Tri ân Thầy Lê Tấn Phước cùng các Thầy Cô đã dạy em qua các cấp học
Không biết tự lúc nào, dân Bình Định chúng tôi có biệt danh là người Nẫu hay dân Củ Mì. Bỡi lẽ do uống nước sông Côn, Lại giang, Hà Thanh. v. v. và vùng thổ nhưỡng riêng của từng miền nên giọng nói rất đặc trưng, cách phát âm khác lạ mà dù có đi khắp bốn phương trời, qua một lần tiếp xúc cũng nhận ra ngay đồng hương của mình.Cũng may, dù phát âm có sai, có thể người khác quê vài từ nghe không hiểu nhưng văn viết thì ai cũng chính xác.
Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu tôi , sau khi hoàn thành bậc Tiểu học, dự định xuống Thị trấn Bình Định hay Qui Nhơn học Trung học.. Trùng hợp với thời gian này, gia đình bác hai tôi về thăm cha, thấy việc học của tôi có khó khăn, trở ngại nên dẫn tôi vào ăn học. Thế là cậu học trò nhỏ từ giả quê hưong, ông bà, gia đình đẻ tiệp tục việc học vào mùa hè năm ấy với bao nỗi nhớ.Cũng rất may mắn , tôi đậu vào lớp Đệ Thất của một trường công lập ở một thị trấn nho nhỏ. Trường mới thành lập và chỉ có 4 lớp , vỏn vẹn khoảng 90 học sinh toàn trường.
Chắc là do miền đất mới, lạ nước ,lạ cái hay trí thông minh của tôi bộc phát , so với ở quê, tôi học dốt, nghịch phá bao nhiêu thì giờ này học giỏi . hiền lành, dễ thương bấy nhiêu.Chỉ sau 6 tháng của học kỳ 1, tôi được các thầy cô quí mến, bạn bè nể phục.Tôi học nổi trội về môn toán, thường thì được mời lên giải các bài mà các bạn không làm được.Như phương pháp giải một bài toán hình, phần chứng minh , tôi phải nói to lên để các bạn cùng nghe. Thí dụ , cho tam giác a , bơ, sơ. , vẽ đường cao a đơ. v. v.Nhiều lần như thế,bài toán được tôi chứng minh hoàn chỉnh, thầy im lặng còn các bạn cười khúc khích và cười chế nhạo : ” Nẫu mới dô mà giỏi dữ hén ” . Đến giờ ra chơi, tôi chỉ mặt từng đứa nói – Chửi cha không bằng pha tiiếng nghe mày .”Rồi cả đám cười ầm lên Tôi thầm nghĩ sẽ cố gắng học nhiều hơn nữa để có thêm đồng minh bênh vực cho mình. Trong suốt 4 năm học chúng chọc, nhái tiéng nẫu của tôi quyết liệt, tôi nghe dủ các từ dến âm diệu không xót một chữ , một câu nào của người Bình Định.Tôi âm thầm chịu đựng và bỏ ngoài tai những xì xầm của bọn nó.Đôi lúc bực quá , tôi quát – Mấy có biết tao là dân đất võ chính gốc không ?- Bọn mày có nghe câu ca dao này chưa ” Ai về Bình Đình mà coi – con gái Bình Định cầm roi đi quyền “Tôi ca ngợi vùng đất văn võ nổi tiếng của quê tôi để răn đe chúng. Nhưng tôi càng nói chúng lại càng chọc ghẹo nhiều hơn. Dần dần, tôi cũng quen , cách phát âm có thay đổi theo miền đất này, tuy còn nhiều âm chưa đúng chính tả , văn phạm.Trong quá trình học tôi cành thêm bạn bè thân thiết , quí mến tôi càng nhiều, vì tôi càng học xuất sắc hơn. Riêng chỉ có Nam, hắn ganh với tôi nên thường tỏ thái độ hằn học, và có những lời nói lếu láo, Có lần tôi răn đe nó. Thôn tao là đất võ nổi tiếng nha .- mày có nghe ” trai An Thái , gái An Vinh chưa? – Tôi được dịp nổ thêm : Ba tao là dân An Thái , mẹ tao ở An Vinh – tao là kết hợp tinh hoa của hai phái võ đó – mày coi chừng.
Hắn cười mỉm Tôi uất ức lắm nhưng chẳng biết làm sao, đành lặng lẽ bỏ đi
Những tháng cuối của năm Đệ Tứ, gia đình bác hai tôi càng đông anh chi,cuộc sống của người thầy giáo càng ngày càng khó khăn hơn nên tôi có ý định về gia đình , dẫu biết rằng tình cảm thầy trò cùng bạn bè trở nên thắm thiết hơn. Mùa hè đã gần kề, các bạn biết tôi sắp rời trường nên mỗi cuối tuần các bạn mời tôi về nhà hoặc vườn của các bạn chơi. Một hôm , Nam chận tôi ở cổng trường nói – Hôm qua tao thấy mày đi chơi vời con Thỉ , thằng Bơ và con Quợ – tao thấy hai đứa mày tình tổ nậu Hắn bồi thêm, à mà lúc đi mày đậu nón, khi dìa nắng chang chang mà mày đầu dầu hay mày bỏ quên cái mũ ở nhà con Quợ làm tin rồi. Hắn nói lung tung và tôi cũng không hờn giận nữa vì biết Nam đã có cảm tình với tôi rồi . Suy cho cùng , có tình cảm Nam mới nói cho vui.
Rồi ngày chia tay cũng đến, các bạn tiễn tôi ra sân ga Tháp Chàm với những luyến tiếc, ngậm ngùi vì suốt 4 năm chung học đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp đáng nhớ.
Và chuyện chẳng có gì đáng nói, nếu không gọi là lãng nhách, vô duyên nếu không gặp Thầy . Số là khi lên Đệ nhị cấp, chúng tôi chọn ban , ngoài sinh ngữ chính còn phải thêm môn sinh ngữ phụ. Đó là Tiếng Pháp do thầy Lê Tấn Phước dạy. Lúc lên lớp thầy trò chúng tôi đều nói tiếng Pháp từ đầu đến cuối giờ. Mới đầu chúng tôi ngớ ngẫn nhưng dần rồi cũng quen. Sau đó rất thích học vì lạ và vui.Phương pháp thầy dạy cũng khác, thầy chú trọng đến chất lượng, tư duy hơn là học vẹt. Thầy rất nghiêm khắc giờ lên lớp nhưng gần gũi, cởi mở ngoài lớp. Thầy không phân biệt đối xử với học sinh nào
Không biết lý do gì , tôi được các thầy quan tâm gọi lên để kiểm tra bài mỗi ngày. Đối với các môn học khác, khi đọc đến vần ” ê ” , tôi đọc lướt nhanh qua. Nếu các thầy để ý cũng thông cảm bỏ qua vì có thể không thay đổi ý nghĩa của câu.Nhưng với Pháp văn thì phải chuẩn mực
Số là : mạo từ ” le ” giống đực, số ít , đọc là ” Lơ “. ” Les ” chung cho giống đực và giống cái, số nhiều, đọc là ” lê “
Đến giờ phân tích từ ngữ văn phạm ( Analyse Grammaticai), thầy viết một câu trên bảng rồi mời từng học sinh lên giải thích. Bạn nào trả lời sai thì phải đứng cho đến khi một bạn đáp đúng thì mới được ngồi Tôi thì thường xuyên bị đứng trên bục khi đọc bài luận văn hay đứng ở bàn học khi phân tích câu văn nào có chữ ” le hoặc les. Vì với 2 từ trên, thầy dân miền Tây, đâu có nghĩ tôi dân Bình Định nên từ nào tôi cũng đọc ” lơ ” cả.Tôi tự ái vì việc này đâu phải do tôi dốt mà thầy nào có hiểu. Tôi cố gắng khắc phục và quyết tâm sữa cho bằng được. Tôi phát huy hai môn sở trường của mình. Về toán, tôi quyết làm cho đựợc những bài toán khó dù thời igian có .kéo dài đến bao lâu. Về Anh Văn, nhớ lại thầy người Mỹ luyện giọng phát âm khi mới bắt đầu học môn Anh văn .Nào là uốn lưỡi khi đọc âm ” l ” , để lười giữa haI môi , thụt vào khi có âm ” th như this, that, .” hay các âm gió như ” sh, ch …” Vói nổ lực, cố gắng tôi đã phát âm chuẩn sau hơn hai tuần rèn luyện. Đây quả là thú vị và bất ngờ cho tôi.
Thầy dạy tôi chỉ có hai năm. Năm cuối Trung học, tôi vềQui Nhơn, hòa cùng các bạn đồng hương của mình và lo việc thi cử và môn học của thầy cũng đi vào quên lãng.
Thưa Thầy . Cuộc đời của chúng em có những lúc thăng trầm, trôi nổi. Chúng em có những hoàn cảnh, vị trí do xã hội phân công khác nhau. Cuộc sống vật chất có thể có thiếu thốn, khó khăn nhưng đời sống tinh thần thì phong phú. Chúng em đã học được ở các thầy cô một nhân cách sống, một kiến thức nhất định , dù thời gian đã vào quên lãng, phai mờ nhưng cũng đủ để truyền đạt lại cho con cháu.Chúng em sống đầy dủ trách nhiệm với gia đình, con cháu , thân thương, quí mến bạn bè từ học tập phong cách , đạo đức mãu mực của các tầy cô. Cảm ơn các thầy cô đã cho chúng em những hình đẹp, đáng nhớ dưới các mái trường yêu dấu
Chúng em xin tri ân công ơn dạy dỗ đến các thầy cô, tuy hơi muộn ( cũng có thầy cô không còn nữa ), nhưng muộn còn hơn không, thưa Thầy. {jcomments on}