Nụ hôn đầu

(Truyện tình cảm xã hội)

Mùa xuân anh đi hái lộc ở lòng son

Mùa xuân bạn bè vui đối ẩm

Với em, tình xuân mãi mãi còn…

(Trích trong bài: Lộc như xuân, cùng tác giả)

Chương Một

Mặt trời hạ dần xuống núi người làm đồng cũng muốn về nhà, người làm rẫy cũng muốn rời nương. Từng đàn bò, trâu, ngựa cũng đủng đỉnh về chuồng. Mặt đất mờ dần biến vào đêm, mặt đất như sẵm hơn vì đã thiếu ánh nắng. Gió hiên như lùa nhẹ vào nhà. Bà Mậu đang chờ đợi Duy Phong về, bà đang bực tức trong người thì thấy Duy Phong dắt xe đạp đi vào ngõ. Chờ không nổi nữa bà ra tận đầu hè khi Duy Phong đã dắt xe vô sân. Bực dọc bà la lên:

– Thằng kia đi kiếm ông kiếm cha mầy ở đâu trường tan từ lúc bốn giờ, bây giờ mặt trời sụp núi mất đất mấy đời, mầy mới về. Bộ mày mê con nhỏ Thanh Lê nhà ông Nguyễn Nhung hả mầy, mầy phải biết con nhỏ đó là con ngụy quân, ngụy quyền… Mày không được quen với nó.

Để cho mẹ nói hết một hơi. Duy Phong đứng tần ngần giữa sân nghe. Bây giờ Duy Phong vừa bước lên hè, anh vừa nói:

-Thời cuộc thì ai cũng phải làm việc thôi. Má nói như vậy hòa giải dân tộc làm gì? Hơn nữa bác ấy cũng tốt mà. Bác trai cũng như bác gái, cả hai đều tốt…

– À mày mê con gái người ta mày đững kêu tốt sao. Con nên nhớ con là gia đình liệt sĩ, không thể quen rồi lấy vợ con ngụy quân ngụy quyền. Con sẽ không thể làm ông này ông nọ, làm quan mày biết chưa?

Vẫn còn đứng trên hàng ba vỉa hè lắng tai nghe mẹ. Duy Phong phân trần:

– Đâu cần làm ông này, hay ông nọ. Làm quan chi, con làm dân được rồi. Con nhỏ nhưng con biết làm “Quan nhất thời làm dân vạn đại” má đừng có phá con…

– Phá mày cái gì. Vô nhà đi mẹ nói con nghe. Duy Phong đã theo mẹ vào sâu trong nhà bà bảo:

– Ngồi xuống ghế đàng hoàng cho mẹ nói chuyện. Tao nghe tụi nó nói mầy yêu con Thanh Lê, mê nó lắm. Nhà có mấy cái ổi xa lị chín là mày cũng ráng hái, chờ đi học đưa cho nó. Mấy cây me phía sau hè vừa chín là mày leo lên hái gói, đợi đưa cho nó. Trời ơi hổng lo ăn học mới lớn mê gái con…?

Im lặng nhìn thái độ duy Phong. Hồi bà nói tiếp:

– Con má chỉ có hai đứa con trai. Anh Hai đi ra Bắc học, giờ về lấy vợ chỗ ngon lành làm công an tỉnh… Còn con, còn nhỏ ở với má trong chiến tranh học cũng chậm vài năm. Lẽ ra năm nay mười tám tuổi là học mười hai xong. Nhưng giờ mới học lớp chín, học chung với con Thanh lê rồi mê nó. Phải bắt chước anh Hai, noi gương anh Hai con… Giọng người mẹ rít lên nhưng Duy Phong vẫn bình tĩnh:

– Má dạy nhiều quá, mỗi người có một hướng đi, anh Hai là anh Hai, con là con. Anh Hai là Duy Việt, con là Duy Phong…

– Mày nói vậy nghĩa là sao thằng nhỏ hỗn láo!

– Anh Hai đi công an, nhưng con làm thầy giáo, làm ruộng cũng được.

– Nói vậy mày mê nó quá rồi, có mê nó không? Nói cho tao nghe coi. Trời ơi là trời, sao vậy con?

– Thì cô ấy học cũng giỏi, đẹp gái, hát hay, múa xinh con thích, con yêu có sao đâu? Tụi con còn trẻ cũng như bạn bè, má đừng ngăn cấm, má tàn ác không được. Con không thích má như vậy đâu.

– Không thích kệ con, nhưng má quyết định; và bắt buộc con phải nghe. Nghĩa là tao phải cấm mày yêu nó, và cấm mày đủ thứ!

Như nghỉ mệt lấy hơi, Me Duy Phong tiếp:

– Không, nhất định là không được, tao cấm mày không qua nhà nó nữa. Tao nghe cả hết mày qua nhà con Thanh Lê, đẩy rơm cho cha nó vun trồng thành cây, gom rác cho ông ấy đốt cho sạch vườn. Khi sắp mưa tới, đạp lúa thế cho con Thanh Lê, má nghe hết con ơi…

– Con tới chơi rủ cô ấy đi sinh hoạt, cô ấy là một đội viên tốt. Tới nhà gặp ba cô ấy làm, con góp giúp người ta một tay có gì là xấu? Hơn nữa cô ấy tiểu thơ đạp yếu ớt, con sợ đau chân cổ tộị nghiệp, con đạp thế cho cô ấy có chút xíu, ai mét với má…

– Tao chà chổi trên đầu mày chứ nói sợ chân nó đau. Ai mét kệ, miễn tao biết hết thì thôi.

Vẫn không buông như uất hận bà nói tiếp:

– Tao biết hết, đêm đi họp đội viên về hết, con lẫn trong trăng vô nhà nó rồi hai đứa đi chơi. Mày ôm nó người ta thấy báo với má, không có cái gì má không biết, nhưng chưa nói với con thôi. Đội viên gì mà cặp trai đi chơi cũng là loại mất nết…

– Năm nay cô ấy lên mười lăm, nhưng cô vẫn muốn đi đội viên chưa lên thanh niên thì có gì má ngại. Đường đi tụi con còn xa lắm, nhưng má đừng cấm tội cho tụi con. Đi chơi chung trong làng, trong thôn, cách xóm có sao đâu… Má cứ làm cho lớn chuyện!

– Mày sa mê nó, say đắm nó không ngăn. Có ngày tao có cháu nội không chừng đó chứ không cấm? Vòng vo rồi mày cũng loài ra cái đuôi mê nó. Làm sao làm đó, tao qua tới nhà họ, tao chưởi ăn cho hết. Cả gia đình dụ dỗ con trai tao. Và tao phải nói với con Thanh Lê cái đồ mất nết mới mười lăm tuổi đời, mê trai đi học mà ôm trai xà nẹo mỗi đêm…

– Tại con chứ không phải tại cô ấy. Con thương Thanh Lê chứ không phải lỗi cô ấy. Má đừng làm phiền cô ấy. Má làm quá con bỏ nhà đi hoang cho má vừa lòng.

Bà Mậu nghe Duy Phong nói thế, bà cảm giác như những cây cột kèo trong nhà mái xưa, trính hương này đang quay lồng, lung lay, và căn nhà bà như chuyển hướng đổi đi, bà nhìn vào bàn thờ nói tiếp:

– Ba mày mất rồi trong chiến tranh giặc bắn, khi ông là du kíck má chỉ có hai anh em mày là Duy Phong, anh Hai mày là Duy Việt, thì ra thằng Duy Việt dễ dạy và khôn hơn. Tao phải gọi nó về dạy cho mày.

– Anh Hai dạy con? Dạy con cái gì?

– Dạy mày, mày phải biết từ bỏ con nhỏ đó, không thì mày không có tương lai… Phần tao, tao phải gặp bà cô ruột nó thường qua xóm đây ăn trầu xóm này, tao thường gặp bã trong các đám, làm bánh đám cưới hỏi cho người ta. Tao nhất định phải nói nhắn con nhỏ đó, phải rời xa mày tức khắc. Còn nhỏ mà mê trai như sam, cả làng ai cũng biết. Hứ… Bà Mâụ nói và bỏ đi xuống bếp.

Duy Phong ngồi gục đầu trên bàn, như không muốn nghe những gì mẹ anh nói thêm. Rồi anh ngước nhìn lên bàn thờ như xin lỗi người cha, người quá cố. Duy Phong lại gục đầu suy nghĩ tiếp, lòng như dâng lên cơn bão tố nhè nhẹ … Anh biết mẹ không thuyết phục nổi anh. Bà bỏ đi lâu rồi…

Sau bà trở lại nói:

– Như người ta nói chẳng sai lời mà! Nước này thì khó cản rồi. Nhưng má không để cho con như thế đâu. Bà nói và cầm cái chổi lông gà cán gỗ bong loáng quét trên trang thờ, sửa sang lại một đĩa trái cây. Lúc nào bàn thờ bà cũng nhiều trái cây vườn. Nào là chuối, cam, đu đủ, xoài, mít, mãn cầu, đủ thứ. Bà thích thế!

Duy phong vẫn lặng thinh rồi đứng lên nắm tay mẹ:

– Má đừng như vậy. Con năn nỉ má cứ để tụi con quen nhau.

– Không được con phải quay về. Và hiểu con là ai, là con của ai?

– Con không cần con là ai. Má không thể khó khăn với tụi con quá. Duy phong nói trong tha thiết, nhìn ra ngoài trời đêm đã về sâu hơn.

– Vậy thì đừng kêu mẹ là mẹ nữa, muốn làm gì làm đi.

– Hãy cho con được vui chơi thân ái với bạn bè.

– Không được, trăm phần trăm là không được, không bạn bè gì cả. Bà Mậu lắc đầu kiên quyết.

– Con không thể sống theo ý má con xin lỗi. Duy Phong bó tay vào lồng ngực và trả lời như thế. Coi ra Duy Phong vẫn còn lễ phép. Bà biết, nhưng bà không mong là như vậy…

**

 


Chương Hai

Duy Phong thích Thanh Lê một tình yêu mới lớn. Anh cũng chưa có ý nghĩ gì nhiều, song mẹ làm quá, anh sợ hãi, phát kinh. Suy nghĩ ngẩn ngơ, rồi anh và nảy ra ý táo bạo; phải tự tìm lối thoát, phải dẫn Thanh Lê đi xa và anh sẽ nuôi dưỡng tình yêu với Thanh Lê. Nếu anh chậm, mẹ anh tới nhà Thanh Lê, như coi đổ vỡ. Thanh Lê sẽ xấu hổ, thương cha mẹ, đoạn tuyệt anh. Duy Phong phải nghĩ cách thông minh nhất để khỏi vụt mất tình yêu với Lê. Sau đó chỉ ba hôm, anh viết môt lá thơ đi học về, gởi đến Thanh Lê trên tay giờ chờ tan trường.

– Anh có chuyện này muốn nói với em.

– Chuyện gì vậy?

– Em cứ coi thơ đi hãy biết.

– Cái gì vậy anh?

– Coi đi sẽ biết mà!

Thanh Lê chưa kịp nói gì. Anh quay đi lui gót và sau đó trở chiều, nàng chỉ nhìn còn phía sau lưng, Duy Phong đã đi vào một quán phía Đông Nam cỗng trường, anh mua thêm mực pilot, vài cây but bi, cục gôm và vài viên kẹo anh ăn cho đỡ buồn.

Thanh Lê thì đã đi về không chờ.

Nàng đi thật xa, anh đi sau đưa mắt ngắm. Thỉnh thoảng thì nàng chờ, nhưng hôm nay thì không, và cũng không nhập chơi là nhập bọn trẻ thơ kia. Thanh Lê một mình nhìn cây cỏ hai bên đường, mùa hè như sắp cháy sém, mà cô thương nó, vì nó không còn xanh mướt như vào xuân nữa. Làm cô cảm giác hơi lạ. Và Thanh Lê đưa mắt ngắm những viên sỏi nghiêng ngửa qua lối đi nho nhỏ, độ dốc thoai thoải làm nàng thích, và buâng khuâng. Chẳng mấy chốc cô đến nhà. Lê thường đi bộ, vì yêu thích, lâu lâu cô mới đi đi xe đạp, còn Duy Phong thì ngược lại đi xe đạp nhiểu hơn. Chàng lái xe chậm nhìn nàng cho tới khi khuất bóng vào lối rẽ, Thanh Lê đi qua con cầu nhỏ gỗ tre và vào nhà.

Cả nhà đi vắng… Nàng lấy thơ ra đọc.

Anh đau khổ vì yêu em, anh đã yêu em thật sự. Anh không thể quên em được, anh có thể chết đi được dưới trần gian này nếu anh không được gặp em, thấy em hằng ngày, và những nụ hôn. Em có yêu anh thật sự không? Thanh Lê cũng chỉ vì cái lý lịch của em? Anh không cần điạ vị quyền cao chức tước. Anh cần em, em là tất cả, trong đời sống của anh. Anh đã nghĩ cách trốn, dẫn em đến một phương trời khác ta sống, chúng mình sẽ hạnh phúc bên nhau không ai tách được … Vì anh yêu em. Nếu em không bằng long thì anh uống thuốc chết đi, chứ anh không có cách gì từ chối lời thỉnh cầu của mẹ anh.

Vậy anh khẩn khoản cho em biết, nghĩ về anh và nghe anh. Chúng ta sẽ trốn đi trong dịp cắm trại rất tới. Sau khi bế mạt trại. Anh và em dong về miền Buôn Mê Thuộc. Anh đã ăn cắp số vàng bảy cây của mẹ anh dấu kín từ buồng riêng chôn trong hũ. Tương lai mình sẽ trả lại. Hãy tin anh, đừng cho gia đình em hay cũng rắc rối cho chúng ta.

Hôn em. Anh không thể sống xa em.

DP.

Trên đường đi Lê hồi họp, nhưng ít nghĩ. Về nhà nàng mới chui vào buồng chài ngồi đọc. Nhà Lê có một cái chài khá dài và rộng, để đồ đủ thứ, lỉnh kỉnh. Nàng đến nơi đó. Vì nàng vẫn sợ ba mẹ về đâu đó bắt gặp, và ngồi trong chài như thế tự do hơn. Lê lật coi kỹ hai ba lần, thì ra nàng toát mồ hôi với những quyết định của Duy Phong, ý nghĩ mới mẻ của Duy Phong. Nàng không ngờ, chuyện tình trẻ con lại đi đến nghiêm trọng. Thật ra nàng thích Duy Phong vì anh ta thương Lê nhiều, hay chu đáo cho nàng. Duy Phong lại là người học giỏi, làm văn hay thế thôi. Lê thật sự chưa bao giờ nghĩ đến chuyện ngày sau với Duy Phong! Nhưng lá thư Duy Phong bảo là phải trốn đi vì mẹ chàng cấm đoán, không cho hai đứa yêu nhau, nếu nàng không trốn đi Duy Phong sẽ uống thuốc chết! Trời ơi. Chàng nói như thế! Làm sao nàng phân minh đây thật rối!

Nếu đi thì sao? Còn nếu không đi thì sao? Như vậy không lẽ để chàng chết, bà càng hận mình. Nàng chưa biết đường nào mà tính.

Nếu đi với Duy Phong, nàng sẽ mang tiếng đồn nàng mới mười lăm tuổi bỏ nhà theo trai. Ba má sẽ buồn và trách biết chừng nào? Trong hai thứ để chọn một ư? Thanh Lê càng nghĩ, càng thấy khó xử, liệu sao đây. Đau thiệt. Nàng nép mình nhìn từng chiếc cối xoay đã lâu ngày bỏ mốc meo trong xó. Nhìn từng thùng phi thóc lúa, những thùng than, ba nàng chuẩn bị cho cả nhà mùa đông. Lê như muốn tâm sự, bày tỏ … Nàng như muốn hỏi muốn chúng để chia sẻ… Nhưng tất cả như đều nhìn nàng im lặng. Như cứ làm ngơ chẳng được nói gì, vô giác vô cảm. Trong khi nàng, lòng lại nghĩ, và buồn như đến rơi nước mắt!

Lê giả thuyết nếu đi với Duy Phong thì anh vui, nhưng tiếng đồn nàng có mười lăm tuổi, phải bỏ nhà theo trai ba má sẽ buồn. Gia đình Thanh Lê có ba người con gái, hai chị đã lấy chồng. Nàng là út. Lại đem cho cha mẹ một sự tủi thân? Các chị của nàng cũng quở trách, dòng họ phỉ nhổ. Thanh Lê là một đứa cháu đẹp nhất của dòng tộc, hiền nhất… Ai cũng mến yêu Thanh Lê nhất mà ! Nàng đang sợ một thực thế sẽ thay đổi đi nhiều!

Nghĩ tới, nghĩ lui Thanh Lê không biết tính làm sao cho ổn. Nàng cứ như muốn bỏ cơm. Một hôm cha nàng bảo trong mâm cơm:

– Sao ba không thấy thằng Duy Phong lại chơi. Con quen nó như chỗ bạn bè thôi. Lớn lên thì có bạn. Nhưng con không thể ưng nó được vì ba là ngụy quyền. Gia đình nó có công cách mạng, cha nó là liệt sĩ đó…

Đang quay quần trong mâm cơm dọn dưới nền đất, đã tráng xi măng non thiếu nên loang lỗ, Thanh Lê đang ăn nghe như mắc nghẹn. Cô đáp:

– Chúng con quen nhau vì học hành, họp lớp, họp tổ. Anh ấy thích con, anh cho quà vặt con, thế thôi ba đừng lo…

Mẹ củaThanh Lê chen vào:

– Có gì cho ba má hay. Sao mấy hôm nay con có vẻ buồn… Làm bạn thôi đừng yêu sớm khổ nghen con.

– Dạ con chỉ buồn bài văn con vừa rồi chỉ năm điểm. Trong lúc con là học sinh giỏi văn. Thầy tin cậy, thầy trách con…

– Đôi lúc bài con làm chưa sâu sắc. Bỡi chưa hạp với ý thầy cô yêu cầu…

– Biết vậy nhưng vẫn buồn trong khi anh Duy Phong vẫn điểm tám.

– Thôi so sánh làm chi con?

– Ảnh cười con.

– Tưởng ai, chớ nó cười con thì chẳng tác hại gì?

– Nhưng con nghĩ tại sao con dở đi, con buồn.

– Thôi cố gắng lần khác…

Ba Thanh Lê chen vào:

– Con học học vậy thôi. Cho có tri thức hiểu biết một chút với người ta. Nhưng lên lớp mười, ba nghĩ sẽ cho con học nghề và gả chồng. Mình lý lịch xấu. học uổng phí thời gian, không làm gì được đâu.

– Con nó học được mình cho nó học ông? Biết đâu mai mốt họ cải cách, canh tân…

– Chắc lâu lắm nhưng tôi vẫn mong.

Sau hôm nói chuyện với ba má, Thanh Lê không tài nào không suy nghĩ bức thư Duy Phong kia. Cô nằm trùm mềm suy nghĩ. Hai ngày nữa là đi cắm trại. Nàng sẽ trả lời làm sao với Duy Phong đây?

Nghĩ quá muốn nhức đầu, Thanh Lê chưa trả lời được thì Duy Phong gởi thêm lá thứ hai. Trong lúc Duy Phong nói với má Mậu là “Đừng làm phiền nhà Thanh Lê, con nghe lời mẹ…”. Anh chỉ trấn an mẹ thôi.

Bức thư đựơc viết:

Em thân yêu!

Thanh Lê sao em không trả lời cho anh, lần cuối cùng của thứ sáu vừa qua đã hơn hai hôm. Ngày mai chúng mình đi cắm trại huyện. Sau đó mình đi luôn. Anh hứa sẽ bảo bọc em. Em không nghĩ anh đổi tất cả để được sống bên em. Danh vọng là hư ảo, điạ vị là trói buộc, quyền tước là gông cùm. Anh không cần, anh chỉ cần em. Là em biết anh yêu em như thế nào, hay em muốn anh chết đi, sau đó em có người yêu mới, em đi lấy chồng quên anh…

Em có biết anh : Mãi mãi yêu em một đời…

DP.

Suy nghĩ nát óc Thanh Lê thấy buồn ghê nơi! Chưa chi Duy Phong hờn mát. Nàng phải nghĩ, đâm quyết một long theo chàng, theo Duy phong để trọn nghĩa tình yêu. Chàng đã đổi tất cả để có mình, vậy tại sao mình không sống vì tình yêu chàng mà còn chần chờ? Suy qua, nghĩ lại nàng nhủ thầm có vẻ liều! Hơi hoang mang, nhưng tình yêu nàng không liều là bế tắc? Không liều là xa nhau, không liều là dang dở. Không còn cách nào khác hơn, xưa nay người ta yêu nhau vẫn phải liều, vẫn phải sống như thế, vẫn phải xảy ra, và … Nàng đã xoắn tay cùng chàng để bảo vệ tình yêu!

**

Trại hè nối kết giữa các xã đựợc cắm. Từ các đơn vị lớp cuối cấp hai. Lớp tám, lớp chín Thanh Lê và Duy Phong là những nồng cốt của các học sinh ưu tú lớp chín.

Cơ duyên như đã định sẵn. Hai tâm hồn thơ trẻ đã quyết định. Trong lúc đi trại, Duy Phong đã đem bán hai cây vàng trong các thị trấn, mỗi tiệm mỗi cây. Chàng vẫn sợ ngăn ngừa hiểm hoạ mẹ biết.

Vầng trăng cao lơ lửng. Đêm nay là đêm diễn văn nghệ cuối cùng. Sáng mai là tuyên bố tổng kết, những giải thắng của cuộc thi. Mười hai giờ là giới nghiêm, các đơn vị điểm danh nghỉ, ngủ. Nhưng đó chỉ là trên nguyên tắc, thỉnh thoảng có những học sinh ngoan cố vượt rào, vượt luật lệ lẩn trốn tự tình đi chơi v.v… Trong đó có Duy Phong và Thanh Lê.

Những đêm trại đó Thanh Lê và Duy Phong lại có thêm cơ hội gần nhau. Và hai người càng yêu nhau dính như mủ mít, gỡ không ra. Quấn nhau mỗi tối, đố ai có biết được? Thật sự thì cũng chưa có gì, nhưng hình như cả hai không thể thiếu nhau được nữa. Đêm đó trong một ụ đất. Xa mô trại mấy trăm mét. Thanh Lê nằm bên Duy Phong khóc nói:

– Em đi với anh biết chúng mình có trọn vẹn không? Em là gái, chuyện gì em mất mát. Chứ anh là trai anh đâu thua lỗ.

– Đã hứa mà đi với anh đi, không đi là anh chết cho em vừa lòng.

– Nhưng đừng bỏ em giữa đường nha?

-Ừ anh yêu em mà, tin đi.

Sau lần cắm trại huyện, bạn bè về nhà. Nhưng Duy Phong và Thanh Lê đã không về làng xóm mình nữa. Hai đứa kế hoạch đã xếp mùng màn, quần áo cất vào mấy túi xách, để dong xa tận vùng sâu, vùng xa của xứ Ban Mê, gần chỗ dân tộc Ba-Na, và một ít người kinh lập nghiệp nơi đó.

 

 


Chương Ba

Trên đoạn đường xe, Duy Phong cứ ôm Thanh Lê vào lòng. Anh như sợ giữa đường nàng đổi ý. Nếu nàng chạy trốn về thì công anh hỏng hết! Nhưng Thanh Lê cũng đã quyết cho tình yêu lên tiếng gọi. Mặc dầu cô còn nhỏ bé. Tuy nhiên, những khi qua đèo, xe đi gió như vi vút hú gọi thê lương, nàng nhớ quê nhớ mẹ vô cùng, nhưng đã đi xa, xa lắm rồi. Lê đã chọn. Nàng cảm gíác, lòng Lê thấy buồn rười rượi. Duy Phong hiểu được nàng và càng thương … Nhìn nàng đầy cảm xót.

Rồi hai ngày xe đò đã đổ bến. Cuối cùng mọi khách hàng giãng ra đi tứ phương. Duy Phong và Thanh Lê cũng xuống xe hai đứa trừ trờ, rồi tìm một hướng…

Nơi đến với Buôn Mê Thuộc huyện Crông nô. Duy Phong, Thanh Lê xuống xe. Đất lạ quê người nàng lẽn bẽn theo Duy Phong. Trông nàng mêt mỏi vì đường xa và sợ hãi. Duy Phong thấy thương nàng vô cùng! Hai đứa chỉ có hai cái xách tay đựng áo quần, và một cái mùng cái mền cho vào bao nylon gọn, ngoài ra không còn gì cả! Nhưng Thanh Lê đi không kịp Duy Phong. Nàng lại thèm lắng nghe tiếng nhạc nơi một quán nhỏ bay ra, nhạc tình đượm buồn say đắm. Nàng nghe bồi hồi “Bên Cầu Hiền Lương chiều nay ra đứng trông về đôi mắt đượm tình quê, đôi mắt đượm tình quê, đoàn thuyền xa xa…” Mà tiếng ca Thu Hiền hát cao có, trầm có thật da diết. Duy Phong bảo:

– Mình vào uống nước đâu đó đi em. Nghe nhạc gì mà thẩn thờ vậy?

– Thu Hiền hát hay quá, làm em nghe ké dọc đường mà ngẩn ngơ.

– Em tới chết chắc cũng còn mê nhạc. Mê tiếng hát Thu Hiền phải không?

Thanh Lê không nói mà cười buồn.

– Muốn không, anh dẫn vào nghe chút?

– Thôi đi đi anh, mình xin nhà ở, trời sắp tối rồi. Em cũng không khát nước.

– Đưa anh xách hết cho. Em có vẻ mệt lắm tội nghiệp em quá.

– Em cũng không mệt, nhưng biết đi về đâu vậy anh?

– Theo anh đi, cứ đi đại, gặp người nào anh dọ hỏi. Em đừng lo…đừng sợ.

Bỗng nhiên Duy Phong thấy một người lái chiếc xe chở rau quả nhưng bị chết máy máy giữa đường. Vội không bỏ qua cơ hội anh hỏi:

– Xe sao vậy chú?

– Không biết tại sao. Nhưng máy đang nổ bỗng ngưng. Chú nói giọng thấm mệt.

Duy Phong tiếp:

– Cháu có thể phụ giúp chú được không?

Duy Phong nói với Thanh Lê:

– Em cứ đi theo anh, anh phụ đẩy cho chú nhé, tội nghiệp chú dắt nặng lắm đó em!

Thanh Lê gật đầu lẽo đẽo đi theo.

Người chở xe rau xanh hỏi lại:

– Được lắm chứ nhưng cháu về đâu mà phụ đẩy chứ?

-Dạ cháu… Duy Phong ấp úng

– Vào đây uống nước kể cho chú nghe đi…

– Hai cháu không có nhà, hai cháu ở phương xa đến…

– Sao như vậy được, chắc là hai đứa yêu nhau và lý do gia đình bỏ nhà đi phải không? Nhìn chú đã nghi, nhưng vào đây…

Nhìn vào đôi mắt Duy Phong, người chú nói tiếp:

– Vào đây, vào uống nước đi kể chú nghe, chú có thể giúp.

– Trông chú chở rau xanh rất cởi mở và tốt bụng. Duy Phong chợt nghĩ và cảm thấy ấm áp.

Ở đây, kể ra quán nước cũng lai rai trên dọc đường, dù xập xẹ hay khang trang tùy theo khách chọn, Có âm nhạc nghe cũng vui lây….

Chú xe rau đã dựng xe một quán bên đường, nhưng Duy Phong bảo:

– Thôi chú, người yêu cháu mắc cỡ, cháu không vô quán kể được đâu. Cháu đẩy cho chú, nếu chú thương tình cho chúng cháu ở trọ nhờ. Hoặc giới thiệu một nhà ai đó, cho tụi cháu kiếm việc làm sinh sống…

– Vừa đẩy xe Duy Phong buông lời thêm:

– Cháu có sức khỏe đi làm, và dần dà cháu sẽ gây dựng nhà cửa…

Người chở rau liếc nhìn Duy Phong thấy một chàng trai mới lớn đẹp mã, tướng con nhà khá giả, phong cách thanh lịch rồi thốt thêm:

– Tình yêu là một cái chi mà nhiều người phải khổ. Chú đã từng khổ vì tình yêu cũng quyết đấu tranh cho tình yêu để vượt lên, để chiến thắng. Bây giờ lại thấy hai cháu trong trường hơp“hữu tình ta lại gặp ta”. Chú không chối từ đâu. Đi theo chú về nhà chú cháu sẽ nói chuyện.

Người đàn ông đẩy xe rau liếc nhìn Thanh Lê bước theo thoăn thoắt, hai mắt to, sáng ngời, có vẻ đẹp lạ thường. Chú thêm cảm động và nói với Duy Phong

– Cháu thì chân cứng đá mềm, chỉ tội cô bé này có vẻ tiểu thơ lắm…

– Vợ cháu, người yêu cháu vậy chứ giỏi lắm chú đừng lo. Với lại con làm nuôi vợ con. Cô ấy còn nhỏ lắm, mới mười lăm.

– Chú cũng đoán vậy thôi, không quá mười bảy …

Thắm thoát mà họ đã đến nhà một ngôi nhà gần đường lộ. Nhưng xóm nhà còn thưa thớt của dân kinh tế mới. Người đàn ông đó cho xe vào gian nhà dự trử phía sau, rồi trở ra thở nhẹ bảo:

– Nhà nầy của hai vợ chồng chú. Chú tên là Trung Dũng, chú ở đây mười năm rồi, chú có được hai đứa con. Con trai đầu của chú lên tám, đứa thứ hai lên năm. Hôm nay nghỉ học hai đứa ra chợ… Vợ chú có quay hàng rau ở chợ. Chú đi lấy hang các nơi trong bãi họ rồi đem về bán.

Trung Dũng nói thêm:

– Hai cháu tên gì vào nhà uống nước, kể chú nghe rõ hơn được không? Thấy hai cháu tội nghiệp quá chú nhìn rất động lòng.

Duy Phong và Thanh Lê đã theo Trung Dũng vào nhà. Sau khi đã đứng ngoài giếng nước, chờ chú Trung Dũng rửa tay, và họ đã nhìn mặt nhau rõ hơn. Cả hai cũng đã rửa tay xong trong một thau lớn chứa nước quây bằng ròng rọc.

Hàng hiên của chú Trung Dũng hơi thấp. Duy Phong Thanh Lê đã theo chú Trung Dũng vào nhà. Nhà chú Trung Dũng chia ra cũng được bốn ngăn, trước nhất phòng khách. Kế bên hai phòng ngủ và căn bếp sau, nối liền với gian nhà dự trử hàng mua bán của chú thím. Thoáng nhìn một chúc Duy Phong nói liền:

– Cháu tên là Duy Phong người yêu cháu, vợ cháu cô ấy tên là Thanh Lê.

– Ngồi xuống ghế nghỉ đi cô bé.

Thanh Lê giờ mới gật đầu và nói:

– Cám ơn chú, chú rất tốt cháu. Thanh Lê ấp úng tiếp:

– Cháu không biết lấy gì đền ơn sau này… Còn cô chừng nào về chú?

– Khoảng sáu giờ cô về. Bây giờ là bốn giờ rồi, nhưng tùy nếu bán đắt cô ấy về sớm hơn cơm nước, chú đỡ vất vả, có khi cô mua luôn ở chợ về ăn thôi…

Im lặng một lúc Trung Dũng cởi mở hơn:

– Cứ tạm ở đây vài hôm chú có một người quen. Họ chỉ thích ở rẫy canh tác, không biết họ lấy nhau hồi nào, mà hai vợ chồng già không có con cái. Nếu tụi cháu ở với họ chắc họ mừng lắm. Ở với họ tụi cháu tự do hơn, ở đây cũng được, nhưng có mấy em lăng xăng sợ hai cháu không thích.

– Không sao chú ạ, cháu ở tạm với chú hoặc vợ chồng già kia cũng được. Chừng, khoảng nếu tính được rồi, nhờ chú bảo lãnh cháu có thể mua đất cất nhà. Nói thiệt với chú cháu cũng mang tiền theo khá, và vàng…

– Vậy là khá hơn chú rồi, chú và cô cũng là một mối tình, cô thì giàu, chú thì nghèo cha mẹ cô không gả. Cô chú lên đây với hai bàn tay trắng.

– Thật vậy sao chú?

– Không lẽ chú nói láo để làm gì?

– Trời ơi vậy là cháu vui lắm rồi. Có người thong cảm. Có người tri kỷ. Cô chắc không ghét tụi cháu đâu. Cô cũng hiểu đươc vợ cháu, thật là mừng như thoát chết đó chú. Duy Phong vui hơn.

– Chắc chắn là như vậy. Thế trời khiến xe chú chết máy là có mục đích.

– Cháu cũng tin môt chút ở số mệnh. À chú, vậy cho vợ cháu đi tắm một chút để rồi còn đón vợ chú về.

– Ừ, ừa nhà tắm có đó mà để vợ cháu đi tắm trước, cháu đi sau, hay thích hai đứa tắm một lượt.

– Vợ cháu mắc cỡ không chịu đâu. Để cháu tắm sau.

Quay sang Thanh Lê Duy Phong bảo:

– Mình có trời thưong rồi… Mới đầu đã gặp may mắn, gặp chú. Em đi tắm trước đi.

Thanh Lê nói một tiếng “Dạ” lấy đồ và bước đi.

Trung Dũng đã chế trà nước từ bình thủy pha ra, ngồi nói chuyện với Duy Phong thêm:

– Tôi giỏi, chú còn giỏi hơn. Con nhà ai đẹp quá. Còn nhỏ xíu sao chú em dụ hay vậy. Tội nghiệp con bé còn nhỏ quá!

– Chẳng giấu gì chú. Cô ấy con của một nhà ngụy quyền, cháu thì con gia đình cách mạng, má cháu theo quan niệm bảo thủ của má, chẳng chịu. Cháu thưong cô ấy quá muốn dẫn đi. Cháu ăn cắp vàng của má cháu, quyết xa làng lập nghiệp, không thể xa cô ấy được.

– Tôi nhìn chú tôi biết chú gan lắm. Tuy tướng cũng không làm quê giỏi…

– Không, cháu làm được tất. Mai cho cháu phụ chú coi. Ai kêu trồng tỉa gì chú cứ lãnh cháu đi làm được hết!

– Chú định tạm thời cho vợ cháu ra phụ bán hàng với cô. Người ta tưởng vợ chú có đứa cháu Sài Gòn lên xinh đẹp quá, biết đâu bán đắt đỏ ý…

– Hy vọng vậy nghe chú!

Bỗng Duy Phong còn muốn hỏi thêm:

– Con đang mong cô về. Cô dễ tính như chú không?

– Cô không dễ cũng không khó lắm. Nhưng giúp người hoạn nạn trường hợp hai cháu, cô không chối từ đâu!

**

 

Chương Bốn

Mới đó thời gian thắm thoát hai đứa đã ở hơn ba tháng, có ngày thì Thanh Lê phụ bán hàng rau cho vợ Duy Phong. Có ngày vào rẫy phụ cho vợ chồng già, trồng các loại hoa màu. Hai vợ chổng này thích nhất canh tác bắp ngô, đậu, mì. Hằng ngày Thanh Lê phụ cho bà. Và cô biết nấu ăn, chế biến thức ăn. Học từ mẹ nàng, mỗi bữa ăn, cô làm khác nhau, tuy đơn giản. Đã cho vợ chồng già yêu quý mừng rơn như đứa con gái từ trên trời rớt xuống giúp. Duy Phong va Thanh Lê giúp được, họ tươi lắm lúc này như xuân về…

Duy Phong sức khỏe mạnh, anh cuốc đất lật cỏ, chăm chỉ làm. Nhớ Thanh Lê anh chạy vào hôn mấy cái, là ra làm ào ào, mảnh đất tỉa đậu không có anh người già này làm trong hai tuần không xong. Nhưng Duy Phong làm chỉ hai ngày đó chưa tính Thanh Lê ra phụ. Duy Phong yêu Thanh Lê nhưng anh không chán việc, mà càng hăng say làm, sức trai anh dư giũ. Tối về, thường thì anh và Thanh Lê ra chòi xa, đi chơi chung quanh rẫy nói chuyện. Duy Phong và Thanh Lê đã thích nghi cuộc sống mới này nhanh.

Cảnh yên tĩnh vắng vẻ nhưng hai người thích, càng cảm thấy nồng ấm, chẳng cô đơn. Một hôm nằm bên nhau giữa thiên nhiên, đất trời. Duy Phong nói với Thanh Lê:

– Ông bà cho đất mình cất nhà, nhưng anh bảo anh có vàng còn năm cây, còn tiền mặt khoảng một cây, anh muốn mua. Em thích mua ở lộ buôn bán như chị Vợ chú Trung Dũng hay ở đây?

– Em muốn ở đây.

– Tại sao như vậy?

– Em muốn ở đây chừng nào hai ông bà qua đời, chúng ta hãy ra ngoài không muộn.

– Nhưng rồi em có con, nếu như ở trong này tội nghiệp cho con. Hai vợ chồng già không có con họ mới ở đây chứ?

– Em chưa có con đâu!

– Làm sao em biết khi mình ăn ở với nhau.

– Em còn nhỏ.

– Khi em đã là cô gái mười lăm, đàn bà con gái mười bốn tuổi vẫn có con mà em. Nếu em chưa muốn con anh sẽ có cách, bây giờ khoa học cũng tiến bộ một chút rồi.

– Không em không muốn cách đó. Em chỉ muốn tự nhiên…

– Em nhỏ mà ham lắm, còn hơn anh nữa… Có ngày làm mẹ bây giờ…

– Bậy bạ không… đừng nói xui xẻo.

Duy Phongcười vui và nói lãng sang chuyện khác.

– Em thích ra ngoài nhà chú thím không? Chú thím nhắn và nói cũng nhớ em.

– Hết tuần này em mới ra em ngoài chú thím. Em thương ông bà già này quá. Họ già… Nhưng hạnh phúc anh há!

– Mai mốt anh già em có thưong anh như vậy đâu?

– Lúc anh già em cũng đâu còn trẻ.

Vậy mình hứa suốt đời yêu nhau em nhé.

– Nếu không yêu anh. Em đâu bỏ cha, bỏ mẹ để đi.

– Tội nghiệp em! Anh hứa trong cuộc đời anh chỉ yêu một mình em, và đánh đổi tất cả không thể mất em.

Duy Phong nói với một giọng êm ái mà Thanh Lê hết sức cảm động. Con người nàng như mềm xuống hơn. Nàng vội ngước nhìn cánh dơi bay vội ngang qua.Trời đã về khuya, gió sông hắt thêm vào lạnh ngắt, Duy Phong ôm lấy vợ nói:

– Thôi vô nhà ngủ đi em, ở chi chòi lạnh lẽo.

– Em thích ở đây hơn. Ngủ với anh không có chỗ nào còn làm em lạnh cả…

– Em lãng mạn lắm, bởi anh không chết sao được. Đi vô nhà đi mình ở căn sau, đâu có ai chọc phá mình đâu em lo…

Thanh Lê nói vậy thôi, chứ nghe xui tai và nàng đã đứng dậy. Vì cũng về khuya quá rồi. Chân trời về đêm như mở rộng và huyền bí. Nàng đứng lên buâng khuâng. Không khí tan đi và ấm lại, làm hòa điệu tâm tư Thanh Lê đang thổn thức. Duy Phong bất chợt hôn nàng, và anh ôm eo Thanh Lê dìu đi vào nhà chính. Nhà chính cách chòi đêm, không xa lắm. Đêm sâu như cũng âm thầm hôn nhẹ bước chân hai người, như trói lại với nhau thành một…

Cha mẹ nuôi được chú Trung Dũng giới thiệu. Họ đã ngủ say từ lúc nào…

**

Mấy hôm sau Duy Phong và Thanh Lê xin phép cha mẹ nuôi, ra lộ thăm chú thím nuôi và mua đồ ăn cho cha mẹ. Lúc đầu thì Thanh Lê và Duy Phương gọi chú cô. Nhưng vợ chồng Trung Dũng không thích kêu chú cô hay chú thím. Nên đôi lúc Lê và Phong đổi kêu anh chị cho thân gần.

Cha mẹ nuôi rất mừng vì mùa tới đã có người thu hoạch dùm cho ông bà. Mướn công không ra, đậu bắp hai vợ chồng làm thu không kịp, mưa xuống thường thì thu mới ba phần, một phần còn lại, đôi khi nhờ chú Trung Dũng kêu công không kịp. Chú không phụ được là hoa quả ông bà phải làm mồi cho chim chóc, và đất cát một phần. Điều đó ông bà cũng không buồn. Nhưng hôm nay có thêm hai đứa con nuôi xinh đẹp lại hiếu hạnh với ông bà, thì họ vui lắm rồi. Tên của ông là Nọ, bà là Cầm, dân ở đây gọi là Nọ Cầm ghép chung. Ông bà Nọ Cầm cảm động và sợ mất, khi Lê và Duy Phong rời khỏi nhà, nên người vợ chỉa trầu ăn dặn:

– Về nhé con, ba mẹ nhớ lắm đó. Nhớ mua cho ba thuốc để hút, mua cho mẹ trầu cau mẹ buồn, nhai cho vui miệng nha.

– Dạ được.

– Nhớ bảo Chú Trung Dũng gởi cho mẹ thêm gạo.

– Dạ hai con sẽ đem về. Từ nay có hai con chăm sóc ba mẹ. Miễn ba mẹ cho tụi con ở nhờ và sinh sống, là tụi con vui lắm. Thanh Lê bịn rịn khi nói lời tạm biệt để ra lộ mấy hôm.

– Tụi bay nên có con với nhau, cho tao nhìn một chút rồi theo ông bà cũng được. Tổ ông giải con nhà ai mà tao thương quá, ba mẹ mến tay chân rồi, đừng bỏ đi luôn nha. Bà già nuôi, mỏm mẻn nói trông tội nghiệp làm Thanh Lê cảm động nhiều. Nhất là nàng nghe đoạn mắc cỡ, bẻn lẽn. Vì bà đã nói muốn nàng có con…

Người vợ nói nhiều líu lo. Nhưng ông chồng ít nói hơn ông chỉ dặn dò:

– Nhớ bố nha, đi mau về nha!

Tuy thế bà ngồi trại nhà. Còn ông đưa hai đứa ra khỏi khu vực rẫy ông, ông mới chiụ quay lại.

Ngôi nhà quang cảnh, từng bước chân dấu đất Thanh Lê khó quên, nhưng một lần xa là một lần lưu luyến. Nàng nhìn mãi cho đến khi khuất bóng. Từng ngọn cỏ, lá rau, đu đưa, chùm gai, lối rẽ v.v… Tất cả Thanh Lê tưởng chừng như có hồn, như có âm điệu, như khúc hát quê hương… Trở nên máu thịt trong Thanh Lê tự bao giờ!.

Tội nghiệp cho hình bóng đôi vợ chồng già Thanh Lê đã mang họ vào tim để nhớ. Bàng hoàng cô bước đi niềm rung động, cứ dào dạt.

Duy Phong không sâu sắc bằng Thanh Lê. Nhưng cũng không quên họ được.

Về ngoài lộ Trung Dũng bàn với Duy Phong:

– Cháu Duy Phong cháu cùng vợ ở tạm với ông bà già cho vui đi? Nhà họ có mấy gian, nhà tuy ở rẫy. Ngày xưa chú thím cũng ở trong một thời tá túc vậy, nhưng rồi khi có con, thì nghĩ đến tương lai cho con cái.

Nghỉ một chút chú Trung Dũng nói tiếp:

– Giờ hai cháu cũng vậy. Chú rất cảm thông, thương hai cháu như chú ngày xưa. Nhiều người cũng tốt, giúp cho hai chú thím ban đầu. Vậy “Giúp người người lại giúp ta làm ơn chẳng thiệt sao mà quảng công”. Cứ ở chung đi khi nào có con cái. Ta sẽ tính cách khác.

Sau khi bàn thảo thì Duy Phong đã đi đến quyết định nghe lời Thanh Lê hơn ai hết. Cô nói khi hai đứa nằm trên một góc có giường phía sau gần bếp, mà chú thím Trung Dũng đã cho hai đứa ở tá túc, khi về lộ. Giọng cô nhỏ nhẹ:

– Em muốn cất căn nhà riêng. Dẫu rất gần nhà của ông bà già, nhưng em thích riêng hơn. Có cái nhà của mình riêng dù lớn bé, nhỏ, hay sang hèn, vẫn là của mình. Mặc dầu em rất thương ông bà già.

Im lặng một chút chờ Duy Phong có phản ứng gì không? Thanh Lê nói tiếp:

– Em vẫn muốn độc lập. Em vẫn muốn riêng tư. Muốn sở hữu một cái nhà.

– Ừ anh lắng tai em. Em nói hết ý đi. Anh yêu em, em ưu tiên mà.

– Em muốn thế. Thanh Lê ôm chàng nhỏ nhẹ:

– Em rất thương cha mẹ ruột. Nhưng phải bỏ ra đi theo anh, cho cái sở hữu riêng. Ba má nuôi thế nào cũng vui vẻ chấp nhận thôi! Vậy em muốn mình hoàn toàn tự do. Có một căn nhà nhỏ bé là ý nguyện, là lý tưởng… Làm người ai cũng ao ước điều đó. Mặc dầu mối quan hệ vẫn yêu thương thân thiết gần gũi, liên hệ… Đúng không anh?

Đúng! Anh không trách em. Anh vẫn mong thế. Như vậy nha, anh sẽ làm theo ý em…

– Thương anh nhiều, mãi mãi…

– Mãi mãi thương em. Hai người lại ôm nhau hôn say đắm nồng nàn của tuổi mới lớn, và chín chắn như từng trải đắng cay.

**

 

Chương Năm

Hai đứa đi chợ mua những thứ cần thiết, và đi thăm lại nơi thím Trung Dũng bán hàng. Cuối cùng Duy Phong bàn với Trung Dũng là Thanh Lê muốn cất nhà, hơn là ở chung với ông bà già nuôi Nọ Cầm. Chú Trung Dũng lúc nào không thiên vị cho cháu Thanh Lê xinh đẹp? Đã nhất trí ủng hộ, rồi cho phần, đi tìm với Duy Phong vật liệu xây dựng đơn sơ, không có gì là to lớn. Mọi việc đã được thâu tính như dự định. Và họ đi vào trại với ông bà già.

Đang lo chạy đôn đáo để cất nhà căn nhà đang dựng lên sơ sài. Cha mẹ nuôi cũng rất vui khi thấy Duy Phong và Thanh Lê trở lại nhanh chóng và muốn cất nhà kế bên. Không sao, họ vẫn sống gần nhau ấy mà? Ông bà nghĩ.

Khi Thanh Lê phụ cho chồng làm nhà cô đang lay hoay, nhưng rồi một hôm Trung Dũng mang giấy vào bảo:

Thôi nguy rồi.

Duy Phong ngồi trên cao hỏi:

– Thứ gì nguy chú?

– Trang mục của báo nông nghiệp chú thường coi, vì chú muốn học hỏi cách canh tác và chăm sóc ngừa các bịnh ở báo này rất hay. Hôm nay có lời của báo đăng gián tiếp thay lời mẹ. Duy Phong nè.

“Có đăng tin tìm con, … Nếu không về người mẹ sẽ uống thuốc chết cho hả giận tức, tên này hình này của cháu. Ai biết chỉ dùm…”

Và Trung Dũng đọc tiếp:

– Và mục này nữa Thanh Lê “Cha mẹ cũng đăng tìm hình này của Thanh Lê. Nếu con không về và mê trai. Ba vì uất hận long nghĩ ngợi, mà xảy ra sưng phổi. Cũng mong con về gấp” Ai biết chỉ dùm.

Đây là hai lời của một tờ báo đã đăng như vậy đó. Hai cháu nghĩ sao?

Nghe Chú Trung Dũng đọc tin. Duy Phong từ trên đồng dông nhảy xuống sàn nhà cái phịch. Duy Phong bảo:

– Thật là rắc rối, uống thuốc, uống thuốc cái gì? Cháu không thích điạ vị, hư danh thì cháu đi sống với người yêu cháu có gì đâu? Cháu không về đâu, bã có chết thì thôi.

– Cháu không nói vậy được, thôi cứ về đi rồi lên lại. Chú khuyên nên tính vậy cho trọn tình, trọn nghĩa.

Trung Dũng hỏi Thanh Lê

– Còn cháu nghĩ thế nào Thanh Lê?

– Cháu cũng chưa biết tính sao. Nhưng nghe tin ba cháu đau phổi, cháu đau long quá, không yên tâm được.

– Nói vậy cháu định về với gia đình phải không?

– Cháu nghĩ. Nhưng còn tùy anh Duy Phong quyết định. Cháu chỉ biết đi theo ảnh.

Trung Dũng nói thêm:

– Thì chú cung cấp thông tin này cho hai cháu định liệu. Chú rất thương hai cháu.

Duy Phong lấy tờ báo coi lại một đoạn nói:

– Cám ơn chú nhiều, để cháu suy nghĩ lại. Cháu có phần thương cho ba Thanh Lê hơn. Mẹ cháu, cháu bực lắm, toàn kiếm chuyện phá cháu…

– Đó, thì cháu nghĩ lại đi. Chú mang thong tin này vì coi như chú biết chỉ dùm.

Tuy nói thế nhưng rồi Duy Phong nghĩ lại thương mẹ. Anh đành bàn với Thanh Lê, nhân một đêm nằm bên nhau trong căn nhà đôi vợ chồng già. Vì nhà anh, mới lợp được mái tranh, chung quanh dựng lá chưa xong.

Duy Phong nói với Thanh Lê:

– Em nghĩ thế nào? Ba em cũng đau nặng quá. Anh phải đưa em về thôi, không chừng ba mất đi em lại ân hận anh!

Thanh Lê tủi lòng chảy nước mắt nàng bảo:

– Không về thì em cũng thương ba đau ốm, vì nghĩ nhiều về em. Nhưng giờ này về, biết đâu rồi mình không còn sống lại với nhau. Anh là con trai còn được, chỉ có em là gái mang nhiều tai tiếng, thiệt thòi…

– Em đừng nói như vậy. Anh mãi mãi yêu em, không có cha mẹ hay ai tách rời anh và em được. Hãy tin tưởng tình yêu nơi anh không thay đổi, vĩnh cữu.

Duy Phong đưa tay lau nhẹ những giọt nước mắt chảy trên má Thanh Lê. Cô đang nằm gối đầu trên đùi anh. Anh nói thêm:

– Em đừng buồn nữa, không có trở lực nào ngăn cản anh được. Dầu có về nhưng rồi mình cũng tạ tội. Xin sống chung, sẽ lên trên này trở lại… Anh quyết lâp nghiệp trên này.

– Em tin anh đã đi theo anh. Bây giờ cũng tin theo anh đi về. Vậy anh đừng bao giờ thay đổi quên em?

– Chắc chắn rồi. Anh về, là vì anh thương em, thưong ba em. Chứ mẹ anh, anh cũng chẳng thiết nghĩ mấy. Bã chỉ hù doạ để anh về thôi, chưa chắc bã dám uống thuốc đâu.

Thanh Lê vẫn làm thinh nàng khép đôi mắt buồn, đôi mắt trong suy nghĩ. Duy Phong bảo tiếp:

– Vậy em đừng giận anh nha. Anh đưa em về vì thuơng em, thương ba em, anh nhắc lại.

Thanh Lê đáp:

– Em hiểu và em luôn yêu anh.

Duy Phong:

– Anh muốn nói với em điều này cũng quan trọng.

– Chuyện gì?

– Anh sẽ đưa cho em số vàng còn lại, em giữ phòng hờ.

– Thôi, anh cầm đưa em sợ rủi ro. Em cầm bị rớt…

– Không, ngày mai em phải may bỏ vào trong nách em, hoặc ngực em, không sao cả. Lâu lâu em kiểm tra, bằng một cái túi nhỏ em ghim vào.

– Thôi anh đem về kẻo má giận em… Thanh Lê từ chối.

– Không, anh có cách nói chuyện với má anh.

– Anh nói anh mua nhà, mua đất hết rồi. Bã có nghi cho em chút đỉnh cũng không sao. Anh Hai, anh làm công an cửa biển thu nhập khá lắm. Em đừng lo, anh phải thương em và lo cho em trên hết!

Thanh Lê nghe Duy Phong nói cảm động và nằm trên đùi người yêu lâu. Cô sợ anh mỏi và chính cô cũng đã mỏi. Cô đứng dậy, cô đi tìm một mẫu bánh xí muội mua để dành cô ăn và bỏ vô miệng. Chàng biết tánh tình Thanh Lê thường ăn vặt, nhưng lúc này hơi ăn vặt nhiều! Cô lại đứng bên Duy Phong và nói:

– Thôi em chỉ lấy một cây thôi, anh cứ cầm hết đi.

– Không được, tệ nhất em phải cầm hai hoặc ba cây.

– Chỉ còn có ba cây, chứ mấy mà anh bảo em cầm tệ nhất ba cây.

– Anh chỉ cầm số tiền còn lại là được rồi.

– Nếu anh nói quá thì em chỉ lấy một cây.

– Không được, tệ nhất em không cầm ba, thì thôi hai cây là em phải cầm. Nhưng mà em phải cầm luôn ba cây đi.

– Mà vàng không phải là mục đích của em. Mục đích là em sống lại bên anh…

Anh hiểu, nhưng anh muốn số vàng này em có thể lấy bán ra mua thuốc cho ba. Nói là anh muốn lo cho ba, còn nếu như em đau bịnh mất sức khỏe, cứ bảo mẹ hốt thuốc cho em uống. Xa anh thế nào em cũng buồn lâm bịnh! Anh phải lo trước, anh rất yêu em.

Ngay giờ phút đó Duy Phong đã đưa những cây vàng đó cho Thanh Lê. Cô đứng ôm chàng mà hai hàng nước mắt rưng rưng.

Thanh Lê nói:

– Em không thể xa anh, em chờ anh, ta nối lại tình … Xa anh, em không sao sống nổi.

– Anh hiểu, như vậy hai hôm nữa chúng mình lên đường sớm. Em thấy sao?

– Tất cả đồ đạc gởi lại cho chú thím hả anh?

– Chúng mình chỉ có mấy cái nồi, mấy cái chén mấy đôi đũa, nơi ba mẹ này thôi.

– Em đừng nói gì cả với ông bà. Cứ nói tạm biệt như về với chú thím rồi mấy hôm vô như mọi khi.

– Chúng mình lại nói dối.

– Đôi lúc phải vậy. Anh không muốn họ xúc động khi biết mình đi lâu ngày…

– Em buồn lắm khi phải xa anh.

– Anh cũng thế nhưng vì ba em bịnh, sẽ gặp lại mà!

– Nghen anh?

– Hứa với em, tin anh.

– Thật buồn cho em.

– Ráng đi, anh đâu có vui hơn em!

– Thôi được, em về thăm ba má rồi lên lại.

– Đương nhiên.

– Em tin anh, đừng quên em!

Nói thật nhiều vậy mà Thanh Lê vẫn cứ ôm Duy Phong muốn khóc mãi, anh thây lòng thêm tan nát bảo:

Nín đi, anh mãi mãi yêu em mà!

Chương Sáu

Duy Phong và Thanh Lê quay lại với gia đình. Hai đứa một lần nữa giã từ vùng đất đỏ bazian, giã từ những gì gắn bó với họ mấy tháng, trên bảy tháng… để trở về với gia đình. Thanh Lê lại theo người yêu đầu đời của nàng lên xe đò, xuôi ngược về miền duyên hải, thoáng chút trung du của Bình Định…Ở bất cứ nơi đâu Duy Phong cũng ôm nàng vào lòng, không rời nửa bước. Cuộc đăng trình họ, Duy Phong thấy bình thường hơn, Thanh Lê thì vô cùng bùi ngùi và biến động. Nàng khắc khoải trong những cánh lá, những phiến rừng, những con suối những lối mòn hay một cơn gió nhẹ lướt qua. Thanh Lê xúc cảm buâng khuâng như có một sự chia tay lớn…

(Còn tiếp…) {jcomments on}

Leave a Reply

Your email address will not be published.