Một Số Phận Ba Cuộc Đời  

Tác giả:Trần Thị Hiếu Thảo

Chương một

Bùi Danh đã hơn hai tuần nay, suốt đêm đốt thuốc hút để suy nghĩ về mình và cô bé học sinh lớp 10 mới vô, tên là Diễm Thúy. Thầy đã bắt gặp trong đợt tập quân sự đầu năm diễn hành. Cô bé đẹp như thiên thần đã chiếm lấy trái tim đa cảm, đa tình của thầy. Trên ba lần mơ thấy được hôn cô bé nữ sinh đó trong bàn tay. Thầy giật mình trống rỗng, lạnh ngắt, không có. Sáng ra, đi dạy lớp 12 nhưng thầy phải ráng lên trên lầu, lướt qua lớp 10 A, để thầy thấy cô bé tên Diễm Thúy mới được. Trường cất hai tầng. Khối 10 và một nửa số 11, học trên lầu. Khối 12 hoàn toàn học dưới lầu! Diễm Thúy học trên lầu đó. Đó là một lớp học sinh với số điểm chuẩn cao nhất chứ không phải là ban A.B.C như trước kia. Năm này cũng là năm xóa ban. Yêu và không được yêu thì thôi. Tốt nhất ta không nên thấy mặt nhau. Thầy Bùi Danh suy nghĩ thế và muốn chuyển trường. Muốn xa lánh cô bé có cái tên Diễm Thúy này, như bóp nghẹt trái tim mình. Bùi Danh thảo đơn đem vào phòng hiệu trưởng. Sau ba ngày Bùi Danh trở lại. Thầy Hiệu trưởng hỏi:

– Sao thầy Danh lại muốn đi xa chuyển trường gấp vậy?

– Định trong hè nhưng mà loay hoay nên cũng quên.

-Thầy người Huế sao không xin chuyển về Huế lại chuyển Pleiku.

– Đó là tư tưởng cá nhân tôi.

– Tôi nghĩ là không được.

– Tại sao lại không? Trong lúc chúng ta dư giáo viên mà? Thưa hiệu trưởng.

– Nhưng thầy là một nghiệp viên khá nhất môn văn. Chúng tôi không muốn mất.

– Cũng không hẳn tôi nhất đâu? Cho tôi đi đi, trên đó họ đang cần. Trường chúng ta thừa giáo viên. Nghe đâu có giáo viên văn xin về nữa mà.

– Anh là giáo viên. Anh ép tôi hiệu trưởng quá, quá đó nha.

– Nhưng?

– Tôi họp ban hội đồng trường. Có nhiều ý kiến muốn giữ anh ở lại hơn là thả anh đi.

– Thì cứ thả tôi đi, đi. “Đi cho biết đó biết đây ở nhà một chỗ biết ngày mô khôn” Bùi Danh nói đọc câu thành ngữ độ này rồi cười gượng, miệng méo xệch, nhưng rất duyên thầy nhìn người hiệu trưởng.

Im lặng tý ông hiệu trưởng bảo:

-Thôi được, tôi ký cho anh đó. Nhớ không quên trường, khi nào rảnh ghé thăm trường nha.

Bùi Danh nói và cười nhìn người hiệu trưởng, đồng thời vẫn là đồng nghiệp của mình, nhưng người HT giàu tính cách nghiêm nghị. Miệng thầy Bùi Danh đã cười tròn hơn.

 

**

Những ngày gần đây ba tuần nay, cả trường cứ bàn tán xôn xao tin nóng bỏng về thầy Bùi Danh. Tại sao thầy chuyển trường? Các thầy cô giáo bàn tán đã đành. Các em học sinh cũng đưa ra nhiều ý kiến, dư luận, xôn xao… Các em tụm năm tụm bảy. Nhất là học sinh nữ mỗi lần tan trường. Cơ hội cho các em đứng lại, năm hay mười phút để thẩm định theo ý mình. Bạn bè cứ kháo nhau, cứ chia sẻ dưới tàng gốc phượng, hoặc cây dương liễu, hoặc nơi cây dừa nào đó làm cảnh v.v… Vì chúng cho là một cảnh đời nghiệt ngã. Có đứa đã lên tiếng:

– Tao nghĩ thầy đi có lý đó tụi bay ơi.

– Thầy chuyên môn yêu học sinh mới lên lớp10.

– Nhưng thầy dạy đây bao năm rồi sao hổng đi. Năm nay lại đi, mầy nói thế trật lất?

– Thì hồi đó ổng yêu ít, bây giờ ổng yêu nhiều. Con nhỏ Diễm Thúy đó. Nó mới lên đó!

– Ê ê nói xấu thầy Bùi Danh phải không? Một học sinh nữ chạy tới tụ lại thêm, trong đám đã ba nàng, có mặt.

– Tao nghe nói ổng mê chị Thi học 12 mấy năm nay. Rồi còn con nhỏ nào nữa vậy?

– Còn khuya đó mày. Chị Thi là past rồi, là quá khứ rồi. Ổng đang ngày đêm mê con Diễm Thúy mới vô lớp 10 đó. Chuyện này mới là lớn chuyện hơn xưa chứ…

– Ê ê cũng có thể lắm. Mấy hôm nay tao thấy tối nào ông đi lang thang trên lộ. Qua tận cầu ngoài, ổng ngồi khơi khơi.

– Sao mày biết?

– Thì tao cũng đi chơi đêm hóng gió, gặp thôi. Ổng ngồi hút thuốc lá một mình. Ngoài thị trấn mình hai cái cầu gần nhau. Ổng ngồi nơi cầu ngoài đó. Hihi.

– Hay là mầy mê ổng bám theo ổng? Ha ha.

– Làm gì tao có vụ đó. Hơn nữa ổng mê ai thì phải là hoa khôi của trường thôi mày ơi?

Mấy cô nàng này tên là Liên, Hoa, Mẫn, Châu học ở trọ gần trường nên tha hồ mà tán dóc, chỉ đi nhanh vài phút là tới nhà. Nếu rẽ rồi làm gì tám nổi nữa? Vừa đi mấy nàng tranh thủ ngước nhìn trời xanh, mây trắng vừa nói chuyện so le đủ thứ, để mấy nàng rời những tàn cây phượng xanh. Mấy nàng đủ biết những cây phượng mới vô mùa thu chả có hoa nào. Chỉ một màu xanh ngắt, trơ gan hóng gió… Ra tới cỗng cả bốn đứa còn trụ lại, nói tiếp cho đủ:

– Thầy là một người tài dạy hay, vẽ đẹp, làm thơ tuyệt, nhưng yêu hơi bị nhiều. Và thầy đi trường mất nhân tài chứ, mỗi năm thầy đều tổ chức làm bích báo, vui há.

– Vậy là mày tiếc ổng hã?

– Không! Tao chỉ nói vậy thôi. Đời nào tao học dở văn tao tiếc ổng làm chi? Ổng hay để ý không soạn bài, là mệt với ổng đó mày.

– He he. Cả bốn đứa cười nhìn mặt nhau rồi chia tay.

(Những chàng trai thì ít nhỏ to chuyện này hơn, các nàng vẫn biết…)

Hai đứa rẻ về Phú Thiện và Phước Thọ, hai đứa ra lộ rồi cũng kẻ hướng Bắc người hướng Nam. Hai lối của lộ đường thị trấn. Đó là bốn cô nàng khối 11 Hóa – Sinh hay nhiều chuyện loại nhất! Thời sự đong đưa của trường cho vui miệng. Luôn là những dự án, hay lịch trình của mấy nàng mà!

Còn Châu một mình đi về lối ngoài chân huyện. Linh chạy tới la lên:

– Trời ơi chờ đi nói này nghe nè Châu.

– Gì vậy?

– Thầy Bùi Danh đi, mầy có hay không?

– Sao lại không hay cô nương.

– Nghe nói ổng yêu mày, mày không yêu ổng bỏ đi hã?

Nhìn Châu, Linh há miệng cười vì biết. Linh bảo:

– Làm gì có vụ đó, ổng yêu con Diễm Thúy mới vào trường cấp ba đó.

– Chọc mầy thôi, ổng xấu người mà ham yêu tổ bố hả.

– Cũng đâu có xấu lắm, nhưng có tài nên có tật thế thôi. Linh bảo nghe giòn tan.

– Mày nói có lý đó. Ổng vẽ đẹp lắm mày ơi, làm thơ cũng hay, nói chuyện cũng dễ mê nữa. Châu nói.

– Ừa, nhưng ông mê đối tượng nào cũng đặc biệt không hà. Linh bảo.

– Ừa, vậy nên thất tình bỏ đi dài. Châu nói.

– Chưa chắc, còn nhiều lý do bên trong làm sao mình hiểu? Linh bảo.

– Tin nóng quá hả mày? Tha hồ tụi mình tám. Châu nói.

– Còn gì nữa. Đề tài nổi cho mấy nàng nhất là mày. Hihi. Linh nói.

– Chắc đúng vậy nha. Châu bảo.

– Trăm phần trăm chứ chắc gì. Mầy sẽ nói miệng không để kéo da non đó nha! Linh nói.

– Hihi. Con quỷ này nói ghê thiệt. Châu bảo.

Châu bấu vai Linh, vì bất chợt nhìn la lên:

–  Ồ, ồ tao nói chuyện với mày đã qua hai cái nhà. Con quỷ Linh này không nói mày. Châu thốt.

Châu nói và quay gót lại. Linh cười lắc đầu bảo:

– Tao cũng không để ý mà.

Linh nhìn dáng Châu thụt lại, vô nhà trọ cũng mặt tiền. Một mình nàng bước đi vài bước nữa. Về tới nhà trọ vào phòng riêng mình, Linh giụt thả cái cặp không nhẹ chút nào lên bàn. Vì có mấy quyển sách nặng trình trịch đó. Nàng mở dép có quai và đi ra phía sau gặp ngay cô bé Diễm Thúy. Ôi điều thú vị… Thì ra cô bé ở trọ đây chăng?

Diễm Thúy chưa biết tên Linh nên chỉ gật đầu chào và lủi vào phòng mình. Diễm Thúy mới đến trọ sáng nay, nên cũng không rành về bao nhiêu học sinh ở trọ nhà này. Linh muốn Diễm Thúy ra cô hỏi thăm một vài câu. Nhưng cô bé vào phòng chăm đầu học bài, hay làm gì đó. Nên Linh thậm thụt nhìn rồi bỏ đi, không có cơ hội nói.

Sau một hồi DiễmThúy ra, nàng nhẹ chào Linh:

– Chào chị.

– Ừa em học sinh mới tới? Linh hỏi và ngó Diễm Thúy, giữ vẻ lịch sự.

– Dạ em học ba tuần rồi, song về nhà xa quá. Ba em nói quen chủ nhà này, xin cho em ở đậu lại, để đi học.

– Em tên gì? Biết rồi nhưng Linh vẫn hỏi coi mình có lầm không.

– Nguyễn Thị Diễm Thúy.

– À tên hay quá, người đẹp nữa.

– Dạ em hông dám đâu. Em quê mùa nông nghiệp đặc sệt, đẹp gì chị?

– Đâu phải cao sang thành phố là đẹp. Nét đẹp tự nhiên mới là đẹp, hai con mắt em, chị thích ghê nha.

Im một chút Linh nói tiếp:

– Chị tên là Linh học ở trọ đây một năm rồi, năm nay chị học 11.

Vừa lúc đó có Tân chạy xe đạp, đứng ngoài lộ, gần cây trứng cá, dừng xe lại Tân bảo:

– Ê chị Linh ra đây tôi nói chuyện này chị nghe. Tân và Linh là hai chị em bà con xa xa phía ngoại của Linh.

Linh rời chỗ Diễm Thúy, tiến ra lộ, thì miệng Tân khởi động máy môi rồi:

– Con nhỏ đó đó, thầy Bùi Danh yêu. Chị Thi ghen rồi thầy bỏ đi chuyển trường đó.

Tân tiếp tục phân minh:

– Ngày xưa ổng đeo chị Thi dữ lắm. Giờ con nhỏ này đẹp quá ổng ngẩn ngơ và muốn chuyển hàng.

– Thôi, con trai mầy cũng nhiều chuyện.

– Bộ con trai không được nhiều chuyện sao chị?

– Hừm. Con trai ít ít chuyện thôi sẽ tốt hơn…

–  Hừm trai gái gì cũng miệng, cũng lưỡi, cũng có trái tim như nhau mà.

– Nhưng con trai đàn ông nhiều chuyện người ta cười.

– Hi hi. Ai cười kệ.

– Chị ơi…

– Gì nữa?

Tôi sẽ tán con nhỏ này nha chị. Ở chung nhà với nó, chị làm mai cho tôi đi, hihi.

Tân nói và chạy xe đi rồi. Nhưng sao vòng lại, Tân dặn thêm:

– Nhớ nha. Em muốn đó, có thưởng đó, cố lên cho em nha!

– Biết rồi nhưng đừng chạy đua làm chi?

– Rớt tốt nghiệp không cần, cần yêu con nhỏ đó đó.

– Xạo, rớt tốt nghiệp mày sẽ khóc hơn mất người yêu. Thiệt ra chị Linh rất thương Tân. Và cũng ưa chọc Tân những chuyện như vậy.

– Nhưng chị nói vô cho em đi. Tân nói có vẻ muốn thiện chí, bằng mắt hơn là lời.

– Hừm. Tao sẽ liệu cho! Mày mê gái sớm tao mét cậu ba Tuấn về mày đó.

– Hihi. Cho vui thôi mà. Nhưng thấy gái đẹp sao không mê hả chị? Em chưa phải thầy tu mà. Thầy tu còn mê gái đó nha! Tân vẫn còn như đọng lại trên mắt sự năn nỉ chị…

– Biết rồi nói mãi, hehe.

– Vậy nha.

Giờ Tân mới chòm ngắt một hai lá trứng cá rồi dùng một tay ngón cái và ngón trỏ vò lại với nhau như trò chơi vui ở tay anh vậy. Rồi mới chịu cho xe về nhà trọ mình. Cũng gần đó. Chàng lại muốn huýt sáo để tỏ vẻ yêu đời, có một chút gì làm chàng bâng khuâng giữa hư thật hôm nay…

Linh lại vô nhà như trước. Nhìn dáng Tân chạy xe huýt sáo Linh thầm cười lắc đầu.

Học sinh các nơi, các xã ở trọ học lúc này hơi nhiều. Và tập trung khu trước cỗng trường dãy lộ hai bên đường khá đông. Tứ tản một ít học sinh trọ xa hơn…

Diễm Thúy đã vào phòng nàng không mấy để ý ai. Diễm Thúy cũng không có ghé mắt vào chuyện hai chị em Linh, Tân tán gẫu.

Thầy Bùi Danh nhổ neo và làm giấy chuyển trường. Cả trường phần lớn ai cũng không được vui. Vì mất thầy là mất nhiều phong trào thi đua. Lại thêm mất một giáo viên được chấm thi văn mỗi năm. Chỉ có giáo viên giỏi mới được chấm thi chứ không phải trường nào cũng được một đại biểu. Vả lại thầy dạy giỏi. Học sinh hiểu bài, và thi tỉ lệ tốt nghiệp đậu cao. Ai chẳng muốn thầy Bùi Danh đi. Ấy mà thầy bỏ đi ngang, ai cũng khuyên không được? Không hiểu sao thầy trở nên kiên định ý tưởng. Thầy muốn rời xa ngôi trường thầy từng gắn bó bảy năm.

Chương Hai

Lên Pleiku thầy vẫn chưa thật sự thoải mái với sự nhớ nhung dập dồn dành cho Diễm Thúy. Bây giờ thì cũng không ai trách trả. Mối tình đơn phương thầy sẽ tự do cảm nhận tạo thi hứng, sau khi ở trường mới. Thầy dạy ở một trường LVT gần Biển Hồ, nên thầy không bỏ được thói lãng mạn và làm thơ cho ai khi thầy yêu thương? Ngày xưa thầy có chút cảm tình với Thi, nhưng thầy đã bị khiển trách bỡi thầy Hiền, cô Ngọc. Thầy Hiền là hiệu phó. Cô Ngọc là giáo viên cũng chuyên văn, đồng thời là trưởng ban thanh tra, và là cô dượng ruột của Thi. Mà trong lúc Thi đem lòng yêu thầy, chứ thầy chưa thật sự yêu Thi. Trong Thi không thể so sánh với Diễm Thúy mà thầy đang thích bậc nhất hôm nay. Đôi mắt của Thi chưa đốt cháy trái tim thầy bao giờ như Diễm Thúy? Đôi môi Thi chưa đủ sức quyến rũ thầy mất ngủ trong chiêm bao. Tóc Thi chưa đủ làm thầy tưởng tượng bay trong gió chiều, thầy ngồi ngắm bao giờ v.v… Với Diễm Thúy thì hoàn toàn khác. Một bước đi của Diễm Thúy thầy cảm thấy thắt gan, yêu kiều, thầy thắt dạ nhớ nhung. Thầy xao xuyến lạ thường. Nhất là đôi mắt của Diễm Thúy thật tha thiết trong sáng! Đôi mắt nàng đẹp như mặt nước hồ thu, như mơ loang loáng đẹp hơn sương thu, thi cảm đến dợn người mê man…

Thầy biết mình có một điểm yếu là mê sắc diện phái nữ, và nhất là trẻ, như cô bé này. Nhưng làm sao thầy dừng lại khi con tim lên tiếng chứ? Xa được trường PM là xa một ý định của thầy. Cái mình bắt gặp mỗi ngày để con tim giá buốt cuốn hút, thầy mong để lãng quên… Thầy cố gắng để không tạo ra tội lỗi. Thế mà trên hai tuần nay, thầy thêm khắc khoải bóng hình!

Đằng nào thầy cũng nên nói ra để Diễm Thúy biết được sự việc này, được quá đi chứ? Thầy hình dung, không phải tìm Diễm Thúy sự đánh giá cao thượng về thầy. Càng tuyệt đối, thầy không cần lòng biết ơn của Diễm Thúy. Mà chủ yếu thầy cho nàng biết sự thật. Thầy đã chạy trốn một tình yêu, người mà mình yêu. Ít ra phải cho Diễm Thúy biết nguyên nhân vì sao mình chuyển trường chứ?

Nên Bùi Danh không chần chừ viết một lá thư bảo đảm để gởi về bưu điện PM.

Có thơ bảo đảm báo, Diễm Thúy xuống tận bưu điện để nhận, vì thư có hồi báo. Hôm đó sau khi học về Diễm Thúy ghé nhận. Lá thơ từ miền Pleiku đóng dấu, tên Bùi Danh bên ngoài. Một chút nước hoa thoang thoảng. Diễm Thúy thấy là lạ. Nàng mở bên trong xem liền thư ghi:

Cũng một gác trọ đìu hiu thầy viết:

Diễm Thúy thương mến!

Chắc hẳn em ngạc nhiện lắm khi nhận lá thư này. Người thầy chính là Bùi Danh lúc đi tập quân sự đầu năm. Thầy có mời em ly nước dừa trong một xóm nhỏ. Nơi một ngôi nhà thầy xin hái, ra mời em uống. Em còn nhớ không? Và cũng yêu em từ đó…

Diễm Thúy yêu dấu!

Thầy mắc nợ với em từ kiếp nào, khó cưỡng chế được niềm rung động? Từ trái tim chân thành mà thầy ngậm ngùi ra đi. Thầy trong lòng biển nhớ niềm thương, tiếc nuối khôn nguôi. Thầy mong ngày tháng thầy sẽ tìm cách quên em. Và em biết vì sao thầy chuyển trường không? Nỗi thất vọng thầy không chịu nổi cô đơn, và lạnh lùng. Vì thầy mắc nợ em, thầy biết đều đó, không có nghĩa là muốn em phải trả…

BD.

Diễm Thúy đọc thơ nàng giật mình, có một cảm xúc thật kỳ lạ, nàng không thể hình dung một người thầy đã yêu mình, cùng đây là bức họa? Là bức hình giống nàng không thể tưởng. Và đây là “bài thơ tình ướt át” dành cho em với những con chữ kiểu cách nữa.

Đọc hai ba lần ở một góc sân bưu điện. Diễm Thúy lật đật cuốn lại. Như sợ ai thấy. Nàng chạy về phòng trọ.

Tối đó Thúy không sao ngủ được, cũng không sao học được, cứ bồn chồn những chuyện không đâu. Nhưng tại sao Diễm Thúy lại thấy thích, và trằn trọc với bức thư. Nàng ôm lấy bức thư để vào ngực ấp yêu mà ngủ.

Mấy hôm sau nàng lại lò mò hồi âm:

Thầy yêu thương!

 Em nhận được thơ thầy. Em bàng hoàng xúc động. Không hiểu sao cả mấy đêm nay em không ngủ được. Có lẽ em cũng nợ thầy.  

Nếu như tình yêu không có tội lỗi. Thì ta vẫn có thể đến với nhau. Em và thầy đâu có bà con thì sá chi là tuổi tác. Em mong được yêu nhau thầy ạ. Cám ơn thầy tặng cho em bài thơ hay. Và cảm động nơi lòng em…

NTDT

Nhận được thơ thầy Bùi Danh lại hớn hở, bao nhiêu sầu bi cắt bỏ. Nguồn gió mới tình yêu cho phép dâng đầy hơn. Thì ra người con gái mười lăm tuổi kia đã trưởng thành, biết yêu say đắm.

Như thế thì lại càng hay cho việc chuyển trường, thêm tự do hơn. Pleiku và PM đâu có xa xăm gì, nếu yêu nhau cũng có thể tìm đến dễ dàng? Bùi Danh chìm trong bao ước mơ. Anh gởi tiếp thơ. Những bài thơ tình anh làm đầy ướt át lãng mạn hơn!

Nhận được thơ tình của thầy gởi liên tục. Diễm Thúy không sao cưỡng lại lòng ham muốn ý định. Nàng muốn đến thăm thầy Bùi Danh, tâm trạng đã đầy ắp…

Suy nghĩ nhiều đêm. Diễm Thúy viết lá thư hồi âm như trên. Trong khi ở trọ bao chàng trai để ý say đắm, ngó ngàng nàng. Nhưng Diễm Thúy lại chẳng mơ màng ghé mắt!

Có người gọi ngoài cỗng nhà. Linh hiểu và bảo:

– Tối nay chị rủ em đi chơi ra phố uống nước đá chanh, hay ăn sinh tố gì đó Diễm Thúy, em đi với chị nhé.

– Không đâu, em học bài, em không muốn đi.

– Thì đi chơi một chút cho thong thả mà. Có sao đâu em.

– Không chị. Em xin cám ơn.

Cả đám bốn năm cô nàng, và hai ba chàng trai cộng thêm tới cửa rủ mà Diễm Thúy chẳng hề tơ tưởng. Nàng đang trông họ đi, để ở nhà viết thơ cho thầy tập trung hơn.

Thế là họ đã đi xa dời gót. Chỉ còn nàng ở nhà một mình. Diễm Thúy ra lan can ngồi hóng gió, nhìn con trăng phía đông lơ lửng trông thật đẹp. Nàng chạnh lòng nhớ thơ của thầy gởi cho mình, cùng bức hình mình. Lòng Diễm Thúy rạo rực bâng khuâng. Nàng mỗi đêm thấy sức hút của thơ thầy thêm khó tả. Chủ nhà nàng ở, là họ có hai cái nhà. Nhưng họ sống ở Mỹ Chánh. Nhà này ở thị trấn phía trước cho thuê sách. Biển hiệu tên cho thuê sách Khai Trí. Phía sau là cho học sinh trọ học không lấy tiền. Chỉ là cho những thân nhân, quen biết tình bằng hữu. Bạn bè nhau, giúp nhau thôi… Ba của Diễm Thúy là bạn lính của chủ nhà trong chiến tranh. Nên ông chủ sẵn sàng cho con bạn đến ở đi học. Là Thúy đây. Suy nghĩ vẩn vơ về người thầy lòng cào nhớ nhung. Diễm Thúy vào tranh thủ viết thơ cho thầy:

Thầy yêu dấu !

“Em muốn lên thăm thầy đó, có tiện không? Em cảm thấy như đã yêu thầy. Nếu như được thầy cho em hay. Và thầy đón em tận bến xe nhé. Thơ cho em biết.”

NTDT

Viết có bấy nhiêu Diễm Thúy nhìn qua nhìn lại hơn mười lần, mà chính thơ mình viết! Xong, nàng quay vào học bài. Học không vô, hồn để đâu đâu. Nàng một mình thẩn thờ trong trăng sau vườn nhà, miên man bao cảm giác trừu tượng, sõng soài, nhớ nhung, đan chéo, bất trắc…

Sáng hôm sau đi học, cả trường lại láo nháo về nàng. Diễm Thúy không cần bận tâm. Nhất là năm cô bạn gái của Liên, Hoa, Mẫn. Châu, Linh. Và con trai thì Tân, Nghiệp, Trình, Thăng đã để ý đến tơ tưởng của nàng. Những đối tượng nào không biết cũng được. Nhưng lỡ có biết mối tình “Thầy trò này” Diễm Thúy cũng coi như pha, cô cho là không sao? Con người ai cũng có một tình cảm riêng biệt, trong ý niệm riêng biệt mình yêu thích! Ai cũng có cái quyền mà, để chọn lựa riêng tư đó. Không ai cấm cản ai được. Diễm Thúy thơ ngây nhưng bạo dạn nghĩ đến thế.

Tiếp theo sau ngày, giờ học ba ngày, nàng lại mò ra bưu điện thì nhận được thư thầy Bùi Danh đã hồi âm còn nằm ở bưu điện. Nàng hỏi người giữ thư đưa, nhận được. Diễm Thúy mừng rỡ nàng hân hoan. Nét chữ bình thường ở phong bì. Nhưng Diễm Thúy hôn lấy hôn để, và sau đó mở thư xem liền.

Em yêu dấu

Thầy chờ và đón em, biết nói sao bao yêu thương cho vừa. Và kèm theo bài thơ tình yêu đương nồng nàn. Hôn em đừng để thầy trông thất vọng, mai em đi liền nhé.

BD

Lại một ngày đi học về, lại một đêm rạo rực nhớ mong, lại ngày tháng xôn xao tư tưởng. Sáng hôm thứ bảy ai cũng về nhà. Học sinh lũ lượt sau một tuần ở trọ về quê, thì Diễm Thúy cũng xách gói ra đi. Cô không về nhà, mà chỉ đến ngôi mộ mẹ, người mẹ ruột cô đã mất “Thúy xin mẹ tha thứ và cho nàng, cơ hội để làm người lớn, để yêu thương. Xin mẹ hãy thương cuộc đời con” Ngôi mộ không xa nhà lắm, nhưng Diễm Thúy không về nhà ba nàng, nhà có má hai đang sống. Xong, nàng cỡi xe đạp trở về thị trấn, Diễm Thúy thu xếp đồ đạc tại nhà trọ, hành trang nhanh. Nàng ra đón xe, đi ngược về hướng Nam Quốc lộ 1, lộ đường để nhập vào quốc lộ 19 đi về Pleiku!

Ôi xứ sở Pleiku vẫy gọi nàng trong thao thức! Tim nàng như đánh liên hồi trong ước mong và chờ đợi, bên cạnh dưới chân nàng cánh đồng lúa xanh mơn mởn đang thời mới lớn. Nàng đứng gần đó. Lúa gọi là sắp thời con gái, đẹp như sạ cấy thưa. Diễm trông thấy nó đầy sức sống mượt mà, đang lớn. Nàng còn nhìn rõ mòn mọt nước trong leo lẻo những phần đất nổi lên, giữa các khoảng cách của chân lúa, đâu đó một vài con cua nhỏ bò ngang bò dọc, lém lét tìm mồi hay chạy trốn… Nàng đứng không, Diễm Thúy nhìn thấy nó trông vui vui. Chẳng mấy chốc thì xe đến thình lình. Diễm Thúy vẫy tay đúng là chuyến xe Pleiku.

Dừng lại phụ xe hỏi:

– Đi đâu, đi đâu?  Kiểu hỏi của mấy lơ phụ lúc bấy giờ.

– Pleiku, Pleiku nàng trả lời.

– Mời lên, mời lên… Giá phải chăng 50 đồng một người, hành lý xe đạp cộng 10 đồng thêm.

– Được tôi đồng ý.

Thế là hành lý chỉ cây xe đạp được lơ phụ đưa lên mui trần cột nhanh như cắt. Còn một giỏ xách vài ba bộ đồ Diễm Thúy xách trên tay. Nàng bước lên xe mau gọn. Tuy thế nàng cũng phải thở dốc vì vội.

Vùng này xa làng nàng, Diễm Thúy nghĩ khó ai mà biết. Nàng yên tâm đi thực hiện nửa ý định của mình, nàng đã lên xe rồi. Nhưng không biết sao nàng thở sâu, chắc Diễm Thúy còn hồi hộp lắm.

Xe chạy bon bon trên các dặm đường, chưa đầy một ngày một, thì tới ngay bến xe. Thầy Bùi Danh ăn mặc có phần chải chuốt, đứng đợi đón nàng từ lâu, ngắm mây trời.  Và chuyến xe trễ hơn 15 phút đậu bến… Hai người gặp nhau… Ôi chao ơi họ như đã có độ rung cảm mạnh từ bao giờ… Khi đó thầy Bùi Danh chỉ nắm tay Diễm Thúy, hôn tay nàng nhiều mà ít nói. Còn Diễm Thúy thì mỉm cười sẵn sàng chia sớt tới cùng. Nàng ít nói luôn!

Nhưng rồi thầy nói vài câu:

– Nàng tiên đến bên thầy. Em đến bên thầy mà cứ ngỡ như mơ.

– Vì nhớ quá em phải đi.

– Cám ơn em đáp trả mối chân tình của thầy. Thầy thương quá.

Hai người đi uống nước cam, gần bến xe. Họ nhìn nhau xúc động hơn là nói chuyện. Sau về nhà tắm rửa nghỉ ngơi. Nơi thầy ở là một căn nhà chia ra có ba người thuê sống. Thầy là giáo viên. Một người nữa là thợ bán đồng hồ. Một người nữa là thợ hàn lặt vặt. Cả ba đều đàn ông và độc thân trạc tuổi như nhau. Thỉnh thoảng họ cũng uống coffee chung, hoặc tán dóc thời cuộc, phái nữ, đàn ông v.v… Chủ nhà cho thuê, không có ở đó.

Đêm đó Bùi Danh, Diễm Thúy đi chơi sánh bước bên nhau. Lần đầu tiên đến với nhau thăm viếng. Thầy Bùi Danh vui lắm bảo:

– Đêm nay trăng còn non, vẫn sáng đẹp, như thắp lời thề dù có mong manh. Thầy muốn nói với em, thầy yêu em không có gì để so sánh nổi. Em có thể ở lại với thầy. Chúng ta yêu nhau như vợ chồng em nghĩ sao?

Diễm Thúy làm thinh không nói.

Thầy Bùi Danh bảo tiếp:

– Đây là khu vườn và quanh cảnh đẹp nhất nơi đây. Tối, tối thầy vẫn ra đây một mình để nghĩ về em, nhớ em. Và thầy cứ tưởng tượng em có mặt ở đây, thì ra hôm nay em đã đến.

Lời thầy nghe như ru. Diễm Thúy ấp yêu trả lời:

– Giọng thầy êm quá.

– Vậy thì ở lại đây thầy sẽ ru mỗi đêm, còn ngọt ngào hơn rứa nữa.

– Giọng Huế dễ thương hã thầy. Dù con trai hay con gái, chắc thầy ở gần sông Hương không?

– Không thầy ở quê xa hơn nữa. Miền quê hơn.

– Vậy à, vậy mà em tưởng thầy gần sông Hương.

– Em giàu tưởng tượng và lãng mạn quá đó chứ. Em có yêu thầy không?

– Không yêu thì em đâu đến đây. Diễm Thúy như hỏi vặn.

– Vậy nhá ở lại thầy lo tất cả. Chúng ta chung sống với nhau tới răng lung tóc bạc nha.

– Dạ. Diễm Thúy chỉ nói một tiếng, lòng Thúy đầy xúc động.

Đến với phố núi tay trong tay, vần thơ trong vần thơ, yêu thương trong yêu thương, khiến cho Diễm Thúy say đắm khôn cùng. Nàng bằng lòng ở lại với thầy.

Thầy Bùi Danh thì không có niềm vui nào lớn hơn khi mà Diễm Thúy đến. Nàng bên thầy bằng xương bằng thịt chứ không phải là những giấc mơ như thầy từng tơ tưởng để làm thơ. Thầy đã nắm chắc ước mơ lên đến điểm 10/10 rồi. Thầy hãnh diện muốn la lên dưới đất trời thầy quá may mắn, quá hạnh phúc, quá tuyệt vời. Nhưng thầy nén lại cảm xúc trào dâng đó. Và thầy vỗ về để thực tế dành bao nụ hôn nồng cháy. Sẽ trôi đến bất chợt đến trên má, trên mắt người thầy yêu thương chứ? Ấy vậy thôi!

Đó cũng quá đủ cho thầy khao khát, vương lòng bấy lâu. Như dòng sông khao nước. Như lũ về, thác ngập yêu đương …! Một tình yêu…

 

**

Cả trường cấp ba nhôn nhao nhốn nháo hơn lúc trước nữa:

-Thầy Bùi Danh mới đi, và nay thấy bé DiễmThúy biến luôn.

Cả mấy đám tụm năm, tụm bảy tám.

– Trời ơi con bé đó nó bỏ trường theo ông thầy Bùi Danh rồi, chịu gì nổi thầy dụ mà.

– Tại nó cũng thèm yêu ổng, chứ dụ gì năm nay gần lên 16 rồi.

– Gần 16 thì vẫn còn bị dụ non, thưa mẹ non. Một Tân, học sinh nam phản ứng.

Bằng một câu nữ sinh trong bọn tiếp tục:

– Ba má nó xuống kiếm nhà trọ nó ở, khóc dài dài thấy tội.

– Vậy nó không lời từ giã với gia đình sao? Tân hỏi.

– Nhưng nghe thầy Bùi Danh về với gia đình cùng với nó trong một đêm. Xin cưới nó rồi. Và nghe nói đó không phải là má ruột nó, chỉ ba ruột thôi. Có tin tức nói như vậy.

– Tưởng sao vậy nó cũng yên bề gia thất rồi. Cũng Tân nói.

– Má ruột nó đó, họ nói như thế để khỏi xấu hổ thôi. Châu nói.

– Không, má ruột nó mất từ hồi nó mới lên hai, bà đau hạch chuột chết bỏ nó. Có dặn dò ba nó, cho nó ăn học tới nơi tới chốn. Bữa ba nó xuống đây lăn lộn, khóc kể như một phụ nữ mà. Linh phân minh.

Trường giáo viên họ ngó lơ. Họ cho là không để ý mấy đến chuyện vô ý thức này. Chỉ có học sinh là làm đề tài nóng bỏng hai đến ba tuần sau đó mới dập nổi. Mới chịu im lặng. Mới chịu ngưng phá nói…! “Đúng là nhất quỷ nhì ma thứ ba học sinh” ?

 

Chương Ba

Vậy là Diễm Thúy đã không còn học hành, chọn sống với thầy. Bùi Danh nằm mơ cũng không thể gặp người trong mộng, được như thế. Nên đi dạy về là lúc nào cũng yêu đời có một bài thơ tặng Diễm Thúy chưa ráo mực. Còn Diễm Thúy nhiệm vụ chính hiện giờ là chỉ biết ủi áo quần cho thầy, chuẩn bị cơm nước, và chuẩn bị sách vở cho thầy đến lớp, kiếm một đôi vớ với đôi giày để sẵn mà thôi. Mặc đồ săn sóc cho thầy như một người vợ trẻ hiền dịu.

Hôm đó thầy vừa mang đôi vớ vào nửa chân thì nói:

– Trong trường thì làm thơ cho em, về nhà vẽ tranh bán kiếm tiền. Anh xin đất. Mình trồng hoa màu ngắn hạn, và trồng cà phê dài hạn em thấy sao?

– Có cơm ăn được ở bên anh, bên thầy là hạnh phúc rồi.

– Em học mấy rồi cũng lấy chồng thôi, mà lấy người mình yêu sớm một chút, lại vui có sao đâu?

– Mong hạnh phúc vuông tròn không đổ vỡ. Là em mong, mừng nhất thôi.

– Làm sao đổ vỡ được ngoài trừ trời sập đó em.

– Hứa nha!

– Ừa em. Hôm qua thầy, anh có vẽ bức tranh sơn thủy bán được mấy ngàn, mua được mấy tạ gạo ăn chết luôn, không sợ đói em?

Mà thực đi dạy về Bùi Danh ngồi vẽ khắc đủ loại tranh, kiếm thu nhập, để quảng bá tranh mình. Bùi Danh thể hiện đủ loại góc độ của tranh. Tranh cọ, tranh sơn dầu, tranh khắc chữ v.v… Kiểu na ná dòng tranh Đông Hồ cũng có mặt, dù không cần dịp tết. Lũ trẻ thích lắm, thế nên lượng khách thầy cứ tăng dần. Đủ thành phần thưởng thức tranh thầy. Già trẻ, gái trai, trí thức, bình dân, nghèo túng, đủ cỡ… Ai cũng thích…

Tuy nhiên. Một hôm Diễm Thúy nhìn yêu thầy nàng bảo:

– Nhưng em phải học nghề chi chứ, chẳng hạn nghề may, nghề thêu thùa để phụ thầy, phụ anh chứ?

– Em có thể học thêm nghề thêu, hay móc, đan áo len cho vui thêm cũng được. Bùi Danh hiệu ứng với nàng.

– Ừa há. Diễm Thúy cười tươi trả lời như thế.

– Mà không cần đâu. Hãy để anh làm ráng tý thôi. Em lo cơm nước anh đủ rồi, là niềm vui bất tận của anh rồi! Thầy nói và ôm hôn Thúy, rồi rời tay vợ để đi dạy. Trông mối tình so le. Nhưng cũng đầy vẻ ước lệ và hạnh phúc.

Thầy Bùi Danh cứ ngỡ đây là cuộc sống như cõi tiên của anh, của nàng, hai người sống dưới trần gian. Thầy vui không thể nào tả hết!

**

Thời gian thắm thoát mới trên ba năm Bùi Danh đã cất nhà mới, có vàng bạc dư. Tranh anh vẽ khách đặt làm không kịp, không xuể. Tay nghề vẽ lên cao, học sinh lại tới học đông. Người quý trọng thầy cũng khá nhiều.

Mỗi thí sinh học họa vẽ, là một cây vàng biếu. Hổng hiểu sao Bùi Danh lại phát tài và tình cả hai. Thường người ta nói đỏ tiền thì bạc đen, nhưng ở Bùi Danh lại không phải vậy. Hồng đức đến với thầy cả hai. Mỗi cái tết là học trò ra nghề, có thưởng lớn cho thầy nữa!

Cuộc sống nào đẹp hơn, hạnh phúc hơn, sáng đi dạy, chiều vẽ tranh, đêm về làm thơ. Các học sinh thương thầy tặng biếu vàng bạc, hoa quả, áo quần. Không những tết mà đủ bốn mùa, như càng gia tăng…

Thầy hãnh diện có vợ trẻ đẹp, lại yêu thương mình nhiều nữa. Họ ấm êm, sung túc. Bùi Danh cũng trẻ theo vợ.

Cứ một vài ba tháng thầy Bùi Danh lại đổ được vàng, đem khoe với vợ rồi chôn trong đất, trong nhà. Tính cả thảy của dư của để, đã trên 15 cây vàng- 15 lượng vàng!

Sự nổi tiếng vẽ của thầy. Tiếng lành đồn xa, thầy bắt đầu triển lãm tranh với các họa sĩ chuyên nghiệp, cùng nghiệp dư. Tranh thầy cũng thu được bằng vàng. Chỉ có tranh thầy là khách chuộng nhất. Chủ đề thầy thường vẽ là thiếu nữ, tranh sơn thủy, sông biển, rừng núi, suối đèo, thung lũng, hoa cỏ, thuyền bè v.v… Nhưng cái đẹp, nét họa của Bùi Danh tinh tế, có hồn, thánh thoát, siêu thực và sâu sắc.

Thầy thời, sự nghiệp lên như diều gặp gió. Sau đó thành phố tỉnh lại chọn tranh thầy được đi dự tranh triển lãm tại Hà Nội vào một mùa hè. Diễm Thúy nói khi biết tin:

– Thôi anh đi thôi. Em ở nhà chăm sóc hoa màu. Em trông coi học sinh lớp học vẽ của anh?

– Không cần đâu anh mướn người làm. Anh đóng cửa một tháng hè mà. Em nên theo anh ra đó cho biết Hà Nội. Có vợ trẻ đẹp không đi là thiếu sót đó. Khi về anh đưa em về Huế thăm chơi luôn!

– Chỉ sợ tốn kém cho anh.

– Bây giờ ta giàu rồi em sợ chi đói khổ nữa em. Năm sau nữa, ta có cu tý cũng được rồi mà hihi. Khi em lên 19 là anh thích em bồng con. Anh nhìn cho anh thích. Hihi.

– Thôi em chưa muốn con đâu.

– Nói vậy là mong ước thôi mà. Đi với anh nha cưng yêu!

– Em không biết nữa? Để em tính.

– Sao lại không biết. Tính cái gì nữa em? Cưng của anh ngốc thế. Phải đi với anh chứ.

– Nhưng việc nhà em lo?

– Em đừng nghĩ xa, đâu vào đó. Anh sẽ sắp xếp gọn gàng an toàn hết, em cưng à. Bộ em không thích ra Hà Nội với anh sao?

– Em thích chứ. Nhưng?

– Nhưng sao? Hỡi người nàng tiên bé bỏng của anh! Nàng tiên cá riêng của anh đấy! Anh đã yêu lắm đấy…

– Nếu anh thích lắm thì em mới đi nghen?

Diễm Thúy nói và nhìn vào áo kiểu cổ kên của thầy đứng đẹp quá, chính nàng ủi kỹ lưỡng, và ghé qua vai, lằn tay áo buông nếp nó cũng thẳng băng sắc sảo. Nàng nhìn có vẻ ưng ý lắm với bàn tay mình làm. Rồi lắng nghe thầy bảo:

– Sao anh lại là không thích lắm chứ? Em khùng quá! Nói năng lung tung, bậy bạ vậy em.

Bùi Danh, Diễm Thúy đi ăn kem một quán nghe nhạc của thành phố sương mù, rồi họ đi chơi đêm giữa phố, họ ôm nhau chút chút nói chuyện. Thế giới đang hòa mình vào dòng người có vợ chồng anh. Nhưng sau đó Bùi Danh như muốn ích kỷ, anh tách riêng ra, chàng như mong đi hưởng thụ cái riêng của mình, cái ưu ái mà Diễm Thúy vốn có! Bùi Danh đưa Diễm Thúy ra những lối rẽ, những con đường riêng tư hơn. Hoa cỏ im lặng, đường thanh vắng mơ mộng hơn…

Bùi Danh thả tay ôm eo ếch Thúy ra. Anh nhìn nàng và đọc thơ thật sướng miệng:

Đêm nay trăng dội xuống nàng

Anh quá ngỡ ngàng… Em một bài thơ…

Diễm Thúy nghiêng đầu bảo:

– Trăng đâu mà trăng, đường này tối và thanh vắng quá anh.

– Chỉ cần chút xíu ánh sáng là anh trừu tượng thêm, thơ thì vừa hiện thực vừa trừu tượng lãng mạn mới hay. Nếu không ra vè lắm, khô cứng, phô, thép chữ lắm em à. Em phải hiểu.

– Em hiểu chứ. Thơ anh thì có hồn rồi.

– Nhưng không phí thời gian lắm. Yêu hôn em lúc này để sướng hơn. Không nói nữa nha.

– Anh hôn em tính một ngày bao nhiêu cái hè?

– Cả trăm đó chứ mà vẫn thèm. Em hôn anh một cái đi anh cần đây, cho anh sướng coi.

– Anh hôn em, cũng như em hôn anh?

– Hừ khác chứ. Sao giống mà lỵ. Thử đi em.

– Thôi không thèm đâu.

– Không thèm thì anh thèm.

-Ý dza da.

Bùi Danh hôn nàng và bồng vào một lùm cây xanh gần đó, để thả hết yêu đương. Lòng anh nồng cháy, đang rạo rực như ngọn lửa thổi bùng…

 

Chương Bốn

Những ngày ra Hà Nội đã đến. Diễm Thúy theo chồng ra tận nơi. Cuộc triển lãm tranh của Bùi Danh cũng đứng đầu bán nhanh nhất, giá cao nhất tuy là một giáo viên nghiệp dư. Mỗi bức tranh anh đều tặng tập thơ và chữ ký mà anh làm riêng cho vợ trên 120 bài thơ. Thơ anh không kiệt tác. Không hay lắm, về phương diện nghệ thuật, thi sĩ. Nhưng đọc nó truyền cảm và chân thành. Ngày vui đó đọng lại trên môi Bùi Danh Diễm Thúy tưởng như không bao giờ dứt. Vậy mà Diễm Thúy đi theo, đang toại nguyện, đang vui lại có chuyện buồn. Như vầng trăng chưa đầy lại khuyết bóng…

Tại khách sạn nàng ở. Gần cạnh là cô hoa hậu Thanh Hương cũng tới trong cuộc xem tranh triển lãm, cô mua tranh Bùi Danh. Ai xui phòng nghỉ nàng, lại kế cận vách của Bùi Danh. Vô tình anh đi ra hành lang hút thuốc lại thấy cô ta.

Cô ta đon đả:

– Chào anh giáo sư kiêm họa sĩ nổi tiếng, kiêm nhà thơ hay. Anh lại ở khách sạn này sao?

– Vâng tôi đó, xin chào cô hân hạnh quá. Cô đến đây từ bao giờ?

– Mới tới thôi. Nghỉ ở phòng kế bên anh đó. Nói chứ cách một căn.

– Vậy sao?

Diễm Thúy nghe nói chuyện thì lắng tai chứ không bước ra.

– Anh đi cùng ai? Thanh Hương nhìn quanh rồi hỏi thế.

– À… à tôi đi cùng người thân.

– Thơ anh hay, tranh lại đẹp quá không chịu nổi. Em đọc nhìn đã lắm.

Nghe nói thế Diễm Thúy tức không chịu được. Cô chạy ra chào:

– Đi với vợ thì nói vợ người thân nào anh?

– Ồ chao ôi, chào, chào chị. Thanh Hương cất lời có vẻ đỏng đảnh hơn là lịch sự.

– Tôi không cần chào tôi. Diễm Thúy nói và quay vào nhập cửa.

– Vợ anh ấy à. Thanh Hương le lưỡi hỏi Bùi Danh.

– Cô em thôi. Bùi Danh trả lời.

– Cô em sao lại ở chung phòng. Thanh Hương còn thắc mắc.

– Thì anh em ở cho vui. Bùi Danh cố giấu.

– Anh em không nên ở như vậy. Thật khó tin cô ấy thái độ đó, chỉ vợ anh thôi. Ngừng mấy giây Thanh Hương lại nói tiếp:

– Chúng ta có thể đi uống cà phê đi. Tôi mời anh.

– Ừa để coi. Bùi Danh có vẻ lúng túng trả lời. Anh đã dụi điếu thuốc đang hút dở chừng.

– Coi gì, ta đi như xã giao thôi có gì mà anh ngại! Thanh Hương tỏ ra vẻ sành điệu.

– Ừa vâng tôi hân hạnh ạ. Bùi Danh lại thêm gãi đầu, chưa nói thêm.

– Có gì đâu, đi hưởng thụ cà phê tý về mà. Thanh Hương vồn vã hơn.

Bùi Danh không nói với Thanh Hương. Anh vô phòng nói với vợ trước:

– Em ở nhà, anh uống cà phê cô ta mời chút nghen. Em cứ bình tĩnh…

– Đi đâu thì đi đừng nói với em nữa. Anh khốn nạn lắm. Em không chịu đâu.Tôi đã nghe hết rồi. Thứ gái gì đâu, thứ đàn ông gì đâu mất nết hết.

– Ý, ê đừng chửi anh vậy chứ. Anh làm nuôi em mà!

Bùi Danh nói thế, nhưng lấy áo khoác, đeo cà vạt, mang giày ra đi với cuộc hẹn. Anh không để ý đến lời Diễm Thúy nhiều.

Anh ra khỏi phòng Diễm Thúy đóng cửa chốt lại cái ầm. Chìa khóa giữ trong tay mình. Nàng bảo:

– Nhất quyết là không mở. Em sẽ không mở cửa cho anh đâu “đồ khốn” Diễm Thúy ấm ức chửi thầm như thế. Nàng đã ghen sảng mất rồi…

**

Hai người kia dẫn nhau đi uống coffee tại một quán có giá phòng trà ở Hà Nội. Cô gái Thanh Hương nói. Câu mở đầu:

– Được uống coffee với một người nổi tiếng. Em thấy thật vui.

– Tôi cũng hân hạnh như Thanh Hương chứ.

– Cô bé lúc nãy vợ anh hã? Thanh Hương như nheo mắt dò xét anh.

– Vâng. Bùi Danh thành thật.

– Đẹp, nhưng nhà quê quá.

– Thì cô ta ở nhà quê. Nhà cũng nghèo mà.

– Nhưng chắc anh ham trẻ. Vì cô ta quá trẻ. Có thể nói là trẻ con nữa.

– Không hẳn vậy chỉ là duyên nợ. Bùi Danh nói, tự nhiên mỉm cười sung sướng.

– Anh là giáo viên mà vẽ tranh như một họa sĩ lành nghề. Biết làm thơ như chuyên nghiệp nữa tuyệt quá.

– Tôi có thể vẽ cho cô, để tặng cô.

– Em hân hạnh.

– Ngày mai có.

– Hứa nha.

– Thích chân dung hay pha cảnh.

– Sao cũng được tùy cảm hứng anh, bố cục nơi anh toàn quyền.

– Em làm người mẫu, một hoa hậu nữa. Thế chắc em vui hạnh phúc lắm há. Bùi Danh hỏi môi và mỉm cười.

– Cũng hạnh phúc đấy chứ. Mà hạnh phúc, là hôm nay gặp anh, hạnh phúc hơn.

– Xin cám ơn. Bùi Danh như bị lôi cuốn.

– Cũng muốn đưa anh đi nhiều điểm vui thú. Nhưng kẹt cô bé đó nên ngại.

Bùi Danh suy nghĩ chút rồi lại nói:

– Tôi đùa thôi. Đó là con em đi theo cho vui. Không phải vợ con chi cả.

– Không vợ con ai mà ở chung phòng? Thanh Hương có vẻ lả lơi, cau môi hỏi, rồi thâm ý phụng phịu chi cười thầm, như dò xét.

Trong quán bar vài người nhìn họ, nhưng Thanh Hương có vẻ hãnh diện và thản nhiên lại. Còn Bùi Danh vui vẻ trả lời với cô:

– Tôi tiết kiệm tiền đó mà.

– Tỷ phú sắp đến nơi rồi tiết kiệm? Nàng Thanh Hương nói càng muốn lả lơi, lả lướt… vờn chàng hơn nữa.

– Vâng làm người phải biết tiết kiệm chứ. Nếu cô muốn tôi có thể sắp xếp cho cô ấy về. Nếu em không tin. Tự nhiên Bùi Danh đổi cách xưng hô từ cô qua em ngọt hơn cả lúc nãy.

– Được không? Em muốn đi chơi nhiều với anh đấy. Vứt tiếng cô đi, kêu em cho nó mộng!

– Vâng anh thay đổi kêu theo ý em rồi.

– Ít ra phải như vậy chứ. Hoan hô anh đó.

– Anh sẽ làm điều em muốn mà.

– Được không? Em muốn đi chơi nhiều với anh đấy. Xin nhắc lại. Và nàng cố dành bảo thêm:

– Hai chúng ta cùng muốn, sao là em thôi cơ? Thanh Hương nói, rồi lườm tình Bùi Danh.

– Vâng anh hiểu.

– Vậy nhá anh nhảy với em bản nhạc nhé?

– Không! Tôi không biết nhảy đầm.

– Ra chốn này phải biết. Em dìu anh.

– Thật ra lúc còn trẻ anh có học nhảy. Nhưng bỏ lâu nên chân tay anh không còn nhuyễn.

– Tay họa sĩ lúc nào cũng nhuyễn cả đấy chứ! Ý dza dza…! Vào đi nào anh.

Thanh Hương đứng lên kéo Bùi Danh đi theo. Nàng quyết lôi Bùi Danh vào. Đúng thế, Bùi Danh vào sàn nhảy, anh tiếp thu nhanh. Cả hai trong phút chốc, Bùi Danh, Thanh Hương đã quấn trong dòng người nhảy. Nhạc ở câu lạc bộ lại êm đềm, nơi chốn ăn chơi của Hà Nội. Những bài hát về Hà Nội, tiếp tục trình bày. Đó là một quán bar lớn trá hình, chuyên hát tình khúc theo đêm. Hôm nay đề tài cho một Hà Nội và mai lại Sài Gòn, hoặc Huế, Đà Lạt. Tùy, hoặc trộn chung nhau một ít, kiểu nhạc tình chung chung xen kẽ… Họ cũng rất là linh động tùy theo khán giả, thị hiếu khách thích. Nhưng phải nói rằng nhạc cho Hà Nội quán này, vẫn nở trên các môi ca sĩ hơi bị nhiều hơn ở các bản tình ca khác đấy!

 

**

Thanh Hương sau cuộc đi chơi thưởng ngoạn nhảy đầm, uống rượu sơ giao “duyên gặp gỡ” Nàng đã cố sức lả lơi và quyến rũ. Một sở trường mà Thanh Hương muốn dẫn đầu trong tính cách của cô. Cô thích vậy. Đàn ông hỏi mấy ai không mê hoan lạc? Chắc chắn là Bùi Danh sung sướng và không chối từ vóc dáng nàng ban tặng anh. Họ say mê và ái ân ướt át, phơi tình, làm tình ngắn hạn… Sau đó Thanh Hương đã đưa Bùi Danh về. Cô chỉ đưa tới cửa chính khách sạn thôi.

Tuy nói thế nhưng Diễm Thúy mở cửa. Cô thấy hai người dìu nhau nãy giờ. Vì từ lầu cô sốt ruột hay ra vô nhìn xuống các lối đi của khách sạn.

Anh về vào hơi xỉn. Anh đi liệng xiệng. Bùi Danh quay nói với Diễm Thúy liền:

– Ngày mai em về trước nha em.

– Sao lại như thế. Em không về đâu. Có lẽ anh bị người mẫu hoa hậu mua chuộc rồi?

– Không đâu, vì sự làm ăn anh cần cô ta hỗ trợ.

– Thôi đi, em không chịu đâu. Em muốn cùng anh vào thăm Huế nữa mà.

– Không được, nghe lời anh đi.

– Em không đi. Làm gì em?

– Năn nỉ mà. Bùi Danh nói rồi như muốn lẳng lơ hôn Diễm Thúy. Miệng bảo thêm:

– Có chết gì đâu. Có vợ rồi có nữa đâu sao. Có người yêu rồi có nữa vẫn tốt, vẫn quý mà. Haha! Anh nói thật chứ không xĩn đâu. Ha ha ha…

Nhưng chính hơi men làm Bùi Danh dạn miệng. Diễm Thúy nghe bực dọc giáng cái “chát” vô mặt anh khi nghe anh cười ha ha chưa hết. Làm Bùi Danh hoa cả mắt.

– Sao hung dữ với anh vậy cưng? Thầy Bùi Danh la lên.

– Tại anh nói bậy quá nhiều. Và em nói: Em không đi về trước đâu. Diễm Thúy nói trong hơi thở gấp.

– Không đi, làm sao anh làm ăn cho ra tiền?  Bùi Danh như cố dướng mắt nhìn vợ Diễm Thúy và bảo thế.

– Em ở đây anh cũng làm ăn được. Anh nên chân chính. Nàng vẫn còn thở mạnh vì tức nơi Bùi Danh.

– Đã nói khó mà. Bỏ em ở nhà hoài tội nghiệp.

– Thì dẫn em đi theo. Chỉ âm mưu đen tối mới xua đuổi em, mà thôi được em không cần nữa đâu, em đã thấy rõ ràng quá rồi.

– Vậy em muốn gì cưng?

– Muốn gì là muốn gì? Coi như anh thích thì tôi đành lòng phải chiều. Đưa tiền em đi chơi về Huế một mình. Diễm Thúy nói có vẻ hờn mát chứ chưa phải là quyết định.

– Sẵn sàng thôi! Bùi Danh móc túi tiền bỏ ra bàn. Sau thì anh lấy đút vào xách cô. Nhưng sau đó cuối cùng anh chọn, lại lấy ra để trên bàn lại như cũ. Anh lại lấy thêm mấy chỉ vàng đeo vô tay cô rồi bảo:

– Đó vàng có, tiền có. Em muốn tiêu xài gì cứ xài. Về trước đi anh sẽ về trong mai nay nha em yêu!

-Thử anh, mà anh có vẻ muốn tôi đi quá. Thôi tôi đi luôn. Không cần anh đâu. Khốn nạn thật. Diễm Thúy cứ để anh đeo vàng vô tay cô. Và cô cầm lấy xấp tiền trên bàn.

– Anh về liền mà!

– Không cần ở lại cả mấy chục năm cũng được thôi.

Bùi Danh ôm muốn hôn Diễm Thúy. Nhưng nàng gạt.

– Đừng đụng tôi nữa. Anh nhơ bẩn mà tôi thiên thần vầy làm sao hạp nhau nữa?

– Có gì đâu em cho anh nhơ bẩn, còn em là thiên thần ha ha? Anh thích những thiên thần nhục dục chút chút, tý cho vui. Ha ha.

– Anh ghê quá hà. Ma quỷ nhập rồi.

– Con người hẳn hoi nhập chứ ma quỷ nào nhập. Ha ha.

Bùi Danh vội nói thêm:

– Cho anh hôn em tý cho em đỡ ghiền, và anh đỡ ghiền em?

– Thôi đi… đừng dối gạt tôi, lừa dối tôi. Nên hãy để tôi yên.

– Ha ha. Hãy để tôi yên. Làm lạnh há. Do em muốn thôi nha.

– Đủ rồi tôi đi ngay bây giờ. Cho anh rảnh nợ về tôi. Cho anh tự do với con thiên thần nhục dục. Nàng vẫn còn nói trong thở dồn gấp, mất hết bình tĩnh.

– Em đừng nói như vậy. Coi chừng em sai.

– Chứ còn gì nữa.

– Anh vẫn còn yêu em mà?

– Tôi không cần anh thương hại tôi đâu.

Diễm Thúy cất tiền bạc vào xách, rồi sắp xếp đồ đạc đùng đùng. Cô muốn ra khỏi phòng ngay. Cô vẫn biết cá tính cô kỳ biệt, nhưng làm sao đã là cá tính. Nàng không thay đổi được sự nóng giận trong nàng lên hừng hực.

– Anh đưa em ra bến xe.

– Không. Tôi có tiền, có vàng rồi, coi như tôi lo được. Anh yên tâm.

Diễm Thúy rời khỏi phòng. Bùi Danh đứng nhìn theo anh vẫy tay chào tạm biệt, mặc cho Diễm Thúy không nhìn lại. Xong anh lại gieo mình trên giường anh để tay lên trán suy nghĩ điều chi? Anh lại mỉm cười với chính mình, anh trong cơn hơi say, hơi tỉnh…

Chương Năm

Diễm Thúy tròng xách trật tréo trên đầu rồi sửa chính xác, cùng một vali gọn gàng của mình rồi mang đi. Hàng cây ngã nghiêng giữa đất Thành Nội tiễn biệt một cô bé giàu lòng yêu thương, nhưng tánh hay tự ái, nóng giận bất thường. Và hình như cô đã lạc bến… Giữa lúc cô đang ngồi trên tàu xe về Huế, như cô thích. Thì Thanh Hương chài được Bùi Danh. Hai người như đang dạo trong bản tình ca, diễm lệ ái ân mới nhất này.

Diễm Thúy là người tình cảm, ưa duy tư, suy nghĩ. Mà đúng vậy, cô bỗng không buồn trách ai mà chỉ giận chính mình! Một chút đam mê để gánh lấy cuộc đời, giờ đây không lường trước được? Cũng vì nhà nghèo, mất mẹ sớm nên nàng chậm nhìn ra sự thật. Thiếu đi hiểu biết khôn ngoan. Sự thể trả cho cô bài học hơi đắt. Cô nghĩ mà không dám lường tính cho cuộc đời mình…

Bùi Danh dời phòng, đi chung sống phòng Thanh Hương với một khách sạn khác. Họ đang hưởng thụ. Thanh Hương nói:

– Anh phải ra đây thường xuyên mới làm ăn với em được.

– Anh là giáo viên sao đi cho được em? Nay anh chỉ là mùa hè thôi.

– Chuyển trường ra ngoài này luôn.

– Em làm như dễ lắm.

–  Người ta bảo. Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Quan trọng là mình có bền bỉ với ước muốn không thôi anh à?

– Hihi. Em nói nghe hay nha, nhưng không được đâu em.

– Vậy thì em vào thăm nơi anh nha.

– Được, mà từ từ anh tính.

– Để em coi cho rõ cô bé đó phải là vợ anh không?

– Đã nói là không phải. Nhưng nếu vợ anh thì cũng là vợ ngày vợ bữa hay vợ tạm thời. Bây giờ thấy em, em mới là tuyệt phẩm giai nhân anh tìm kiếm. Hỡi một hoa hậu đất Hà Thành dấu yêu của anh!

– Đừng có đầu môi chót lưỡi nha. Người mẫu này cần xác minh đó. Em không có ngốc đâu.

– Làm sao em ngốc được kia chứ!

– Hihi. Thanh Hương cười khúc khích thêm.

Bùi Danh, Thanh Hương đang vui thì đối nghịch với Diễm Thúy đang buồn. Cô đi Huế một mình, xuống tàu lửa. Cô cũng phải đi tìm vào khách sạn tắm rửa và tìm kiếm những thú vị khác chứ? Diễm Thúy ngồi suy nghĩ một mình bâng quơ. Xong cô thay mặc áo dài tím Huế từ trong vali mà Bùi Danh có chuẩn bị cho nàng, hứa với nàng: “Khi xong công việc sẽ về Huế thăm chơi.” Bây giờ một mình nàng vẫn lấy mặc, sửa sang lại mái tóc, ngắm đôi môi một chút. Diễm Thúy thoáng buồn bước ra đường một mình, theo ngẫu hứng. Dẫu sao nàng cũng cần hưởng thụ cảnh Huế đẹp chứ? Trông Diễm Thúy vẫn thơ, vẫn mộng, cô có nét yếu ớt và kiều mị không làm cô xấu đi. Mà còn làm cô thêm ủy mị đáng yêu, quyến rũ lúc buồn! Nàng như còn làm cả bao ngọn gió xôn xao …

Như đường tình bỗng nhiên chia hai lối. Một mình cô xa lạ, lạc loài với đất thần kinh. Cô đến chùa Thiên Mụ sớm nhất để cầu xin bề trên. Ngàn khách dập dìu, nhưng cô một mình, độc chiêu trong cảm nghĩ, không cần để ý ai. Cô xăm xăm cầu khẩn, đọc thành lời. Mặc cho dòng lệ sắp muốn tuôn. Diễm Thúy nói:

-“Con là đứa con mất mẹ, gia cảnh rất đau khổ, lại gặp một tình yêu không như con tưởng. Thần linh hãy cho con niềm tin và sáng suốt”

Cô vái lạy ba lần, đứng lên quỳ xuống, lạy ba lần. Xong, cô đi về phía sông Hương. Từ bao lâu cô thèm nghe bản nhạc trữ tình “Huế Thương” Giờ nó như vang dội vào lòng… Cô lắng hồn, tâm tư thêm ngẩn ngơ nức nở…

Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón…

Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.

Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ,

Em trao nón đợi và em hẹn hò.

Bài hát dừng lại loáng thoáng trong lòng nàng, mấy câu sau đó nữa… Nhưng nàng không muốn nghe hết khi lòng nặng trĩu. Để cho lòng nhẹ nhàng hơn, Diễm Thúy bảo người lái xe xích lô chờ, chụp cho cô mấy bức hình. Xong, cô lại muốn về trung tâm nào đó thắng cảnh hơn. Nhưng rồi Diễm Thúy buồn như thúi ruột hơn, cô đổi ý… Cô bảo chủ xe chở về vào phòng khách sạn để nghỉ. Nàng nói:

– Thôi ông cho tôi về khách sạn đi, tôi hơi mệt nên không cần tham quan nữa, đủ rồi.

– Vâng thưa cô tôi làm theo y lịnh ý cô.

– Tôi xin cám ơn ông, vì tôi đổi ý có làm phiền ông không?

– Thưa không ạ. Hình như tôi thấy cô có tâm sự lòng nặng trĩu, nhưng tâm hồn lại thánh thoát…

– Ô hay! tại sao ông biết nói chuyện hay quá?

– Vâng làm xích lô cũng phải biết nói vài câu vu vơ cho vui khách đó mà!

– Ông nói đúng chứ không phải là vui.

– Hihi. Cám ơn cô khen.

– Tôi mới là người cám ơn ông đó. Vì ông biết tấm lòng, tâm hồn tôi.

– Vậy sao?

– Thôi đủ rồi ông vừa đạp xe chở tôi. Nói như thế chắc ông mệt đó.

– Cô nhẹ mà cứ nói đi cho vui.

– Thôi được rồi ông ạ. Diễm Thúy nói năng chừng mực, vì cô sợ người xích lô kia vừa đạp, vừa nói chuyện hẳn là mệt sức lắm đó chứ.

Vừa lúc cô thấy một em bé trai mà bán hoa, cô nhìn theo mãi dáng em, và chùm hoa trên tay em cách đó không xa. Em như đi bán và quảng cáo hoa. Em bé như biết ý cô. Em nói chi với mẹ vài câu rồi chạy chậm chậm. Rồi em chạy nhanh tới trước mặt người xích lô em nài:

– Mua hoa chị. Mua hoa chú.

Nhìn em Diễm Thúy gật đầu, và nhìn sang người chạy xích lô đạp như ra hiệu. Cô muốn mua hoa.

Người lái xích lô hiểu và ngừng hẳn xe. Diễm Thúy cầm lấy hoa, móc ví trả tiền trao cho em bé.

Cô nói cám ơn. Em bé cũng nói lại cám ơn cô như thế. Rồi bé đi ngược lại chỗ người mẹ nghèo đang đợi. Người xích lô đạp rồi cũng gân chân lên đạp cho bánh xe lăn. Cho xe chạy lại như lúc nãy. Đi một đoạn Diễm Thúy ngắm hoa rồi thả cánh hoa xuống mặt đất nhẹ nhàng. Cô im lặng nhìn. Người xích lô bảo:

– Ủa sao vậy? Hoa cô đã mua sao mà vứt nó?

– Tôi buồn chán nên không muốn ngắm nữa.

– Tôi muốn lượm lại đó.

– Vâng ông lượm lại bỏ vỉa hè ai lấy cũng được. Coi như tôi muốn… Một cách giúp em bé thôi.

Người xích lô ngạc nhiên, khâm phục chiều sâu thâm tình nơi cô khách kỳ vĩ quá. Ông lượm bó hoa hồng tươi và để nghiêm chỉnh trên một góc đường.

Anh ta tiếp tục chạy đạp xích lô. Đi đến nơi anh ta bỏ cô trước cửa khách sạn, cô gởi tiền cho anh. Anh cảm ơn Diễm Thúy. Cô cũng cảm ơn anh. Và sau đó họ chia tay…

Và anh lẽo đẽo cho chạy về một hướng khác về phía nội thành. Diễm Thúy nhìn anh ta cho tới khuất bóng. Rồi cô vào khách sạn, vào phòng của mình. Cô đang nghĩ: cánh hoa, bó hoa xa xa nơi góc đường đó như đang chờ đợi bàn tay ai nâng niu nó. Để nó được diễm phúc dẫu là kiếp hoa. Nhưng Diễm Thúy có cảm tưởng ấy trong một chút. Song cảm tưởng đó cũng mau mất trong lòng cô…

Cô không còn tiếc tiền nên mướn một khách sạn khá sang để hưởng thụ, dù cô buồn. Diễm Thúy ngã người xuống nằm suy nghĩ, chẳng mấy chốc cô đã ngủ vùi và cô bỗng hình thành giấc mơ. Cô trở mình, trở giấc mấy bận, mà giấc mơ không mất cứ tái hiện, chập chờn…

Cô thấy đó là người lái xe xích lô lúc nãy đưa cô tới một nơi, thì chính nơi này cô gặp lại được chị Linh, với ba cô gái cô không quen lắm, cùng hai chàng trai cô vẫn nhớ họ từ trường PM… Mới mà ba năm trôi qua.

– Ý Diễm Thúy em làm gì ở đây thầy Bùi Danh đâu rồi? Trời ơi mặc áo dài tím Huế coi kìa hết sẩy nha!

– Còn sẩy được gì nữa chị, sẩy rồi.

– Nói gì kỳ vậy. Bộ sao nhìn em buồn quá vậy. Nghe chị Linh hỏi nè: Thầy đâu rồi?

– Thầy đổi tính rồi. Thầy khác đi rồi.

– Nghe nói hạnh phúc lắm mà. Cả bọn nói lao nhao.

– Hết rồi, mới ra Hà Nội đây thôi.

– Lại hai bên ghen tuông? Cả bọn nói.

– Không, ảnh có đối tượng khác.

– Trời ơi ai mà hơn em. Cả bọn nói.

– Mấy chị lầm, có nhiều hoa hậu sắp hàng đó.

– Trời ơi là trời. Một chị trong đám nói.

– Mà thôi em kể làm chi!  Diễm Thúy bảo.

– Rồi bây giờ em làm sao ở đây một mình? Linh hỏi.

– Ảnh, thầy hứa với em về Huế nhưng bây giờ không đi, còn đuổi em đi một mình.

– Tội không! Vậy thì đi ăn với mấy chị đi? Chuyện gì hãy còn để đó. Cũng Linh bảo.

– Không! Em thăm đất kinh thành Huế tý rồi, nghỉ ngơi em về lại Pleiku. Mảnh đất mà “May có em đời còn chút dễ thương” đó.

– Văn chương quá nha. Rồi em tính sao? Một chị khác hỏi.

– Không biết đường nào tính, em rối tung đây.

– Tụi chị đã là sinh viên ở Sài Gòn hết. Hè rủ ra Huế chơi đó thôi, có gì các chị sẽ giúp đỡ em. Dù sao em vẫn còn nhỏ và mồ côi mẹ, chị biết. Linh chia sẻ.

– Vâng vậy thì ghi địa chỉ cho em đi.

– Có Tân đây, có gì Tân giúp đỡ mà. Tân nói.

– Hy vọng ông trời còn thương em, nếu em hụt hẫng đau đớn. Em sẽ tìm nhờ mấy chị nha. Diễm Thúy thổ lộ thêm như thế.

– Sẵn sàng mà! Mấy chị xúm ghi địa chỉ đưa cho Diễm Thúy.

Diễm Thúy cầm lấy mấy địa chỉ coi khó rõ. Nét mấy chị viết tháu thì hơi nhạt nhòa. Nàng lại nghe nói tập thể:

– Thôi mấy chị đi nha, chia tay em nha.

Linh nói thêm:

– Hẹn gặp nha bye-bye.

Tiếng cười lại róc rách, như nắng vỡ của pha lê.

Linh nhìn thấy Diễm Thúy đứng buồn thiu thì an ủi thêm:

– Em thông cảm nha, vì mấy khi mấy chị mới được cười như thế.

– Em cũng thích được cười như vậy mà.

– Vậy thì cười lên nha. Cười đi he he “Một hai ba, hả răng cười”

Cả đám cười to, nổ giòn còn hơn nắng vỡ trong pha lê mùa hạ nữa. Diễm Thúy cũng cười theo… Giật mình, làm cô mở mắt tỉnh giấc… Trở lại thực tại. Cô bàng hoàng trong cơn mơ vừa xảy. Cô nhớ lại những hình ảnh đáng yêu chạy qua chút. Rồi cô mím chặt đôi môi để suy nghĩ những việc khác. Cô đã cắt ngang giấc mơ đẹp. Rồi hình bóng Bùi Danh với cô hoa hậu ôm nhau lấn lướt, lởn vởn trước mặt cô. Phải chăng cô còn yêu, và quá yêu. Diễm Thúy tức tối ôm đầu, không khóc, mà nước mắt cô tự động khơi trào lên, đâu đó mặn mà rưng rưng trên môi cô…

Chương sáu

Và sau đó Diễm Thúy về Pleiku. Xong công việc Bùi Danh cũng về Pleiku. Nhưng trong tình yêu họ không còn sâu đậm nữa. Nàng cùng Bùi Danh ăn cơm chung mà ai nấy mang tâm trạng nặng trĩu mòng mòng. Đoạn Bùi Danh nói:

– Em không nên mua đồ ăn nhiều phí nha.

– Cũng như mọi khi có nhiều đâu? Mình ăn vẫn không dư. Sao bây giờ anh tiết kiệm vậy.

– Tỷ phú cũng còn tiết kiệm mà.

– Em thấy bây giờ mình có tiền, cũng thong thả anh nên…

– Tôi có tiền chứ cô làm gì có, nói còn không nghe là sao?

– Tại sao anh khinh rẻ em? Em cũng biết phụ cho anh nhiều thứ mà, em nuôi thỏ, em nuôi gà. Em chưa ăn bám anh nhiều mà!

– Những cái đó không đủ tiền cô uống nước mía.

Diễm Thúy thấy cay đắng trong lòng mà không nói. Cô im. Sau tức lại nói:

– Riêng em nấu cơm cho anh ăn mỗi ngày cũng công em. Anh đừng có coi thường tôi, phủi ơn tôi sớm quá.

Bùi Danh đứng dậy đá mạnh mâm cơm văng tứ tung, mấy ngọn rau trong tô, mấy con tôm rớt ra ngoài. Anh bảo:

– Thứ hồ đồ trả treo.

– Tôi không ngờ anh thay tâm đổi tánh hất hủi tôi nhiều như vậy. Cha mẹ ơi. Diễm Thúy nói và khóc. Và cô bực dọc lấy chiếc nhẫn một chỉ ném vô mặt anh như ý nói không cần “Tôi trả anh” Bùi Danh giơ tay cao nắm lấy đút vào túi quần.

Vừa lúc đó Thanh Hương lại đến, cô đứng chứng kiến. Cô không đau lòng cho Diễm Thúy. Mà cô nở một nụ cười siêu ý. Cô hất hàm:

– Sao vậy anh, em không hẹn mà đến thăm anh giận gì đá tung thế? Vợ anh đấy hã? Cô bé quê ơi!

– Im đi đồ gái mất nết. Diễm Thúy phản ứng nhanh với Thanh Hương.

– Cô em đừng hỗn nghen. Tại sao anh để ả mắng em vậy. Bộ em tới đây là để nghe cô ả mắng hã anh? Thanh Hương muốn nũng nịu với Bùi Danh.

– Em cũng không là gì, sao mắng người ta? Bùi Danh trợn mắt hỏi Diễm Thúy.

– Em là vợ của anh. Anh đã về thưa ba mẹ tôi.

– Cũng chỉ là vợ hờ thôi. Mà em đừng hỗn.

– Vậy sao? Haha. Thanh Hương chêm vào câu nói rồi cười vẻ lơ đãng đầy khích bác.

– Em Thanh Hương đến thăm. Anh thật quý hóa mà, cho anh xin lỗi em nha.

Diễm Thúy nghe Bùi Danh nói. Cô bực bội quá chừng, nóng tánh nữa, cô hờn lẩy bỏ đi. Thanh Hương đưa mắt nhìn theo. Bùi Danh bảo:

– Mình nói chuyện mình đi. Con nhãi nó đi đâu đi, nhìn chi em?

– Một nhà giáo, một nhà thơ, một họa sĩ nổi danh, sao sống thế này có cô vợ quê hờ này. Anh còn quê mùa lắm.

– Hè hè, cuộc đời anh chưa giàu mà.

– Cuộc đời có bao lâu mà tiết kiệm chứ! Hưởng nhà cao cửa rộng đi anh à. Tận hưởng đi…Không trăng mật thì cũng trăng lành, hay trăng non chứ anh.

– Để từ từ anh tính. Nhưng chính nơi này đẻ ra tài năng anh. Bây giờ nói cái này, có tác phẩm cho em đây, hi.

Bùi Danh đưa ra ba bức hình cô, anh đã vẽ họa để dành, không biết từ lúc nào.

Bùi Danh nói tiếp:

– Đây, thơ cho em đây nữa nè hihi.

Hai người trao cho nhau những mật ngọt ân tình. Sau đó Thanh Hương bảo:

– Anh cưới em đi, cho cô bé đó về nhà cổ đi, chịu không?

– Được từ từ anh tính.

– Của tới nơi còn chê, coi chừng bay mất.

– Hum hihi.

– Thôi chúng ta đi tìm khách sạn nghỉ đi anh, ở đây tệ quá. Chung quanh họ thấy em có phiền gì cho anh không?

– Có gì mà phiền! Em là hoa hậu ái mộ anh. Anh sẽ nói con vợ anh ghen quá, anh ở không được. Có vợ mới là em, thế thôi đó có chịu không?

– Chịu 100% luôn đó. Vì mê họa sĩ tài ba đẹp trai rồi, cũng là duyên nợ đó nha. Cả khối trai Hà Thành đeo đuổi, em không màng. Em lại chạy theo, kéo áo mê anh đó chứ.

– Vậy là anh có phúc. Bùi Danh bảo.

– Số một. Thanh Hương đáp.

– Em chờ anh nghe. Ta đi chơi lòng vòng.

Bùi Danh có đi thay đồ khang trang, thịnh soạn như đi ăn cỗ hay ca nhạc không bằng. Anh mặc áo sơ mi xanh, quần tây trắng, cà vạt đỏ thắt nút. Và họ dìu nhau đi ra khỏi nhà. Thanh Hương thích, cô kéo dây cà vạt anh, cô hôn vào nó, nhìn anh tình tứ bảo:

– Vầy mới xứng với em chứ.

– Nhưng làm sao đẹp lỗng lẫy bằng bộ xiêm y váy kiểu đắt tiền của em kia chứ?

– Xứng lắm rồi đó. Đừng nhiều lời.

– Thật không?

– Anh cứ hỏi đố thế kia, nhưng em thích và yêu lắm anh đó cơ.

– Hihi.

-…!

Họ đi rồi. Diễm Thúy mò về lại nhà. Cô đau đớn. Xong cô suy nghĩ điều chi lại cảm thấy lòng nhẹ bưng, trống rỗng. Rồi cô nghĩ ra một chuyện lạ lùng hơi táo bạo và tự nói:

– Đến lúc này chắc không còn nghĩa tình với mình, mình chả nghĩa tình lại với ai. “Mình không tốt với người ta, thì đừng trách người ta xấu với mình”  “ Tao sẽ lấy số vàng này trốn đi thì đời tao đỡ vất vả. Vì mày phản bội tao, đồ chó chết, tao không cần” Nàng mò rình số vàng mà Bùi Danh đã cho nàng hay, nàng bấm môi nói tiếp: “Tao sẽ nhờ mày vàng ơi, vàng ơi. Mày giúp lại tao nha vàng ơi, vàng ơi, ơi vàng!”

Nàng quay van vái má bằng tâm linh:

– Má đừng cho con hư hèn nha má. Con sẽ nhờ số vàng này và bỏ nơi đây, con tự nguyện để làm lại cuộc đời. Và An Dương Vương – Trọng Thủy ơi! Ông cho tôi một điều kế hoạch bắt chước bất đắc dĩ nha. “Tao sẽ bỏ vàng giả vào chum hum! Hum!” Nhưng quay ra nàng suy nghĩ một đoạn rồi lại nói một mình thêm:

– Thôi, hãy còn sớm ta cứ chịu đựng thêm.

Sau đó thì nàng để hũ vàng lại. Diễm Thúy đi ra chỗ mấy con thỏ nàng nuôi trong chuồng vuông, ô nhỏ để nói chuyện với chúng.

– Thỏ, thỏ ơi, ơi thỏ. Ta có thể xa mày nhé. Vì chủ mày không thích tao nữa nên tao đi. Nếu mày nghe được lời tao. Tối mày hãy nhìn trăng gởi gió, tao ở nơi nào tao cũng sẽ nghe tiếng nói mày. Thỏ, thỏ ơi! Thỏ, thỏ ơi ta có thể xa mày nhé. Vì chủ mày không thích tao nữa nên tao đi. Nếu mày nghe được lời tao, tối mày hãy nhìn trăng gởi gió, tao ở bất cứ nơi nào, tao cũng sẽ nghe tiếng nói mày, tín hiệu mày thỏ, thỏ ơi! Diễm Thúy nói hai lần: thỏ ơi, thỏ ơi và những lời như trên.

Con thỏ vễnh tai nghe, Diễm Thúy nói tiếp:

– Nếu mày lên trời gặp Ngọc Hoàng được. Mày nhớ thưa tao hoạn nạn cứu độ tao nghen thỏ. Thỏ, thỏ ơi… Tao thương mày, nhưng tao phải cách xa mày rồi! Thỏ thỏ ơi…

Hai con thỏ dễ thương càng vảnh vòng tai nghe mà chẳng biết điều chi. Song nhìn gương mặt Diễm Thúy buồn, nó trông cũng cảm động, đến ngơ ngác lắm!

Chương  Bảy

Diễm Thúy cũng đã ăn cắp vàng thật. Rồi đi chợ thật xa, cô mua hai chục chiếc nhẫn giả nhiều chỗ, và mua mười mấy thẻ vàng giả cô bó thật chặt rồi đặt vào hũ, cô lấy vàng thiệt ra hết. Nhìn bên ngoài cũng y chang như bên trong vàng thật. Hộp hũ im thin thít…

Rồi một ngày Bùi Danh đi dạy, cô đã cuốn gói ra đi. Cô để lại bài thơ cô làm. Vì bấy lâu nay thỉnh thoảng cô học làm theo Bùi Danh cho vui. Nhưng lần này cô để lại bài thơ rất đau và tha thiết lắm:

Ta trả hết

Ta trả hết mắt môi ngày cũ:

Trả lại anh ngày mưa lũ… yêu em

Trả lại anh tấm chiếu với chăn mùng

Đã bọc em, và nuôi tình em lớn

Xin trả lại anh, trả lại anh bao nghĩa tình đau đớn

Từng lời thơ rung động đến diệu kỳ

Trả lại anh những âu yếm đến mê ly

Mà hồn anh đi hoang… Đêm trời cất cánh!

Trả lại anh, trả lại anh ngàn đời em xa lánh.

Em về xa xôi nơi đó có rừng reo

Hay em về nơi… trên vách đá cheo leo

Hay em về thị thành, không một chút gió mang theo…!

Một cuộc tình ta coi vậy mà nghèo.

Em đã hết bến để gieo neo…

Về đến nhà Bùi Danh thấy cô để lại bức thư tình cô làm thơ và tặng lại anh. Tuy thế lòng của Bùi Danh xơ cứng, như gỗ đá, chẳng chút động tâm với nàng. Trái tim anh đã không còn hình bóng Diễm Thúy, và được thay vào đó là Thanh Hương. Hai người thật thực thụ, hưởng hạnh phúc. Họ nghĩ rằng thế giới này chỉ có hai họ mà thôi!

Diễm Thúy vào Sài Gòn cô đi lang thang khắp phố phường Sài Gòn, đến một ngôi chùa có tên là Từ Tâm, cô chùng chân đứng lại ngôi chùa có vẻ buồn. Nhưng hạp với cô lúc này, mặc dầu ngoài kia thành phố Sài Gòn đang sôi động, náo nhiệt lắm. Diễm Thúy bấm chuông. Bỏ xách xuống cô van vái:

– Nam Mô A Di Đà Phật, cứu khổ cứu nạn cho con. Nàng nói hai lần thì trụ trì giữ cửa xuất hiện, mở cánh cửa sắt. Trụ trì chùa này một người còn khá trẻ, chỉ độ lớn hơn Diễm Thúy chừng mười đến mười lăm tuổi thôi.

Trụ trì hỏi:

– Cô muốn gì và cần giúp gì?

Diễm Thúy gạt nước mắt lưng tròng bảo:

– Con khổ quá bị chồng hất hủi nên xin lòng từ bi. Cho con ở tạm ít khi.

Người trụ trì nhìn Diễm Thúy đẹp đem lòng hồ nghi, tâm lại thấy thương bảo:

– Có thật không, nếu mà chồng cô đến thì chùa sẽ khó xử?

– Dạ ảnh không đến đâu. Làm ơn giúp con.

– Nhớ đừng vọng ngữ nha.

– Dạ con không dám nói sai đâu.

– Được vào đi sư cô sẽ xét sau.

Diễm Thúy đi theo vào chùa, theo những lối đi thứ tự. Và cô được chỉ chỗ rửa tắm cho mát mẻ an lành trước. Xong cô lại diện kiến với sư cô. Sư cô ở đây là một người cũng không lớn tuổi lắm, nhưng có lẽ đi tu lâu nên ăn nói, phong cách đi đứng, tâm ý rất là “Nhà Phật” ung dung, tự tại, và chững chạc. Sư cô bảo:

– Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

– Nam Mô A Di Đà Phật. Diễm Thúy nói theo.

– Con là người ở đâu, tại sao nông nỗi này?

–  Con quê ở Bình Định mẹ mất sớm, con đi lấy chồng nhưng họ thay lòng, đổi dạ nên con phải ra đi.

– Quê hương của Bùi Thị Xuân?

– Dạ, nhưng… Nàng lúng túng như muốn nói gì, rồi lại im.

– Không còn cách nào hơn sao? Gia đình vẫn là một tổ ấm.

– Con biết! Nhưng con không thể chọn khi họ đã có người thứ hai ngôi vị.

– Con còn trẻ mà.

– Con xin vào đây tá túc, để đi làm và đi học lại.

– Vậy sao? Phật Tử tới đây cũng nhiều.

– Nam Mô A Di Đà Phật.

– Tôi sẽ giúp cô đi làm, nếu cô muốn và cô cứ tiếp tục học. Chùa Từ Tâm mở rộng lòng đón những số phận không may.

– Dạ con quyết chí làm lại từ đầu. Mong chùa cưu mang cho con trong cơn hoạn nạn, ban đầu tìm kiếm lối đi. Con cũng mang theo số vốn để khởi sự, con xin thưa.

– Mong việc làm con thành thật và chí tình. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Diễm Thúy nhắc lại câu nói với lòng thành kính theo sư:

– Nam Mô A Di Đà Phật.

Và ngay lúc đó, sư cô cho dọn một bữa cơm chay. Sư cô lịnh cho Diễm Thúy được ngồi vào bàn thưởng thức ăn. Nàng ngồi ăn. Sư cô nhìn sơ qua, nhưng sư có thể đoán biết tích cách Diễm Thúy là người có tâm hồn trong sạch, trí- ý thông minh, nhưng chỉ vì nghiệp duyên sao đây…

 

***

Như thế là Diễm Thúy được ở với chùa này, đi học lại. Vì cô bán số vàng để nộp lệ phí. Cô được đi học tại một trường tư thục. Cô tìm kiếm báo chí và đọc. Cô đến xin thưa mong đi học lại. Đơn đã điền được chấp nhận. Rồi cô vào lớp học giống như các học sinh khác.

Ngày thì đi học tối thì đi làm nhà hàng. Cô phụ bếp cô cũng kiếm job từ các tờ báo quảng cáo.

Diễm Thúy làm việc vất vả nhưng cô siêng năng, tận tuỵ. Cô hay giúp đỡ người khác khi rảnh, nên ai cũng thương. Cô học thì bạn bè thích làm bạn. Vì Diễm Thúy làm bài luôn điểm cao. Trình bày thông minh, ứng phó câu hỏi chính xác. Các thầy cô giáo luôn biểu dương Thúy.

Cứ như thế Diễm Thúy bước đi, cô chẳng còn thương nhớ gì Bùi Danh cả. Thỉnh thoảng nàng nhớ mẹ khi nghe ba kể lại. Đó là một giấc mơ cứ làm sống động trong lòng nàng. Mẹ nàng nói với ba:

– Khi tôi mất, anh còn trẻ có vợ, chắc anh phải có. Nhưng nhớ ráng cho Diễm Thúy ăn học, tội nó lắm. Tôi không còn ở lâu hơn với anh, với con nữa.

– Tôi sẽ làm theo ý em ngoại trừ…

Lúc đó Diễm Thúy mới ba tuổi. Ông nắm trong tay khi vào viện và mẹ Diễm Thúy trút hơi thở cuối cùng.

Đang ngủ trong chùa nàng mơ màng nhớ lại, có lẽ vì làm mệt nên các tế bào bị ức chế. Nàng mơ màng trong giấc mê. Khi lớn lên ba nàng thường kể, nên cô luôn nghĩ nhớ về trong ký ức. Cô học bay, cô có tài, học nhanh và lanh lắm, nên chỉ hai năm Diễm Thúy tốt nghiệp. Đến khi ra trường tốt nghiệp người chủ nhà hàng có dự lễ đội mũ cho cô. Diễm Thúy trong niềm kiêu hãnh mới. Chuyện xưa cô loại bỏ. Diễm Thúy lại phụ với cô chủ mở nhiều nhà hàng liên kết, mọc lên. Từ quản lý cô đã chuyển sang có một vài nhà hàng riêng của mình đứng trong tổ hộp đại gia đình của tập đoàn nhà hàng “Quyền Năng”

Chương Tám

Thời gian thật thắm thoát trôi qua. Nói về Bùi Danh đã sống chung với Thanh Hương từ lâu. Bùi Danh vẫn vẽ tranh và dạy học.  Lớp học vẽ thì thưa dần. Tiền dạy chỉ còn đủ đi chợ. Sau đó thì lớp học vẽ như mất hút, chỉ còn lai rai dăm ba đứa. Một hôm Thanh Hương nói:

– Hình như em sắp có con anh? Em như có bầu.

– Thì có sao đâu em. Chúng mình cũng nên có con, để gắn bó cũng hơn mấy năm rồi còn gì em.

– Em muốn anh chuyển ra Bắc để cùng em làm ăn, mà anh không chịu đã chôn chân em ở đây. Vì em quá yêu anh đó, anh biết không?

– Anh biết, em hy sinh vì tình yêu anh. Anh thêm quý. Và ở nơi nào ta có nhau cùng sống được, là tốt mà em.

Im một tý chàng nói thêm:

– À em kỳ này người ta mời anh vào miền Nam sông nước để triển lãm tranh, em nghĩ sao?

– Em sao cấm anh được? Nhưng cuộc sống mình quá đủ, tạm rồi anh.

– Nghệ thuật là cần chia sẻ, anh muốn vào trong Nam để phối cảnh làm vài bộ nhiếp ảnh mới hay đó em. Từ lâu anh cũng thèm vào Nam, sông nước đó tạo nên một tay nghề mới, thích ứng gần với hội họa là nhiếp ảnh. Nhiều người sùng bái, chọn cách chơi siêu tập. Bộ nhiếp ảnh có thì mình có tiền thêm. Mà danh anh cũng có, thêm nâng lên… Chắc em cũng vui và thích chứ?

– Nhưng em không muốn cho anh đi.

– Lại ghen nữa, mỗi người một số phận mà em. Có chi ghen em? Diễm Thúy xa anh, nghe nói bây giờ cô ta lấy chồng giàu lắm ở Sài Gòn, hay Nha Trang gì đó. Thời gian thắm thoát ba năm, cô ta bỏ đi nhanh thật…

– Anh lại nhắc đến cô ấy?

– Không, anh có nhắc chi mô. Nhưng anh nói tất cả là số phận. Mình yêu nhau cũng là do số phận mà ra.

– Hôm nay anh nói triết lý nhiều quá em không thích.

– Hihi, thì anh biết cưng của anh không thích triết lý từ lâu. Chỉ muốn yêu và hưởng thụ thôi phải không?

– Đúng rồi. Triết lý nhức óc lắm.

– Nhưng nói hay, nghe đâu nhức óc em?

– Vâng em hiểu. À anh ơi.

Chuyện gì?

-Sao em ở với anh học trò vẽ không còn đông nữa. Cứ thưa dần và như muốn mất hút gần đây. Anh có buồn em không?

– Hơi đâu buồn em. Cái gì nghề gì cũng hên xui. Hay còn gọi là do thời có và không có, hoặc thời không còn, đành chịu thôi em.

– Nghĩa là?

– Anh thương yêu em tìm cách khác sống. Vậy thì…

– Sao anh?

– Vậy thì ngoan lên nhé má cu Tý. Để anh vào Nam nha.

– Nhớ đừng quên em. Thanh Hương phụng phịu như hờn dỗi.

Bùi Danh nói:

– Sẽ đền cho ngày về hơn đó. Làm sao anh quên em chứ?

– Em đã có bầu rồi còn gì. Thanh Hương lắc đầu bảo.

– “Có bầu thì có bầu chứ, còn duyên còn dáng anh cầu để thương!” Đúng không? Hai vợ chồng cười khúc khích, trông lãng mạn và hạnh phúc. Rồi họ quật nhau âu yếm, lên giường như mọi khi, họ hun hít cho thỏa mãn.

Chương Chín

Lần đó Thanh Hương đã có bầu bốn tháng. Bùi Danh đi vào sông nước miền Nam. “Ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt”  Bùi Danh lại đi phải lòng cô bé, đem lòng yêu mến cô bé ca sĩ miệt vườn nhưng hát hay, đang rất nổi tiếng nhảy đẹp. Bùi Danh lại yêu điên cuồng cô gái này với các pha: “Từ lời ca và nhảy đẹp, có một không hai của cô” Cô tên nghệ danh là Lệ Trang Đài. Thế anh mới biết trái tim anh kỳ lạ, trái tim anh thêm xao xuyến rủng rẻng, đã không thể dừng lại.

Nhân một dịp đợi cô ta hát xong Bùi Danh tỏ tình:

– Xin quý tặng cô những bức tranh tôi vẽ cho cô. Số tiền này tôi kiếm được trong LiveShow triển lãm tranh của tôi.

– Ồ thì ra ông là họa sĩ. Tên nghệ danh Bùi Danh có những bức tranh về biển, cùng sông nước vừa qua?

– Vâng tôi đấy.

– Hân hạnh quá, quả thực… Rất hân hạnh được ông chú ý. Tên tôi là Lệ Trang Đài ca sĩ danh.

– Vâng tôi đã biết tên cô. Và hình như tôi đã yêu cô.

– Dạ, không không! Đâu như sóc chạy vậy. Lệ Trang Đài không dám đâu. Đâu yêu thực mà mau vậy? Nàng ngỡ ngàng khi nghe. Nên nàng thốt lên có vẻ ấp úng, những từ nàng nói cũng lạ tai.

Bùi Danh không để ý câu nói nàng lắm. Cứ như đi đường mình và hỏi tiếp:

–  Xin lỗi Lệ Trang Đài, cô có người yêu chưa? Bùi Danh lại say mê tấn công. Anh hỏi bằng những câu vội vã.

– Dạ chưa. Nàng trả lời bình thản.

– Tôi muốn yêu và cưới cô, cô đồng ý không?

– Hoạ sĩ chưa vợ sao? Lệ Trang Đài nhìn anh dò xét.

– Có nhưng lại không. Chỉ là sống chung. Nhưng tôi thật sự chưa yêu ai, như yêu cô.

– Hum.

– Tôi độc thân tôi có quyền.

– Cám ơn ông! Nhưng hãy để tôi còn suy nghĩ lại.

– Thời kỳ công nghệ nên tôi nhập đề quá nhanh. Xin cô hiểu cho vì thời gian là quý báu, và nhất là tôi sợ cơ hội qua đi…

– Lỡ làng cũng là một điều tốt, thưa nhà họa sĩ?

– Tôi lại không muốn thế.

– Tôi đùa với ông thôi.

– Vâng cám ơn cô.

Hai người trong một hộp đêm khá sang, đèn màu tím đậm Bùi Danh đã tỏ tình, yêu gay gắt như thế. Lệ Trang Đài hất mái tóc kiểu cách của mình, khi nghe tên giới thiệu. Cô lại vào sân khấu phòng trà QK hát tiếp:

Qua bài “Hỡi người tình” Bùi Danh nghe với tất cả lòng say mê, ngưỡng mộ. Thật ra Lệ Trang Đài chỉ nhảy đẹp thôi, tiếng ca thì chỉ là loại thường. Level ca hát của cô là như thế. Đó là bản nhạc cuối cùng đêm nay cô diễn. Và sau đó hai người đã rời “Quán khuya” phòng trà. Trước bao cặp mắt nhìn ngó. Họ đi để hưởng thú vui bên nhau, bên ngoài sông nước họ nhìn ngắm cho lãng mạn chút…

Lệ Trang Đài có vẻ còn e ấp. Nhưng Bùi Danh mạnh bạo với cách nói chuyện duyên dáng trực khởi của anh. Anh làm cô cuốn hút mau, trong môi mềm, nhưng lửa cháy của anh. Duyên nợ như đặt để. Không mơ mà có. Lệ Trang Đài cũng hết sức bất ngờ khi nhận tình yêu với người họa sĩ này. Cô lại nhanh nhảu lọt vào vùng tình ái của chàng trao. Một vòng lưới tình như hút mạnh, nàng khó buông. Nàng đã cảm sâu, và yêu hơn là nói năng ở bất cứ ngôn từ!

Sau đó cùng được Lệ Trang Đài dẫn về thăm bà nội. Cô cũng mồ côi cha. Mẹ cô lấy chồng. Cô ở với nội, cô ruột và người dượng. Người cô tên là Ngọc. Người dượng tên Tường. Họ vợ chồng với nhau nên thông thường người ta kêu chung Ngọc Tường

Lệ Trang Đài giới thiệu khi đưa Bùi Danh về như chàng ước muốn. Nàng thưa:

– Xin hân hạnh giới thiệu bà nội và cô dượng Ngọc Tường, một đạo diễn phim từ Sài Gòn xuống chơi. Anh ta cần tìm hiểu sông nước quê ta lấy làm tư liệu.

Bà nội vui tiếp đón, cùng cô dượng ở chung vui tiếp đón. Chứ ai đâu biết là Lệ Trang Đài đã yêu người đàn ông họa sĩ này?

– Hân hạnh quá đạo diễn xuống thăm quê. Bà nội ngồi ngoáy trầu nhìn, chỉ cô dượng Ngọc Tường lên tiếng chào. Rồi họ bắt tay nhau nói như thế.

– Dạ. Nghề mình cũng cần tiếp xúc với nông dân. Rất cần sự hổ trợ quần chúng để làm phim đó. Nghệ thuật nào cũng không thể thoát ly cuộc sống! Bùi Danh trả lời.

– Quan tâm đến đời sống nhân dân. Tìm hiểu họ là điều tốt mà thưa ngài đạo diễn. Ông Ngọc Tường bảo vậy.

– Thôi bỏ chữ “ngài” đi nghe nó có vẻ xa lạ thiếu thân thiết, tôi đề nghị. Bùi Danh bảo họ thế.

– Đùa thôi mà. Ngọc Tường đáp.

Ông Ngọc Tường nói và cười to hơn. Bà Ngọc Tường ngồi im nghe.

Bùi Danh như tiếp tục khoe:

– Vâng đúng vậy. Mình được chụp các bô hình xin biếu để coi. Mình làm đạo diễn phim cho thời sự, nên chụp các ảnh này nhiều. Bùi Danh nói năng như một một đạo diễn chuyên đi tìm tư liệu thật.

– Ôi đẹp quá! Cô dượng Ngọc Tường của Lệ Trang Đài coi và trầm trồ.

(Thật sự những bức tranh đó không có gì khó. Với họa sĩ Bùi Danh, nó quá gần trong tầm tay anh để nắm bắt!)

Được Lệ Trang Đài xin phép đưa Bùi Danh đi chơi riêng. Được bà nội và cô dượng Ngọc Tường cho phép. Ai nỡ nào không cho phép cuộc đi chơi tham quan của một đạo diễn? Dù họ cho rằng nó cũng chỉ là một thủ tục thôi.

Bùi Danh thích thú đi chơi với Lệ Trang Đài, bơi xuồng qua các nẻo thật tình tứ, ngoạn mục. Rồi những cảm giác yêu đương nóng bỏng kéo tới. Môi hôn môi, hai người quấn nhau trong lửa tình mới bén. Mà họ cảm giác như từng yêu nhau mấy kiếp. Giờ họ gặp lại ham thích vội vàng.

– Anh như có bùa mê vậy, em không thể tưởng? Lệ Trang Đài nói trong cảm xúc không thể cạn.

– Thật không? Anh có gì sành điệu.

– Còn hỏi chi nữa?

Hai con tim thật rộn ràng trong phong cảnh nước non hữu tình. Lệ Trang Đài hát thay phim cho anh nghe ngay nào bài ca “Có một bài ca không bao giờ quên, là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên. Có một bài ca không bao giờ quên là lời mẹ ru con đêm đêm. Bài ca tôi đã hát tôi đã hát… Bài ca tôi đã hát chống xuồng vượt qua pháo nổ…”

Thật ra Lệ Trang Đài ít mấy khi hát loại nhạc yêu quê hương và chống giặc Tây này. Nó thuộc vào hạng nhạc hơi quá khứ, nhưng hôm nay đi chơi với sông nước, cô tự nhiên “ghiền” hát những bài xa xưa trong đất trời một chút, cho phóng khoáng… Bài ca giống như đem lại một lời thơ cuồng nhiệt, đang làm cho Bùi Danh cảm hứng thưởng thức. Anh không thể nào tả hết nỗi lòng anh trong lúc này. Độ truyền cảm của nhạc quê hương trữ tình này thì Lệ Trang Đài hát khá lắm, tuy nhiên với nhạc pop, nhạc trẻ thịnh hành thì cô chỉ là một người mẫu siêu nhảy “dance” vượt, đẹp xa hơn là tiếng ca cô!

ChươngMười

Rồi anh cũng phải chia tay với Lệ Trang Đài lòng đầy lưu luyến để phải về với mái ấm của mình ở Pleiku. về với phố núi“MMCEĐCDT”… Về với Thanh Hương, Bùi Danh thay đổi thái độ, tới 180%. Hôm nay hai người nói chuyện. Bùi Danh bảo:

– Thôi sinh đẻ làm gì. Anh không muốn có con.

– Sao lạ thế anh từng nói với em kia mà? Muốn có con kia mà!

– Lúc đó khác bây giờ, anh chưa muốn có con. Làm sao mình có thể sống trong một cảm nghĩ hoài em?

– Con lớn rồi em mang trên sáu tháng rồi nha. Hay là anh đã có bóng hồng nào?

– Bóng hồng nào? Vào Nam anh thấy cuộc sống họ sung túc ghê. Anh muốn xin vào Nam dạy học còn ngon hơn. Nơi đó lại gần Sài Gòn- Văn học, văn nghệ- SG là chiếc nôi từ xưa đến giờ. Họa sĩ dễ học hỏi nhiều thứ. Em có thấy bộ nhiếp ảnh anh chứ? Ở đó dễ tạo ra cảm hứng, dễ có công trình độc đáo?

– Ở đâu lại làm không được anh? Khi mình có tâm có nghiệp, và có thời nữa.

– Em hôm nay nói hay như triết đó. Nhưng đôi khi vẫn sai số cô nương ơi.

Bùi Danh nói và đưa bộ nhiếp ảnh, anh mới làm cho Thanh Hương coi. Thanh Hương xem xong bảo:

– Đẹp, đẹp lắm. Nhưng em sắp có con rồi làm sao đi?

Im lặng một chút nàng nói thêm:

– Em vẫn nghe câu ca “Có chồng phải lụy theo chồng. Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải theo” Như em từng bảo chúng ta về Bắc, anh bảo ở đây, em nghe anh. Thiệt tình anh lấn em quá. Rồi bây giờ anh lại bảo vô Nam? Em biết tính sao đây? Hãy để sau này tính. Vì em…?

– Con đường cuối cùng anh tìm là vô Nam, Kiên Giang đó. Hay là em ở lại anh vào trước. Hay em về Hà Nội tạm, anh vào trước.

– Trời ơi anh không nghĩ cho em sinh nở hả?

– Phá đi em.

– Trời ơi là trời! Sao anh nói vậy? Anh sao vậy anh Danh? Nàng như xanh máu mặt khi nghe Bùi Danh bảo thế.

– Nói vậy chứ em cứ sinh. Anh vào trong đó sinh hoạt trước và dần hồi dẫn em vào sau. Bây giờ công việc làm ăn, vợ chồng xa như thế là thường mà.

– Ừa em nghe thế còn được. Em còn thở được. Nhưng đó chỉ là giải pháp dành cho cuối cùng. Mà anh hông xạo em nghen?

Bùi Danh làm thinh không nói gì. Sau lại bảo:

– Năm ngày nữa anh trở lại đó. Anh hoạch định một tương lai.

– Sao anh lật đật khẩn trương thế anh?

– Vì anh có hẹn với các nhà làm phim tư liệu. Mấy ông đó có đất, anh muốn xin họ một lô nên phải vào liền. Không thì chờ lâu sợ họ đổi ý. Nói chung anh đi có việc cần lắm, em thông cảm. Hơn nữa mấy tháng hè anh đi tranh thủ. Không thì ham danh vọng, chưa chi nếu mất chân dạy học ở đây thì cũng khổ lắm em à?

Nàng lẳng lặng nghe và đang xếp lại những bộ quần áo nàng giặt đã phơi khô rồi. Thanh Hương cho gọn gàng vào tủ.

Bùi Danh thì ngồi nơi bàn loay hoay cho một tranh vẽ nào đó của anh. Bầu bì lớn nên hơi mệt, Thanh Hương ít còn quan tâm đến đôi tay nghệ nhân của chàng- chồng nàng nữa. Lúc xưa nàng thường ngồi quan tâm, chăm chú đến công trình anh. Bây giờ thì mọi chuyện khác hơn nàng nghĩ…

**

Rồi một hôm Bùi Danh nằm bên vợ có bầu ngủ. Anh nghiêng người một bên đầu óc nặng trĩu trong giấc mơ. Anh thấy Lệ Trang Đài đến nhà anh. Ôm anh nói:

– Anh ơi em nhớ anh quá không sao chịu nổi. Em ra thăm anh đây. Ngày xưa không có anh thì đi hát, đi múa, đi nhảy. Nhưng bây giờ có anh thì không thiết tưởng gì nữa đâu. Em về ở với anh ăn hột muối cắn đôi, miễn anh yêu em mãnh liệt là đủ rồi…

– Ăn muối thì không yêu mãnh liệt nổi đâu.

– Anh thiệt tình đồ quỷ hà. Ngày xưa người ta ăn muối cũng yêu nhau vậy.

– Đó chỉ là cổ tích thôi.

– Đời thường vẫn có đó chứ, ý em muốn nói đồng cam chịu khổ dù nghèo vẫn yêu í mà.

– Anh hiểu ý em, chọc em thôi.

– Đền này, đền này. Lệ Trang Đài hôn anh.

Và nàng hôn lấy hôn để anh, vừa lẩm bẩm. Anh ôm nàng hôn lại sung sướng. Giấc mơ thấy nàng nói đến đó. Anh giật mình, thì đang nằm bên Thanh Hương. Anh mệt lả người vì sợ hãi như giấc mơ. Nếu Lệ Trang Đài đến thăm anh, thì anh chắc kẹt lắm…

Bùi Danh đứng dậy đi hút thuốc lá để suy nghĩ. Thanh Hương tỉnh giấc mơ màng, không thấy chàng. Nhưng cô bì bầu đã lớn mệt mỏi. Nàng không tìm Bùi Danh, cô ôm ghì gối ngủ tiếp.

 

Chương Mười Một

Mấy hôm sau Thanh Hương đi khám thai. Thì đúng là Lê Trang Đài đã đến thật chứ không còn như mơ.

Bùi Danh vô cùng ngạc nhiên:

– Em đến anh ngỡ như mơ không bằng.

– Nhưng trông anh có vẻ không mừng, mà sợ điều chi?

– Ừ ờ anh mừng chứ, nhưng hơi ngạc nhiên thôi. Bùi Danh ấp úng, rồi nói thêm:

– Làm sao em tìm được nhà anh hay thế. Nhà ở đây không có bản số, địa chỉ?

– Đường đi lỗ miệng mà anh. Em hỏi thăm thôi.

Bùi Danh vẫn có vẻ lúng túng. Trước cảnh tình này chàng không biết làm sao? Nếu vợ Thanh Hương về kịp lúc thì chắc hỏng ráo. Và làm sao xoay xở để tống Lệ Trang Đài đi. Vừa lúc đó vợ anh khám thai xong về. Cô bước vào nhà thì thấy Lệ Trang Đài một cô gái rất lạ, ăn diện vẻ kiêu kỳ, bốc lửa bốc khói. Nhìn Lệ Trang Đài, Thanh Hương hỏi:

– Ủa chào cô. Ai đây anh Bùi Danh?

– Cô bạn gái anh mới quen.

– Anh có thể nói với tôi cô bạn gái anh mới quen?

– Thì có gì đâu, quen cô ta muốn thăm nhà cũng giống như fans hâm mộ.

– Thì ra anh đã đảo lộn thực tế, anh đi quen với cô này? Anh… anh thật là ghê gớm.

– Vâng anh quen, yêu cô ta bình thường thôi. Có gì?

– Thôi thôi, tôi cũng không chịu nổi anh đâu. Được rồi anh có sự thay đổi, và lựa chọn. Anh lừa dối tôi.

Thanh Hương bấn loạn cô quay sang với Lệ Trang Đài:

– Cô có biết là tôi có bầu với ảnh đứa con sắp sinh. Tôi là vợ của ảnh không?

– Dạ tôi chẳng hề được biết. Mà tôi không cần biết. Tôi yêu ảnh, điều cô nói đó không ảnh hưởng tới tôi. Ảnh và chị có thể giải quyết điều này.

– Thật là sóng gió, cô còn trẻ, cô có thể yêu một người khác. Sao lại đi yêu một người lớn tuổi hơn mình như gấp đôi, gấp ba, có vợ, có con sắp ra đời.

– Em đừng thắc mắc, xúc phạm đến tình yêu người khác. Bùi Danh phân trần.

Lệ Trang Đài bồi thêm câu nói:

– Tình yêu luôn khó nói khi con tim rung động.

– Ma yêu, quỷ yêu chứ người gì yêu như thế. Tôi không hiểu nổi nơi anh thật sự đó anh Bùi Danh?

– Em đừng hỗn, tình nào vẫn là tình yêu hết. Em đừng xúc phạm người khác. Tôi đang yêu cô đó thì em tính sao?

– Anh quá lắm, và điên loạn. Thanh Hương nói bấy nhiêu, tắc hơi không còn đủ sức để nói, lưỡi cô như cứng lại.

Thanh Hương thấy trời đất như ngã nghiêng, thế giới như sụp đổ. Cô như không còn gì để nói với họ, để tin vào ai. Sự tráo trở trong tình yêu, của Bùi Danh làm cho cô quá đau đớn, căng thẳng. Như thở không ra hơi nhưng cô đành thốt:

– Thôi được tôi đã thua hai người. Hai người cứ hạnh phúc, cứ đi trên thiên đường tình ái đi. Thanh Hương nói, cô chạy đi ra Biển Hồ, cô lặng người chết đi trong thực tế. Và đôi vòng tay cô từng kỷ niệm…

Cũng như ngày đó cô đến cướp giật tình yêu của Diễm Thúy đã cách đây. Thanh Hương có biết đâu rằng, hai người Bùi Danh, Lê Trang Đài họ cũng cần có thời gian cho nhau chẳng ai vướng bận đến cô. Và họ miệt mài ân ái. Vì tình yêu là con ma quyến rũ, không ai cưỡng được. Trừ phi, đối với họ sau những ngày xa cách… Âu đó cũng là nghiệp duyên…

Sau đó thì mặc kệ Thanh Hương, Bùi Danh cứ theo Lệ Trang Đài vào Nam. Anh bỏ hết sự nghiệp nơi này. Anh đi theo tiếng gọi ân tình mới của Lệ Trang Đài. Hai người đã ra mắt kết hôn đơn giản một hình thức, cùng bà nội và cô dượng Ngọc Tường chứng nhận, anh xin đơn về dạy ở đây. Nhưng thời gian tạm nghỉ dạy, chờ quyết định mới! Bùi Danh thay đổi tình yêu như thay những chiếc áo để mặc. Và không bao giờ suy nghĩ những từng kẻ yêu mình phải nhận lấy tai ương? Thử hỏi trên trái đất này có bao nhiêu loại đàn ông đó.

Bao ngày đợi trông Thanh Hương đến ngày tháng phải vào bịnh viện một mình.

Sau đó cô phải đi sanh em bé một mình. Em bé đã không thể sống, đã tử sau khi sanh. Thanh Hương bỗng biến thành con người hoàn toàn khác, điên dại hoảng hốt với đau khổ. Thế nên gọi là bịnh “Sảng hậu của phụ nữ” xảy ra. Miệng cô méo chếch về một bên, giọng nói giật giật, cà lăm, hơi nói thì đứt quãng, đứt đoạn đôi khi ú ớ, kéo theo tướng chân cô đi cà thọt, cao thấp. Một hình bóng của Thanh Hương ngày xưa hoa hậu ở đất Hà Thành đã tan biến vào sương khói.

Chương mười hai

Và sau đó thì cô chán đời thất vọng vào chùa qui y. Quả là trái đất quá tròn, và chuyện đời trời đất thường dong ruổi.

Rồi một ngày Diễm Thúy đi làm từ thiện. Nàng nhớ ơn chùa Từ Tâm cho nàng cuộc sống hôm nay. Nàng như cây xanh trở lại, quên hết buồn phiền năm xưa. Nên những chùa thuộc chi nhánh “Từ Tâm” nàng đều đóng góp. Diễm Thúy chia sẻ đem lại cơm áo cho những ai nghèo khổ, hoạn nạn, bất trắc. Và không ngờ ngày đó nàng đến một chùa: Trúc Lâm- Từ Tâm, thấy một người tuy mất đi sắc nét nhưng nàng còn nhận ra, đó là Thanh Hương. Diễm Thúy nghi ngờ hồi lâu. Nên lẩm bẩm:

– Thanh Hương đó sao? Tại sao nàng lại ra nông nỗi. Nàng dị tướng như thế này ư. Miệng mồm nàng xếch xéo như thế kia ư. Một nhan sắc, một người mẫu thuở nào đã dành giải, và cũng dành tình yêu của nàng. Hôm nay Thanh Hương là như thế ư?

Diễm Thúy không oán hận, mà cảm thấy xót xa, nếu như đó là Thanh Hưong thật. Suy nghĩ thoáng, Diễm Thúy mạn phép cả tin. Cô đến hỏi:

– Xin lỗi cô có phải là Thanh Hương là người mẫu là hoa hậu năm 199…

– Vâng chính tôi. Em là Diễm Thúy ngày xưa?

– Thưa vâng chị ạ. Tại sao cuộc đời chị trong thảm thương ngoại hình đến vậy? Lý do nào chị lại vào am, vào chùa?

– Rất cám ơn em nhớ tới chị và hỏi chị.

Im lặng một phút Thanh Hương nói:

– Chuyện dài lắm như phim nhiều tập. Bùi Danh chứng nào tật nấy đã hất hủi chị. Anh ta say đắm nhưng lại đểu bên trong.

– Vậy nữa sao?

– Có một người khác anh ta đeo đuổi và họ yêu nhau. Bùi Danh vào Nam lập nghiệp, bỏ chị một mình thui thủi. Trong lúc chị có bầu sanh con không trọn vẹn. Đứa bé đã mất vì chị đuối, không đủ sức để sanh. Bác sĩ không cứu sống được em bé. Sau chị buồn quá chuyển sang bệnh tật và như thế này. Chị không còn liên hệ gia đình bạn hữu người thân lâu rồi.

Diễm Thúy thì lắng nghe. Ngưng một lúc Thanh Hương kể tiếp:

– Bùi Danh lại dã man với chị. Anh ta sống một ca sĩ tên Lệ Trang Đài.

– Tên Lệ Trang Đài ? Sao Diễm Thúy nghe quen quen.

– Vậy sao?

– Chỉ nghe tên danh ca sĩ thôi. Em không có quen chị à.

– Vậy sao?

– Vâng.

Diễm Thúy nói thế, nhưng nàng nhớ lại khi gần đây nàng về thăm quê ba ruột, dì Hượt và em trai cùng cha khác mẹ nàng, tên Hân “có kể Hân quen mê cô ca sĩ Lệ Trang Đài.” Thanh Hương nói Diễm Thúy giật mình nhớ lại. Cô hơi điếng hồn bỡi con tạo lá lay. Đúng chính xác, em trai cùng cha khác mẹ với Diễm Thúy đã yêu cô ca sĩ này, nhân một chuyến vào Sài Gòn và mê. Tuy cô chỉ hát xuất hiện ở những phòng trà nhỏ lên thành phố SG.

Thấy Diễm Thúy lẳng lặng suy nghĩ thì Thanh Hương chợt hỏi:

– Em suy nghĩ gì thế ?

– Không có gì chị ạ.

Diễm Thúy nhìn Thanh Hương gầy đi nhiều, nàng muốn nói thêm. Nàng mở lời:

– Mọi việc đều là nghiệp duyên đến và đi. Về và tới, thành và hư, mất và còn, bại và thắng, chiến và vong… Chỉ tiếc rằng Bùi Danh có tài mà không trọng đức. Chị Thanh Hương hãy buông bỏ tất cả để sống bình yên phần còn lại. Nghiệp Bùi Danh tạo có ngày ảnh sẽ nhận. Thanh Hương coi như hết duyên hết nợ với anh ta. Cũng như tôi… Mong chị để lòng thanh thản. Lấy hai tiếng từ bi nhà Phật mà sống!

– Sao mà nói như đã học trong pháp thiền của Phật vậy?

– Em đọc sách thôi. Và ngày xưa em có một thời gian ở chùa. Diễm Thúy nở nụ cười độ lượng.

– Sẽ có duyên gặp chị sau. Giữ thân và chí mạnh mẽ chị nhé. Em đi vì nhiều công việc khác.

Diễm Thúy bước đi, Thanh Hương nhìn nàng, biết Diễm Thúy trưởng thành trong cách nhìn nhận hơn mình! Phong cách con người đó hẳn là cô ta có sự nghiệp trong tay. Tuy chưa kịp hỏi, không dám hỏi. Song nhìn ánh mắt Diễm Thúy, Thanh Hương có thể thấy được kiến thức, và tư cách cô ta có hiện giờ.

Diễm Thúy vờ đi. Và đúng, cô còn làm nhiều việc nơi chùa, với nhóm lãnh sự Phật giáo ở đây. Bàn qua mùa Vu Lan sắp tới, cách tổ chức, hành đạo. Cùng với quỹ từ thiện mà cô cần kiểm tra chính xác. Cô làm việc với các Sư- Ni và bổn đạo, để cô tiên liệu sắp xếp, định hình cho các hoạt động nơi TLTT chùa v.v… Thanh Hương thì vẫn tiếp tục quét chùa làm công quả. Lá vàng vẫn cứ rơi rơi, nàng cố gắng nhập định cho lòng thanh thản…

                                              Chương Mười  Ba

Đang lúc bề thế của Lệ Trang Đài lên thì Bùi Danh lại ghen kinh khủng. Rồi chuyện xô xát xảy ra. Khi Bùi Danh nhớ lại đêm diễn vừa rồi của nàng. Với tiếng hát “Hỡi người tình” nhạc ngoại Cuba. Và sự biểu diễn đặc sắc của nàng giới hâm mộ nghiêng mình thán phục. Có người hâm mộ đã tặng hoa cho nàng và ôm hôn nàng Lệ Trang Đài trên sân khấu, bồng lên cao, khiến Lệ Trang Đài cảm kích quá hôn lại chùn chụt. Điều đó làm cho Bùi Danh tức giận.

Về nhà chàng mắng:

– Đâu có cần phải làm như thế em. Em thể hiện như rứa là vô duyên lắm. Đáng chê thật.

– Nghề ca hát của em mà, khán giả ái mộ là em phấn khích.

– Người yêu mới làm thế thôi. Em ngốc quá.

– Thì anh đó thích, em làm sao cấm được? Yêu một chút trên sân khấu có gì mà chết. Có gì mà anh đáng nói chứ.

– Anh không chịu được.

– Không chịu được thì im đi, im… im…im ngay! Làm một vỏ ốc đi. Lệ Trang Đài nói và dùng tay như ra lịnh.

– Em đã trở nên mất dạy, đồ đĩ. Bùi Danh phản ứng.

– Why? Tại sao nói em mất dạy, đồ đĩ hã? Em không chịu từ đó, anh dành xài cho em, phạt em nặng thế! Don’t nha! Please!

Lệ Trang Đài vừa nói Việt vừa học cái mốt cài Anh ngữ vào cho lạ.

Bùi Danh không ngăn được cơn ghen giận. Nên anh nói tiếp:

– Em đã trở nên mất dạy, đồ đĩ. Đúng không? Chính xác mà.

– Im đi anh không thể hỗn láo với tôi. Và nàng đánh cái “bốp” nảy lửa vô mặt Bùi Danh. Bùi Danh cố nhiên đánh lại Lệ Trang Đài cho đỡ tức. Nhưng chàng đã phải thua. Chàng chỉ là cừu non đụng sư tử. Bùi Danh là cừu non, Lệ Trang Đài mạnh mẽ mới như sư tử, vì nàng quá rành sỏi trong môn võ thuật này. Cô từng có học hát, học nhảy và học võ thuật. Và sau đó cô dùng dây cột Bùi Danh lại như hình phạt bỏ đó. Cô lái xe đi…

Lệ Trang Đài là cô gái có nhiều võ thuật độc đáo và nhiều công lực, dù là một vũ đạo rất mềm mỏng bề ngoài, coi ra cô như rất mềm mỏng. Nhưng ai ngờ ngón nghề cô cao, hi hữu bên trong võ thuật. Bùi Danh chống trả nàng không lại. Một cuộc chơi ngoạn mục của cô ca sĩ đang lên này với người yêu…

Nàng đã bỏ đi ca tỉnh bơ, giận mà không giận của cô. Cô làm cho bỏ ghét, bỏ tức đối với Bùi Danh. Và niềm vui của kẻ chiến thắng đó thôi!

Đi diễn show, uống cà phê xong. Lệ Trang Đài lật đật quay về để mở trói cho Bùi Danh vì tội ăn nói xúc xiểm nàng! Nhưng khi về thì Bùi Danh đã bức phá được dây. Anh đi tìm công an báo về hành động phi nhân bản của Lệ Trang Đài.

Cô về nhìn thấy dây bị bức, tuy thế cô cũng hả giận rồi. Cô nở nụ cười thì Bùi Danh vừa ló đầu vào. Anh đi thưa công an về bảo:

– Tôi báo cáo cô vào tù mà ngồi. Cô vi phạm nhân phẩm. Cho cô biết nha!

– Em tức anh làm cho bỏ ghét mấy phút. Có gì báo cáo. Anh vô duyên?

– Làm, báo xong rồi. Họ không tha cho cô đâu.

– Anh đi quá xa, anh mắng tôi. Tôi có quyền phản kháng tý thôi. Có gì mà lớn chuyện?

– Cô bồ bịch lăng nhăng. Tôi nói có gì xúc xiểm chứ?

– Em là một ca sĩ không phải là một nông dân. Anh nên biết điều đó. Sự thành tâm của giới hâm mộ, là thiện chí, là niềm vui cho tôi? Anh nên biết điều đó. Tôi rất chân thành mong anh.

Hai người cãi vả lý luận thì công an đã đến. Họ hỏi cung:

– “Bảo vệ quyền lợi nhân phẩm” Cô bị xúc phạm. Cô có phải là Lệ Trang Đài không?

– Vâng tôi là Lệ Trang Đài, nhưng?

– Không nhưng gì. Người quan hệ với cô đã báo. Cô đi theo chúng tôi về khám sẽ điều tra thêm.

– Tôi là một ca sĩ.

– Chúng tôi là công an, không cần biết cô là một ca sĩ Lệ Trang Đài hay ai khác hơn. Đang nổi tiếng, hay đang bị sóng chìm xuống cấp, hay là được nhiều fans ngưỡng mộ v.v… Chúng tôi thi hành vì luật pháp là luật pháp. Mọi chuyện tính sau.

Báo chí lại đăng lên ì sèo về “Một Lệ Trang Đài bức bách người tình” “Lệ Trang Đài nóng tánh” “Lệ Trang Đài, giá phải trả v.v…” Các báo thi nhau “hát” cho tin nóng hơn nữa.

Hân đang đọc báo giật mình. Hân là em cùng cha khác mẹ với Diễm Thúy, và là người đang yêu Lệ Trang Đài mãnh liệt nhất. Nụ hôn anh được Bùi Danh bắt ghen, đi đến khổ sở cho nàng là thế sao? Anh là tác giả của nụ hôn đó với nàng! Từ hồi chị Diễm Thúy làm ăn khá giả, anh vào đi học Sài Gòn phụ cho chị nhiều. Có chị bao kê nuôi nấng lại ham chơi. Anh đi tới các phòng trà rồi mê Lệ Trang Đài từ đó.

Không chịu nổi cảnh người yêu đang ngồi trong trại cải tạo “Phục hồi nhân phẩm” Chàng Hân nghĩ và đến với chị, xin tiền chị:

– Chị ơi em cần tiền mong chị help giúp em chút.

– Cho chuyện gì?

– Chị ơi em muốn cứu người yêu em. Lệ Trang Đài.

– What happening?

– Để nộp đóng tiền phạt ngu. Cô ta bực mình điều chi, đánh và trói buộc người tình cũ.

Diễm Thúy đang ngồi đọc quyển sách “Quẳng gánh lo xa” Nguyễn Hiến Lê dịch từ văn học Mỹ. Im một phút nàng nói:

– Em làm gì cho lẽ phải thì làm. Nhưng chị thấy cô này hình như là vợ của nhà họa sĩ Bùi Danh chị biết.

– Sao chị biết ông ta?

– Báo đăng ỳ sèo. Chuyện dài lắm, em cứ mở tủ lấy tiền đi lo cho cô ta đi. Không cần chị ký check đâu. Lần khác chị nói chuyện với em đầy đủ hơn.

– Không, em muốn nghe ngay bây giờ. Không thì em không chịu đâu?

Im lặng thêm một phút nữa, nhìn trần nhà Diễm Thúy nói:

– Anh ta chính là thầy là người chị… Người mà chị từng bỏ nhà đi theo, từng là chồng của chị. Xin lỗi em, chị không muốn nói sự thật, nhưng không còn chọn cách nào để tốt hơn…

– Trời ơi, oan trái ghê gớm. Thế sao!

– Không có gì oan trái, em có quyền yêu cô ta và có quyền bảo vệ hạnh phúc của em. Nếu em thấy cô đó yêu em thật. Ông ấy không phải là người tốt. Có tài nhưng thiếu đức hạnh. Phụ nữ với ông không thể ăn ở dài lâu…

– Vậy sao? Lệ Trang Đài của em rất khổ vì ông ấy.

– Cô ấy cũng chỉ là nạn nhân của Bùi Danh thôi. Nhưng cô ta có yêu em thực không?

– Em chưa biết, nhưng thấy cô tội nghiệp nên em muốn giúp.

– Ừa chị hỏi thế thôi. Không cần yêu mới giúp. Mình cứ làm đi điều tốt thì nên chọn.

– Chào chị. Em nghe theo chị bảo.

Và Hân đã mở tủ lấy tiền. Với Diễm Thúy giờ không cần kiểm tiền với em trai. Song cô nghĩ rằng em trai cô không làm việc phi lý, thế là lòng cô luôn nhẹ nhàng rồi. Trời đã làm khổ cô nhiều thứ, nhưng cho lại cô nhiều thứ. Cô lẽ nào hẹp dạ, hẹp lòng với em trai chứ. Tuy nó chỉ là cùng cha khác mẹ kia chứ? Cái ngày khổ đau nhất của cô là bị Bùi Danh mắng chửi, nàng phải ra đi dầm sương dãi gió. Không nơi nương tựa, nàng đến với chùa… Nhưng bây giờ mọi chuyện đã đổi khác. Nàng trở nên thành công có thừa… Không có gì đau khổ nữa… Nàng cứ ung dung ngồi xem truyện hoặc đọc sách hay. Nàng điều hành từ xa trong các nhà hàng trong máy móc computer báo cáo. Đôi khi nàng cũng đến thăm viếng một hai lần trong vài tháng. Sự có mặt của nàng, là niềm hãnh diện cho công ty nhà hàng “Quyền Năng” Chỉ thế thôi với nàng!

Lấy tiền xong Hân nói:

– Cám ơn chị, em đi để lo. Chuyện gì to tát sẽ nói sau hơn.

– Ừa đi đi. Lo cho soft dẻo, kẻo muộn…

– Dạ. Hân trả lời một tiếng rồi biến trong chiếc xe đời mới Diễm Thúy mới tặng cho Hân cách ba tháng nay, khi sinh nhật anh vừa rồi. Coi như lời chia tay với bà chị tốt bụng. Anh nhanh nhảu để lo cho việc bảo lãnh Lệ Trang Đài ra khỏi chốn lao tù “Ngục ngu” phạt.

Lệ Trang Đài được Hân đóng tiền ngu và thoát khỏi phòng giam “Phục hồi nhân phẩm” Nàng theo Hân làm thủ tục ra về. Cô vẫn cảm thấy thương những người như cô còn ở lại. Dù họ có tội hay không có tội trong phòng giam “Phục hồi nhân phẩm” ngu này. Đó là một điều không ai muốn xảy ra. Nhưng xã hội thức tế lại khác đi, đã đẩy mang họ vào đây đôi lúc nghịch lý đến phũ phàng!

Chẳng mấy chốc Lệ Trang Đài phải làm đơn nói rõ sự thật, thì Bùi Danh thay cô vào ngồi tù “Phục hồi nhân phẩm” với cái ngu mà mình gây ra cho nhiều người. Anh ít nhất đã gây cho ba phụ nữ.

**

Sau thời gian đi cải tạo phục hồn nhân phẩm về. Bùi Danh sực nhớ, anh ra tay tìm kiếm đào bới căn nhà xưa thì anh ta mới hay số vàng bị mất, chỉ thấy toàn vàng giả đổi tráo vàng thiệt, được để vào chum hũ như thường. Bùi Danh moi ra thấy cay đắng. Ông bỗng nhiên điên loạn. Vợ mất, tiền mất, vàng mất, công danh sự nghiệp mất, tiêu tán đường, ông không còn chi cả. Bùi Danh hì hục mắng chửi hai con vợ sau lấy của ông. Nhất là Thanh Hương. Ông quẫn trí lúc lẩm nhẩm, lúc thì la lớn:

– Hai con vợ sau là hai con vợ khốn nạn, làm hại đời tao. Nhất là con Thanh Hương gian manh. Và con Lệ Trang Đài độc ác tày trời. Ông chửi tối ngày trong rong chơi thơ thẩn.

Ông cứ lẩm bẩm nói như thế. Bùi Danh thất vọng và buồn bã trở thành điên loạn không kiềm chế được ngày càng lên cao đô.

Khi tỉnh một nửa. Ông bỗng giật mình nhớ lại quãng đời trôi qua, ông cảm thấy sợ hãi. Hình ảnh nào còn, hình ảnh nào mất. Trong ông đậu đọng lại là một Diễm Thúy- Một nữ sinh đẹp, mà ông đem lòng say đắm, để rồi ông gù cua được chung sống, Và để ông đuổi cô ta đi. Rồi ông xót thương đọc tên nàng. Ông đi lang thang, mang theo cây đàn guitar treo trong cổ, có một hình bóng Diễm Thúy. Đêm ngày ông như loạn trí hơn, ông hát và khóc huhu. Ông đi khắp nơi. Ông thường hát nhất là bài “Phố đêm của Tâm Anh” và “Xin gọi nhau là cố nhân của Song Ngọc.” Như một kẻ dại khờ mất trí nhất trên trần đời, loạn lạc… Nhưng tiếng hát ông lại bất tử, tuyệt vời như đến đỉnh. Một giọng ca nức nở, ấm áp, oán hờn, thôi thúc… Điều này cũng lạ với ông…

Rồi một ngày Bùi Danh vào đúng nhà hàng Quyền Năng của cô trên bãi Nha Trang đứng hát khan, và khóc kêu tên nàng. Thường thường ông bấn loạn, người ta cho tiền, sau ông khi hát. Ông hát rất hay, rất gợi cảm trong lòng người nghe. Nhưng hôm nay ở đây ông hát xong, ông lại xông vô tuôn hết đồ ăn, thức uống của thiên hạ đổ ào xuống sàn nhà, mà không thương tiếc. Ông đứng nhìn cười khanh khách. Thái độ bất ngờ lưu manh của Bùi Danh ai nấy lo sợ, mất hồn, tán hoảng…

Và sau đó ông cứ gào tên:

– “Diễm Thúy, Diễm Thúy một nữ sinh đáng yêu nhất của tôi! Em đâu rồi, em đâu rồi “Có chăng bất tử?” “Có chăng bất tử.” Em ơi. “EM ƠI  EM ĐÂU RỒI?” Ông cứ gọi thế nhiều lần. Và đọc suốt, lúc lớn, lúc lẩm nhẩm, lúc cà kê nhựa nhựa. Nghe tiếng kêu tên mình Diễm Thúy hốt hoảng thất thanh, nàng chạy từ lầu xuống. Hôm nay nàng có mặt ở đó, tại một công ty chi nhánh nhà hàng “Quyền Năng” thì thấy đúng là Bùi Danh. Cô bàng hoàng lệ nuốt không đi. Nàng ôm đầu trở về phòng mình như một cơn mộng mị. Nàng không dám gặp mặt ai, không dám nói một điều chi.

Ông lại im lặng và xin lỗi, rồi hát tiếp như người nửa say nửa tỉnh. Sau đó lại chửi đời, chửi mình, chửi Thanh Hương chửi Lệ Trang Đài nữa. Ông chửi còn hơn Chí Phèo chửi Bá Kiến ngày đó của Nam Cao! Bùi Danh chỉ chừa Diễm Thúy thôi. Tình thế hổn loạn và quá mức. Bảo vệ thấy vậy họ bấm số, gọi cho công an bảo vệ trật tự khu vực giải quyết. Công An trật tự BV khu vực đến còng tay dẫn ông đi.

Diễm Thúy bước xuống nhìn lại người yêu năm nào, cô bỗng thấy thương tâm nhưng biết làm sao hơn! Kỷ niệm đã xa mờ. Với lại nghĩ đến Thanh Hương cùng đứa con của Thanh Hương mất trong tình trạng bi đát, đáng thương. Diễm Thúy khó mà tha thứ cho ông. Âu đây cũng là nghiệp số của ông. Cô vẫn nghe lạnh lùng bờ vai, rồi lại nghe lòng mình nhói lên. Có một chút gì nức nở nghèn nghẹn trong trái tim cô. Xoay xoay một nỗi đau tình người!

TTHT viết năm 2014.

 

 

6 thoughts on “Một Số Phận Ba Cuộc Đời  

  1. Quynh Anh

    Để đánh giá truyện HT thì chưa hẳn mình mình hiểu hết qua cốt truyện HT đã dàn trải nhiều thứ… Nhưng không có nghĩa là khó hiểu lắm. Trái tim HT thật là phong phú và đa cảm, không phải chỉ bố cục và tình tiết mà ngay từng câu văn, thái độ lúc văn nói, lúc văn viết thật thơ mộng. Nhân vật chính bản sắc rất cá tính, nhưng dễ thương giàu tình yêu với tha nhân…
    CHúc HT hạnh phúc.

    Reply
  2. TT.Hiếu Thảo

    Thanks QA đã để ý đến cách viết, và cách làm ra truyện của HT, cùng với tính cách qua các vai. Tp này hơi một chút nào đó giống cô giáo yêu nam sinh học trò, của NTH. Nhưng mình chọn cách khác. Phổ thông hơn. Thầy giáo yêu nữ sinh…Và rồi diễn biến tình tiết hoàn toàn trái ngược và chia ra nhiều ngăn, nhiều khê, còn bất ngờ thị vị, có cả đến tàn khốc… (” Ái Tình” vốn nào ai biết được về sau?” Truyện mình luôn luôn ảnh hưởng từ phim hơn. Mình coi và nắm tâm lý chế ra. Nhưng luôn là cách viết có gì đó văn thoại rất là của H, diễn đạc hồn văn chương cũng là của riêng mình. Vâng thanks bạn.
    Chúc SK.

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      sorry viết thiếu chữ T
      “Nhưng luôn là cách viết có gì đó văn thoại rất là của HT. “Hhih
      Chúc QA và cả nhà vui.

      Reply
  3. camtucau

    Diễm Thúy bước xuống nhìn lại người yêu năm nào, cô bỗng thấy thương tâm nhưng biết làm sao hơn! Kỷ niệm đã xa mờ. Với lại nghĩ đến Thanh Hương cùng đứa con của Thanh Hương mất trong tình trạng bi đát, đáng thương. Diễm Thúy khó mà tha thứ cho ông. Âu đây cũng là nghiệp số của ông. Cô vẫn nghe lạnh lùng bờ vai, rồi lại nghe lòng mình nhói lên. Có một chút gì nức nở nghèn nghẹn trong trái tim cô. Xoay xoay một nỗi đau tình người!
    Đoạn này tuyệt nhấy

    Reply
  4. TT.Hiếu Thảo

    Thanks chị đã trích một đoạn văn của cái kết thúc của em ở “MSPBCĐ”
    Thanks người đang ở xứ sở Pleiku “MCEĐCDT”
    Cuộc đời của ba người cùng thầy. Đề tài vẫn tình yêu. Văn chương không thể viết hết cái tốt. Một thứ văn NÔ DỊCH. Mà vẫn có ngóc ngách, bí hiểm của cuộc đời phản diện. Tốt có. xấu có. Quan trọng là biết chuyển về một tư tưởng văn nhân bên trong.
    Chúc chị mãi rong chơi để trải nghiệm viết văn hay. Mỗi người trời cho một khám phá, một cách nhìn,
    Thanks chị
    Lời chúc mừng xin trân trọng nhất…

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.