Một năm tôi về Qui Nhơn rất nhiều lần, vì nơi ấy có các em, tuy chỉ là chị em gái, nhưng mà tình cảm rất đậm đà, gần gũi, gắn bó yêu thương, nơi này còn có những người bạn nhỏ thân yêu của tôi. Mỗi lần về tôi chỉ quanh quẩn trong nhà lo giỗ ba tôi, gặp các em rồi lại vội vả ra đi, vì tôi ở tận Pleiku cách Qui Nhơn đến 167km. Nhưng hôm nay tôi dạo quanh thành phố Qui Nhơn một vòng. Trước hết tôi ghé vào nghĩa trang thăm mộ ba mẹ tôi, nhìn ngôi mộ cũ kĩ của ba lòng tôi lại dâng lên bao cảm xúc dạt dào, nhớ quay quắc những kỉ niệm về ba,những lời nói của ba, những câu thơ cổ nhân mà ba thường đọc, như đang văng vẳng bên tai tôi, tôi đứng lặng. Tiếp theo tôi ghé mộ mẹ, nơi an nghỉ cuối cùng của người mẹ thương yêu nhất đời. Với mẹ, biết bao là kỉ niệm ngọt ngào, sâu lắng, vui buồn, mẹ đã cùng chị em chúng tôi, vượt qua biết bao gian nan, vất vả của cuộc sống, của kiếp người, chia sẻ cùng chúng tôi những vui buồn, những thăng trầm trong quá khứ…Mẹ, mẹ là tất cả những gì quí giá, những gì thân yêu nhất. Giờ đây hai người đã không còn nữa, tôi suy nghĩ miên man và bỗng thấy chênh chao lòng…
Buổi chiều trên biển, vì ở xứ núi nên mỗi lần tôi về Qui nhơn, tôi rất mê biển, tôi ngồi trên bãi cát vàng mịn màng sát biển, ngắm bầu trời nhiều mây và xa xa là nước và chân trời, mặt biển rất xanh sóng rất nhẹ. ngòai xa kia là cù lao xanh, cách Qui nhơn đến 24 km, cách sông cầu 6km đường biển, nhìn từ xa cù lao xanh như một hòn núi xanh đơn độc giữa biển khơi, nằm trơ vơ cùng trời xanh và mây nước, nhưng tôi được biết nơi ấy có nhà dân và trường học, như một phường của Qui Nhơn Tôi thả tầm mắt chung quanh, những khách sạn cao từng nằm rải rác ven bờ biển, để phục vụ du khách. Bên phải tôi là một đường vòng cát mịn, xa chút nữa có bãi Trứng, bãi Tiên Sa, một bãi tắm đẹp nổi tiếng, với bao nhiêu là đá, đá được nước và sóng quanh năm mài nhẳn như những quả trứng, mỗi lần bước chân lên, cảm giác thật nhẹ nhàng và êm ái vô cùng. Từ bãi Trứng nhìn lên, một rừng dương liễu xanh vi vu trong gió, ẩn hiện trong đám phi lao là những mái nhà ngói đỏ, đó là khách sạn Hoàng Anh. Trên đồi cao có mộ Thi Nhân, nhỏ gọn xinh, ngôi mộ nhìn ra biển khơi, nơi đây Thi nhân có thể quanh năm nghe sóng vỗ ngàn trùng, nghe biển mặn thấm vào hồn thơ lai láng, đó là mộ của nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử, một tài danh bạc mệnh, mất ở tuổi hai tám, lúc sinh thời ông rất thích trăng sao, ông đã mất tại trại phong Qui Hoà, một làng cùi nằm dọc theo bờ biển Qui Nhơn, vì căn bệnh quái ác, bệnh phong cùi. ( lúc ấy bệnh phong cùi chưa có thuốc chữa) ông mất từ năm 1940, đến năm 1959 ông được anh em bạn bè đưa về an táng tại nơi này. Để mỗi chiều ông được ngắm biển xanh, đêm đêm ông được hoà mình cùng thiên nhiên vạn vật, say đắm cùng trăng sao. Phía sau mộ ông là núi, dãy núi Xuân Vân, có con đường dốc thật thơ mộng dẫn lên mộ ông, được gọi là dốc Mộng Cầm.( một chuyện tình lãng mạn, nên thơ, đầy nước mắt của hai người Hàn Mạc Tử và Mộng Cầm đã xảy ra nơi này, những năm sau Hàn Mặc Tử bệnh nặng, có nhà thơ Mai Đình vẫn thương yêu Hàn Mặc Tử, đó là tình yêu, tình văn thơ, rất là nồng nàn say đắm của hai người, thời gian này đã xuất hiện nhiều bài thơ rất hay cho nền văn học ….chuyện tình này tốn rất nhiều giấy mực của những nhà văn, nhà thơ, nhạc, phim và cải lương một đề tài rất phong phú)
Dọc theo con đường Xuân Diệu sát biển, có những quán cafe, có quán sát bờ cát, tôi ngồi phóng tầm mắt ra xa, nhìn những thuyền cá đi làm đêm, với bao nhiêu ánh đèn thắp sớm đang nhấp nháy giữa biển khơi, những làn gió dịu ngọt, pha lẫn mùi nước mặn của biển, tạo nên một cảm giác rin rít trên làn da, thú vị vô cùng. Tôi say sưa ngắm biển chiều, phía trời Tây những bóng nắng đã ngả màu, mặt trời vừa xuống núi, những người đi tắm biển và các em bé, lần lượt sửa soạn ra về, các quán nước san sát nhau, biển chiều hè thật đông vui, mát rượi…
Bây giờ trời đã ngả bóng hoàng hôn, trên cao, các vì sao đua nhau nhả một thứ ánh sáng mờ ảo, mông lung đầy huyễn mộng, gió và sóng như đang thì thầm bên tai tôi một khúc tình ca êm đềm muôn thuở.
Sau lưng tôi là những dãy nhà cao tầng, đứng im ắng giữa không gian, thành phố đã lên đèn, các con đường đua nhau khoe sắc với bao ánh đèn rạng rỡ muôn màu
Bên trái tôi là Hải Minh nơi có núi Đá, trên cao là tượng của vị thánh tổ hải quân Trần Hưng Đạo đứng trên đỉnh đồi ngạo nghễ chỉ tay về phía Bắc, tượng cao 16m, dưới chân núi là làng Hải Mình, một vùng ven biển , nhà cửa rất khang trang, đan xen dưới những hàng dương liễu xanh và những hàng dừa sai trái, dân ở đây phần đông làm nghề đánh cá. Ngày trước nếu muốn qua Hải Minh phải đi bằng đò chèo, bây giờ cát được thổi lấn ra biển đã rút ngắn khoảng cách sang ngang
Sáng hôm sau, tôi được một người bạn mời đi uông cafe tận dưới cảng Qui Nhơn, tôi đi dưới nắng vàng, trời chớm Thu, một chút se se, buổi sáng và buổi chiều làm cho cảnh vật thêm phần thi vị, thêm dịu dàng, say đắm đê mê. Bây giờ tôi mới có dịp ngắm thành phố Qui Nhơn, một thành phố biển, nước bao quanh, có núi Bà Hỏa, núi Vũng Chua, núi Đá che chắn. Đường phố rộng rãi và rất sạch, hai bên đường toàn cây xanh râm mát, thỉnh thoảng đan xen những cây phượng vĩ nở hoa đỏ thắm, có một điều lạ, là trời mới cuối hè mà tôi không nghe được tiếng hát ngân vang của các chú ve. Tôi ra chợ đầm, một vùng đất được thổi lên từ cát trắng, người người buôn bán tấp nập, cầu cảng năm xưa giờ cũng đã trở thành một vùng đất bằng phẳng, có hai chung cư cao vút của Hoàng Anh Gia Lai, đứng ngạo nghễ giữa vùng trời đầy nắng gió, soi bóng xuống mặt đầm Thị Nại, cảnh vật nơi đây thật quang đãng, sang trọng đến không ngờ
Thấy còn sớm tôi đi qua cầu Nhơn Hội một cây cầu dài nhất miền Trung, bên kia cầu là núi và cát với những công trình xây dựng dở dang, cây cầu nối Qui Nhơn với bán đảo Phương Mai
Tôi lên phường Đống Đa, có đôi tháp từ thế kỉ 12 nằm cạnh ven đường, tháp được toạ lạc trên vùng đất bằng phẳng, cửa quay về hướng Nam phần trên chóp bằng, có hai tháp kề nhau, tháp lớn cao khoảng 20m, tháp nhỏ thấp hơn. Đây là tháp của người Chămpa xây dựng theo lối kiến trúc Angkor, Trang trí xung quanh bằng những vũ công, những bức phù điêu, rất sống động, những ngọn tháp đã đánh dấu thời huy hoàng của một đế chế xa xưa thuộc người Chăm, giờ đây đã lùi vào quá khứ, tôi mơ hồ như vọng nghe đâu đây có tiếng hát của Chiêm Nương đang tiếc nuối một thời vàng son đã chìm khuất, đứng bần thần, tâm tư đầy ngẩn ngơ, xao động, tôi nghe xa xa như có tiếng chiêng, tiếng trống lãng đãng giữa không gian, mênh mang, mênh mang…..
Qui Nhơn còn có rượu Bàu Đá rất ngon, uống vào thật ấm lòng, thức ăn ở đây rất rẻ, nhất là hải sản tươi ngon, các quán nhậu sát biển, hôm rồi tôi có dịp đến một quán ở cuối đường Xuân Diệu, tôi được thưởng thức món cá nướng tuyệt vời, ngon không chê vào đâu được, rồi mực hấp, rồi cá cuốn bánh tráng, cháo hải sản ..v…v…, món nào cũng đậm đà hương vị của miền biển Qui Nhơn, ăn một lần cứ thấy nhớ hoài, nhớ mãi, nhớ miên man…{jcomments on}
Chào chị Cẩm Tú Cầu, lâu rồi nay mới gặp được chị, chị có sở trường viết Tùy Bút rất hay, rất chắc tay, đọc bài Tản Mạn Qui Nhơn của chị em rất thích.
“Tôi lên phường Đống Đa, có đôi tháp từ thế kỉ 12 nằm cạnh ven đường, tháp được toạ lạc trên vùng đất bằng phẳng, cửa quay về hướng Nam phần trên chóp bằng, có hai tháp kề nhau, tháp lớn cao khoảng 20m, tháp nhỏ thấp hơn. Đây là tháp của người Chămpa xây dựng theo lối kiến trúc Angkor, Trang trí xung quanh bằng những vũ công, những bức phù điêu, rất sống động, những ngọn tháp đã đánh dấu thời huy hoàng của một đế chế xa xưa thuộc người Chăm, giờ đây đã lùi vào quá khứ, tôi mơ hồ như vọng nghe đâu đây có tiếng hát của Chiêm Nương đang tiếc nuối một thời vàng son đã chìm khuất, đứng bần thần, tâm tư đầy ngẩn ngơ, xao động, tôi nghe xa xa như có tiếng chiêng, tiếng trống lãng đãng giữa không gian, mênh mang, mênh mang.”CTC
Chúc chị luôn khỏe, luôn nồng nàn như vậy.
Hi tỉ tỉ Camtucau. Qui Nhơn bây giờ đẹp quá tỉ tỉ ơi. Giá hồi ấy lãnh đạo tỉnh đặt cho ba muội nằm cạnh HMT thì đồi thi nhân càng
đúng với cái tên hơn. Hồi đó người ta đồn là nếu thuận lợi sẽ đưa cả 4 ông trong tứ hữu Bàn Thành (Hàn, Yến. Chế, Quách) để lâp nên Đồi Thi Nhân, nay chỉ mỉnh Hàn cô đơn quá…
Tỉ ơi, HÀn Mặc Tử ko chết vì bệnh phong mà chết do uống nhiều loại thuốc nên hệ tiêu hóa của ông nát bét mà chết đó tỉ ạ
Chúc tỉ vui nhé
chị Bich Thủy ,em cũng có cái mộng mong 4 ông đó như chị nói đó Tiểu thuyết em đã đưa vô mà bên ngoài thì không .Nhưng dẫu T/T sao là một sáng tạo ,một khao khát.hihih
Em cứ nói với con em mai mốt con giàu con cho má làmm điều đó,em biết vì tình yêu và ngưỡng mộ chứ chuyện đó khó xảy ra chị à
Thương chị.
Đất Qui Nhơn đã làm nền cho những mối tình thật đẹp…chia ly,hoăc hoàn hảo sum vầy…,Những tài hoa,đáng nhớ vv…Trong đó chị CTC mình là một mối tình coi như trọn vẹn, song chị dành nhiều tình cảm cho những ai dang dở,trái ngang. Ngòi bút chị thần, hồn và giàu tình nghiã .Đó là chưa nói,chị lối mô tả nét văn đơn sơ mà trữ tình … Chúc chị sức khoẻ .hạnh phúc
Đây là tháp của người Chămpa xây dựng theo lối kiến trúc Angkor, Trang trí xung quanh bằng những vũ công, những bức phù điêu, rất sống động, những ngọn tháp đã đánh dấu thời huy hoàng của một đế chế xa xưa thuộc người Chăm, giờ đây đã lùi vào quá khứ, tôi mơ hồ như vọng nghe đâu đây có tiếng hát của Chiêm Nương đang tiếc nuối một thời vàng son đã chìm khuất, đứng bần thần, tâm tư đầy ngẩn ngơ, xao động, tôi nghe xa xa như có tiếng chiêng, tiếng trống lãng đãng giữa không gian, mênh mang, mênh mang…..(CTC)
Em thích những bài viết của chị, lời văn nhẹ nhàng dung dị nhưng có chiều sâu. Chúc sức khỏe chị nhé.
Yêu quá thành phố Quy Nhơn chị ạ!
Nghe chị CTC tản mạn về QN làm Meocon càng yêu càng nhớ QUY NHƠN -Thành phố yêu thương của Meo í!
Đọc bài viết của chị em càng yêu thành phố Qui Nhơn hơn. Chị viết bằng cảm xúc của trái tim và tâm hồn dung dị nhưng sâu lắng và thật lãng mạn!
” Đây là tháp của người Chămpa xây dựng theo lối kiến trúc Angkor, Trang trí xung quanh bằng những vũ công, những bức phù điêu, rất sống động, những ngọn tháp đã đánh dấu thời huy hoàng của một đế chế xa xưa thuộc người Chăm, giờ đây đã lùi vào quá khứ, tôi mơ hồ như vọng nghe đâu đây có tiếng hát của Chiêm Nương đang tiếc nuối một thời vàng son đã chìm khuất, đứng bần thần, tâm tư đầy ngẩn ngơ, xao động, tôi nghe xa xa như có tiếng chiêng, tiếng trống lãng đãng giữa không gian, mênh mang, mênh mang…..”(CTC)
Chào chị CTC, bài “Tản mạn Qui Nhơn” viết rất hay, vì chị quá tình cảm thiết tha với những cái đã mất và nâng niu yêu quí với những cái đang còn, để thành phố biển chúng ta luôn hiện hữu trong hồn người đọc. Nhưng em xin lưu ý chị chi tiếc này : Tượng đức Trần Hưng Đạo không phải ngồi trên lưng ngựa chỉ tay ra biển, mà là đứng uy phong trên đỉnh đồi chỉ tay ra biển xa (về hướng bắc), nếu có thể chị chỉnh lại chi tiếc này để bài viết càng hay hơn. Chúc chị luôn tươi vui, hạnh phúc.
Đọc bài viết của chị em thấy thật hạnh phúc khi được là người sinh ra và lớn lên ở Qui Nhơn. Cảm ơn chị yêu!
Chị CTC xin cám ơn các bạn đã đọc bài viết của chị, chị cũng cám ơn NKT đã nhắc nhở chi tiết sai về tượng THĐ Chị xin chân thành cám ơn tất cả Chúc các bạn trẻ có nhiều niềm vui nhé
Doc bai viet cua chi cang yeu hon thanh pho bien que huong
Chào chị Camtucau.
Qui Nhơn đã làm rung động trái tim nhạy cảm của chị với bài viết Tản Mạn Qui Nhơn thật hay, thật điều dặn thật nhẹ nhàng từng câu mà cảnh vật QN dần hiện lên trước mắt mọi người, làm cho những người xa quê phải nhớ, những người đang sống nơi này lại thấy yêu thêm…
Chúc anh chị sức khỏe – hạnh phúc và viết đều tay.
Đọc bài viết của chị mà em nghe xúc cảm dâng tràn, nhất là đoạn chị thăm mộ ba mẹ.Đời ngưoi ngắn ngủi quá,tất cả như chỉ mới hôm qua mà nay không còn nữa.
Bài viết súc tích mang mang buồn chị ơi!