẫn quay về

Môi em là đốm lửa, cuộc đời đâu biết thế

Xin em còn đâu đó, cho tôi còn tiếng ru.

  Ru em ngồi yên đấy, tôi tìm cuộc tình cho.)

Thanh Phượng gợi ý làm cho anh nhớ lại. Và nàng bảo anh:

– Nhưng cả hai ta đều mang kính mát. Và em không chú ý anh lắm. Chỉ thoáng nhìn, giờ thì em tự nhiên nhớ lại hình ảnh đó. Thật không thể ngờ.

– Trời ơi. Em vẫn là của anh mà. Hèn chi anh đã thích ứng một bài hát lúc đó vào lòng. Ai đâu hiểu lòng anh khi đó thích bài hát đó.

Nàng cười bảo:

– Bài gì anh?

– Bài ru tình của TCS mà anh rất đem lòng yêu dấu trong tim.

– Anh thật là lãng mạn. May mà đời còn cho ta những phút giây dễ thương.

Nàng nói và nhìn chàng với đôi mắt, cùng sóng mũi mình thật dễ thương, và chiếc miệng gợi cảm nữa.

Rồi chàng nhìn nàng, được kề cận nàng cả thể xác, tâm hồn hôm nay… Nằm bên nhau nàng cứ bá cổ chàng, và nhìn vào đôi mắt chàng, như trăm ngàn yêu thương nói không hết. Sung sướng mừng quá mà chàng nói lên:

– Anh thề nguyện đi tu nếu mà không lấy được em. Em không là vợ anh, không được ở đời với nhau.  Lời anh có sai không thật, thì trời đoản mạng anh chết sau khi bước chân anh ra khỏi khách sạn này…

Thanh Phượng vẫn bá cổ chàng mà thương yêu kêu rằng:

– Í…í. Thề thốt nặng quá. Nếu không chân thành sẽ chết không kịp ngáp nha.

– Sure với em thôi. Anh vẫn không hối tiếc với lời thề.Vì anh quá yêu em Phượng ơi.

– Nhưng anh gắng chờ em một tuần em sẽ trả lời nha. Đợi được không?

– Đợi hơn 10 năm còn được. Thì một tuần có nghĩa lý gì với anh hã Phượng. Nhưng chỉ sợ nỗi buồn nơi em khất, không còn yêu anh?

– Cứ chờ đợi. Chuyện gì đến sẽ đến, nếu đi cứ để nó đi. Vũ trụ biến thiên thì lòng người làm sao không đổi dời anh ơi…

Thanh Phượng tánh tình hay lãng mạn để yêu đương, nhưng tâm hồn lại luôn kín đáo, bất ngờ và khó biết. Nhà thơ NĐT có thể nghĩ là như vậy. Chàng chỉ còn biết chắp tay van vái trời già mà thôi…

Sau đó một tuần gặp lại. Nàng đã nhớ chàng quay quắt. Còn chàng như sống lại tuổi 30, đầy nhiệt huyết và mãnh liệt của trái tim yêu bừng bừng thiêu đốt…

Nàng rất nhanh tay viết cho chàng, một tặng phẩm văn chương “TYVC” Nội dung viết tác phẩm tặng chàng rằng: “ Yêu nhau mà phải xa cách, không sống chung được. Chàng buồn bã đi tu. Nàng cũng đã bắt chước đi tu theo sau đó. Và hai người thành Phật cả…”

Nhưng sự thật ngoài đời… Hai người lại yêu nhau. Họ không còn như biểu tượng của cách ngăn. Thật sự họ gan tấc với nhau. Sống bên nhau hạnh phúc như một giấc mơ đẹp…

Nơi họ sống là một dòng sông. Trên là núi. Phong cảnh thật hữu tình. Chàng hay đưa nàng ra ngắm bông sen bông súng nở, đàn cá trốn chơi… bơi dưới nước… Nàng thấy lòng thanh thản đến mức kỳ diệu. Thanh Phượng nghĩ nàng đã sống cho xã hội quá nhiều. Nàng thật sự không có lỗi gì với xã hội và con người nữa. Thanh Phượng đã từng hy sinh quá nhiều cho xã hội con người, chưa một ngày nàng sống cho tình yêu riêng nàng như hôm nay. “Chàng và nàng ơi” Nàng lại ôm cổ chàng, nhìn trong mắt chàng mà say đắm hát bài tình ca.”Duyên Kiếp” Chàng thì như sung sướng lịm người chết trong mắt, trong môi, trong sóng mũi, trong nhơn trung, trong chiếc miệng duyên dáng lả lơi, cùng hơi thở và lời ca nàng phát ra… và lòng chàng còn muốn hát bài ‘Mùa Xuân đó có em” Những khi buồn chàng hay hát. Bây giờ vui chàng vẫn còn muốn hát để nhớ lại. Say đắm làm sao hỡi tình yêu của họ. Và cả hai như muốn song cả bài hát. Mùa xuân đầu tiên của Tuấn Khanh nữa, có câu ca thật hay “Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy,anh trở về thăm em. Bao đêm ngồi thâu đêm. Em ơi hoa thắm rơi ngập đường, trời nắng xế vương vương. Lòng nhớ tới em luôn. Khi chiều tàn chim gọi đàn… Anh ơi xuân đến bên thềm rồi nhấp rượu hồng vơi đi, thôi hết rồi mùa chia ly, cho tình xuân vừa ý…” Lời hát làm cho hai con tim họ rung động tột cùng…

TTHT viết cuối năm 2017.

TP này viết với 30%. thật và còn lại hư cấu theo tâm lý. Có thể thật và không thật. Tùy người thưởng thức cảm nhận tài hoa người viết, và tài hoa người đọc. Xin chỉ gởi vào nó, một vài ý tưởng con người…

Còn tiếp phần hai. Đứa con nàng trong trận accident máy bay đó. Nó tên Antony được rơi vào một hòn đảo rồi sống với một triết gia ẩn dật. Sau này chàng được nuôi ăn học và làm gì? Có được gặp lại mẹ Thanh Phượng không? Mời các bạn coi phần sau, phần hai. Sẽ rất cảm động.  Nếu muốn mách bảo thì tác giả xin nói thêm: Trong một lễ- Thanksgiving. Hai người NĐT, Thanh Phượng đến hoàn đảo đó nghỉ holiday dài hạn và Tạ Ơn. Họ đã gặp được đứa con trai nhìn ra mẹ mình…

(Ghi chú: Antony được rơi vào một hòn đảo bằng chiếc dù bay thật may mắn của nó, nên nó không bị chết.)

Chân thành cám ơn khi chia sẻ.

 

6 thoughts on “Tình Yêu Vĩnh Cửu…

  1. Quynh Anh

    Hôm nay HT đến với HX một tác phẩm”TYVC”
    Một TP cũng hết sức đặt biệt, Đặt vấn đề, giải quyết, và kết thúc thật đặc sắc…Tình tiết hay, văn chương sôi nổi, ngôn ngữ tình yêu uyển chuyển, triết lý mà tâm sự, đưa được nhiều bài ca hay, có lý tưởng tuyệt… Rất nhiều thứ, rất dồi dào, mà mạch lạt, sáng tỏ. À xin hỏi nhà thơ NĐT là ai? sao viết tắc vậy? Có thể “bật mí” được không HT. Chúc vui.

    Reply
  2. TT.Hiếu Thảo

    Thanks QA đã đọc và đánh giá thẩm định cây bút mình qua một vài khía cạnh… Người viết văn có những tác phẩm lớn thì tâm hồn phải đẹp và dồi dào…Trí óc tuệ thông, nhưng có trải nghiệm, chút chút ám ảnh… thì sẽ có lửa hơn. (thường là vậy) Ồ còn bạn hỏi NĐT là ai? có gì đâu mà “bật với mí?” Có thể là Nguyễn Đăng Trình, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Đức Thắng. Ngô Đức Thức, Ngụy Đình Thăng, hông phải là Nguỵ Anh Lạc trong phim đang sốt nha? haha v. v… Hay một người nào Y, hay Z nào đó, mình thích thổi cái tên vô thôi… Bạn cứ coi như chiếc giày HT làm, ai mang vừa thì của người đó. Hihi. Còn không cứ nghĩ nhân vật HT làm nên văn học, chỉ là câu chuyện thôi. Giống như các diễn viên biết họ đóng xem vẫn thích vậy? Có thích nhân vật NĐT không mà hỏi vậy? Mình thì vai chính tâm hồn Thanh Phượng thôi…
    Thank you very much!

    Reply
  3. Thu Thủy

    nhân vật chính đặc sắc, cá tính và dứt khoát.
    sức sáng tác của nàng Hiếu Thảo thật mãnh liệt, ngưỡng mộ ngưỡng mộ!

    Reply
  4. TT.Hiếu Thảo

    Thanks ThuThủy, nhưng nàng cũng có cái lụy bên trong đó chứ hihih. Lụy nhưng cũng là vì chàng thôi… Phượng còn nhiều tính cách hào hoa, cá tính khác- hồn nhiên với đời, chung thủy với chồng Lê Lĩnh nhưng trời đã tách chàng ra khỏi đời nàng … Để trọn với tình yêu thiên định.Hi.(còn thương thằng con trai Antony thì khỏi phải nói rồi…)
    Đủ rồi hình như đây là tp cuối, ngay hôm nay đó nàng nước ơi… Còn một tp có phác thảo. “Khi đời chưa trang điểm” nhưng chắc mang nợ với đời… Mình đâu có viết, thần viết thôi… Nàng nước ơi…
    Tuy nhiên lên HX mình coi lại còn gọt lại chút đỉnh khi in…”NẾU CẦN”
    Thanh người đẹp ‘nàng nước ‘ Trên đời này không gì đẹp và mạnh như nước, lại uyển chuyện dịu dàng tiết độ…

    Reply
  5. Song Thy

    Lâu lâu ST ghé vào trang web Hx đọc những án thơ và văn chương. HT là một cây bút có tài thơ ca, và cả văn chương… Cách viết rất đặc biệt… ấn tượng và sâu sắc. Truyện mang nhiều chất thơ và nhạc đem vào rất hạp, rất khéo léo. (vì xuất thân HT đã trưởng thành về thơ, nên dễ bắt qua những thứ khác) Đẩy được tâm trang nhân vật đi tới những khám phá, những nội tâm mới mẻ… Nhiều câu văn đẹp trong cả nụ cười có, nước mắt có. Theo tôi HT đã chứng minh cho mình được những tác phẩm tuyệt thế…
    Mến chúc vui vẻ luôn tinh anh trong những tác phẩm…

    Reply
  6. TT.Hiếu Thảo

    Rất hân hạnh được ST ghé mắt đọc và nhận định… Thật ra cái tài năng thì nhờ thời gian để mà hun đúc nên sự vĩ đại. Nhưng “bóng dáng” nó luôn được hình lúc sơ khơi còn nhỏ.
    Nếu mà sơ lược… Năm lớp 10, HT đã là một nhân vật Trưởng phòng TT PM (Được Chú Nhàn) chấm cho giải “ca hay diễn đẹp nhất” trên 40 thí sinh nữ từ trường cấp 3 ra thi tuyển chọn cho cuộc thi… “Diễn viên” và trong đó có 3 Nam Nhân đạt. Tổng cộng chỉ là chỉ là 4 em.
    Năm học 11, được giáo viên văn Trần Đức Xá chấm điểm thi nghị luận truyện Kiều ND hay nhất. và với một Nam nhân lớp12 thôi. (được chon là hs giỏi văn, bồi dưỡng để sẽ đi thi tỉnh) Nhưng sau đó tỉnh thôi tổ chức…
    Năm 21 tuổi biết viết nghị luận xã hội VN đương thời. Bị nghi ngờ phản động và tra cứu tống giam trên 2 tuần… Bỡi cha là Xã phó xã MT đương kiêm 1975. (tuy ba có cải tạo chỉ một năm nhờ dượng tập kết xin ra)
    Tuy nhiên HT biết yêu sớm từ tuổi 15. Yêu sơ sơ thôi, lả lướt đam mê say đắm, bỡi vì họ yêu mình ,mình cảm động… Nhưng thiệt ra HT biết yêu chứ không có si tình…? … Yêu để biết tình yêu là gì, đẹp và đi tiếp thế thôi…(Nhưng cái hồn của HT là rất si tình, trời cho như một năng khiếu của trái tim rung động)
    Hình như đây là lần đầu tiên mình mượn trang tâm sự một chút về thân thế, và gia cảnh sự nghiệp Cho vui.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.