Đã bao đời nay, sông Côn đã gắn bó với quê hương tôi. Những ký ức tuổi thơ với dòng sông là những kỷ niệm khó phai mờ. Do vậy, khi về quê mấy anh em chúng tôi đã đi lại cầu cũ Kiên Mỹ ( Phú Phong – BĐ ) và thả hồn về một thời dĩ vãng.
Thừờng thì quê tôi mỗi bến sông là bến xe ngựa, chợ, nhũng mái nhà, con đường sầm uất người qua lại như ông bà quan niệm “ nhứt cận giang, nhì cận thị “
Nhà ngoại tôi cách Phú phong hơn 10 cây số. Mỗi lần về thăm ngoại, qua cầu và đi trên con đường đất nhỏ qua cây Me, giếng nước và tượng đồng đen ( bán thân ) của vua Quang Trung.Lần nào cũng thế, cảm thấy thân thiện mỗi khi vào nhìn xuống giếng nước, hưởng bóng mát cây me và chiêm ngưỡng ông vua. Trông ông gần gũi, hiền lành mà sao anh hùng, hào kiệt thế.
Khi có cầu mới, người ta vẫn giủ lại cầu này, coi như chứng tích của một giai đoạn lịch sử. Mới đây đã được trùng tu, sửa chửa sau trận lụt lớn… Thuở ấy, mọi phương tiện đi lại chỉ duy nhất là xe ngựa, xe đạp, đi bộ. Sau này mời phát triển thêm xe Lam 3, 4 bánh. Những năm tháng chiến tranh, quê ngoại nhièu bất ổn nên ngoại mua căn nhà nhỏ ở Phú Phong tạm trú. Vào thời gian này, tôi học năm cuôi Trung học ở Qui Nhơn, nên có dịp về thăm ngoại mỗi tuần. Mỗi trưa nóng nực, tôi thường ra sông tắm mát dưới chân cầu.. Có lúc tôi qua Thuận Nghĩa thăm dì Út hay theo bạn về thôn Trường Định – quê ngoại Thi sĩ Quách Tấn. Ngày ấy, mọi phương tiện qua cầu tấp nập và mỗi dịp Tết, Lễ cầu bị quá tải. Nhất là Lễ Đống Đa hàng năm, nhiều người rơi xuống cầu hoặc phải đi đò qua sông.
Tuổi thơ hai anh em tôi sống với sự đùm bọc và tình thương yêu của ngoại, cậu, dì. Vì hoàn cảnh gia đình, ba mẹ tôi đi làm ăn xa nên anh em tôi về nhà nội ăn học. Nhà nôi – ngoại cách xa, nhưng ngoại thường ghé thăm hay hai anh em tôi lội bộ qua nhiều cánh đồng. Lúc đó, hai chúng tôi được ngoại chăm sóc, ăn uóng đầy bụng. Khi nào rảnh tôi theo cậu đi câu, bắt cá.
Hôm nay trở lại cầu với nhiều đổi khác. Bến sông có nhiều nhà mới mọc san sát. Dọc theo bãi cát có bờ kè bằng bê tông. Chợ được nới rông,to lớn hơn. Bên kia sông cây me, giếng nước vẫn còn nhưng ở trong khu Bảo tàng Quang Trung hoành tráng, trang trọng hơn. Tôi hướng dẫn các em quê ngoại mình, những nơi ngoại và tôi thường qua. Nhất là quán bánh cuốn ơ Mỹ Yên mà từ lần đầu tiên được nghe ” ngoại cho con KÉO GHẾ. “
Trong tôi, ngoại là nỗi niềm kính nhớ, một hình ảnh khó quên và lòng biết ơn vô hạn.
Nhà ngoại ở giữa cánh đồng
Cây cầu nối nhịp dòng sông hiền hòa
Mẹ tôi tần tảo nơi xa
Khi về thăm ngoại cũng qua lối này
Con đường lắm cỏ bông may
Những cành sim tím đắm say mùa hè
Ngân vang rả rích tiếng ve
Tôi thường theo mẹ xum xoe bên bà
Bồi hồi chuyện cũ đã qua
Nhớ tùng bụi chuối hàng cau ngoại trồng
Ngoại thường tựa cửa đứng trông
Nhìn đàn cháu nhỏ chạy rông thả diều
Ngoại ơi ! Cháu nhớ thương nhiều
Xuyến xao kỷ niệm bao điều ngoại răn
Mười năm giỗ ngoại về thăm
Nén nhang kính nhớ Ngoại nằm ngủ yên!{jcomments on}
Nhà ngoại tôi cách Phú phong hơn 10 cây số. Mỗi lần về thăm ngoại, qua cầu và đi trên con đường đất nhỏ qua cây Me, giếng nước và tượng đồng đen ( bán thân ) của vua Quang Trung.Lần nào cũng thế, cảm thấy thân thiện mỗi khi vào nhìn xuống giếng nước, hưởng bóng mát cây me và chiêm ngưỡng ông vua. Trông ông gần gũi, hiền lành mà sao anh hùng, hào kiệt thế.
Khi có cầu mới, người ta vẫn giủ lại cầu này, coi như chứng tích của một giai đoạn lịch sử. Mới đây đã được trùng tu, sửa chửa sau trận lụt lớn… Thuở ấy, mọi phương tiện đi lại chỉ duy nhất là xe ngựa, xe đạp, đi bộ. Sau này mời phát triển thêm xe Lam 3, 4 bánh. Những năm tháng chiến tranh, quê ngoại nhièu bất ổn nên ngoại mua căn nhà nhỏ ở Phú Phong tạm trú. Vào thời gian này, tôi học năm cuôi Trung học ở Qui Nhơn, nên có dịp về thăm ngoại mỗi tuần. Mỗi trưa nóng nực, tôi thường ra sông tắm mát dưới chân cầu.. Có lúc tôi qua Thuận Nghĩa thăm dì Út hay theo bạn về thôn Trường Định – quê ngoại Thi sĩ Quách Tấn. Ngày ấy, mọi phương tiện qua cầu tấp nập và mỗi dịp Tết, Lễ cầu bị quá tải. Nhất là Lễ Đống Đa hàng năm, nhiều người rơi xuống cầu hoặc phải đi đò qua sông.
Cây cầu đã lưu giữ biết bao kỷ niệm anh Minh Triết ơi
Hồi nhà ngoại anh ở gần chợ nên có dịp xem người nô nức qua cầu trong các ngày lễ, Tết. Nhất là lễ đống Đa hàng năm. Vì thế nhìn dòng người tấp nập, cảm thấy vui. Có lúc chứng kiến nhièu vị rơi xuống cầu, ướt cả quần áo, trông tội nghiệp.Mỗi khi về quê vẫ thích qua cầu này…
Cảm ơn Thu Thủy nhiều với dòng chia sẻ. Chúc gia đình du lịch vui vẻ.
Hôm nay trở lại cầu với nhiều đổi khác. Bến sông có nhiều nhà mới mọc san sát. Dọc theo bãi cát có bờ kè bằng bê tông. Chợ được nới rông,to lớn hơn. Bên kia sông cây me, giếng nước vẫn còn nhưng ở trong khu Bảo tàng Quang Trung hoành tráng, trang trọng hơn. Tôi hướng dẫn các em quê ngoại mình, những nơi ngoại và tôi thường qua. Nhất là quán bánh cuốn ơ Mỹ Yên mà từ lần đầu tiên được nghe ” ngoại cho con KÉO GHẾ. “
Trong tôi, ngoại là nỗi niềm kính nhớ, một hình ảnh khó quên và lòng biết ơn vô hạn.(MT)
Bài viết kết hợp cả văn và thơ đã vẻ lại một quê Ngoại đầy ắp kỉ niệm, tình yêu thương của Ngoại..
Trong kí ức của chúng ta, ai cũng có một góc riêng để cất giữ “miền quê của Ngoại”. Đọc bài ĐI QUA CÂY CẦU CŨ của anh Minh Triết SS cũng bồi hồi nhớ lại quê Ngoại của SS. Cảm ơn anh đã cho đọc.. Chúc anh luôn vui khỏe
Cầu Kiên Mỹ thì có quá nhiều kỷ niệm SS ơi. Xin được trải lòng với SS qua các vần thơ sau.
Con đường xưa nho nhỏ
Nối chiếc cầu xinh xinh
Sông bên bồi bên lỡ
Nơi ta gặp mỗi tuần
Con đường xưa vẫn thế
Anh lặng lẽ đi về
Bóng hình em biền biệt
Buồn mỗi chiều qua sông…
Rồi sau đó sao nữa …thì chịu thua . Cảm ơn SS đã xem. Chúc vui và mọi việc vẫn bình thường chứ?
Và giờ em quay về
Trên cầu xưa lặng lẽ
Bóng chiều đỗ bên lề
tiếng thở dài..khe khẻ..
“Tậu hông anh MT?”
SS cho câu kết buồn, tậu cho MT quá. Nhưng có lẽ như vậy đẹp hơn.
Thời gian lặng lẽ trôi, dòng sông êm đềm chảy, để rồi một chút xao lòng khi tình cờ gặp lại trên cầu cũ. Nhưng mà:
Trách chi người xưa ấy
Vội vã bến đò ngang
Không một lời từ biệt
Mà ai vẫn chờ mong…
Nhờ Admin. sửa giúp từ cỏ bông may thay vì cỏ heo may (Câu 5 bài thơ )Cảm ơn.
Thuở ấy, mọi phương tiện đi lại chỉ duy nhất là xe ngựa, xe đạp, đi bộ. Sau này mời phát triển thêm xe Lam 3, 4 bánh. Những năm tháng chiến tranh, quê ngoại nhièu bất ổn nên ngoại mua căn nhà nhỏ ở Phú Phong tạm trú. Vào thời gian này, tôi học năm cuôi Trung học ở Qui Nhơn, nên có dịp về thăm ngoại mỗi tuần. Mỗi trưa nóng nực, tôi thường ra sông tắm mát dưới chân cầu.. Có lúc tôi qua Thuận Nghĩa thăm dì Út hay theo bạn về thôn Trường Định – quê ngoại Thi sĩ Quách Tấn. Ngày ấy, mọi phương tiện qua cầu tấp nập và mỗi dịp Tết, Lễ cầu bị quá tải. Nhất là Lễ Đống Đa hàng năm, nhiều người rơi xuống cầu hoặc phải đi đò qua sông.
Đọc bài viết của anh bao kỉ niệm tuổi thơ ùa về, quê ngoại QT cũng ở Phú Phong, thuở nhỏ em thường đi qua cây cầu cũ đến Phú Lạc chơi nhà dì, đi tắm sông… và dịp Lễ Đống Đa thường qua cầu thật sớm để khỏi bị lấn rớt xuống sông… Cám ơn anh Minh Triết rất nhiều.
Đúng đó QT, cây cầu đã gắn liền với tuổi học trò thật thơ mộng. Không hiểu QT có học ở Phú Phong không , chứ thời của mình và các lớp anh chị trước, cả xã chỉ có một trường Tiểu học,Cả huyện một trường Trung học( cấp 2)nên học sinh rất quí được trân trọng lắm.
Còn con đường phía bên kia Kiên Mỹ là hàng lũy tre xanh dọc theo bờ sông. Một hướng về Thuận Nghĩa, hiện giờ vẫn còn Từ đường Thi sĩ Quách Tấn gần nhà dì Út của mình.Một hướng về Phú Lạc, chỉ lần về quê này mới có dịp đi qua. Trông đất nghèo khó mà có nhiều vị anh hùng. Thật bái phục.
Rất nhiều lần nghe anh Triết nói về dòng sông Côn quê anh thắm đượm bao kỉ niệm xưa. Quê ĐT ở gần quê anh, không có con sông này chảy ngang qua nhưng vẫn cảm thấy thật gần gũi vì con sông này gắn liền bao sự tích về miền Đất Võ quê hương…
Đoan Tuyết mến. Từ lâu vẫn khẳng định là ĐT và mình cùng xã ( tôi ở Đại Bình và ĐT ở Tân Đúc ) Vừa rồi có bài viết Ký ức về một miền quê của mình đã dăng trang HX . ĐT không vào xem đó thôi . Bài viết về xã ta với những địa danh Bàu Sấu, Căn cứ Kỳ Đông đã ghi danh vào sử sách vơi những trận ác chiến của nghĩa quân Tây Sơn do Mai Xuân Thưởng lãnh đạo trong phong trào Cần Vương chống Pháp
Thôn của ĐT cũng là đường về quê ngoại của mình . Hôm nay phương tiện giao thông dễ dàng nên về thăm quê rất thuận lợi. Ngày nào về quê cho ké với nha.
Bài thơ tự nhiên như lời tự thuật về quê ngoại và những tình cảm cao quí của ngoại thật cảm động. Chắc ngoại MT sẽ mĩm cười nơi chín suối vì đứa cháu hiếu đễ của mình. Chúc anh vui.
Dòng sông Côn bai tho ve Ngoại cua Anh đã làm em xúc đong, nhớ về nhung ngày xa xưa. Có lần, anh kể em nghe anh sắp chết đuối trên dòng sông này, khi ở với má Bình nghi, may quá! có chú Sóng cứu được, vá cũng nơi này anh va em mình đưa tiễn Thầy má và các em lên Pku sinh sống, từ bỏ một mái nhà bên dòng sông đầy kỷ niệm, luc do em còn nhỏ chưa cảm nhận được, giờ nghỉ lại thấy lòng mình chùng lại .Bên cầu, dưới đất có hai anh em, đứa lớn chưa đay 8 tuổi, đứa nhỏ chưa đay 5 tuổi, tien mẹ lên miền dat moi, xe chuyen banh, me khoc, anh em minh deu khoc, xe di khuat hai anh em dắt diu về ông nội. Mẹ đi rồi, về với ông nội, va ngoai không quên chăm chút hai cháu, nhớ cháu ngoại xuống thăm, mang theo cai bánh, nải chuối…. theo doi tưng bước 2 chau đi, va tung bước trưởng thành luôn có ngoại, Rồi cũng dòng sông này, ngược lên Phú phong, anh và em về nhà ngoại, cùng tắm duoi cầu Kiên mỹ, qua thăm dì dượng chin, …… và anh co moi tinh dep noi day….rất nhiều va nhieu để nói về dòng sông và ngoai. Cảm ơn Anh đã cho em về lại thời xa xưa đầy kỷ niệm. Nhớ thương ngoại nhiều hơn.
Châu nhắc lại chuỵện này mà lòng cảm thấy bùi ngùi.Sông Côn đã gắn liền quê hương mình sâu đậm nhất. Con đường từ quê nội đến Phú Phong dọc theo hai bờ sông đã in dấu chân của hai anh em. Do vậy , khi nào có dịp nên trở về tìm lại kỷ niệm xưa.
Tình cảm của người dân quê mình thì ai cũng thế thôi Khánh Tiến ơi. Nhất là được ông bà đùm bọc, che chở thời tuổi thơ . Cảm ơn NKT ghé thăm và dòng chia sẻ ngọt ngào. Chúc mọi việc tốt đẹp.
Anh Minh Triết ơi,
Tên của anh thật ấn tượng, bài viết về quê ngoại của anh viết thật hay và đầy cảm xúc. Duy có câu ” nhứt cận giang, nhì cận thị ” hồi nhỏ tôi có nghe như thế này ” Nhất cận thị, nhị cận giang” ( Nhất gần chợ, nhì gần sông) – Ngày xưa chợ là trung tâm thương mãi chính là ưu tiên thứ nhất, ở gần chợ rất thuận tiện để mua bán, trao đổi hàng hoá. còn thuận tiện việc đi lại- lúc bấy giờ phương tiện đi lại chủ yếu là ghe, đò nên ở gần sông cũng là lựa chọn thứ hai Với lại tiếp theo vần “thị” rồi đế “nhị” thì nghe xuôi tai hơn. Anh có nghĩ thế không?
Rất tuyệt vời khi được Nguyễn Ô Khoác ghé thăm và dành nhiều lời khen cho bài viết. Bản thân rất cảm ơn , quí mến. Còn vấn đề bạn nêu, tôi trả lời với sự dè dặt và xin lời bình luận của các huynh.
Theo tôi ” nhất cận thị, nhì cận giang , tam cận lộ ” đúng cho việc cá nhân mua nhà ở gần nơi ấy rất thuận lợi cho việc làm ăn.buôn bán.
Còn ” nhứt cận giang, nhì cận thị ” đúng cho sự phát triển tổng thể của khu dân cư như thị trấn, thành phố.Vì những nơi nào có giao thông đường thủy thuận lợi thì nơi ấy phát triển tốt, nhanh.
Mời bạn vào google , gõ chữ Tìm hiểu từ ” nhứt cận thị, nhì cận giang ” có bài viết ” Của Chợ và người ” của Thiếu Khanh.Lần nữa, cảm ơn bạn nhiều. Có gì không đúng bỏ qua cho nhé. Chúc ban cuộc sống có nhiều niềm vui.
Ngoại thường tựa cữa đứng trông
nhìn đàn cháu nhỏ chạy rong thả diều NMT
TKL không rành về quê ngoại anh MT nhưng đọc rất nhiều cảm xúc , nổi bật nhất là hình ảnh bà ngoại đẹp vô cùng đã ăn sâu ký ức tuổi thơ của anh, nên được anh cho thưởng thức một bài viết rất hay!
Lý do sao Kim Loan có biết không ?
– Thuở nhỏ sống với ông nội và tình thương yêu của bà ngoại. Mỗi lần về thăm ngoại, hai anh em lội qua những cánh đồng hay có lúc dung dăng dung dẻ đi tắt qua những ngọn đồi vì đoan đường khá xa ( hơn 10 cây số mà xe ngựa thì chờ quá lâu ).Nhờ vậy mà có nhiều kỷ niệm khó quên. Cảm ơn Kim Loan thường ghé đọc.
Nhắc đến cây cầu KM chợt thấy thân thương làm sao!
Bài thơ về Ngoại xúc động quá anh Minh Triết ạ!
Đất Tây Sơn có nhiều vị anh hùng và người đẹp cùng dòng sông Côn thơ mộng. Vậy khi nào rảnh meocon ra cầu KM chụp vài tấm để quảng bá cho đất võ Tây Sơn nha.Cũng vì mê cầu cũ quá nên mất dịp vui cùng các bạn HX ở cà phê Jin Jin. Rất tiếc.
Ngoại ơi ! Cháu nhớ thương nhiều
Xuyến xao kỷ niệm bao điều ngoại răn
Mười năm giỗ ngoại về thăm
Nén nhang kính nhớ Ngoại nằm ngủ yên!
Thơ văn giàu cảm xúc, những tình cảm anh Minh Triết dành cho quê hương và ngoại thật cảm động. Chúc anh vui.
Bài viết trên với những cảm xúc thật lòng nhân chuyến về quê và cũng đã ấp ủ từ lâu.Đó là tâm sự, tình cảm dành cho quê hương,ông bà nội, ngoại đã cưu mang, đùm bọc cho hai anh em tôi trong những tháng năm gian khổ. Cảm ơn Phan Mạnh Thu. Chúc vui
Bài viết như xuất phát tự đáy lòng, hay và cảm động lắm anh Triết.
Cảm ơn HN Tin chia sẻ bài viết. Thật tình , đó cũng là tình cảm từ reái tim dành cho quê hương, ông bà đá niôi mình khôn lớn. Chúc HN vui, khỏe.
Hi anh MT mọt người c cuả trang HX hay viết về các loài hoa xuất hiện trong một bài bài văn nhỏ …như tạp bút hoặc bút ký….
Đọc cũng có duyên riêng, chính vì thế mà Thảo lại viết được câu chuyện một trong những mẫu chuyện cổ tích mới cuả Hiếu Thảo tưạ là “Người đi rừng và Hoa Phong Lan”
câu chuyện chỉ khoảng 150 chữ thôi, rất tiếc là HX không thể chuyển tải hết những gì Thảo viết ra nên cứ đọng lại huhuh Chia sẻ với anh một chút,Qua bài viết thấy trái tim anh dành cho q/h thật đậm đà.Chúc vui anh MT.
Nếu được HT cảm tác câu chuỵện cổ tích ” Người đi rừng và hoa phong lan ” thì vui quá rồi.Bài viết ” Chợ lan rừng” của anh cũng đúng dịp phái đoàn HX lên Phố núi. Nhìn những nhành lan nở đẹp, các cô rất thích. Tuy nhiên, đó chỉ là một điểm nhỏ, còn rất nhiều vườn lan xinh đẹp khác, có sức hấp dẫn ,quyến rủ mà khi được chiêm ngưỡng, HT sẽ quên đường về …
A, cô em lúc này chuyển đề tài. Việc này hơi khó đối với anh. Tuy nhiên đang suy nghĩ. HT, hãy đợi đấy.
em thâm nhập văn học lẹ, nên nhìn hình ả nh và mấy đoá Lan rừng ,thích ,và ăn sâu trong trí não sau đó hình thành truyện Người đi rừng rất thương và đem nguồn vui hết cho ban người thưởng thức hoa phong lan ngày nay fb em có vấn đề khi trở lại bình thường em gởi cho anh ,
Mến
TTHT
“Như Cổ tích mới cuả HT, nhưng viết cũn glâu rồi ,Cách đâu 4 tháng rồi,
Nếu có thể HT cho lên fb như bài hôm trứoc ” Đầm Thị Nại ” để được thưởng thức và com. nha.
dạ, cháu xem câu chuyện và ánh thơ chú đoạn cuối xúc động quá chú ạ.
Ngoại ơi ! Cháu nhớ thương nhiều
Xuyến xao kỷ niệm bao điều ngoại răn
Mười năm giỗ ngoại về thăm
Nén nhang kính nhớ Ngoại nằm ngủ yên!
Có lẽ sống , gắn bó với ngoại nên nhiều cảm xúc đó cháu.
Chào cháu mới gia nhập HX, mong đón nhận nơi cháu nhiều bài thơ hay hơn nữa.