Nói về Mang Viên Long [MVL] tôi không biết nói thế nào cho hết về cuộc đời và văn nghiệp trong suốt hơn 50 mươi năm qua. Và anh đã sở hữu một lượng văn khổng lồ. Với trang giấy hạn hẹp này, tôi chỉ nói cái hay nhất của MVL mà tôi tìm thấy qua một vài tác phẩm đặc trưng và miêu tả của anh.
Số là con bé Jinni con tôi hè năm nay -2015 nó được về nước làm một chương trình tìm hiểu thơ văn của những người trước và sau chiến tranh.Tôi lại chọn ngay MVL.
Bỡi vì anh là vốn là nhà văn ngay trên quê hương của tôi- BĐQN.
Thứ 2 anh viết văn có tiếng rồi.
Thứ 3 Và anh là nhà văn có trước và sau 75.
Thế là tôi không cần bốc xăm cũng đã chọn được anh. Cho con gái tôi gặp gỡ và làm việc.
Xin thưa, khi về nó mang một lượng sách đồ sộ mà MLV ký gởi cho tôi, mà nó quên đi một CD thơ tôi đã làm ở SG. Thật là lúc đầu tôi buồn vì con mình quên cái của mình? Nhưng sau tôi nghĩ trấn an, của mình thì đã có trong mình, cần gì giận con? Hãy xem của người khác và tích lũy, học hỏi. Con tôi cho cái đó là lòng rộng lượng của tôi và coi như cũng hợp lý.
Ở Mỹ thì công việc không bận rộn lắm với người lười biếng, nhưng với tôi thì quá bận rộn vì vưà đi làm job, còn làm thơ, làm văn viết truyện, học English thêm…Tuy nhiên tôi dành thời gian đọc khi anh đã gởi…
Trước khi đọc truyện bằng những quyển sách anh gởi, tôi đã đọc truyện anh từ các trang: Điều mầu nhiệm cuả tình yêu, Truyện Dì Lucia…Vôi trường Úc, Một thời để yêu thương, Quán cafe’ Tulup …
Truyện MVL đọc xong chúng ta không thể không ám ảnh bỡi vì cái đức lớn của anh thể hiện trong truyện là tình cảm và nhân bản.
Tôi muốn đưa ra hai tác phẩm mà tôi mới đọc.
Truyện anh viết phản ánh cuộc sống và số phận trung thực của xã hội.
Cách viết mỗi truyện. Anh vào truyện rất khác nhau, lúc dẫn nhập, đôi khi những truyện chỉ cần mấy dòng là đưa vào đối thoại, nhưng có những truyện anh không cần như thế, đầu tiên thì anh giới thiệu bối cảnh sự việc để đặt vấn đề cho nét viết sau này, về thân thế sự nghiệp sơ qua, cá tính, mối quan hệ v v…
Văn anh đọc vào đầu tiên có phần dong dài mà không phải dong dài. Vì có thế mới giới thiệu hoàn chỉnh về con người – nhân vật ấy, cái dài dòng anh đặt đúng chỗ, cho mình độc giả hiểu gốc gác của “chân dung sự nghiệp nhân vật” chứ không phải dài dòng hoa lá cành cuả một số văn sĩ sáo rỗng hiện nay. Phần này chỉ có người cầm bút chuẩn viết mới hay được, không thì viết sẽ rơi vào trường hơp thao thao bất tuyệt, mà không biết nói gì, rơi về đâu, đọc sẽ ngán.
Phần này MVL viết rất thành công, vì anh nghề, rất chặt chẽ.
Thành công nghệ thuật của anh nữa là lối văn vừa đủ không ngắn không dài, gọn ghẽ sắc sảo.
Qua tác phẩm tình yêu không đơn giản MVL diễn tả.
Toàn nhìn chậm lên khuôn mặt Thương cười… (Khi nói chuyện với Thương)
…,băn khăn của Thương đọng cứng trên nét mặt im lìm mà xao lòng.
hoặc như những câu văn diễn tả trong các đoạn: trận chiến còn ác liệt, như vết cháy rừng, như cơn nước lũ cuốn đi, Anh như chạm vào bức tường lửa vv…
MVL đã không tả dài dòng để câu văn mệt mỏi để sa vào vô vị hay vô nghĩa, hoặc như tổ mả nhập ma lối văn rối tung, mà miêu tả của anh rất gọn gàng, hình tượng sắc bén. Người đọc dễ cảm nhận anh muốn nói gì. Anh bọc lộ được tâm tư, cái thần, cái hồn người viết rất mạnh mẽ ” rất ăn ảnh” rất ấn tượng.
Cái hay cuả MVL là miêu tả về ngược lại về quá khứ lồng trong câu chuyện đang viết đang hiện hữu, hình như lối viết này anh chiếm 1/3 truyện anh. Là một lối viết có từ lâu nhưng hiện giờ được yêu chuộng trên toàn cầu. Anh viết kiểu này rất thu hút người đọc, để gởi vào độc giả liên tưởng những chuỗi hình thành, mối tương quan cuả quá khứ, trong quá trình tính cách nhân vật. Viết kiểu này một nhà văn không có duy tư khéo để viết, dưới hình thức này sẽ dễ rơi vào chai cứng, và áp đặc phi lý. Nhưng MVL đã bỏ túi nhẹ nhàng với lối viết như trên.
Cái hay của MVL bắt kịp lối văn thế giới đang ngưởng mộ là không còn tả cảnh nhiều lê thê, chỉ phớt qua một vài cảnh nào đó như ngọn gió, cánh hoa, cành cây, con sóng, dòng sông, lúc đó để nhập cái hồn cần một chút thôi, nói lên cái vưà đủ, và cho người ta suy nghiệm thêm, không dành nói hết…
Nói về nghệ thuật MVL còn nhiều thứ hay. Anh sử dụng từ ngữ điạ phương, như cụm từ “mừng húm” “phỉnh đó” “chớ sao “chớ em”. “hỏi gì nưã ” “…Từ điạ phương rất nhiều trong anh, là một thứ ngôn ngữ, để chuyển tải cho người ta ấn tượng mến yêu về tiếng điạ phương mình, đồng thời cũng nói lên tâm tình trân trọng tiếng quê hương mình cần san sẻ, qua ngôn từ đó với bạn đọc.
***
Và về nội dung cái hay của MVL là anh nuôi đề tài tình yêu để nói lên mặt diện cuả xã hội. Từ lúc “Những mùa trăng có nhau 1973” .Từ một cuộc nói chuyện với cô bé Hồng “Trăng 18 nám trấu…”, đến tác phẩm “Tình yêu không đơn giản -2011” ,MVL đã qua đời trôi nổi của tình yêu .Thương và Toàn trong cuộc chiến xảy ra, đành đánh mất một tình yêu thơ mộng , nỗi đau đáu, tâm hồn cho cả hai. Họ -Toàn và Thương qua nghịch cảnh. Qua tác phẩm MVL cho ta thấy phần đời của một sinh viên đắng cay và tội nghiệp. Nhưng sức vươn dậy, của tác phẩm của nhân vật không phải là không có.
Qua tác phẩm khiến người đọc băn khoăn nhớ lại, những gãy đỗ của thanh niên trước cuộc chiến mà tác phẩm đã gói nhỏ, nhưng chiều sâu vì sức lan tỏa cuả nó không dễ dừng lại. Một tác phẩm mang nhiều khắc khoải qua nhân vật Thương – đại diện đem ra những bàn cãi đáng yêu hay đáng ghét? Một tác phẩm có giá trị về mặt nôi dung.
Tôi đọc qua tác phẩm “Lộn ngược”của MVL với một nghiệp văn rất lớn. MVL, một tâm hồn rộng mở phóng khoáng, một tư tưởng phong phú tuyệt vời. Môt duy tư đa chiều, không non kém chút nào để nhận diện xã hội cho cây bút mình nhả chữ, Với MVL không tô hồng và xu thế, không nịnh bợ xô bồ, ông có thể mở rộng toạt cánh cửa cho mọi người nhìn thấy những đen đuá bên trong, có những trường hợp xảy ra, đáng sợ hãi, bên Mỹ đã có nhiều trường họp như thế trên báo Việt -về con cái đối xử với cha mẹ, nhưng mỗi người có một cái nhìn riêng, sáng tạo lấy và rung động hay bất bình riêng. Tất nhiên hẳn ông không trùng lập ai. Tác phẩm này cũng dễ làm con người mềm lòng với ai giàu tình thương yêu về máu mủ.
Qua tác phẩm lộn ngược đó, MVL xây dựng hình tượng Phản diện (Thu) chính diện (ông Thiết ) và trung gian hơi nghiêng về phản diện( bà Tâm),Truyện mang tính chất kịch truyện- tản văn nhỏ. Ông dám phơi lên mặt trái của xã hôi hôm nay, ai hiểu văn học là gì ? Văn học không có nghiã là cứ đem cái tốt ra nói hết. Từ nghìn xưa đến hôm nay qua bao câu chuyện, qua bao giai thoại cổ tích đi nữa vẫn có kẻ hiền lành, người mưu mô độc ác, có kẻ nghĩa trọng nghìn cân, vẫn có người coi vàng bạc tiền của là mục đích v v… Văn học không có nghiã là nói cái hay, cái tốt để treo bảng, để khoa trương như một chiếc bánh vẽ mà đôi khi phải đi sâu vào thực tế tìm thấy được cái phụ phàng , cái phi -nghịch- lý, trong cuộc sống đan chen và đua tranh với nhân bản. Điều đó mới là một văn học và văn học hoàn mỹ .
Nhưng ở tác phẩm cuối cùng ông khép lại. “Rất diễm phúc cho tôi,trời cho tôi còn con Thủy hiếu thảo, nghiã tình…”
Tác phẩm đã gởi lại một niềm lạc quan một câu nói nhẹ nhàng ,mang được tính giáo dục cao.
Trong tác phẩm “Lộn Ngược” người vợ đưa ra ông có nghe
“Thầy cô nể học trò. Chồng nể vợ, sự thật nể giả dối, chân lý nể sợ gian tà !…”
Tác phẩm mượn nhân vật cũng đã nói lên nỗi đau cuả ông Thiết, không phải là không có.
Tác phẩm nhỏ nhưng cho chúng ta nhiều trăn trở và trách nhiệm với xã hội, cần muốn nó tốt đẹp hơn!
Nhìn lại nhà văn MVL anh đã chọn nhiều đề tài nhiều cung bậc khác nhau, để thể hiện qua cách viết nghề nghiệp và chuẩn chu của anh: Khi thì tình yêu hạnh phúc trọn vẹn, khi thì đau đớn nhớ nhau khi thì “lỡ bước sang ngang”… cho đời đau khổ. Anh trở nên nhà văn tư cách và nội tâm vĩ đại.
Qua nhiều truyện MVL vẫn ca ngợi tình yêu là một bài ca bất hủ trong từng áng thơ, lời văn, bố cục anh chặt chẽ. Tình tiết rõ ràng, nét văn mạch lạc. Song anh ít nghiêng về độ ước lệ trữ tình và (có đi nữa cũng còn rất hạn chế), lãng mạn trong cuộc tình tần số anh rất khiêm tốn. Trong khi các khi các nhà văn khác cùng thời với anh và sau này vẫn miệt mài khai thác những “thước phim quyến rũ, nồng nàn, táo bạo”. Có lẽ cây bút anh chọn chỉ đến đó và như thế.
Truyện anh đơn giản, và cũng ít mâu thuẫn. Lẽ ra tôi nghĩ anh không chê, thì nên đụng tới chiếc đàn phím kia sờ vào “nàng văn ướt át” may ra còn cho nhức nhối hơn chăng?
Anh cứ thử đi tôi nghĩ anh còn sung sức để viết …{jcomments on}