Tham Quan Thác Phú Cường –Chư Sê- Gia Lai

 

Khi những thảm vàng rực rỡ của hoa Dã quỳ trải dài trên non cao. Khi mỗi buổi sáng se se lạnh cũng là lúc Pleiku đã vào mùa khô. Thời gian này đang mùa thu hoạch lúa trên những cánh đồng dọc theo suối., mùa cà phê  trái trĩu cành đang chín bối. Lòng tôi nao nao một chuyến tham quan thác Phú Cường mà tôi chưa có dịp.

Con đường vào Thác Phú Cường từ Pleiku,  khi xưa đất đỏ mịt mùng nằm trong một dãi đất đầy nắng và gió, giờ đã phủ một màu xanh của những cánh rừng cao su, cà phê bạt ngàn cùng các vườn Hồ tiêu, các loại nông sản như ngô, khoai đậu.v.v.

Chúng tôi 6 người , mãi mê nhìn cảnh vật bên dường  mà đến thác lúc nào không hay.Theo tài liệu thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Thác cách ngã ba Chư Sê ( Mỹ Thạch cũ ) khoảng 6km trên đường về Phú Bổn. Qua cổng đã thấy một màu xanh mênh mông dưới chân núi. Đây là công trình thủy lợi Ayun hạ với hồ chứa nước có diện tích 3.700 ha

Chúng tôi bắt đầu từ cầu treo, đi dọc theo con suối, nghe róc rách dòng nước chảy qua các  kẻ đá. Chúng tôi mom mem đến đầu thác, nhìn phía dưới với độ cao 45m là một mảng thực vật phong phú, đa dạng mà cảm thấy yêu thiên nhiên và rất nhỏ bé so với ngọn thác hùng vĩ bậc nhất nầy.Chúng tôi len theo các tầng tảng đá, cầm tay dìu nhau đến gần nơi thác đổ. Dòng thác tung bọt trăng xóa. Ánh nắng chiếu vào cây lá, những chùm hoa dại, vào dòng nước chảy phía dưới làm ánh lên sắc cầu vòng huyền ảo. thi thoảng những bụi nước li ti theo làn gió mơn man trên da mặt. Dòng thác đổ ầm ì, ào ào ngày đêm tạo thành một hố sâu thẳm, đưa con nước theo suối Lepeet ra sông Ayun. Chúng tôi  thích thú tạo dáng , làm mẫu thi nhau chụp hình. Chúng tôi hòa mình vào không khí trong lành, một không gian còn nguyên vẻ hoang sơ,cùng dòng người tấp nập, nhộn nhịp mà quên cả mệt nhọc

Em ngồi trên ghềnh đá

Bọt trắng xóa tung bay

Những bụi nước li ti

Mơn man trên da mặt

Ào ào dòng thác đổ

Qua kẻ đá rong rêu

Tuôn vào Ayun Hạ

Mang phù sa quê nhà

Róc rách theo con suối

Nắng chiếu vào cây lá

Theo dòng nước lung linh

Ánh cầu vòng huyền ảo

Ôi ! Thiên nhiên xinh đẹp

Làn nước mát trong lành

Phú Cường thật hùng vĩ

Còn dáng vẻ hoang sơ.{jcomments on}

 

0 thoughts on “Tham Quan Thác Phú Cường –Chư Sê- Gia Lai

    1. Minh Triết

      Nơi đây hãng RMK (Mỹ ) và Sở GTVT Gia Lai khai thác đá phục vụ cho QL 14, 19.nhưng chỉ bên ngoài , hiên giờ thành 1 cái hồ lớn. Tuy nhiên bên trong thác vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ. Nếu tham quan Thác Phú Cường Dạ Lan nên mang theo lương thực giống như một cuộc pic nic vào gần nước thác đổ để tận hưởng thiên nhiên trong lành. Chúc vui.

      Reply
  1. Kim Đức

    Cám ơn anh Minh Triết đã mang lại một chút dư vị ngọt ngào, mạnh mẽ của Thác Phú Cường hùng vĩ:
    “Ào ào dòng thác đổ
    Qua kẻ đá rong rêu
    Tuôn vào Ayun Hạ
    Mang phù sa quê nhà”

    Mong một ngày sẽ đến Thác Phú Cường. Chúc vui.

    Reply
    1. Minh Triết

      Mong Kim Đức đén Thác Phú Cường một ngày không xa, để tận hưởng thiên nhiên còn kỳ vỹ. Ngoài ra, đường đi đến Thác trước kia vắng vẻ, nay đã thành thị xã vốn nổi tiếng với vườn Hồ tiêu, nông sản bạt ngàn. Một tuần mới vui vẻ KĐ nhé.

      Reply
  2. Quốc Tuyên.

    Bài viết hay quá anh Minh Triết ơi, đọc mà nhớ lần QT và các bạn được anh chị Thương – Cầu đưa đến đây tham quan thật là thích và cũng đã ghi lại thật nhiều khoảnh khắc đẹp

    Em ngồi trên ghềnh đá
    Bọt trắng xóa tung bay
    Những bụi nước li ti
    Mơn man trên da mặt
    ….

    Reply
    1. Minh Triết

      Như vậy là QT còn sức khỏe tốt để xuống và lên bậc thang đến thác, chưa kể len qua các tảng đá cũng hơi nguy hiểm. Ngoài ra, trên đường đi, dến núi Hàm Rồng, mọi người đều bị quyến rủ bỡi một dãi Dã quỳ rực rỡ mà ai ngang qua cũng đêu dừng ngắm và chụp hình. Chúc QT khỏe .

      Reply
  3. TT Hieu Thao

    Cám ơn anh MT đã đem đến bài viết hương vị ngọt ngào có chút hùng vĩ và thơ mộng cuả núi rừng ,,,Chia sẻ cùng anh

    Reply
    1. Minh Triết

      Thác Phú Cường vẫn còn nguyên vẻ núi rừng đó HT .Hôm nào gặp gia đình HT trên fb , rất vui khi thấy cả nhà đều đẹp và hạnh phúc.Vậy nhé HT. tâm hồn thơ văn trong sáng sẽ làm ta trẻ trung. quên đi những nỗi buồn. Mong đón nhận những sáng tác mới của HT.Chúc HT trẻ, đẹp mãi.

      Reply
  4. Minh Triết

    Cảm ơn thuydukhuc rất nhiều. Hình như đã nghe tdk từ rất lâu. Có lẽ là một nhà thơ , nhạc sĩ trẻ. Chúc sức khỏe, hạnh phúc.

    Reply
  5. Hải Tâm

    Cảm ơn tác giả và bài viết, thế nào cũng làm một chuyến ngao du lên Pleiku để ghé biển hồ và núi Hàm Rồng một lần. 🙂

    Reply
    1. Minh Triết

      Đúng đó Hải Tâm. Nếu lên lúc này thì tuyệt, sẽ có không khí mát mẻ và chiêm ngưỡng mùa Dã quỳ vàng rực và hoa cà phê trắng tỏa hương thơm ngào ngạt.Cảm ơn HT đã đọc bài viết và ghi cảm nhận.

      Reply
  6. Nguyên Lương

    Thời những năm 70 mình có dịp lên cao nguyên, ghé chơi Biển Hồ, nhưng không biết đến địa danh này. Nhưng nếu có biết chắc cũng không vào đây được. Nghe Minh riết tả, thấy phê qúa, nhất định lần sau về quê thăm, ngược lên vùng đất đỏ lần nữa để nhìn tận mắt. Không biết bây giờ những cô gái rất xinh người miền núi đã có đủ vải để che thân chưa?
    Cảm ơn Minh Triết đã cho người đọc thăm nơi rừng thiêng này bằng bài thơ rất tình.
    NL

    Reply
  7. Minh Triết

    Chào anh Nguyên Lương,
    Anh nói rất đúng, thời anh đến Phú Cường là mỏ đá ( nằm cạnh thác ) do hãng RMK ( MỸ )khai thác đá cho QL 14, 19. Đây có thể là vùng phi quân sự. Từ Pleiku vào thác Phú Cường đi qua những căn cứ QS hay có những chiến trường ác liệt năm xưa ( pleime, Phú Nhơn…Đến Mỹ Thạch ( Chư SÊ bây giờ,Đây đầu “Đại Lộ kinh hoàng ” của năm 75. Hôm nay thì khác rồi. Anh có dịp về thăm sẽ cảm thấy yên bình và yêu thiên nhiên hơn. Chúc anh vui, khỏe.

    Reply
  8. BạchNhịHà

    Anh Minh Triết mến,
    Bài viết về thác Phú Cường đã đưa mình quay về những kỷ niệm của một thời…có lẽ cũng đã khá xa xưa! Mình cũng đã ở núi Hàm Rồng một thời gian khá lâu, nhưng hồi đó sao chưa bao giờ nghe đến thác Phú Cường! Bây giờ nghe Minh Triết tả thấy sao mà đẹp mà hùng vĩ quá! Nhớ Biển Hồ, nhớ đường đi lên Kontum, nhớ đường đi xuống Phú Bổn, BMT…những địa danh cũ đang lần lượt quay về khi nghe Minh Triết nói về núi Hàm Rồng, nói đến thác Phú Cường thật đẹp, thật hùng vĩ:
    Róc rách theo con suối
    Nắng chiếu vào cây lá
    Theo dòng nước lung linh
    Ánh cầu vòng huyền ảo…( Minh Triết)
    Từ ngày xuôi Nam rồi lặn lội xuống miền Tây chưa bao giờ có dịp trở lại Hàm Rồng…và bây giờ được biết thêm thác Phú Cường qua bài viết hay và bài thơ dễ thương của Minh Triết đã gợi lại trong mình biết bao kỷ niệm…
    Mong một ngày trở lại chốn xưa
    Về con đường cũ nắng ban trưa
    Áo em tím ngắt màu thương nhớ
    Đi giữa phố buồn mưa lưa thưa…

    Reply
    1. Minh Triết

      Chào anh BachNhịHa
      Bài thơ ” Còn chút gì để nhớ ” đã được Phạm Duy phổ nhạc đi vào lòng với tất cả mọi người từng sống hay chưa đến Pleiku
      Vâng! Pleiku ” phố núi cao, phố núi mù sương, đi dăm phút đã về chốn cũ. Một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng “. Hình như ai cũng luyến tiếc khi phải chia xa và náo nức về thăm PK khi có thể. Núi Hàm Rồng khi xưa anh từng ở cũng có thể hiểu như thơ của Chế Lan Viên ” Khi ta ở chỉ là đất ở – khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn “. Hay như nhà thơ Trần Kiêu Bạc( đã từng làm việc ở PK, hiện đang định cư ở HK ) gửi tâm sự mình
      “Đã lâu không về thăm Pleiku
      Phố núi buồn hiu lãng đãng sương mù
      Gió sớm mưa trưa chung màu đất đỏ
      Mây vắt ngang đầu nắng đổ lưa thưa.”
      ( Nhớ về Phố Núi — TKB )

      Cảm ơn anh ghé thăm và ghi cảm nhận đầy cảm xúc . Thác Phú cường hiện còn nguyên vẻ ban đầu.Sỡ dĩ khi xưa ít ai biết đến vì còn chiến tranh ( anh xem thêm trong bài viết và recom anh NL ). Qua 4 câu thơ của anh, xin được chia sẻ

      Em cứ đến và đi Pleiku nhiều kỷ niệm
      Chân chất tình người đưa đón bước chân em
      Dẫu biết đường đời có muôn vàn lối rẽ
      Chia ly rồi hạnh ngộ là cả bài thơ.

      Reply
  9. trandzalu

    Bài viết của Minh Triết khiến mình nhớ Vũ Hữu Định( bạn mình, đã qua đời) với bài thơ Còn Chút Gì Để Nhớ đã được Phạm Duy phổ nhạc, đến nay sống mãi trong lòng người đọc.Chưa thấy bài thơ nào viết về Pleiku qua mặt bài thơ này.Chia sẻ cùng Minh Triết nhé

    Reply
    1. Minh Triết

      Chào anh trandzalu.
      Nghe danh anh từ lâu nhưng hôm nay mới hân hạnh được anh ghé thăm và ghi cảm nhận. Anh nói rất đúng, thơ về Pleiku thì không ai qua mặt được bài thơ ” Còn chút gì để nhớ ” của Vũ Hữu Định ( đã dược Phạm Duy phổ nhạc ). Chúc anh nhiều sức khỏe và có những tác phẩm hay mới. Chào huynh trưởng CĐ của tôi.

      Reply
    2. Minh Triết

      Chào anh trandzalu.
      Nghe danh anh từ lâu nhưng hôm nay mới hân hạnh được anh ghé thăm và ghi cảm nhận. Anh nói rất đúng, thơ về Pleiku thì không ai qua mặt được bài thơ ” Còn chút gì để nhớ ” của Vũ Hữu Định ( đã dược Phạm Duy phổ nhạc ). Chúc anh nhiều sức khỏe và có những tác phẩm hay mới. Chào huynh trưởng CĐ của tôi.

      Reply
  10. Thu Thuyr.

    Chúng tôi bắt đầu từ cầu treo, đi dọc theo con suối, nghe róc rách dòng nước chảy qua các kẻ đá. Chúng tôi mom mem đến đầu thác, nhìn phía dưới với độ cao 45m là một mảng thực vật phong phú, đa dạng mà cảm thấy yêu thiên nhiên và rất nhỏ bé so với ngọn thác hùng vĩ bậc nhất nầy.Chúng tôi len theo các tầng tảng đá, cầm tay dìu nhau đến gần nơi thác đổ. Dòng thác tung bọt trăng xóa. Ánh nắng chiếu vào cây lá, những chùm hoa dại, vào dòng nước chảy phía dưới làm ánh lên sắc cầu vòng huyền ảo. thi thoảng những bụi nước li ti theo làn gió mơn man trên da mặt. Dòng thác đổ ầm ì, ào ào ngày đêm tạo thành một hố sâu thẳm, đưa con nước theo suối Lepeet ra sông Ayun. Chúng tôi thích thú tạo dáng , làm mẫu thi nhau chụp hình. Chúng tôi hòa mình vào không khí trong lành, một không gian còn nguyên vẻ hoang sơ,cùng dòng người tấp nập, nhộn nhịp mà quên cả mệt nhọc

    Em ngồi trên ghềnh đá
    Bọt trắng xóa tung bay
    Những bụi nước li ti
    Mơn man trên da mặt

    Ào ào dòng thác đổ
    Qua kẻ đá rong rêu
    Tuôn vào Ayun Hạ
    Mang phù sa quê nhà…

    Cám ơn anh Minh Triết bài viết thật hay, đã làm cho người đọc yêu thêm thành phố Pleiku mây mờ sương phủ…

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.