Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo
Câu chuyện được cung cấp bỡi một nhà báo nữ Thanh Mai phỏng vấn cặp vợ chồng An Nguyên Lệ Quỳnh. Và đứa con trai 6 tuổi đã biết đam mê làm nghề ảo thuật một cách tuyệt vời. Và câu chuyện được truyền cảm hứng cho một nhà văn viết thành câu truyện đầu đuôi mạch lạc hơn. Xin trân trọng giới thiệu bạn đọc.
Từ ngày cậu Thâm mất đi. An Nguyên đã ở lại đây ba năm. Một chàng trai đã trên hai mươi tuổi mà không biết làm gì ăn khác hơn, bỡi chàng mù cả hai con mắt. Thế giới của chàng thật đau đớn vô cùng. Lý do thứ nhì nữa là An Nguyên cũng thương cậu Thâm quá nên đi không nổi…
Tại sao cậu lại chết đi bỏ ta ở lại một mình thui thủi. Dẫu tuổi thanh niên nhưng chàng mù lòa tăm tối này, chàng có bao giờ mơ ước gì hơn? Hôm nay An Nguyên ngồi nhớ lại lời cậu Thâm kể. An Nguyên ngồi trên phản gỗ mít cạnh chiếc bàn, người bào gỗ này chính là cậu Thâm. Cậu Thâm bào gỗ không mấy tài giỏi nên phản gỗ nhám sàm, thế mà lâu ngày cũng được bóng nhẵn nhỉ? Mà chắc chàng cũng không thấy chi là bóng nhẵn? Chàng chỉ cảm giác qua đôi tay sờ soạng theo thói quen. Nhà nhỏ rách nát, phên dại, bên trong ven sông… An Nguyên đang loay hoay mò mẫm cất những chiếc giỏ, thúng, rổ rá, nia, dừng, sàng. Kể cả những chiếc mồm bò, dân nuôi bò ở đây đó họ đặt. Anh nghĩ mà thương con bò mất tự do, bị ràng buộc bỡi cái giỏ mồn, vì họ cấm kỵ nó, không muốn nó ăn hoang đấy chắc! Anh thương chúng nó mỗi khi làm công việc này. Nhưng biết làm sao hơn khi họ mướn anh phải làm, và cũng vì cuộc sống, anh phải sống! An Nguyên từng nghĩ, hay là một ngày anh không thèm đan đát giỏ mồm nữa thì từ bi hơn… Nó sẽ tốt hơn chăng…? Anh mò mần xếp các mặt hàng với sự kiểm tra bằng thói quen, lòng suy tưởng mông lung…
Và trong lòng anh nhớ lại lời cậu kể. Cậu Thâm đã nuôi An Nguyên từ hồi An Nguyên mới 5 tuổi. Khi cha mẹ An Nguyên, trong chiến tranh bị cướp đi cuôc đời họ. Lúc đó An Nguyên còn tuổi thơ ấu lắm. An Nguyên thương cha, nhớ mẹ không nguôi, anh khóc miết, khóc hoài mà đôi mắt mờ dần đến đui hẳn không hay, nên bây giờ như thế này đây? Nếu biết trước như vậy thì anh không đời nào dám khóc, để cho đôi mắt mình bị tật nguyền, khổ sở thế này!
Xong công việc chàng ra sông ngắm con nước trôi theo dòng mà chàng không thấy được chi cả. Nguyên ước gì đôi mắt mình sáng lên để nhìn một tý. Rồi chàng chết đi cũng ưng ý. Nhưng ước mơ thật sự quá xa trong tầm mắt An Nguyên. Anh chỉ nghe tiếng sét gầm đâu đó trên lưng trời thì chàng thêm buồn não ruột hơn. Mấy hôm nay trời xấu không ai qua sông, ghe xuồng chàng, ế để đó chẳng ai mướn… (Chàng đuôi mù không chèo lái được, nhưng khách mượn con thuyền anh đi qua, đi lại đã lâu năm thành thông lệ, người ta cho anh tiền kiếm sống… Đôi lúc Nguyên gởi ít tiền cho khách mua gạo thóc, mắm cá, muối đường, tiêu bột v.v… để anh dùng.) Vật liệu anh đan đát kia cũng từ những khách quen biết, cung cấp cho anh. Họ cung cấp từ lúc cậu Thâm còn sống ở đây lận. Họ thương tình giúp chàng kéo thêm sự nghiệp của cậu Thâm ngày đó… Song cậu Thâm biết chèo đò, lái thuyền… Còn chàng hai mắt mùa lòa, chàng chỉ cho họ mướn ghe, xin chút tiền nhỏ sống qua ngày mà thôi. Vậy mà…
Khi chàng ăn cơm chiều một mình, rồi cứ hai tay lần lựa rửa chén bát cất lên trên thúng treo. Chàng lấy cây đàn cò của cậu Thâm chơi tý cho đỡ buồn. Và chính một đêm đó chàng mơ thấy rằng trong giấc mơ.
Một người lay vai chàng bảo:
Nguyên có một cô gái sẽ đến dòng song này quyên sinh tự tử. Xa chiếc thuyền nhỏ của An Nguyên chừng vài dặm về hướng Đông Nam. Cô có đi ngang qua nhà Nguyên. Hương tâm hồn cô sẽ bay trong không trung gởi lại một mùi hoa Quỳnh quyến rũ. Con đi theo hướng đó. Và con phải xông xuống sông cứu độ cô gái đẹp đó ngay lập tức. Sau này cô ta sẽ vợ con, con sẽ sống hạnh phúc với người đó. Người ta sẽ yêu thương con nhiều hơn con tưởng?
– Nhưng con mắt mù làm sao thấy đường đi mà cứu vớt cô ta?
– Lúc đó thần linh sẽ phù hộ cho con mắt chập choạng sáng lên một tý. Con nhìn được cô gái rồi, thì mắt con không được sáng lâu hơn. Mắt con sẽ mù đen lại. Nghe lời ta đi. Đó là duyên phận của con và cô gái đó…
– Nhưng cô ta đẹp thế sao mà tự tử?
– Con đừng hỏi. Đó là phương tiện là nghiệp dĩ, là điều kiện chứ không phải mục đích. Như kinh phật dạy. Về nguyên lý vậy thôi… Đừng hỏi nhiều rắc rối. Hãy gắng làm việc hơn, chàng trai tên An Nguyên ơi…
Nguyên nghe chỉ bấy nhiêu. Và giật tỉnh cơn mê… Chàng như còn nửa say nửa tỉnh. Hoang mang Nguyên đang nghĩ lại. Chàng cảm thấy ngơ ngác, lạ lẫm một giấc chiêm bao.
Ngủ không được nữa. Trời đã gần sang chàng mụ mẫn lo thổi cơm và kiếm công việc làm thường ngày đan đát các loại giỏ để bán kiếm tiền sinh sống.
Bỗng trời như tối sầm. Trời như cảm động hay thương xót. Cùng lúc chàng lại nghe một mùi hương như trong giấc chiêm bao, chàng vội chạy theo làn hương đó. Nghe một tiếng khóc nấc. Sau đó một tiếng rên hừ, tiếp theo như một tiếng thong mạnh xuống dòng sông… Tức tốc An Nguyên không đợi lâu, chàng thong liền hơi xuống làn nước, rồi chàng sải hai tay ra bơi mạnh. Trong vòng không tới 10 giây chàng đã lặn nhanh ôm người con gái tự tử đó vào tay, An Nguyên bồng lên bờ. Chàng đã nhìn được cô gái như trong giấc mơ bảo: “ Cô ta đẹp quá, đẹp lắm…” Nguyên xúc động chưa nói gì đôi mắt anh đã tối mù lại. Nguyên không nhìn ra chi nữa. Cô gái được vớt lên bàng hoàng xúc động. Cô mỉm cười có trong làn nước mắt nhìn anh. Cô ngạc nhiên hỏi:
– Ông là ai sao không để tôi chết đi. Cứu tôi làm chi? Vì tôi đã không muốn sống nữa?
– Cô còn trẻ và xinh đẹp lắm. Cô không nên phí bỏ cuộc đời sớm như vậy.
– Ông đừng an ủi tôi. Tôi không thích sống nữa đâu.
– Tôi mù lòa hai mắt không thấy gì, tôi vẫn còn yêu sự sống. Thì cô không can chi nhảy sông để chết uổng thân như thế chứ?
– Lại nữa ông cũng đã xạo với tôi rồi… Mắt ông mùa lòa mà nói thấy tôi đẹp. Đàn ông thật là những thứ dã tâm lắm. Giờ thì tôi mới hiểu nhiều về họ…
– Không. Đàn ông đó không phải là tôi. Mắt tôi có sáng lên để nhìn thấy cô một tý ty, rồi nó mù lại nguyên thủy đó chứ.
Quần áo ướt nhẹp Lệ Quỳnh chỉ làm thinh nhìn An Nguyên. Nguyên lên tiếng thêm:
– Thôi đừng nói nữa. Cô cứ ngồi trên lưng tôi cõng về nhà hơ lửa ấm và thay đồ kẻo lạnh nhiễm đau.
– Tôi muốn chết mà ông cứu làm chi?
– Đã nói tôi cứu cô vì nghiệp duyên chứ tôi có muốn cứu cô chi đâu? Nghe lời tôi đi. Tôi muốn cõng cô về nhà tôi. Nếu cô muốn chết nữa thì ra chết lần thứ hai. Nếu như cô không muốn tôi cứu nữa…?
– Thôi chắc số tôi chưa chết. Thì để tôi đi theo ông, cõng kẻo ướt mình mẩy ông đó? Mà ông mù lòa làm sao thấy đường đi?
– Tôi đi theo thói quen mò mẫn từ hồi cậu Thâm tôi còn sống.
Nghe Nguyên nói Lệ Quỳnh không hiểu ất giáp gì. Cô cứ nhìn thằng vào gương mặt chàng, song mũi cùng đôi mắt Nguyên khá đẹp, lịch ghê… Trời sao nỡ bắt anh khổ sở mù lòa làm chi? Thật tội nghiệp cho chàng. Lệ Quỳnh như cố tìm và thẩm định điều chi ở gương mặt người này. Nguyên lại năn nỉ thêm nữa:
– Tôi cũng đã ướt hết rồi. Ướt cộng ướt có thể ấm hơn? Tôi mong cô để tôi cõng.
– Thôi để tôi đi cùng ông.
– Tôi còn trẻ cô kêu anh đi. Cô kêu tôi ông tôi lại bị buồn thêm, như có một đôi mắt thứ hai nào đó đui mù nữa.
– Con người có một đôi mắt chứ mấy mà ông kêu đôi mắt thứ hai nữa.
– Buồn quá nên tôi giả thuyết cho… Tôi muốn kêu cho trịnh trọng đó mà?
– Hứm!
– Kêu tôi anh đi, cho tôi sung sướng một chút với đời đi.
– Dạ được.
– Nguyên đã nắm tay Lệ Quỳnh mon men theo anh về tới nhà anh.
Nhà thật trống vắng neo đơn bên sông. Lệ Quỳnh nhìn công việc anh làm thật cảm động. Và tại sao anh bị mù lòa mắt, rồi sống như thế này nhỉ? Lệ Quỳnh đứng nhìn với bao cảm xúc ùa vào lòng. An Nguyên đã đi lấy bộ đồ mình đưa cho cô. Anh bảo:
– Cô thay tạm bộ đồ này đẹp nhất của tôi đi. Đồ cô thay ra rồi giặt lại kẻo bị cảm. Xin cô đừng mắc cỡ. Sức khỏe và sự sống mới cần thiết hơn, xấu hổ e thẹn làm chi cô à?
– Lệ Quỳnh nhìn bộ đồ rồi đưa tay cầm lấy. Cô bảo và nhìn anh:
– Dạ xin cảm ơn anh.
Thay xong đồ, Quỳnh cùng Nguyên người ngồi hơ lửa nóng. Chàng đuôi mù nhưng mò mẫn đi làm, cô phụ theo cùng anh. Cả hai thấy ấm áp tâm hồn… Dầu An Nguyên không nhìn được chi Lệ Quỳnh…
Sau đó anh loay hoay dọn cơm mời Lệ Quỳnh cùng ăn. Thấy anh làm thật tội nghiệp. Quỳnh thích phụ cùng anh dọn ra ăn luôn. Quỳnh ăn với anh một bữa cơm ngon lành, như họ có duyên kiếp gặp gỡ… Có lẽ cô cũng đói bụng hay thức ăn giản dị quê mùa, nhưng đã làm cho cô tươi miệng. Cùng bao tử cô yêu thích. Cô cũng không hiểu ai mua cho anh những thức ăn này? và từ đâu ai gởi đến cho chàng? Lệ Quỳnh tự hỏi bâng quơ, rồi phụ anh dọn dẹp, rửa dùm cho anh chén bát. Lúc anh uống nước trà lá anh hỏi nàng:
– Em tên gì để anh gọi nhỉ? Em chưa giới thiệu cho anh biết.
– Em tên Quỳnh. Lệ Quỳnh.
– Tên đẹp quá.
– Còn anh tên chi?
– Anh tên Nguyên. An Nguyên.
– Tên anh cũng đẹp vậy.
-Tên anh thì thường thôi.
– Em thấy đẹp mà.
– Miễn em thấy đẹp là anh cũng mừng rồi.
– Dạ. Nàng lại nhìn chàng một ánh mắt dễ thương lắm, mà chàng không thấy.
Chàng lại bảo:
– Em cứ lên giường nằm ngủ qua đêm nay đi. Rồi em muốn gì hãy tính. Muốn về đi đâu hoặc muốn ở, anh vẫn nuôi. Chắc hẳn anh cũng vui lòng.
– Dạ.
– Cô nói và lên tấm phản nằm. Chiếm chỗ của anh. Nên Nguyên phải lót chiếu nằm đất.
Đêm đó Lệ Quỳnh không hiểu tại sao vì đâu chàng mù đui đôi mắt. Và tại sao chàng sống đơn độc như thế này. Trên tấm phản gần chiếc gối, có chiếc gương nhỏ thì ra chàng để, chàng mù lòa vẫn soi gương hay chàng đặt đó cho mình nhỉ? Con gái nào không thích soi gương? Chắc chàng hiểu ý. Nhưng chàng sắm tự bao giờ nhỉ? Quỳnh lấy gương soi, tự nhiên nàng thấy mình đẹp hơn, tươi thắm hơn. Lạ thật… Nàng không tin như nước dưới sông có thần chi đấy…? Nhưng thôi đó chắc là niềm vui cho nàng sau khi được cứu sống? Hay là thức ăn chàng có tiên bà giúp đỡ mình… Nên mình hơi khác. Bị đẹp hơn… Nàng không còn chua xót mà tươi tắn vẩn vơ suy nghĩ mông lung…
Còn phần Nguyên nằm co ro rồi buồn ý chàng đi lấy cây sáo của cậu mà thổi, cho anh đỡ buồn. Ôi chàng đui mù nhưng tiếng sáo chàng hay quá. Lệ Quỳnh ngồi chổm dậy lắng nghe, nàng nhìn gương mặt chàng nữa, cùng với chiếc mũi, chiếc miệng, và đôi tay bấm đưa nhẹ nhàng thánh thoát. Quỳnh có vẻ thích thú khi nhìn chàng…
Chàng cũng muốn đặt ra câu hỏi vì sao cô gái đẹp lại muốn tự tử. Nhưng chàng đâu dám hỏi nàng về gia thế và sự nghiệp v.v… Thôi để một hai hôm nữa chàng hỏi cũng không muộn.
Chàng cứ thổi sáo. Quỳnh nằm lại nghe, và ngủ quên mất. Cô như đi vào một giấc ngủ dễ thương, như huyền thoại… Còn chàng ước gì đôi mắt mình sáng lên, để nhìn nàng tý nhưng chịu thua vẫn còn tối mịt mờ. Tuy nhiên cái phút ban đầu cứu nàng lên bờ sông, vẫn còn ám ảnh trong tim Nguyên: Nàng có đôi mắt to và ướt át lắm, cùng với sóng mũi, làn môi, vóc dáng đẹp như tiên nữ. Giọng nói thì như chim họa mi hót buổi sáng… Ôi sắc đẹp đó làm gì chịu ở bên mình, của giấc mơ kia chứ? Chắc một phần giấc mơ sợ bị nhảm đó thôi. Chàng nghĩ ngợi…
Bữa đó không xa với ngày Lệ Quỳnh được Nguyên vớt lên, nàng ra mé song chỉ cho khách mượn thuyền của chàng, họ đi lại qua sông. Nàng lại nhận tiền cù lao của họ và những gì họ mua dùm cho chàng Nguyên. Cuộc sống chàng khó, khắc khổ nhưng bình dị, giản đơn và đáng yêu quá. Nàng như muốn thích nghi…
Người ta cũng chưa kịp hỏi nàng từ đâu đến? Và chàng cũng chưa có dịp thố lộ. Chỉ Nguyên biết mình đã cứu Lệ Quỳnh khi muốn tự tử bằng nước mà thôi. Rồi hôm đó trời cơn mưa giông ập tới. Nàng cùng chàng ngồi bên bếp lửa hồng Lệ Quỳnh đã kể cho Nguyên nghe:
– Ba má em cũng vì chiến tranh mà chết trẻ vì trận chiến nổ ra, dân tình chạy loạn. Em được câu mợ ruột nuôi. Sau 1975. Em lên 5 tuổi, em đã mê hát. Chiều chiều theo mợ ra đón cậu đi biển về em nhảy trên cát, hát thật say mê. Tối về lúc nào ngủ, em cứ mơ mình lớn lên làm ca sĩ trứ danh. Cậu mợ về QN khu biển đánh bắt cá. Rồi mỗi ngày việc đánh cá được huy động, quản lý của tập đoàn nhà nước… Những người dân không vui khi quyền lợi họ bị chèn ép, mất công bằng. Khu đất ở của dân chài chuyển đổi theo quy hoạch vào khoảng năm 1982. Cậu mợ em cùng số người muốn vượt biển, họ đi theo tiếng gọi mà họ cho là tự do hơn. Họ bất mãn chính quyền mới lạm dụng, họ muốn đi tị nạn bằng thuyền ra nước ngoài sinh sống làm ăn hơn. Lúc đó em lên 13 tuổi. Vào thời 1983.
Năm 1984 em đoạt diễn viên ca tốt múa hay, của thiếu nhi. Nên cậu mợ đi ra nước ngoài em từ chối…
Và quyết định đứng trước cậu mợ em bảo:
– Cậu mợ cứ ở lại quê hương, con đi làm ca sĩ và có thể kiếm ra tiền trả ơn cậu mợ. Con cũng tỏ lòng báo hiếu với cha mẹ, con không muốn đi xa.
– Làm ca sĩ đâu có dễ con. Cậu mợ đã thắp nhang vái ba mẹ con rồi. Ta phải đi xa…
– Con không đi xa tổ quốc quê hương. Nguyện vọng con muốn là ca sĩ trong nước VN này. Con sẽ có người thâu nhận…
– Ai vậy?
– Sẽ có mà?
– Vậy thì con ở lại làm giàu cho chế độ họ. Cậu mợ sẽ ra đi.
Sau đó cậu mợ em đã ra đi. Buổi chia tay em vẫn khóc, nhưng giấc mơ làm ca sĩ làm em đành chịu, và muốn ở lại VN.
Em làm con nuôi của một vợ trưởng đoàn ca vũ nhạc kịch của thành phố N T.
– 15 tuổi em đoạt tiếng hát huy chương vàng thành phố. Và được đi trình diễn các nước Đông Âu.
– 18 tuổi em đoạt vương miện “tiếng hát chuông ngân quốc gia” Những bài em ca nổi tiếng là: Nha trang ngày về. Mùa Xuân trên TPHCM. Biển hát chiều nay. Thành phố mang tên người…
Người yêu em, ngưỡng mộ giọng ca em rất là nhiều. Kỷ sư, bác sĩ. Thợ vàng thợ bạc, công tử vương giả v.v… đủ hết.
Rồi sao? Nguyên nóng lòng nên thốt lên câu hỏi?
Lệ Quỳnh trả lời:
Nhưng em lại mê thích một họa sĩ lãng du và một tay làm thơ tình hay bá cháy. Phút cuối ảnh không cho em đi hát. Em vì có tình yêu với ảnh đã từ bỏ đi hát. Về chung sống làm người mẫu cho ảnh vẽ, là làm nàng thơ cho ảnh thôi. Tình yêu thật có sức mạnh vô cùng. Em sẽ kể như lượt những giai đoạn chính anh nghe nha.
Đây là những lần Lệ Quỳnh kể lại cho Nguyên ngồi bên cạnh nghe. Nàng như lượt truyện:
– Lúc đó Quỳnh đã là 18 tuổi đang hát nổi danh trên các nhà hát thành phố HCM. Nha Trang Đà Nẵng. Đà Lạt. Vũng Tàu. Cần Thơ… Nhưng sân khấu chính nhất của Lệ Quỳnh vẫn là thành phố HCM. Nàng đi hát ra cả vài chục người săn đón. Đúng là Lệ Quỳnh là “Nữ Hoàng” ca nhạc lúc bấy giờ. Nàng hát hay thôi chưa đủ, mà còn xinh đẹp như thiên thần, biểu diễn rất ư là đa cảm xuất hồn nữa… Những bản Quỳnh thường hát ăn khách là. Thành Phố mang tên người. Mùa xuân trên thành phố. Nha trang mùa Thu lại về. Bài ca tết cho em. Hương Thầm. Huế mộng Mơ.
Chính vì vậy mà ngày đó ba má nuôi của Quỳnh, một ngày má Trinh nhận cả chục lá thư.
Má Trinh là vợ của Lê Minh trưởng đoàn ca nhạc tuổi trẻ đã nhận nuôi Quỳnh từ hồi nào đến giờ. Đi hát rồi Quỳnh vẫn về nhà ba má. Quỳnh đi thưa về trình chu đáo nghiêm túc lắm.
Hôm đó má Trinh nhận cộc thư các vương tôn công tử mê đắm gởi Quỳnh, bà đem vô nhà chỉ liếc nhìn tên chủ nhân. Bà để đó đợi chủ nhật bà sẽ coi một bữa cho thật thỏa mái…
Hôm đó bà đang coi thì Lê Minh hỏi:
– Coi gì mê say vậy em?
– Em coi thư của các chàng si Lệ Quỳnh thư tới tấp đó anh.
– Em làm như coi thư ai gởi cho em không bằng vậy? Chồng Lê Minh chọc vui vợ Trinh.
– Anh này nói chi lạ rứa? Trinh cười xòa liếc chồng. Cái liếc rất thương của vợ Lê Minh.
– Thì anh đùa, nhưng mà sao em lại coi thư của người ta gởi cho Quỳnh? Coi chừng em sai đó. Không được khui thư người khác. Không phải của mình mà em Trinh?
– Trời ơi Lệ Quỳnh con nó cho em coi mà? Nó ưu tiên cho em duyệt trước, kể lại cho nó nghe tóm tắt, chứ nó ít rảnh coi thư ai lắm.
– Vậy sao?
– Nó chỉ mê tập hát và đi hát. Nó chỉ để ý thư một người thôi. Anh ơi…
– Người nào. Ai vậy em?
– Tôi đố anh đó?
Lê Minh như không để ý câu nói của vợ. Mà anh bận tâm điều mình muốn nói:
– Ừa em. Con Quỳnh nhiều đối tượng say mê nó, nhưng anh thì muốn gả nó cho một nhà đạo diễn, hoặc nhạc sĩ nào đó nổi danh thì cũng nên em à.
– Hứ em chỉ muốn gả con ngoài nghề…
– Nghĩa là sao?
– Em thích gả nó cho bác sĩ nha sĩ, công chức hành chánh tầm cỡ. Hoặc bên kinh tế kỷ sư quản lý nhà đất, quản trị kinh doanh thì tốt hơn.
– Em cứ ham tiền chi? Tình yêu phải tương xứng và nó phải yêu họ là điều đầu tiên.
– Tiền không ham, ham chi anh? Trinh nói xong cười nhìn chồng.
– Mà có lẽ để nó tự do thì hay hơn. Anh nghĩ vậy. Lê Minh nhìn nụ cười của vợ Trinh mà trả lời như thế.
– Ồ anh. Em thấy nó cỏ vẻ chú trong đến anh chàng họa sĩ và làm thơ kia hơn ai hết… Có thể nó yêu người này đó anh. Mà cậu ta làm thơ hay thiệt. Nó đang là “nàng thơ” của cậu đó rồi.
– Đâu em đọc một bài tôi nghe thử hớp không?
– Đây nè anh nghe cũng kết đó, chứ nói chi nó nghe? Haha. Tôi cũng thích vần thơ cậu đó. Nhưng tôi thích thơ thôi. Tôi không bị ràng buộc. Nhưng con Quỳnh thì lại khác đó…
– Em đọc đi, nói nhiều quá. Tôi thì muốn coi tài nghệ làm thơ của cậu ta thử.
– Đây em đọc nha. Anh thưởng thức đi. “Tựa là có phải em là” haha.
– Hừm. Đọc đi còn câu giờ chi em.
– Ừa đọc chứ?
– Đọc đi nhìn anh chi?
- Nhìn anh để coi anh chú ý tới đâu. Một hai ba đọc nè: Nghe đây
- Có phải em là… dữ dội thật. Hihi. Trinh tằng hắng cười rồi nghiêm túc đọc hơn:
Có phải em là người yêu nhất của anh.
Là nàng tiên trong đáy mộng anh chờ
Như bạn hiền chuốt rượu thiếu câu thơ.
Và anh bịn rịn như cây kia thiếu nước…?
Em không đẹp như môt nàng Bá Tước
Mà riêng anh- em Hoàng Hậu- Buổi Dã Quỳ.
Em ơi em… ta gọi người trong nấc tiếng mê ly.
Xin đừng lỗi hẹn cho quách thành kia đổ vỡ?
Anh cắn răng mơn man từng nhịp thở
Bỡi vì em… em hãy là tất cả sóng đền anh?
Và đây nữa nè
Đây Là Nàng!
Đây là ngực nàng -tiếng gọi của thanh tân!
Đây là môi nàng – tiếng thở của sóng thần?
Đây là tóc nàng – tiếng rên của liễu rũ…
Đây tất cả là nàng… say sưa quyến dụ.
Nói chi nữa lời yêu dấu đã tràn đầy…
Chao ơi nó làm thơ khá quá. Lê Minh suýt xoa trái tim cảm hứng…
Thôi anh muốn thì coi đi. Mấy lá trước nữa đây nè. Em không đủ hơi đọc cho anh nghe đâu.
– Trời ơi em làm như hát, không đủ hơi.
– Haha. Nói đọc cũng cần hơi và hết hơi chứ anh nè.
– Mệt em quá lúc nào cũng muốn đùa và nhõng nhẽo…
– Hihi . Vợ Trinh thú nhận cười nịnh.
Lê Minh cầm đón những lá thư vợ đưa, anh lấy hơi đọc giọng êm ả thả như cảm nhận:
Nhị Xuân
Nhị thắm xuân tươi gió đã về.
Bên hàng dâm bụt vẽ đường quê.
Áo ai phất phơ màu tím nhạt
Mới biêt kỳ hương lạ lắm ghê…
Son sắt làm sao ý nhị chàng
Bàn tay thánh thoát được trời ban
Nàng đi cỡi mộng… tìm mây trắng.
Ngước mắt nhìn quanh xuân ghé làng…?
Ngọn cỏ vui mừng nối chân xan
Niềm vui tiếp ứng nối thị thành
Vườn rộng hân hoan bao tia nắng
Anh dựng thành trì trong mắt anh.
Mùa xuân tiên nữ em tiên nữ
Sương có khác gì sương cất giữ:
Vai anh em tựa tình kiên cố…
Chắn cả mùa hoa… chẳng giã từ…
– Thằng này làm thơ khá quá. Chắc ru hồn con gái mình quá em ơi.
– Ai mà biết được hãy chờ coi tiếng nói của nó.
– Thì em vừa bảo nó cảm tình tên này mà?
– Thì vậy rồi đó, nhưng giờ chót đổi mấy hồi.
– Trời ơi vợ tôi thong minh quá ta.
– Thông minh nhưng chậm hiểu.
– Ý da mèn ơi hihi. Vợ tôi lại cù nhây và ưa hài hước, song tôi cũng thích đó chứ?
Hai vợ chồng lại cười với nhau lấy vui một buổi sáng đẹp…
***
Rồi lần đó đêm đó đi hát về tại nhà hát HB thành phố HCM… Biết bao xe hơi gò săn đón, mong nàng để ý tới mình, để được đưa đi chơi được tỏ tình với Quỳnh. Nhưng Quỳnh đã chọn một anh họa sĩ, kiêm biết làm ảo thuật và kiêm nhà thơ kia thôi. Cô ra ngơ ngác tìm. Khi anh đến đợi ở điểm hẹn gần nhất với cây Dream Nhật nhưng hơi cũ màu đã tím buồn. Nhìn nó không sang trọng lắm, nhưng nàng đã chọn, tìm ra cũng mau chóng lắm… Nàng đến gật đầu làm dấu hiệu và nhẹ nhàng lướt tới kê mông lên yên xe. Rồi chàng hiểu ý dọt lẹ, trong những ánh mắt quay cuồng nhìn nàng và chàng. Hay bao ánh mắt của người tò mò thất vọng, hoặc của kế hoạch ai bị tan rã, hoặc của ai đến đó săn đón nàng…
Linh Ngọc là người mừng nhất. Anh mừng như thắng cuộc. Anh lái xe đưa cô đi lòng dòng tắm nắng gió chút, rồi anh lái về nhà mình đang ở trong chung cư. Hai đứa để xe dưới tầng dưới lên trên tầng cao. Nàng theo chàng qua biết cầu thang quanh quẹo nhưng nàng thích, và cũng đã đến nơi dinh thự của chàng…
Bước vô nhà ca sĩ Lệ Quỳnh còn rụt rè. Linh Ngọc vồn vã:
– Ngồi đi em nhà của mình mà mắc chi em mắc cỡ.
Lệ Quỳnh chưa nói gì. Anh nói thêm:
– Hay chê tổ ấm anh nghèo. Không xứng với một ca sĩ nổi tiếng như em.
Lệ Quỳnh chỉ lo nhìn hình tranh anh vẽ bỏ nheo nhóc, những đồ nghề cho ảo thuật vứt lung tung dưới sàn nhà, và các tranh trên tường thì được treo cẩn thận. Nàng vẫn chưa trả lời anh hỏi thêm.
– Yêu anh không cưng? Nàng thơ của anh sao mà im lìm như thế.
– Em đang coi hình. Và thích tranh anh vẽ. Không yêu anh làm sao em vãn hát ra xe, tìm đến anh và em lên yên xe anh ngồi, để cùng đi về đây?
– Vậy là anh cũng yên tâm được chứ nàng thơ của anh? Em có yêu cuộc sống anh như thế này nơi đây không? Hãy bảo cho anh biết đi.
– Em yêu anh nhiều và yêu cuộc sống vất vả nhưng tài hoa của anh chứ?
– Cám ơn em, anh mới làm cho em một lố thơ tình nữa nè. Linh Ngọc nói và tìm xấp thơ mới anh có vẽ hình nàng thơ anh làm, và đưa cho Lệ Quỳnh. Vì anh cũng chưa gởi qua bưu điện cho nàng.
Lệ Quỳnh cầm lấy từ tay anh. Linh Ngọc bảo:
– Cho anh hôn chút coi và em nằm xuống giường anh đi.
Lệ Quỳnh đưa mắt nhìn Linh Ngọc. Nàng bảo:
– Trời ơi anh xúi hư. Hừm…
– Hư đâu mà hư. Sướng chết mồ mà em? Yêu nhau mà nhút nhát làm chi khi thời đại đã như mở màn tiến bộ…
Chàng nói và ôm nàng để lại giường hôn lấy hôn để bảo:
– Hãy yêu nhau đi em. Chúng ta sẽ là của nhau em nhé. Em đã làm cho mạch thơ anh thêm dào dạt. Cho trái tim anh quay mồng mồng. Sợ mất em quá anh làm mấy bài mới đó. Nằm xuống cho anh đọc nghe rồi tính gì hãy tính nha em? Linh Ngọc nói xong thì đọc giọng rất vui và diễn cảm.
Đăng hoa tình ái
Ta cười nói với người yêu
Cho lòng ta nắng cho hồn ta mưa
Yêu nhau biết mấy cho vừa
Núi cao ngất ngưởng vẫn thua mũi nàng.
Mũi nàng không phải mũi cao
Mà cao vì bỡi cái ao mắt tình….
Một lời hương lửa ba sinh
Cho hoa biết khóc, cho tình theo trăng.
Mây trôi gió thổi chi bằng.
Đêm nay liễu rũ cơ hằng lả lơi…
Yêu nhau chưa kịp kíp mời.
Sợ chi núi lửa. đã đời phù hoa…
Không gian dối, chẳng tà ma
Nhốt trong địa ngục đăng hoa ái tình…
Nghe rõ chưa hay không em? Và đây bài Giật Mình nữa nè.
Quỳnh chỉ gật đầu, vì trong dòng cảm xúc, nàng đang lắng nghe không thèm nói nhiều.
Linh Ngọc tiếp tục khởi xướng đưa hơi:
Giật mình nha…
Anh là một ánh sao Hôm
Em là một đốm sao Mai giữa trời.
Muôn trùng cách trở đôi nơi
Thương nhau chỉ để… chẳng vời vợi thương?
Lẽ thường ý chí can trường
Vẫn không trốn nổi lửa thiêng bủa về.
Não nùng hơi gió tàn quê
Giật mình mới biết chim chìa voi đau.
Nếu mà không cuộc bể dâu
Hôm Mai gặp lại địu câu ân tình…
– Thêm bài nữa nha. Chàng bảo nhanh.
– Vâng đọc đi anh. Em đang cuộn lòng nghe mà. Thơ anh tình tứ tha thiết quá, giết chết trái tim em như chơi.
-Vậy là anh làm thơ có chất lượng với em phải hôn em?
– Chắc vậy.
– Em à. Đây bài Ta Chỉ Ước nữa nè…
– Đọc đi.
– Đọc liền thôi. Hihi.
Ta chỉ ước ta là thi sĩ
Viết bài thơ để tặng em ngàn đời
Dẫu bút ta không tả hết nên lời
Không đủ sức diễn sắc hương em huyền hoặc…
Ta chỉ ước ta là họa sĩ
Vẽ tranh em một bức tranh buồn
Điểm đầu tiên khơi lấy cội nguồn
Là em đó cho hồn ta pha mực…
Ta chỉ ước ta là người tạc tượng
Tượng về em trên thế giới khắp nơi nơi
Em là cái đẹp cái đau khổ không rời
Quấn quyện nhau xuyên qua bao thế kỷ…
Ta chỉ ước ta là ca sĩ
Hát tặng em những điệp khúc tình buồn
Bay vút cao vượt mấy chăng mấy truông
Lên Cao sanh để nói lời kiện tụng
Ta chỉ ước đôi ta là loan phụng
Khi chiều về sương lạnh… ấm tình yêu?
Ta ước em… ta ước rất nhiều
Em có dám chắc? mình yêu nhau muôn thưở…
– Bài này cũng xuất sắc lắm nè em, anh đọc nốt nha.
– Đọc đi em nghe, và em sẽ coi lại hết sau này chứ?
– Vậy nha còn gì sướng hơn khi mình làm thơ mà người yêu mình say đắm…
– Nhất định rồi…
– Một giả thuyết thôi nha. Thơ thì cần đòi hỏi nhiều kiểu mà em.
– Em hiểu cứ cho là như thế đi.
– Vậy nghen cưng?
– Ừa.
-Từ độ em ơi…
Ta đã xa nhau từ độ nào.
Kể từ sông núi vắng tin nhau.
Rừng kia mấy lượt thầm kể chuyện
Em ở nơi nào chẳng về mau?
Em có biết tình anh mãi đậm đà
Hoa còn ghen mộng. Suối chân ca…
Người đi mấy nẻo không ngoảnh lại
Lửa sẽ tắt tàn… bản tình ca…?
Nếu chắc là mình phải mất nhau.
Hàng thông chẳng khắc tên về sau?
Lưu luyến chi … trời đành ly biệt
Để nỗi đau này khúc cuồng sâu…
Biết nói làm sao nỗi đoạn trường
Ai dầm khúc nhạc… nước mắt tuôn.
Chiêm bao mấy lượt bồ câu trắng
Anh vẫn âm thầm… em lệ vương…
2- Ta yêu đôi mắt của nàng
Mắt nàng là cả thế gian trữ tình…
3- Em cười tựa anh trăng sao
Em buồn tựa một mưa rào tháng giêng?
4-Em về hái mộng cho anh
Hái hoa hái bướm trên cành cây khô
5- Hoa kia chỉ nở môt lần
Mà ta đã nở hai lần vì yêu…
6-Ta đợi mùa xuân như tóc nàng thả
Là đợi trăng về mưa thả… lối đi..
7-Em lúc ấy tóc dài buông thả lỏng.
Rộng đường ngôi … cho tình ý thênh thang …
8- Làm sao ta lái được thuyền
Khi không tay lái, hiển nhiên đợi chờ… ?
9- Vải này ta là của anh thương
Vải này xin tặng công nương của chàng
Thương người mấy cuộc bể dâu
Trần gian mấy cuộc bể sầu chia hai?
Em ơi về lại nơi đây
Cho trăng chiếu sáng nhỏ đầy hồn trinh
Dòng song đó bao giờ cũng có tuổi.
Cuộc tình ta là tiếc nuối của đất trời…
Ta yêu nhau từ nhiều thiên niên kiếp
đớn đau về khi cơn hồng thủy xiết vây…
Nghe đâu hơi gió thơm lòn…
Thì ra không phải trăng tròn… môi em?
11- Phải chăng người đã xuống trần
Nương theo hoa nở giai nhân một thời.?
Linh Ngọc đọc thơ cho Quỳnh nghe một hồi thật lâu. Và chính nàng dò chữ coi lại. Chữ anh thì viết đẹp lắm. Khi anh buông nàng ra, anh đi đâu. Rồi một lúc Linh Ngọc trở lại hỏi:
– Thôi được rồi. Em ơi đói bụng chưa ta đi ăn gì chút nha Quỳnh.
– Em đói nhưng mà thôi em muốn ở đây với anh đọc thơ nhịn đói cũng no vậy.
– Hhihi. Nàng thơ anh nói thật dễ thương. Nhưng ca sĩ không ăn sẽ không đủ hơi để hát đó.
– Nhưng mà anh có gì cho em ăn tại nhà đi? Ra ngoài đường em thấy không tiện cho hai ta lúc này lắm.
– Ừa anh hỏi chứ anh đã làm đồ ăn cho em rồi?
– Vậy hã anh làm chi? Sao không kêu em cùng làm.
– Để em đọc thơ anh làm chút chứ mấy. Xong rồi. Mì tôm có thịt bò ướp cay, thêm ngò hành chanh tỏi thế thôi.
– Trời ơi vậy đủ ngon rồi.
– Vậy thì ăn đi rồi nằm chơi nghen. Anh họa hình em trong nhà anh nè.
Quỳnh chỉ kể tới đó rồi làm thinh. Nguyên bảo.
– Thì em cứ kể hết đi. Cuộc tình cũng đẹp và lãng mạn đó mà. Anh muốn xem hết theo em kể.
Quỳnh như kể tiếp theo:
– Sau đó thì mỗi lần em đi hát chàng Linh Ngọc rước về phòng nhà chàng. Em ăn ở và vui chơi với chàng rất nhiều. Chàng giỏi linh tinh ba môn. Họa sĩ, thơ ca, ảo thuật… Cuộc sống kiếm tiền bằng hai môn họa sĩ và ảo thuật.
Nghỉ lấy hơi nhìn An Nguyên chút. Quỳnh lại tiếp tục chia sẻ
Và em với chàng ta đi Nha Trang chơi tắm biển. Đi Đà Lạt ngắm hồ XH nghe thong reo. Đi chứng kiến tận mắt Thác Cam ly đổ nước, thăm tận dinh Bảo Đại xa xưa… Đi chơi về khách sạn chàng luôn làm ảo thuật chi em nghắm. Em thích lắm. Ảnh làm rất lanh tay lẹ mắt, khiến em đoán sai không hà. Một đồng tiền trong ba cái ly. Phải biết dự đoán trong một cái ly nào đó thôi. Ảnh làm ba cuộc em đoán đều sai hết, dù em cố gắng nhìn kỹ, và đổi ý giữa dòng… Hai cái tay không có hoa, nhưng sau đó lại có một bàn tay có hoa. Một nắm lá nhưng sau đó xòe ra là tiền hết. Rất là ngoạn mục em thích…
Nàng lại làm thinh nữa. An Nguyên bảo:
– Tình quá còn gì? Kể thêm đi. Dù sao cũng quá hớp lúc đó mà.
– Rồi có lần đi chơi. Nhưng nhà hát trông chờ, giám đốc nhà hát gọi em. Khán giả cũng đợi em. Em đòi về hát. Chàng phải cho em về diễn. Chàng ta vẫn cố vui. Chấp nhận ý nguyện em lúc này…
– Chà tất là nhất rồi. An Nguyên chặt lưỡi khen giòn.
– Sau đó là chuyến cuối cùng em quyết đám cưới với chàng. Em thưa với mẹ nuôi Trinh cùng ba Lê Minh:
– Con đã yêu anh Linh Ngọc và muốn lấy anh ta làm chồng. Con sẽ đi hát rồi về với anh đó nhiều hơn là về với ba má… Tụi con quyết định.
– Trời ơi sao con nói ba má nghe như giỡn chơi Quỳnh? Nhưng không thể có vậy được đâu con? Con có biết con hằng tá đối tượng say đắm con. Con lại đi mê cái thằng tâm hồn treo ngược ở cành cây. Mê cái thằng họa họa chẳng ra hồn, có cái nghề ảo thuật cũng dở hơi đó sao? Lê Minh ngạc nhiên, tâm trạng như khốn đốn khi nghe Quỳnh bảo như thế.
– Mình nói thế nhưng với con Quỳnh thì nó là hay, là nhất là siêu đó chứ anh? Nhưng thiệt ra tôi thấy thơ nó hay chứ tâm hồn treo ngược cành cây là gì?
– Xí đồ bỏ hết. Đừng nói ngớ ngẩn. Vừa rồi ba mới chuyện với nhạc sĩ DT. Ba gả con cho người này. DT cũng có làm một vài phim hay. Như vậy tài năng nó xứng với con hơn.
– Con không cần điều đó ba ơi.
– Má thì định gả con cho ông chủ trẻ nhà hàng. Trời ơi nhà hàng ăn ngon hết sẩy. Con làm bà chủ lo tính tiền thôi.
– Thưa ba má hôn nhân để con tự định đoạt, con yêu ai thì con muốn lấy người đó làm chồng, như trái tim con chọn…
– Trái tim chọn?
– Dạ. Quỳnh vui vẻ gật đầu một cách đáng yêu và hồn nhiên.
– Thôi chuyến này rối rồi. Lê Minh bảo.
– Sao rối ba?
– Tao phải cà lăm khi nói chuyện với họ về con chứ sao?
– Mình cứ tự nhiên như cuộc sống tự nhiên ba à?
– Dễ sao con?
– Hóa giải được tất cả. Đơn giản ý thích con chọn mà ba?
– Mọi chuyện trên đời tưởng dễ, nhưng không thể dễ như mình tính. Ba ngại…
– Con chịu trách nhiệm khi lòng con quyết định?
– Ôi ba thấy mệt với ước mong. Ba có khác con?
… Ba ?
Sau đó Linh Ngọc và Lệ Quỳnh tự tổ chức đám cưới bí mật như Romeo và Juliet. Họ không cần ai đông đảo hai đứa chỉ nhờ cha xứ chứng nhận và làm phép thôi. Việc này cũng bại lộ, được giới báo chí phanh phui viết để săn đón bạn đọc. Họ luôn khám phá cuộc đời chuyển hướng của các ngôi sao…
Sau đó thiệt tình Lệ Quỳnh đi hát và chỉ chờ Linh Ngọc đến rước về. Coi như anh rước vợ diễn show đi hát về thế thôi.
Chỉ được 6 tháng sau. Quỳnh đã tận lực mua cho anh một ngôi nhà mới ở đường LLQ, để chàng ở đó vẽ nghề, thực tập ảo thuật luôn… chiêu dụ học sinh, làm thơ nghe nhạc tuỳ ý chàng và fans ái mộ muốn đến cũng tự do… Bỡi Quỳnh thương chồng, cho chàng nở mày nở mặt. Tiền mình đi hát với những catxe lớn để làm gì? Cho chồng đầu tư không phải là việc tốt nhất sao? Quảng cáo nâng đỡ Linh Ngọc chứ? Chàng đã làm ảo thuật tại nơi đây, không còn lăn lóc vào các trường cấp một, cấp hai, đi làm dạo kiếm cơm, hoặc tìm người ái mộ từ các học sinh như trước kia nữa v.v… Nàng vừa yêu chàng tài năng vừa yêu cuộc đời gian khổ bất trắc của chàng. Linh Ngọc có một quá khứ khó khổ tội nghiệp. Nhưng chàng có tài và đẹp trai.
Rồi đến một hôm chàng muốn đưa ra chỉ thị cho vợ Quỳnh.
– Thôi em ơi đừng đi hát nhiều nữa. Em đi hát hoài bỏ anh ở nhà buồn quá.
– Thì đi theo em.
– Em hát người ta thương em, hôn em, tặng hoa cho em anh chịu không được.
– Trời ơi khán giả ái mộ mà. Hơn nữa đó chính là khán giả không quay lưng em? Và còn kiếm ra tiền do tiếng hát em mà anh? Sao anh nghĩ gì tệ thế.
– Nhưng…?
– Đừng nghĩ gì xa hơn anh?
– Khó quá.
– Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền…Trời ơi anh sao vậy?
– Anh muốn…
**
Và đứng một năm sau khi làm lễ cưới Linh Ngọc âu yếm bảo vợ:
– Thiệt tình anh muốn em ở nhà. Anh chẳng muốn em đi hát nữa Quỳnh ơi.
– Vậy anh muốn em làm điều chi khi ở nhà ?
– Anh muốn nói nhưng anh ngại quá miệng mở không được.
– Trời ơi em thương anh chuyện chi cũng chiều mà. Có gì mà anh mở miệng không được. Cứ mở đi nói cho em nghe thử coi nào?
– Vậy há. Anh nói nghen.
– Ừa.
– Vậy thì nổi tiếng ca sĩ em đã nổi rồi. Anh muốn em đi học nấu nướng thức ăn thức uống đi. Nữ công gia chánh đi…
– Trời ơi ăn uống thì mình tự biết chứ học chi anh?
– Cái gì cũng phải học. Anh thích em nấu ăn ngon. Vợ anh nấu ăn ngon. Vợ chồng mình ở nhà nấu ăn ngon. Vừa tiết kiệm vừa vệ sinh. Anh thấy nhiều nhà hàng mất vệ sinh.
– Hhih. Anh nói thế khác gì anh tuyên truyền khéo cho các nhà hàng ế đó sao? Nhà hàng họ vẫn có chế độ thích hợp vệ sinh chứ anh? Coi chừng anh lẩn thẩn mất…
– Anh hiểu nhưng anh muốn em đi học nấu ăn ngon nên anh có nói xàm chút, xin em thong cảm em yêu.
– Không sao em cho anh tự do nói lên nguyện vọng của anh mà.
Thật ra. Nàng nghĩ, lẽ ra nàng là bà chủ này bà chủ nọ. Kể cả bà chủ nhà hàng… Nhưng nàng yêu Linh và muốn đi hát nàng buông tất cả. Bây giờ nàng lại phải thương chồng, lại phải săn sóc. Phải đi học nấu ăn để lo cho chồng… Thật ra một chủ đã xuống tớ rồi đây. Nhưng thôi nàng thương chồng phải lụy thôi. Cũng Ok. Đi hát thưa dần, nàng chỉ hát cho chồng nghe. Hát lúc nấu bếp, hát lúc dọn cơm cho chồng. Rửa chén bát thì chồng Linh Ngọc dành rửa rồi. Nhưng Quỳnh vẫn vui, vẫn hồn nhiên… Quỳnh sau đó đã ít đi hát, nàng ký họp đồng giảm lần hơn… Nhưng mỗi lần nàng xuất hiện là khán giả khó thể quay lưng với nàng. Họ như bắt gặp nàng từ rừng xanh trở về… cất tiếng hát.
Ấy vậy mà Linh Ngọc vẫn có ý, muốn mãi leo thang với nàng:
– Em ơi. Nếu thương anh thì thôi khỏi đi hát nữa đi. Anh làm nuôi em cũng đủ rồi. Coi như em đã cho anh mượn vốn anh bây giờ có tiền nuôi lại em. Mình hưởng hạnh phúc ân tình đi em. Hát xướng chi nữa em. Em biết: Người ta nhà thơ Xuân Diệu có nói:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn là le lói đến trăm năm.
Anh muốn em ở nhà. Anh đi làm về lúc nào cũng thấy em ở nhà chờ anh như thế này nè. Hạnh phúc hơn. Em đi hát là dành hạnh phúc cho người ta chứ không phải cho anh đâu? Có lúc anh co ro ở nhà nhớ em. Sầu như tới tủy luôn đó…
Quỳnh làm thinh và ôm chồng. Nàng thông cảm lắm. Hổng hiểu sao Linh Ngọc như có bùa mê cột nàng. Sau đó mỗi cuộc gọi họp đồng ca hát Quỳnh luôn gọi lại từ chối nếu chàng bảo, không cho đi. Và nàng cứ ở nhà quấn mền chung vui bên chồng… Nàng chẳng còn chi mơ mòng ca hát cả… Nghĩ cũng lạ… Quỳnh đã thay đổi một cách nhìn… Nàng chỉ còn biết hát cho vui khi ở nhà, xắt đồ làm nguyên liệu nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ, xếp đồ, ủi đồ, cho chồng… Trái tim nàng đã bị sức hút từ năng lượng của Linh Ngọc một cách quá lớn…
Linh đi làm ở ngôi nhà mới nàng mua cho chàng đến thực nghiệm nghề. Quỳnh cứ ở ngôi nhà cũ chung cư chờ chàng đi làm về. Và rồi chàng lại được đạo diễn mời họp đồng đóng bộ phim có ảo thuật, kiêm luôn nghề họa sĩ. Hai nghề như chàng đã có trong tay. Thế là chàng trổ nghề được cô gái con ông đạo diễnVD vừa tròn 16 tuổi đang muốn theo chàng học vẽ, lại say mê ba môn nghệ thuật của chàng. Cô bé lại bất chấp chàng có vợ. Luôn bám theo chàng như đỉa không tha nơi căn nhà mới, anh đang dạy họa và ảo thuật ở đó.
Linh vẫn thương vợ tuy nhiên anh vẫn có cảm tình với cô gái này anh bảo:
– Anh có vợ, vợ anh thương anh lắm. Lệ Quỳnh đó ca sĩ ngôi sao đó, cô đã yêu anh và bất chấp chung sống với anh. Cô ta bỏ nghề vì anh yêu cầu.
– Anh để cho chị đi ca lại đi. Em hạp với anh hơn. Cùng nghề cùng sở thích. Cùng đủ thứ…
– Hừm em?
– Không phải sao? Anh cũng ưa ăn diện, thời trang. Ưa ra đường chứ vợ anh có ưa ra đường đâu. Ngoại trừ đi hát kiếm tiền.
Nhưng mà anh yêu cái nết của vợ anh? Với lại anh ăn mặc nghiêm chỉnh đàng hoàng tý chứ có gì diện đâu?
– Với em thì anh biết ăn diện rồi mà.
– Hừm. Nhưng anh còn yêu vợ anh? Không bỏ được.
– Yêu con khỉ mốc quên câu nói đó đi.
– Thiệt khổ cho anh.
– Khổ cái gì? Chị ra lấy thiếu gì người ưng. Nhiều nhạc sĩ diễn viên đạo diễn đang đứng chờ chị đó.
– Nhưng Quỳnh là vợ anh rồi mà em.
– Trời ơi người tài thiếu gì người muốn lấy. Anh lo chi?
Linh Ngọc không nói được gì. Nhìn Hoa Diễm Kiều anh cười.
Hoa Diễm Kiều đã làm người mẫu cho Linh Ngọc vẽ, và cô học vẽ chân dung từ nơi anh chỉ dẫn. Chẳng mấy chốc lửa gần rơm như bị cháy, hồn anh cũng như bị cô ta chiếm dần. Và mắt nàng cũng đã làm thao thức, xao xuyến nơi trái tim lạnh ban đầu của Linh Ngọc… Chàng say sưa vẽ ở đó. Ngôi nhà mới chàng dạy dăm, ba học sinh đến khác giờ, có những trường hợp, khi trùng giờ theo lịch chàng cho thí sinh biết… Quỳnh thì tin tưởng chồng, không nghĩ rằng chàng có thể thay đổi, và không có ai hơn khác mình… Nàng vẫn tự học nấu ăn ca hát hồn nhiên vui vẻ, và chờ chồng đi làm về mỗi ngày.
Nhưng rồi một hôm Linh về chàng ăn cơm cùng vợ Quỳnh. Bữa cơm nàng làm thật ngon nhưng chàng ăn không thấy ngon. Chàng nhớ nụ hôn nóng bỏng của Hoa Diễm Kiều. Chàng thấy tội lỗi với vợ, nhưng chàng thích và cuốn hút một phần nụ hôn ấy… Rồi chàng cảm thấy đuối đũa, không muốn ăn… Chàng như gợi bị nhớ một điều chi đó chăng? Lo lắng một điều chi đó chăng? Quỳnh ngẩn ngơ nhìn chồng… Anh đã thả đũa xuống nhẹ nhàng bỏ đi. Quỳnh hốt hoảng mời lại, nhưng anh từ chối buổi cơm sum hợp với Quỳnh đó.
Và đêm lại đến, Không biết trời vô tình hay cố ý trêu chọc. chàng lại nhớ cô bé kia hơn người vợ, chàng đem bức hình ra mà nhìn. Vợ anh lướt tới nhìn bức tranh ké với chàng, chưa kịp hỏi. Anh lại thưa với vợ:
- Em ơi có gái này đã yêu anh và…
Chàng ngập ngừng không nói được thêm.
Lệ Quỳnh hỏi nhanh:
– Và sao anh?
– Anh đã yêu cô ta.
– Hã anh nói sao?
– Vâng anh lỡ yêu cô ta rồi.
– Anh có thể nói với em như thế sao?
– Nhưng đó là sự thật. Anh không thể dối em.
– Anh hết yêu em rồi sao?
– Cũng còn nhưng anh đã chia sẻ cho một người khác. Hay là…
– Hay là sao anh?
– Hay là em thôi anh đi. Em có thể đi làm ca sĩ trở lại.
– Làm sao anh có thể nói với em một câu nói như vậy.
Quỳnh nói và nhìn Linh Ngọc như một tiếng khóc không lời. Nàng đã chạy trốn vào phòng. Như trốn một sự thật bẽ bàng cho nàng. Như giấc mộng cuồng phong…Nàng không thể ngờ…?
Quỳnh làm thinh một tý, cô nhìn Nguyên rồi cô kể tiếp:
– Vậy đó. Ảnh đi theo tiếng gọi của một người siêu mẫu, mà đi theo anh ta học vẽ. Cô ta gia đình danh giá giàu có. Anh ta đánh đập và đuổi em đi. Rồi đến một giai đoạn anh ta say xỉn bảo:
– Lệ Quỳnh. Quỳnh Quỳnh con mẹ gì? chẳng làm ra thứ tiền nữa. Toàn là ăn bám thằng này. Người ta nuôi ta, chứ nào thèm nuôi một ca sĩ hết thời. Lệ Quỳnh, Quỳnh Quỳnh…Cái con khỉ khô…
– Anh đừng xài xễ tôi. Tôi vì yêu anh và lấy anh, bỏ nghề theo ý anh, cho anh vui mừng chứ tôi đâu phải là ca sĩ loại bỏ…
– Ý trời ơi thì đi lại hát đi. Thằng này giờ thì đã chả cần đâu. Đàn ông dù biết thay tình mới là đàn ông giỏi. Và hùng mạnh… Hahah. Tôi muốn thay cô là một cố gái khác rồi đó.
– Trời ơi sao anh lại nói thế. Anh đã tiến bộ một thói hư chưa từng thấy. Anh nên biết cho “Một ngày cũng nghĩa hai ngày cũng tình” Em đã ở với anh ba năm.
– Ba năm nay bảy năm giờ ta muốn bỏ là bỏ. Cô đi hát lại đi kiếm bồ mà sống an nhàn.
Lệ Quỳnh không thể tin nổi đó là những lời nói của Linh Ngọc. Chàng có thể thốt lên những lời nói như thế sao?
– Trời ơi chưa ai tàn nhẫn bằng anh, tôi đã hy sinh vì anh. Trời ơi tôi đã yêu anh và nhầm anh… Trời ơi cha mẹ ơi. Cha mẹ tôi chết hết rồi. Cậu tôi đã ra ngoại quốc rồi. Huhu.
Quỳnh quá đau khổ và rên rỉ khóc than một bận.
Linh Ngọc dửng dưng phản ứng một cách như vô cảm:
– Chắc chết biển rồi lâu rồi đâu nghe tin tức chi? Nếu không đi hát thì đi đâu khuất mắt ta đi. Kiếm chồng khác mà sống mà hưởng. Coi như duyên ta và em chỉ tới đó.
Nàng lại nghẹn lại lời. Nàng làm thinh.
An Nguyên hỏi:
– Rồi diễn biến sao nữa em?
– Cứ sốc lớn quá không kìm được lòng Quỳnh đã muốn tìm đến dòng song để quyên sinh cho quên đời bội bạc. Em muốn đi tự tử ngộp nước chết thôi …
– Và gặp anh vớt lên coi như hết chết. Hhi. Thôi coi như chuyện xui qua rồi, em hãy vui lên đi.
Sau đó Nguyên tâm tình thật với con tim xúc động:
– Quỳnh à nghe em kể thật đáng thương tâm bỡi người đời nói:
Dò song dò suối dễ dò. Nào ai lấy thước để đo lòng người
Con gái như hạt mưa sa…
Nếu em không đi hát ở lại đây cùng anh. Anh em hẩm hiu có nhau nương nhờ nhau em chịu không?
– Dạ nếu anh không chê em. Em phụ với anh trong cuộc sống còn lại ở đây miết… Quỳnh vui vẻ trả lời.
– Anh hỏi thiệt em còn tiếc nuối cuộc đời ca sĩ thì em cứ đi. Lâu lâu về thăm anh, anh vẫn vui. Anh biết em còn tài năng, còn trẻ đẹp. Và anh không muốn chôn vùi đời em đâu. Em nóng nảy đột xuất nhưng em tỉnh lại, nghĩ lại thì em nên nghĩ mình hơn…
– Dạ em hiểu. Anh nào muốn chôn vùi em đâu. Nhưng em chán kiếp sống cho em một bài học khá đắt rồi.
– Em đừng bi quan vậy . Đàn ông có 5, 7 loại. Lần sau em sẽ kinh nghiệm, đừng ham lời ngon tiếng ngọt quá mức nữa thôi.
Quỳnh cười nhìn anh. Cô biết sự nông nổi dại khờ… Giờ thì Quỳnh đã muốn thay đổi hơn! Cô như quên hết niềm đau của quá khứ. Khi có một An Nguyên chân tình ấm áp…
**
Cuộc sống Quỳnh đã ở lại nơi đây. Và Nguyên tuy mù nhưng đã dạy cho nàng học đan đát các môn. Chàng đã bỏ môn đang giỏ mồm cho bò. Vì anh cho là anh được phước có Quỳnh bên cạnh, anh cần từ bi, bác ái với thú vật hơn… Một tư tưởng cá nhân bất chợt, tuy có vẻ ảo ảnh, nhưng là đúng với chính mình… Anh ngẫm nghiệm. Còn Quỳnh thì học lanh, làm rất khá. Nàng nhìn anh làm, anh nói chuyện, anh chuyển tải lý thuyết dễ nhận biết qua đôi tay anh… Quỳnh nắm bắt nhanh, chẳng mấy chốc nàng đan nhanh và đẹp hơn cả chính chàng An Nguyên. Cứ như vậy cuộc sống của hai người như một hạnh phúc trong cổ tích. Họ tràn trề đáng yêu… Thỉnh thoảng có khách qua lại sông thì nàng tiếp thay chàng, Quỳnh lại đi chèo chống đưa họ đi thay chàng. Dân tình đi đò vẫn cung cấp vật dụng cho hai người, như ngày xưa nàng chưa đến. Bây giờ họ còn cung cấp nhiều hơn, để mừng cho hai “vợ chồng” trẻ nọ sống trong hoàn cảnh khó khăn…
Mới thoạt nhìn tưởng đâu cuộc sống của hai vợ chồng lầm than khốn khổ. Nhưng không, họ đã có cả một trời hạnh phúc không đâu sánh bằng?
Nhưng rồi tiếng đồn về tới thành phố. Một nhà đạo diễn biết Quỳnh từ lâu, khi cô là một ca sĩ nổi tiếng. Và cô ta khá đẹp ông muốn cô ta làm phim cùng ông từ dạo đó. Ông bèn giả làm khách đi đò qua sông và ngắm nhìn dung nhan của nàng. Xong nàng đưa qua đưa lại hai lần. Ông khách vẫn không leo lên bờ đi hẳn, mà cứ muốn đi trên đò cô mãi… Ông như lung túng bỏ quên bờ bên kia một vật chi… Quỳnh đưa đi và đưa lại theo ý tay ông chỉ. Nàng chẳng hỏi han gì? Lần thứ ba ông nói:
– Cho tôi vào nhà cô uống miếng nước.
Nàng nhận lời bảo:
-Dạ được. Quỳnh gục đầu đồng ý, tỏ vẻ như lễ phép.
Khi vị khách theo cô vào nhà. Ông mới cho biết ông là một đạo diễn tên là TB biết cô nổi tiếng từ hồi một ca sĩ mệnh danh tiếng chuông ngân của thành phố. Ông muốn cô trở về cộng tác cùng ông qua một bộ phim mới nhất của ông mang tên “TNNT” Và cần tiếng hát cô nữa… Nhưng nàng từ chối.
Sau đó vị đạo diễn cũng cho cô biết là Linh Ngọc và Hoa Diễm Kiều người mẫu trong một cuộc chạy xe coi đua xe ngựa vượt tốc. Vì cảm hứng trúng độ vui sướng. Họ đã bị xe lớn bương tông chết không kịp ngáp.
Nghe tin này Quỳnh không biết vui hay buồn. Nàng cảm thấy ngậm ngùi đi qua lòng một chút… Nhưng âu đó cũng là duyên nghiệp số phận, và nhân quả. Cũng như lực hút của trái đất mang nhiều huyền bí khó giải thích vậy thôi…
Quỳnh nói câu cuối cùng:
– Cám ơn ông nghĩ đến tôi và lặn lội mời tôi về cộng tác. Nhưng tôi thấy quá đủ với tôi. Và niềm hạnh phúc đó sẽ không bằng nơi tôi ở đây. Tôi nghĩ vậy…
– Nhưng tôi nhìn cô có thể chuyển tải được chủ đề nội dung, cũng như tính cách nhân vật… Tôi mong cô… Tôi năn nỉ mà…
– Tôi xin nhường phần cho các diễn viên khác. Các diễn viên nhà nghề đều làm được.
– Diễn viên nhà nghề làm được là một chuyện. Riêng khuôn mặt thần thức, vóc dáng trời cho mới là điều quan trọng của chất tố đó.
– Một lần nữa xin cám ơn ông đã chiếu cố kích lệ tôi. Song thú thật tôi xin nhường lại cho kẻ khác.
Quỳnh và người đạo diễn nói chuyện thì Nguyên ngồi gần đó. Anh vẫn đan đát. Chàng mù đôi mắt nhưng tai còn lắng nghe được. Chàng tham gia phát biểu:
– Em có thể đi khi đạo diễn mời. Anh sẽ hy sinh. Rồi về thăm anh mà.
– Cám ơn anh, em không chọn cách đó. Anh đã chồng em, em không bỏ đi xa anh được.
Im một tý nàng nói tiếp:
– Như vậy quá đủ xin không làm phiền đạo diễn ở đây lâu hơn. Và chắc tôi cũng cần làm một số công việc. Mời đạo diễn uống thêm chút trà trước khi rời nhà tôi… Cho vui và ấm lòng…
- Được tôi sẽ uống đây. Nếu cô không chấp thuận thì tôi không có cách nào khác hơn… Coi như tôi đã thua cuộc. Đạo diễn TB nói cười trong lòng cả vui lẫn buồn. Ông nhìn Quỳnh và chồng nàng ngồi đó. Như một lời cầu cứu sau cùng của ông.
Nói rồi người đạo TB bưng chén trà uống một cách lịch thiệp để giã từ theo ý của Quỳnh. Quỳnh cũng như Nguyên đang ngồi đó không phản ứng gì nữa.
Sau đó đạo diễn TB bỏ đi ra. Quỳnh nối gót ra đến cửa, tiễn nhìn đạo diễn Quỳnh bảo:
– Chúc ông sức khỏe và thanh công. Sorry tôi đã không giúp đạo diễn được
– OK. Chúc em yên vui hạnh phúc xinh đẹp. Nếu như em chọn, thì tôi đành thất thế nơi em. Bye bye em. Nếu có duyên sẽ găp lại.
Quỳnh chỉ mỉm cười và khỏa tay tiễn chân nhìn người nhà đạo diễn đi đến khuất bóng. Nơi cây bạch đàn và vài cây cỏ dại lau lách ở đó như muốn nhìn sự chia tay của họ. Rồi cô đi vào nhà mình với An Nguyên. Nàng như không còn nhớ gì ở người đạo diễn vừa nói. Nàng chỉ ôm Nguyên và hôn thật nhiều cái. Như bù cho chàng một cái gì? Nhưng không? Nàng có lỗi gì đâu mà bù? Nàng yêu Nguyên quá đó thôi. Tuy chàng mù nhưng nhân cách đáng yêu lắm. Chàng xứng với nàng hơn ai hết. Chàng cũng đâu kém nàng. Nguyên siết chặt vòng tay nàng và dìu nhau vào giấc mộng ân tình… Họ không nói nhiều, nhưng mắt tim họ đã nói vạn lời yêu không dứt…
Sau ngày đó Quỳnh cũng đưa đò thường ngày qua sông. Bên kia là một vùng đất trù phú mà bà con thân nhân họ ở đó trồng điều, trồng mãng cầu, trồng dưa, trồng hoa quả, bắp đậu, mận xoài, v.v…
Từ ngày nàng tới ở âm đức như có hơn, vùng đất như thu hoạch khá, nên thân nhân quyến thuộc, lái buôn đến nhiều hơn. Có hai ba chuyến đò đứng dọc sông. Nhưng chuyến đò nàng được đông khách nhất. Bỡi có lẽ vị trí thuận tiện cùng với lòng thương hại khách đối với chàng Nguyên, và nàng đó chăng?
Khách lại đông mà nàng lái chèo còn yếu. Đôi khi khách, họ muốn đi cùng không đợi chuyến khác. Nên Quỳnh muốn An Nguyên tập cho nàng mạnh thêm đôi tay khi chống đỡ con thuyền đông người… Và cũng luyện nàng thêm biết bơi giỏi hơn. Nếu như xảy ra bề gì một mình…? Nàng tự ý xoay xở giữa con nước mênh mông. Chẳng hạn…
Rồi một hôm nàng nói với Nguyên. Nàng biết Nguyên mù đui nhưng lại biết bơi. Chính chàng cứu mình đó mà. Nghĩ thế nên Quỳnh bảo ngọt với chàng:
– Em muốn anh dạy cho em biết bơi giỏi hơn, cho em có thêm sức mạnh đôi tay. Và em tự chủ lúc gặp nguy hiểm, nếu có sóng gió cuốn đi anh Nguyên à?
– Đừng nói xui xẻo. Nhưng em muốn thì được thôi, khi còn cậu Thâm cậu tập anh bơi, tuy anh mù đôi mắt.
– Em biết điều đó mà.
Nói rồi hôm đó anh đưa nàng ra bờ sông anh tập nàng ở vùng cạn.
Anh chỉ đứng trên bờ nói lý thuyết. Quỳnh đã xuống nước nơi bờ cạn. Sau đó cô kéo anh xuống nước luôn. Quỳnh bảo:
– Anh xuống luôn cho vui đi.
– Ừa được.
Đúng là anh tập cho nàng đôi tay. Nàng lại hổ trợ cho anh đôi mắt. Sau đó hai người cùng bơi… Khi nàng chọn điểm cầm tay anh đứng lại một chỗ. Anh vui vẻ bảo:
– Nếu một ngày anh sang mắt chắc sướng lên như điên dại nhìn em bơi há, Quỳnh há.
– Em sẽ biết cách làm việc cật lực hơn để dành có tiền. Em sẽ tìm cách giải phẩu cho mắt anh sáng lại như anh muốn, lo chi anh.
– Ước gì ngày đó nhưng chắc mơ thôi.
– Mơ cũng sẽ thật như anh mơ thấy chiêm bao cứu em. Đã ứng nghiệm đó.
– Ừa cứ tin cho vui em à. Tuy cái mơ có và có cái mơ không có.
Nàng nói luôn. Khi hai người bơi qua các vùng rồi nàng đưa tay đón chàng bảo:
– Anh xuống nước hỗ trợ tập em cho có bạn, là em vui như thế đủ rồi. Thôi anh lên bờ về nhà thay đồ đi. Em ở dưới nước nhiều thì mới chịu lạnh thôi. Em tập tý nữa, rồi em lên bờ về cùng anh…
– Khi anh trở lại đón em nha?
– Đúng vậy.
– Anh muốn ở đây với em, anh không muốn về đâu.
– Về đi rồi ra, em muốn tự do một chút, và em không còn quan sát anh, em bơi thẳng cẳng một hơi, em muốn thử sức một hồi. Một hồi thử mà anh?
– Ừa như vậy cũng được. Nhớ bơi vùng cạn nha. Anh về rồi ra nha. Anh luôn chiều theo ý em.
– Ừa good. Anh biết hướng đi chớ?
– Mờ mờ nhạt nhạt anh đi được mà. Anh đi theo thói quen nữa.
Nguyên nói đùa vui và bỏ đi.
Quỳnh ở lại cô bơi một hơi nhanh, đi xa lặn sâu như con rái. Vì nàng biết khả năng bơi của nàng rồi. Như nàng tiên cá xuất hiện nơi con sông này. Rồi cô ngóc lên để vô bờ. Quỳnh làm tiếp một lần nữa.
Sau đó anh từ nhà ra. Nàng thì lên bờ. Thiệt ra Quỳnh cũng đã biết bơi từ xưa ty tý. Nhưng nàng chưa phát huy hết sở trường của mình.
Nguyên mò mẫn đến nơi một cách dễ dàng như có thần hộ mệnh. Tới nơi anh đưa cho cô bộ đồ khô anh lấy mang theo tay. Anh chưa kịp nói. Quỳnh bảo:
– Em muốn cho người em chịu lạnh một chút đi. Em về nhà hãy thay nha anh.
– Tùy em. Coi kẻo lạnh.
– Không sao đang mát mẻ mà.
– Nếu thế thì tốt thôi.
Cả hai dìu nhau về nhà. Nguyên lấy tay sờ vào tóc nàng thì còn ướt quá. Và anh sờ vào mặt nàng, mũi nàng, cằm nàng, tai nàng, nhơn trung nàng, cũng lấm tấm nước. Anh cảm giác… Nàng đẹp lắm… Nhưng sao ông trời không cho anh sáng mắt nhìn nàng một chút đi?
Quỳnh như hiểu được tâm trạng, lòng chàng bất chợt… Nàng hôn nhẹ anh rồi cả hai bước đi. Hoa dại, cỏ dại dọc đường, cũng lung lay niềm thương cảm…**
Quỳnh vẫn thường làm cơm và đan đát. Hẳn là cô nấu ăn rất ngon. Thức ăn cô chế biến mau lẹ tài tình. Vì cô cũng đã nghề trong một thời gian tự học làm nữ công gia chánh kia mà? Nguyên cảm thấy hạnh phúc và thèm được nhìn nàng qua đôi tay, ánh mắt… Nhưng nào được đâu. Đôi lúc anh tươi rồi vẫn có buồn. Nàng vẫn ưa hát cho chồng Nguyên nghe. Đã vậy Quỳnh còn biết làm thêm các món mứt gừng, me, chùm ruột, dừa, đậu phụng, bán cho khách thêm. Nàng rất khéo tay lại chăm chỉ, chịu khó làm phụ chàng kiếm cách sinh nhai… Một hôm chàng nằm mơ thấy nàng đi hát. Khi nàng có một đứa con bên cạnh chạy loanh quanh phụ cho mẹ. Và chàng thì mù đui đánh đờn nhị ngồi đó. Tiếng hát nàng nhờ gió đàn đệm… giữa không trung còn hay hơn… Khán giả ùn ùn kéo tới nghe… Chàng mừng trong giấc mơ…
Rồi tỉnh giấc chàng nói với nàng liền:
– Tiếng hát em còn hay lắm, anh muốn em được đi hát lại. Anh vừa nằm mơ.
– Cám ơn anh. Nhưng thôi em không cần. Em chỉ muốn ở bên anh, ta sống với nhau thế này cũng hạnh phúc rồi. Anh mù lòa, em đi hát bỏ anh ở nhà tội anh lắm.
– Thì anh cùng đi nếu như em đi biểu diễn đâu đó.
– Hay là nếu anh muốn… Em có một đề nghị với anh như thế này anh coi thử nha?
– Em cứ nói đi anh nghe thử. Em…
Quỳnh vui miệng, nàng đem với chồng nàng luôn.
– Em không muốn đi hát ở các thành phố lớn nữa đâu. Thi thố cùng với ca sĩ ăn diện lụa là. Nơi dành dựt về hư danh đang lạm phát… Họ sẵn sàng thọc gậy hoặc có thể chém giết vì lợi tức… Em chỉ muốn đem tiếng hát lời ca ở các bãi biển, các nơi ngoài trời. Để chúng ta cùng khán giả tự do, hưởng khí hậu thiên nhiên của đất trời trong trẻo an lành… Và còn không tranh hơn thua nhiều. Đó là như vậy anh chịu không?
– Anh chịu chứ. Một giấc mơ của anh y như vậy mà?
– Anh đừng xạo em nha?
– Anh chưa bao giờ xạo em, điều gì anh nói là thật cả đó.
– Nhưng thôi rắc rối cho em lắm. Cám ơn giấc mơ của anh. Thôi đợi ta có thời gian sau thử? Anh có giấc mơ cho em. Em cũng đủ vui rồi.
– Anh luôn chiều ý em mà.
– Thanks anh!
Thời gian thật thắm thoát nàng ở với Nguyên đã trên ba năm và sinh được một đứa con trai bụ bẫm. Đến một ngày nàng thấy mưa như sắp đến. Nàng bảo chồng:
-Anh ở nhà giữ con. Em đi kiếm củi mùa đông này mình sưởi, con sưởi. Bây giờ không ai cho củi ta nữa đâu mà cũng phiền họ anh? Mình tự lo nha anh? Đôi tay em có thể kiếm được ở xa mang về lo anh à. Quanh đây hết củi rồi.
– Thôi mà. Em đi nguy hiểm đó Quỳnh ơi. Bữa nào anh ra nói nhờ khách họ mang tới cho. Họ cũng thương em mà. Không thì hai ta… Anh mua bằng tiền cũng được vậy.
– Tiền mình để dành. Em đi kiếm củi dễ mà, em dự định rồi. Em nhất định muốn đi kiếm củi mà…
– Trời ơi Quỳnh.
– Trời đất nghe rồi lời anh nói đó…
– Em muốn là chắc trời muốn làm sao anh cản nhưng nhớ cẩn thận em nha.
– Bây giờ biết bơi khá rồi sợ chi nữa anh? Em đi đó, hôm nay nhé.
Nói thế như báo cáo. Rồi Quỳnh lẹ làng lấy thuyền nan ra song chèo chống đi xa. Quỳnh như nôn nóng không thể chờ đợi. Nàng hôn con và chồng trước khi đi…
Quỳnh qua bên kia sông vào hẳn lủi vào một cánh rừng nhỏ, có nhiều củi cây cành khô ai chặt bỏ. Nàng dùng tay và rựa lẹ làng quơ lấy, chẳng mấy chốc hơn một tiếng đồng hồ Quỳnh kiếm được khá nhiều. Được tất cả sáu bó. Nàng cột lại chặt chẽ, để ngon lành để đó. Quỳnh lại uống nước và ăn một chút cơm đỡ lòng. Xong thấy đủ rồi. Quỳnh lo loay hoay để về, trời như sắp mưa. Phần thương nhớ thằng con và chồng Nguyên, nàng đã xa gần cả buổi… Vài con chim bay ngang chia sẻ, với nàng niềm vui hay nỗi buồn nó, nàng cũng không biết? Nàng chỉ nhìn nó đến hút bóng … Quỳnh thương cho chúng kiếm ăn đó chắc? Nàng không có gì để cho nó. Quỳnh nghĩ ngợi chút rồi chỉ tung ra một vài mớ cơm nguội đem theo còn đọng lại. Nhưng có lẽ nàng cho đàn kiến hay sâu bọ đâu đó là đúng hơn lũ chim kia. Chúng bay cao mất rồi. Quỳnh nghĩ như vậy.
Quỳnh vừa vác củi xuống ghe, thình lình trời lại mưa to mỗi lúc một lớn nhiều. Quỳnh bị mắc mưa quần áo ướt nhèm. Nhưng nàng không thể trì hoãn, đành cho ghe lướt sóng trở về. Sấm sét lại tới hồi vang rền thêm. Quỳnh nhìn cảnh vật chung quanh. Quỳnh không thể ngại, đằng nào nàng phải về kẻo chồng, kẻo con đợi… Mà thiệt Nguyên và đứa con thơ dại đang nóng lòng. Thằng bé hỏi chàng:
– Mẹ về chưa ba.
– Chút xíu mẹ về.
– Con trông mẹ về, trời đã mưa to ba ơi. Thằng bé nói và nắm tay ba, ra hiên nhìn mưa.
– Ba cũng trông đó. Chuyến này mưa lớn hã con.
– Dạ ba ơi.
**
Cảnh Quỳnh đang dầm mưa trong thuyền có củi. Thuyền đò cứ lắc lư. Mưa ngẫu nhiên đem màu sắc xám xịt kéo tới… Nàng quyết tâm vững lái… Dù gì mình cũng biết bơi mà? Nhưng không, con thuyền tự nhiên bị nghiêng ngửa, rồi củi ngã lật vài bó, trôi đi chìm nghỉm… Quỳnh hốt hoảng, loay hoay. Thì con thuyền lật tuốt. Nàng rời ra con thuyền và mất phương hướng. Dép cũng trượt cuốn rời chân đi mất. Mưa xối xả tuôn, gió thêm lớn ào ạt. Nàng như điên rồ vì mất củi, mất thuyền, mất cây chèo lái. Quỳnh như muốn lặn hụt kiếm những bó củi mình. Quỳnh đã biết bơi khá và lặn giỏi. Nàng quyết dành lại bó củi đã trôi, bị ngập chìm…
Đến một hồi trời như hết mưa. Quỳnh tìm lại đủ số củi và bánh lái, cây chèo. Sáu bó củi có đủ, Quỳnh đưa vào thuyền rồi, nàng lại cố lặn tìm cho ra đôi dép bị mất. Đôi dép nhẹ đâu có chìm nhưng Quỳnh quýnh lên như mất trí nhớ khôn ngoan, nàng cứ tưởng nó chìm và hì hục tìm. Một đoạn sau gần 15 phút, nàng lượm lên một cái nồi trong đó có chứa một cái hũ sắt khá to. Có lẽ sảng quá vô tay cái gì, Quỳnh nhặt lấy lên cái đó cho đỡ tủi khi đồ mất… Chắc vậy. Thì ra Quỳnh thấy ngồ ngộ lạ, nàng mở nồi, coi hũ. Nàng cảm thấy hình như vàng ròng long lánh, bên trong hũ còn sáng quắc và thật nhiều. Quỳnh mang lên bỏ cùng với củi trên thuyền, và lái về hướng nhà cách khá xa 30 dặm mới tới. Lúc đó nàng đã biết đôi dép đi xa vì kiếm không được nữa rồi. Thôi đành bỏ…
Về nhà thằng con trai và chồng mừng rỡ. Thằng con la hét inh ỏi ôm sòm như mẹ chết sống lại. Nàng thì vui vẻ vác củi từng bó, bỏ vào nhà chứa củi cho gọn gang. Xong Quỳnh vô hôn con và chồng. Quỳnh đi thay đồ trước cho đỡ lạnh và chỉnh tề. Sau đó nàng mới nói với chồng:
– Hình như em nhặt được vàng ở dòng sông nơi xa anh ơi.
– Làm gì có chuyện đó em?
– Trên đời này chuyện gì cũng có thể có. Như em gặp anh nè.
Chàng không sáng mắt để nhìn. Nhưng thôi Quỳnh biết đích thị là vàng rồi.
Thằng con trai ba tuổi thì không biết điều chi cứ xúm xa, xúm xít bên mẹ. Nó mừng khi mẹ về, và vui khi mẹ vui. Nó cười tươi, khi mẹ cười tươi thế thôi…
**
Sau đó Quỳnh đi chợ lớn của phố, và nàng biết đó đích thật là vàng thật ai đã làm rớt. Nhưng nàng biết ai mà cho lại. Chắc cũng là lâu lắm rồi? Có thể vài chục năm không chừng, khi giặt giã họ chạy loạn. Hoặc nhà giàu họ rơi rớt từ máy bay nên họ cũng chẳng tiếc. Thôi thì mình cứ để đem ra làm từ thiện. Trước mắt có tiền. Nàng muốn sửa mắt cho chồng sáng lên. Nhưng thôi nàng sẽ có một kế hoạch tạm thời coi đã.
Quỳnh bàn với chồng Nguyên nàng như ngày xưa. Nàng không muốn đi hát ở các thành phố lớn, thi thố chi… Nàng chỉ muốn đem tiếng hát lời ca nàng ở các bãi biển, bến song, bìa rừng, quán nhạc, sân khấu lộ thiên nơi ngoài trời… Hưởng khí hậu thiên nhiên của đất trời… Dân chúng ai muốn nghe thì cứ đến. Nàng muốn trao tiếng hát trong tim mà bao năm nàng chỉ lặng thầm… Hoặc hát cho chồng Nguyên và con nghe thôi….
Quỳnh làm từ thiện từ số vàng nhặt được. Cô cho cất và sửa sang lại nhiều ngôi trường nơi nghèo khó. Cất nhiều nhà chùa và một số bịnh viện nàng góp sức chung tay. Chàng đã không còn mù mắt ngồi đàn như giấc mơ. Mắt chàng nàng lo đã chữa sáng hẳn. Vì chàng đâu phải mù mắt bẩm sinh, mà chàng mù lòa bỡi tinh thể bị kéo mờ, vì áp lực lệ ứa khóc lâu ngày chuyển sang tăm tối…
Dự định. Nhưng hai năm sau đó nữa nàng mới thực hiện được. Có lẽ nàng cũng đợi thằng con lớn hơn tý. Và chàng luyện lại tiếng đàn cho sắc sảo hơn. Đúng An Nguyên đã luyện tiếng đàn chàng cất cánh giao thoa… Còn nàng bây giờ tiếng hát Quỳnh còn đậm chất hơn, tha thiết hơn truyền cảm hơn, nội lực hơn. Đôi lúc có gì đó cay đắng sâu nặng hơn, da diết tải mạnh phần hồn hơn… Còn thằng con đã biết làm ảo thuật nàng dạy cho nó vài trò ảo thuật đơn giản, nhưng dễ thương và đầy chất lanh lẹ tay mắt khi biểu diễn… Ai cũng thích bé biểu diễn đôi chim bồ câu từ trong cánh tay, bé cầu nguyện nó lại tung bay ra… Như huyền thoại. Một đôi dép biến thành hai đóa hoa sau đó, một trái chanh biến thành cái ổi và ly nước…Người ta không còn biết nơi đâu la ảo thuật, hay bùa phép từ tay con nàng làm. Nhưng họ biết thành tích thằng bé tạo ra luôn làm cho họ vui và và sung sướng thích thú…
Còn nàng. Những bài nàng thường ca là. Câu chuyện đầu năm. Qua cơn mê. về đây bên em… Chuyện tình trên những đồi sim. Hoa trinh nữ. Lòng mẹ… Hoa vẫn nở trên đường quê hương…
Đi hát xong. Cùng thằng con biểu diễn ảo thuật đẹp mạnh, lạ lẫm hấp dẫn… Nàng và chồng cùng đứa con thơ vẫn về với dinh thự mình. Thằng bé biết làm ảo thuật khi nàng dạy. Mẹ dạy một nhưng sức lanh của bé biết hai, biết ba, bốn… và tới mười…
Một hôm Nguyên nói với vợ Quỳnh. Khi chàng nghĩ ra một sáng kiến.
– Quỳnh em. Còn một số vàng anh muốn cất khách sạn hay Resort em tính sao?
– Thôi em không tính chuyện đó đâu. Cái đó nhiều người sẽ làm trong khái niệm kinh doanh. Em chỉ muốn làm từ thiện thôi. Em thật sự tâm ý không muốn nhún vào việc kinh doanh. Tánh em nghĩ vậy. Vả lại em phải làm chủ, vì để cho ai… Hoặc cả anh xen vô thì em mệt… Em sợ như lần trước hôn nhân em đã gãy đổ vì em chiều người phối ngẫu quá đáng. Em không thể ưu tiên cho Đức Lang Quân em mãi tham ý … Hôm nay em có kinh nghiệm xương máu rồi, anh nghĩ sao? Và coi như chuyện mở khách sạn hay Resort thì em không dự định làm.
– Anh sẽ nghe lời em mà.
Hai người lại ngồi đan giỏ hát cho nhau nghe như ngày nào. Quỳnh và Nguyên đã mua một căn nhà cho con để trước. Vì đó là phần thưởng của hai người dành cho đứa con trai duy nhất của họ. Còn căn nhà họ thì vẫn chưa thay đổi gì. Vì đó là căn nhà mà họ cho là hạnh phúc nhất, duyên nợ nhất mà nàng gặp chàng…
Viết mùa xuân năm @2017.
TTHT
Truyện của HT viết bao giờ cũng hấp dẫn và lạ , đầy tính sáng tạo , bất ngờ lại có chất, lãng mạn giàu tư tưởng , Chúc HT luôn vui và giữ mãi phong độ cây bút tuyệt vời nhé .
Chuyện của HT lúc nào cũng lôi cuốn người đọc , từng câu, từng chữ, kết cục có hậu, hay ở chỗ đó HT ƠI! Chúc mừng SN và chúc mừng câu chuyện quá hay
Thanks chị Cầu Lẽ ra em gởi tp ‘Kể chuyện như phim” Điểm bắt đầu từ sự chạy loạn của Tây Nguyên khói, đạn súng ì sèo1975. Có người lượm được cô gái Anh Phương khi 7 tuổi… Những hậu quả sau 75. hệ quả con người và đặc biệt ngành giáo dục sau 1975. Tác phẩm không đứng về bên nào, giai cấp nào. Mà chỉ là góc nhìn thực tế và nghệ thuật cùng với nhân văn… Hình tượng cô gái Anh Phương là nhân vật chủ chốt qua bao thăng trầm…từ lúc bé thơ đến năm 14 tuổi… qua nhiều cam go biến động…Bị ức hiếp cưỡng dâm. Nhưng cô bé đã chiến thắng những kẻ vô lại và cả người anh nuôi hư hoại tâm hồn bất ngờ… Nhưng QT chưa dám post. Tuy nhiên tp em viết bao giờ cũng tự nhiên, và thi vị chứ không thể khô khốc hoặc gượng ép, cứng nhắc…) Thôi đành để đó. Em gởi tp này…
Thanks chị cám nhận nhưng tuỳ tp chị. có 3 tác phẩm nhân vật nữ của em chết cuối tp đó chứ. Nhưng có chết cũng vẻ vang một cái gì đó ..cho ai vv…
QA thân mến… Sao bạn không nói bằng mọi giá HT viết tình yêu rất độc đáo… Đùa thôi. Tình yêu là trung tâm của tp. Nhưng tình tiết ,bố cục, văn phong, ý tưởng, diễn biến… mới mà sự thẩm định trong tác phẩm. Thiếu một cáichưa chuẩn, thì coi như khuyết…
Thanks QA đã đọc và ghi cảm nhận.
Truyện không dài , không ngắn nhưng cái tình lại rất dài và rất đậm . Hiếu Thảo viết văn ngày càng ” lên tay ” và lối dẫn dắt người đọc dễ bị ” cuốn theo chiều gió ” lắm . Tôi ráng đọc cho hết bởi sự ” níu kéo ” rất tài của tác giả . Cảm ơn nhé Trần Thị Hiếu Thảo ?!!!
Thank QA đã cảm nhận một cách rất nghề… Một giám khảo hàng đầu thao lược tinh tế. Qa mới nhận xét chuẩn một khía cạnh… để đánh giá thẩm định…”Truyện không dài , không ngắn nhưng cái tình lại rất dài và rất đậm”(QA) Em đã có chủ trượng viết vậy phần đông anh? Em không viết tràn giang đại hải mà cũng không thể tóm tắt khô khan áp đặc . Nhưng chỗ nào cần xoáy sâu về nội tâm để nổi bật thì không thể viết lơ là…Như phần đầu nhân vật An Nguyên em đã chứng minh… Tuy nhiên không dài cà kê lắm… Thú thật em viết tp này từ một người ca sĩ nổi tiếng cho em cảm hứng, sự kiện em đem vào sao cho ngăn nắp, nghệ thuật… Và em vốn là người mê ảo thuật hội hoạ và thi ca… hhhi. Bản thân cũng mê làm ca sĩ từ nhỏ… Cái gì có chất tố mình thì dễ viết…
Thanks anh nhiều.
Truyện của HT thảo hay lắm nha .càng đọc càng say .kết cục rất có hậu ni
Lâu quá mới thấy “Nàng Thơ Mộng Cầm HươngxưaMỚI của tôi… vào đọc bảo càng say…Hehhe. Mình nhiều đau thương và nhiều hạnh phúc. Nên mình viết nó ra vậy đó. Haha…
Nàng được đứng trong 14 nhà thơ” ta cuộn vào một quyển sách…? (CẢM THỨC THƠ” Ta cũng cảm ơn nàng cho ta cảm hứng….
Chúc vui…
Cảm ơn nàng thơ HT đã dành nhiều ưu ái cho MC.HT ui cđươc nàng cuôn vào cuốn sách “CẢM THỨC THỎ ” MC rất vui cảm ơn nhiều nha
Cậu chuyện thật hấp dẫn, lôi cuốn… kết thúc có hậu, chúc mừng Hiếu Thảo!
Thanks nàng. Mỗi người là một khuôn mặt, một tâm hồn mình gởi vào tác phẩm… cùng với ý tưởng nào đó… Truyện không ngang trái, không éo le, không lôi cuốn, bình bình thì viết làm chi.?Cho tốn thời gian nàng hè… NHƯ PHIM vậy đó. Mới là của TTHT…(Nhưng thiệt ra mình trọng văn học hơn cả phim ảnh…) Vì ngôn ngữ khắc họa còn sắc sảo hơn…
Chúc xinh đẹp….